Bài Học Kinh Nghiệm Cho Các Doanh Nghiệp Việt Nam


Năm 1954 Cửa hàng tiện ích đầu tiên mở ngoài bang Texas ở Florida


Năm 1963 Giới thiệu các cửa hàng hoạt động 24/24 ở Las Vegas và Austin (Texas)


Năm 1964 Bắt đầu bán cà phê uống liền tại cửa hàng tiện ích ở Long Island, New York. Bắt đầu việc nhượng quyền thương mại.


Năm 1971 Năm đầu tiên đạt doanh số 1 tỷ đôla, giới thiệu các của hàng bán xăng tự phục vụ


Năm 1984 Các máy ATM được đặt ở các cửa hàng của Seven Eleven

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Năm 1991 Ito Yokado, người chủ Seven Eleven Nhật Bản mua phần lớn cổ phần của The Southland Corporation


Năm 1999 The Southland Corp đổi tên thành 7- Eleven Inc


Năm 2007 tạp chí Entrepreneur bầu chọn Seven Eleven là doanh nghiệp Franchise số 1 của Mỹ


3.1.2 Hoạt động kinh doanh của Seven Eleven


Hiện tại 7- Eleven có mạng lưới 34.147 cửa hàng đã và đang hoạt động kinh doanh ở 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới : Australia, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Philipine, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ. Trong đó Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan và Thái Lan là những thị trường lớn nhất của 7- Eleven với 11.704 cửa hàng ở Nhật, 6.031 cửa hàng ở Mỹ, 4.511 cửa hàng ở Đài Loan và 3.912 cửa hàng ở Thái Lan (2007)11

Trong hơn 80 năm kinh doanh và gần 45 năm thực hiện việc nhượng quyền thương mại, 7- Eleven, vốn là “một chuỗi cửa hàng nhỏ thân thiện nơi


11 http://en.wikipedia.org/wiki/7-Eleven


góc đường” đã trưởng thành và trở thành nhà điều hành và nhà nhượng quyền thương mại chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất thế giới và cũng đồng thời luôn trong top đầu các nhà nhượng quyền thương mại lớn nhất toàn cầu. Năm 2008, 7-Eleven dẫn đâu danh sách 500 thương hiệu nhượng quyền thương mại thành công nhất. Lý do của thành công này là do các Franchisee hiểu rằng họ sẽ khó có thể tìm được những thuận lợi mà 7-Eleven đang có ở các thương hiệu khác: sự phong phú và đảm bảo chất lượng hàng hóa, sự chuyên nghiệp của hệ thống cửa hàng tiện ích hàng đầu với vài triệu khách hàng mỗi ngày…Thêm vào đó một trong những điều làm nên thành công của 7-Eleven là họ rất chú trọng tới quyền lợi của các franchisee với những chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cũng như địa điểm . Đặc biệt, khi một franchisee muốn ra khỏi hệ thống, họ có thể bán lại cửa hàng và sẽ được thanh toán thêm cả phần giá trị uy tín của cừa hàng.


Bên cạnh việc nhượng quyền thương mại cho các tập đoàn nước ngoài kinh doanh với thương hiệu 7- Eleven, tập đoàn cũng chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh của trụ sở tại Nhật Bản cũng như công ty con chính ở Mỹ.


Tại Nhật Bản: Nhật Bản có nhiều cửa hàng 7-Eleven hơn bất cứ nơi nào trên thế giới vì đất nước này là nơi đặt trụ sở chính của “ Seven & I holdings Co”. Chỉ trong khu vực Tokyo đã có 1400 cửa hàng.


Các cửa hàng tiện ích 7-Eleven ở Nhật cũng khác so với các nơi khác, hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn_không chỉ có đồ uống, thức ăn, tạp chí mà còn có đĩa game cũng như gamebox, đĩa nhạc, đầu đọc thẻ nhớ cũng như các hàng bán theo mùa như bánh kem giáng sinh, sôcôla Valentine, pháo hoa.


7-Eleven Nhật Bản chú trọng từ khâu cung cấp hàng hóa, vận chuyển và phân phối, xây dựng cửa hàng và các tiện ích trong cửa hàng cũng như việc loại bỏ và tái chế rác thải, thân thiện với khách hàng và franchising. Trong khâu mua hàng và cung cấp hàng hóa, 7 Eleven đặc biệt chú trọng đến việc kiểm tra chất lượng hàng hóa, nhất là hàng thực phẩm và thực phẩm ăn liền với những yêu cầu ngặt nghèo với nhà sản xuất về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm:


hàm lượng chất bảo quản tối đa, hàm lượng phẩm màu nhân tạo tối đa…bên cạnh việc chú ý đến khâu bảo quản hàng hóa với việc chú trọng đến nhiệt độ bảo quản trong cửa hàng cũng như đảm bảo các trang thiết bị chuyên dùng cho bảo quản hàng hóa. Minh chứng cho việc đảm bảo chất lượng hàng thực phẩm ăn liền là thành công trong việc tiêu thụ cơm hộp và cơm nắm, những mặt hàng mà chuỗi 7-Eleven đi tiên phong trong việc bán chúng ở Nhật Bản. Các mặt hàng này trước đây vốn trong tiềm thức người Nhật là những đồ tự làm ở nhà, bên cạnh đó các nhà sản xuất những hàng hóa này là các nhà bán lẻ vừa và nhỏ, không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, 7- Eleven đã tư vấn và cùng các nhà sản xuất này thành lập hiệp hội thực phẩm Nhật Bản- NDF (Nihon Delica Foods Association). Việc thành lập này sau đó đã cải thiện đáng kể chất lượng hàng cung cấp cả về điều kiện vệ sinh và độ ngon của cơm hộp cũng như cơm nắm. Nhờ sự kiên trì bán mặt hàng này bên cạnh các bước đi trên mà các mặt hàng thực phẩm trên được bán rất chạy, sau đó các mặt hàng khác như sandwiches, đồ ăn nhanh cũng đảm bảo về chất lượng và tiêu thụ. Các mặt hàng tươi sống cũng được đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng thông qua việc quản lý nghiêm ngặt. 7-Eleven Nhật Bản cũng thành lập những trung tâm phân phối đảm bảo cung cấp hàng hóa cho các cửa hàng mà không gây khó khăn về giao thông cho khu vực với việc sử dụng các phương tiện nhỏ , cơ động và chuyên dụng cho từng mặt hàng. Việc phân phối hàng hóa cũng được phân tích và tiến hành trên cơ sở xem xét và dự báo nhu cầu người tiêu dùng để đảm bảo luôn cung cấp đủ hàng hóa. Bên cạnh đó, 7-Eleven Nhật Bản xây dựng các cửa hàng thân thiện với khách hàng với các tiêu chí dễ tiếp cận về địa điểm, dễ tìm về hàng hóa và thân thiện trong mua sắm. Các cửa hàng 7- Eleven Nhật Bản luôn được thiết kế sao cho quầy kệ dễ nhìn, hàng hóa dễ tìm, hệ thống chiếu sáng và điều hòa nhiệt độ tương thích và đảm bảo. Với những yêu cầu đó 7-Eleven Nhật Bản đã xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo duy trì cơ sở vật chất cho các cửa hàng áp dụng cho các cửa hàng chính hãng cũng như franchisee. Với hệ thống này các cửa hàng 7-Eleven Nhật Bản được kiểm tra 4 lần/ năm nhằm đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị hoạt động đảm bảo


cũng như không lãng phí. 7 Eleven cũng luôn chú trọng đến yếu tố thân thiện với môi trường từ việc sử dụng các phương tiện phân phối ít gây hại đến việc dùng các thùng rác phân loại và có hệ thống tái chế rác thải, bên cạnh đó là một loạt các hoạt động như ngày dọn sạch rác thải quốc gia của 7-Eleven diễn ra vào ngày 7/11 hàng năm, riêng năm 2003 thu hút hơn 40.000 người tham gia.


Tại Mỹ: Mỹ là một trong những thị trường lớn nhất của Seven Eleven và cũng là nơi việc nhượng quyền thương mại các cửa hàng 7- Eleven diễn ra mạnh mẽ nhất. Seven Eleven Mỹ đã nhượng quyền thương mại vơi hầu hết số cửa hàng tiện ích của hãng trong lãnh thổ nước Mỹ.Trong hệ thống nhượng quyền thương mại của hãng lợi nhuận được chia theo tỷ lệ 50:50 hoặc trên dưới một chút giữa người được nhượng quyền thương mại và Seven Eleven. Việc nhượng quyền thương mại có hiệu lực trong vòng 15 năm với phí nhượng quyền và các khoản phí phụ trội khác không thể chuyển nhượng cho người được nhượng quyền thương mại thứ 3 nếu có ở cùng cửa hàng cho đến khi hết hạn. Nếu một người phải trả phí nhượng quyền trong vòng 15 năm vì một lý do nào đó phải bỏ cửa hàng sau 1 năm vì bất cứ lý do gì thì phải chịu mất phí nhượng quyền thương mại của 14 năm còn lại.Tạp chí Super Market News bình chọn Seven Eleven Bắc Mỹ ở vị trí 11 trong top 75 những nhà bán lẻ thực phẩm Bắc Mỹ với doanh thu bán hàng năm 2006 đạt 15 tỷ đô la. Theo doanh thu năm 2005 thì 7- Eleven Mỹ là nhà bán lẻ lớn thứ 24 tại nước này.


Tại Mỹ, bên cạnh các loại hàng tạp hóa và xăng, Seven Eleven bán đồ uống có ga nhiều vị Slurpee và đồ uống Big Gulp, các loại đồ uống đặc trưng riêng chỉ có ở các cửa hàng của hãng, việc xây dựng các sản phẩm độc quyền Slurpee, Big Gulp tạo nét riêng cho 7-Eleven Mỹ đồng thời cũng giúp 7-Eleven tiếp cận khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, 7-Eleven Mỹ còn xây dựng và phát triển Movie Quik, dịch vụ cho thuê băng đĩa đặt trong các cửa hàng. Năm 2005 Seven Eleven đưa ra “7-Eleven speak out wireless” tại Mỹ và Canada_dịch vụ điện thoại trả trước mà khách hàng có thể mua điện thoại di động và được kích hoạt luôn tại chỗ.


Một trong những chiến lược kinh doanh thành công của 7-Eleven Mỹ tận dụng thành công cửa bộ phim hoạt hình được yêu thích gia đình Simpson tại Mỹ khi vào tháng 7 năm 2007 hãng đã chuyển đổi hơn chục cửa hàng tại Bắc Mỹ thành Kwik-E-Marts_ giống tên gọi của của cửa hàng trong bộ phim này và tại các cửa hàng này có bán những đồ uống và đồ ăn giống như trong bộ phim. Bên cạnh đó cà phê và sandwiches ở các cửa hàng này cũng được bọc bằng loại giấy gói có hình ảnh bộ phim. Chiến dịch này mang lại thành công lớn cho Seven Eleven tại Mỹ khi rất nhiều fan của bộ phim này đã lái xe hàng trăm dặm để mua các loại hàng hóa này đồng nghĩa với việc lợi nhuận của các cửa hàng chuyển đổi này tăng 30%.


Hoạt động của 7-Eleven ở các quốc gia khác được tóm tắt ở dưới đây;


Tại Australia: cửa hàng 7-Eleven đầu tiên mở cửa vào năm 1977, hiện tại ở Australia có 366 cửa hàng tại các bang Victoria, Newsouth Wales và Queensland.


Tại Trung Quốc: 7-Eleven mở cửa ở Hồng Kông từ năm 1981 dưới sự sở hữu của Dairy Farm, công ty này đã mở cửa cửa hàng 7-Eleven thứ 711 vào ngày 7/11/2006. Phần lớn các cửa hàng ở khu đông dân với 40% là cửa hàng nhượng quyền thương mại. Ở Macao 7- Eleven bắt đầu xuất hiện vào năm 2005 và hiện tại có khoảng hơn 20 cửa hàng đang hoạt động. Tại Bắc Kinh số lượng cửa hàng 7- Eleven đang ở con số 86 cửa hàng.


Tại Malaysia: Các cửa hàng 7-Eleven tại Malaysia thuộc sở hữu của CSSB( Convenience Shopping Sdn. Bhd) với hơn 800 cửa hàng trên tòan quốc. 7- Eleven bắt đầu xuất hiện tại Malaysia vào 4/6/1984.


Tại Singapore: 7- Eleven là chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất trên toàn đất nước với 400 cửa hàng, được mở bởi tập đoàn quốc tế Dairy Farm. Những cửa hàng tiện ích Seven Eleven đầu tiên tại Singapore xuất hiện vào năm 1983.


Tại Hàn Quốc: Có 1513 cửa hàng 7-Eleven cạnh tranh với Mini Stop, GS25, Family Mart.


Tại Đài Loan Mật độ xuất hiện của Seven Eleven là nhiều nhất trên thế 1

Tại Đài Loan: Mật độ xuất hiện của Seven Eleven là nhiều nhất trên thế giới, cảnh 2 cửa hàng 7- Eleven đứng ngay gần nhau ở Đài Loan cũng không phải là một việc lạ lùng. Các cửa hàng 7- Eleven Đài Loan thuộc sở hữu của chuỗi cửa hàng Uni President. Cửa hàng 7- Eleven

đầu tiên được mở vào năm 1980 và phát triển thành 4037 cửa hàng vào năm 2006. Đài Loan là thị trường lớn thứ 3 của Seven Eleven sau Mỹ và

Nhật với lượng khách hàng/ 1 cửa hàng là 6200 người, cũng là nơi mật độ khách hàng/ 1 cửa hàng 7- Eleven thấp nhất so với con số 14946 người/ 1 cửa hàng ở Nhật và 48359 người/ 1 cửa hàng ở Mỹ.


Tại Thái Lan: Seven Eleven thuộc sự sở hữu của tập đoàn Charoen Pokphand với gần 4000 cửa hàng, chỉ riêng ở Bangkok đã có 1500 cửa hàng, Thái Lan là thị trường lớn thứ 4 của Seven Eleven.


3.2 Family Mart


3.2.1 Giới thiệu chung về FamilyMart


Familymart thuộc về công ty FamilyMart Co, Ltd_ có trụ sở đặt tại Tokyo, Nhật Bản. Family Mart là chuỗi cửa hàng tiện ích lớn thứ 3 ở Nhật Bản sau 7- Eleven và Lawson và là một trong những thương hiệu cửa hàng tiện ích dẫn đầu ở Châu Á. Hiện nay chuỗi cửa hàng tiện ích này đã mở rộng hoạt động kinh doanh của nó ra nhiều nước Châu Á và cả Mỹ. Chuỗi cửa hàng tiện ích này được thành lập vào ngày 1/9 năm 1981, trải qua 17 năm hoạt động đến nay Family Mart đã phát triển thành một chuỗi gồm 13.875 cửa hàng tiện ích (2/2008) ở Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc bằng hình thức nhượng quyền thương mại. Doanh thu của FamilyMart đạt 1.121.838 triệu yên (khoảng 9,2 tỷ đôla) (2/2008).


3.2.2 Hoạt động kinh doanh của Family Mart



Biểu đồ Sự phát triển số cửa hàng Family Mart ở các quốc gia qua các năm 2


Biểu đồ: Sự phát triển số cửa hàng Family Mart ở các quốc gia qua các năm, từ năm 2004 đến 2008

Đến tháng 2 năm 2008 (cuối năm tài chính của Nhật Bản), tổng số cửa hàng của Family Mart là 13.875 cửa hàng, tăng 753 cửa hàng so với con số

13.222 Cửa hàng vào năm 2007, trong đó số cửa hàng nhượng quyền thương mại trong nước là 6231 cửa hàng trên tổng số 6691 cửa hàng tiện ích của hãng trên toàn Nhật Bản. Ngoài ra Family Mart còn có các chuỗi cửa hàng tiện ích ở Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ. Trong đó tại Đài Loan thương hiệu Family Mart thuộc về Family Mart Co Ltd Đài Loan với 2247 cửa hàng, Tại Hàn Quốc Family Mart thuộc về Bokwang Family mart Co Ltd với 3.787 cửa hàng, Siam Family Mart tại Thái Lan có trong tay 507 cửa hàng, tại Mỹ Famima Corporation là công ty con của Family Mart với 11 cửa hàng. Ở Trung Quốc hiện nay có 3 công ty sở hữu thương hiệu Family mart đó là Family Mart Co Ltd Thượng Hải với 118 cửa hàng, Family Mart Co Ltd Quảng Châu với 11 cửa hàng và Suzhou Family Mart Co Ltd với 7 cửa hàng. Tổng số cửa hàng nhượng quyền thương mại ở nước ngoài của Family Mart hiện nay là 6.688 cửa hàng tiện ích.

Tại Mỹ: chuỗi cửa hàng của FamilyMart xuất hiện dưới tên gọi Famima với cửa hàng tiện ích đầu tiên mở cửa ở phía Tây Hollywood vào mùa hè năm 2005 và hiện nay có 11 cửa hàng với các đồ tạp hóa cần thiết, các đồ dùng văn


phòng chủ yếu, sạp báo, dịch vụ Internet, cà phê sáng và dịch vụ chuyển phát nhanh_ tất cả đều ở trong một cửa hàng. Bên cạnh đó với phương châm “chúng tôi mong muốn các khách hàng Mỹ trải nghiệm một phong cách mua sắm mới”, các cửa hàng Famima còn có kết nối Internet không dây, máy ATM, máy photocopy và một khu ăn uống ngay trong cửa hàng.

Khách hàng điển hình của Famima_theo như phó giám đốc điều hành của chuỗi này,ông Hidenari Sato miêu tả: là những người có thu nhập trung bình trở lên và là người dân địa phương. Các cửa hàng Famima nhắm đến mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi cơ bản của khách hàng là từ 21 đến 44 tuổi. Bình quân mỗi khách hàng chi từ 7 đến 8 đôla và những mặt hàng bán chạy có bánh panini, sushi, đồ tráng miệng và đồ uống,đặc biệt là nước đóng chai và trà xanh. Ông Sato nói: Famima là sự kêt nối của một cửa hàng tạp hóa loại trung, một nhà hàng ăn nhanh và một cửa hàng tiện ích. Thêm vào đó thiết kế của Famima khác biệt với bất cứ dạng cửa hàng tiện ích truyền thống nào khác. Các cửa hàng Famima đặc biệt chú trọng đến mảng thực phẩm chế biến: cơm hộp, salad, sushi, bánh panini, bánh sandwiches, súp nóng, bánh mỳ mới nướng, cà phê (với giá rẻ hơn so với các chuỗi cửa hàng khác) và cả đồ uống nóng lạnh.

Phong cách Nhật có ảnh hưởng sâu đậm đến các cửa hàng Famima, từ món sushi được làm theo đúng kiểu Nhật “ y hệt như món sushi bạn ăn trong nhà hàng”, món cơm nắm Nhật cho tới các loại bánh kẹo Nhật, các loại tạp chí thời trang của Nhật cũng như sự đa dạng của các loại thực phẩm với giá cả phải chăng.

Các cửa hàng Famima được chọn lựa địa điểm cẩn thận. Ví dụ cửa hàng Famima thứ 8 được mở cửa ở đường số 8 tại Figueroa, khu buôn bán kinh doanh tấp nập của Los Angeles và cũng là khu thương mại lớn nhất Nam California với hơn 150.000 người làm việc ở khu này và rất nhiều người tham quan thành phố Los Angeles.

3.3 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí