Đồ uống lạnh Đồ uống có cồn
Quầy thu ngân
Sơ đồ 2: Sơ đồ một cửa hàng tiện ích điển hình ở Nhật Bản 8
Cơm nắm, cơm hộp, các sản phẩm sữa | Đồ uống nóng |
Có thể bạn quan tâm!
- Chuỗi cửa hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam - 1
- Chuỗi cửa hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam - 2
- Sự Phát Triển Của Mô Hình Cửa Hàng Tiện Ích Trên Thế Giới
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Giới Thiệu Chung Về Hệ Thống Phân Phối Bán Lẻ Ở Việt Nam
- Ảnh Hưởng Từ Môi Trường Trong Nước
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Báo Tạp chí
Bánh mỳ
Bánh kẹo Snacks
Bánh kẹo
Đồ ăn liền
Snacks
Đồ hộp
Pin các loại Đồ gia dụng
Băng đĩa trắng Đồ chăm sóc cơ thể
ATM
Đồ ăn nóng
Kem Đồ đông lạnh
Thùng rác
Máy phototopy
Số lượng các cửa hàng tiện ích đã gia tăng nhanh chóng kể từ khi mô hình cửa hàng tiện ích du nhập vào Nhật từ Mỹ hơn 30 năm về trước. Thế nhưng gần đây thị trường cho cửa hàng tiện ích ở những khu vực đông dân cư tại Nhật Bản đã đạt đến giai đoạn bão hòa, số lượng cửa hàng và doanh số bán hàng đang có chiều hướng chững lại. Trong hoàn cảnh này, các chuỗi cửa hàng đã đưa ra nhiều chiến lược mới, chuyển tầm ngắm từ những người trẻ tuổi sang những người trung niên, về hưu hay nội trợ:
Lawson Inc, nhà quản lý một trong những chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất Nhật Bản đã mở chuỗi cửa hàng Natural Lawson bán những đồ chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe cho khách hàng với đối tượng nhắm đến là những người có tuổi và phụ nữ. Cửa hàng được thiết kế với sự chau chuốt nội thất, gỗ tự nhiên thay vì nhân tạo, đèn chiếu sáng êm dịu thay vì đèn neon, nhân viên được huấn
luyện để tư vấn sức khỏe cho khách hàng, mỹ phẩm làm từ các thành phần thiên nhiên, các loại cà phê hữu cơ, cơm hộp 600 calo...Tháng 1 năm 2006 có 40 cửa hàng Natural Lawson ở trung tâm Tokyo và Kansai và Lawson dự định mở rộng quy mô thành vài trăm cửa hàng trong những năm sau.
Một chuỗi cửa hàng khác, Am/Pm Japan Co, đã mở cửa hàng mang tên Happily với phương châm” của, cho, và bởi phụ nữ” (nguyên văn: of, for, and by women) để tạo cho phụ nữ sự vui thích và thoải mái khi mua sắm, cửa hàng đã bán rất nhiều các sản phẩm chăm sóc da cũng như đồ ăn kiêng, cửa hàng cũng có một phòng trang điểm với bàn trang điểm, tấm gương lớn..Không khí trong cửa hàng có mùi tinh dầu thơm. Bên cạnh đó năm 2005 Am/Pm Nhật Bản cũng mở chuỗi Am/Pm Renta, bán sách và cho thuê DVD bên cạnh các tiện ích thông thường của một cửa hàng tiện ích nhắm vào những cặp và những người độc thân có thu nhập trung bình.
Một cửa hàng tiện ích đặc biệt với những hàng hóa các loại về cô mèo Hello Kitty rất được giới nữ, đặc biệt các cô gái trẻ yêu thích đã được mở ở khu Harajuku, Tokyo vào tháng 12 năm 2005. Cửa hàng của Family Mart Co, đã nhận được chấp thuận từ phía Sanrio Co_công ty sở hữu nhân vật Hello Kitty để kinh doanh các loại hàng này.
Cũng có rất nhiều nhà quản lý cửa hàng tiện ích thử xây dựng “các cửa hàng 100 yên” (100 yên~0.8 đôla Mỹ) theo mô hình cửa hàng tiện ích với tình hình kinh doanh khả quan. Có thể kể đến Lawson với Store 100, Am/Pm Nhật Bản với Food Style, Circle K Sunkus Co với Circle K Sunkus, chuỗi siêu thị Uni Co cũng mở Kyu Kyu Ichiba, những cửa hàng tiện ích mà mọi hàng hóa đều chỉ có giá 99 yên.
Những cửa hàng kiểu mới này không chỉ là những cửa hàng tiện ích với những hàng hóa giá cả phải chăng, hàng một giá mà còn đóng vai trò như những siêu thị mini bán cả rau quả và các loại hàng hóa khác nhau. Bằng cách đó, các nhà điều hành những chuỗi cửa hàng này hi vọng thu hút những người trung tuổi,
phụ nữ độc thân và đi làm_những nhóm người trước giờ vẫn ít đến cửa hàng tiện ích nhất.
2.3 Sự phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích tại các nước đang phát triển Châu Á
2.3.1 Sự phát triển của các chuỗi cửa hàng tiện ích tại Châu Á nói chung
Châu Á trong sự phát triển nhanh chóng về kinh tế cũng như thương mại đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành phân phối bán lẻ cũng như sự phát triển của loại hình cửa hàng tiện ích. Trong ở khu vực Đông Á, Nhật Bản dẫn đầu về số lượng cửa hàng bán lẻ so với dân số, ước tính khoảng 700 cửa hàng bán lẻ các loại/ 1 triệu dân, con số cao hơn rất nhiều lần so với Ấn Độ với 3 cửa hàng/ 1 triệu dân.
Trong năm 2004 nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCGs_The Fast Moving Consumer Goods) tiêu thụ mạnh ở khu vực Đông Nam Á nếu so sánh với khu vực Nam Á. Và trong ngành bán lẻ, khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Philipine với mức tăng trưởng 2 con số, Thái Lan cũng có mức tăng trưởng cao với 8%.
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng bắt kịp với xu hướng bán lẻ tòan cầu về cấu trúc ngành bán lẻ với các mô hình bán lẻ tự phục vụ tiếp tục tăng trưởng dẫn đầu trên thị trường. Đến hết năm 2005 khoảng 2/3 số cửa hàng tạp hóa phát triển theo mô hình bán lẻ hiện đại. Trung Quốc có 54000 cửa hàng tự phục vụ, là thị trường phát triển nhanh nhất khu vực Đông Á.
Trong ngành kinh doanh cửa hàng tiện ích, kể từ năm 2003, các cửa hàng tiện ích liên tục phát triển về số lượng với hơn 10.000 cửa hàng mới mở cửa vào năm 2004 chỉ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tăng 14% so với năm 2003. Mô hình cửa hàng tiện ích đặc biệt phát triển ở Trung Quốc với hơn 60% cửa hàng tiện ích mới mở cửa thuộc về thị trường này và hơn 20.000 cửa hàng tiện ích trên toàn đất nước.
Hầu hết các quốc gia Châu Á tăng trưởng ở mức 10% về số lượng cửa hàng mới mở, chỉ trừ Nhật Bản với sự tăng trưởng rất ít, tuy vậy Nhật lại là nước dẫn đầu thị trườngvới số lượng cửa hàng tiện ích gần 43.000 (năm 2004). Trong khi đó, nơi có mật độ cửa hàng tiện ích dày đặc nhất lại là Đài Loan với 8000 cửa hàng trên toàn vùng lãnh thổ và mật độ 2800 người dân/ mỗi cửa hàng tiện ích. Theo nghiên cứu ShopperTrends của ACNielsen năm 2004 thì có 80% người dân khu vực thành thị ở Đài Loan mua sắm ở cửa hàng tiện ích mỗi tuần, số lượng khách mua hàng bình quân mỗi tháng đạt 14 người. Năm 2004 cửa hàng tiện ích tiếp tục phát triển ở Hồng Kông, thống kê có 10% trên tổng số khách hàng mua sắm ở các cửa hàng tiện ích Hồng Kông mỗi tuần.
Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước dẫn đầu về phát triển cửa hàng tiện ích với 10% hàng hóa phân phối được bán qua loại hình này. Một nửa số khách hàng ở khu vực thành thị mua sắm ở các cửa hàng tiện ích Thái Lan mỗi tuần với số lần đến cửa hàng là 2 đến 3 lần một tuần, Với mật độ 64 cửa hàng tiện ích trên 1 triệu dân, loại hình cửa hàng tiện ích sẽ còn phát triển hơn nữa ở đất nước này
2.3.2 Trung Quốc
2.3.2.1 Các chuỗi cửa hàng tiện ích tại Trung Quốc
Thị trường bán lẻ Trung Quốc là một trong những thị trường bán lẻ vào loại lớn nhất thế giới. Năm 2006 quy mô thị trường bán lẻ Trung Quốc vào khoảng 520 tỷ USD (4,16 nghìn tỷ RMB) tăng trưởng 157,41% so với năm 1999 với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 19,68 %.Dự báo đến năm 2020 quy mô thị trường bán lẻ Trung Quốc sẽ là khoảng2, 4 nghìn tỷ USD.
Thị trường cửa hàng tiện ích Trung Quốc phát triển một cách nhanh chóng, mạng lưới các cửa hàng tiện ích đã vượt xa khỏi 3 thành phố lớn Bắc Kinh, Quảng Châu và Thượng Hải khi nhiều nhà kinh doanh cửa hàng tiện ích mở rộng hoạt động kinh doanh tới các đô thị loại 2 và loại 3 ở Trung Quốc. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các chuỗi cửa hàng ở các thành phố này kéo theo việc
các nhà bán lẻ lớn thôn tính những nhà bán lẻ nhỏ hơn và nhiều chuỗi cửa hàng phải cạnh tranh vất vả để thu được lợi nhuận.
Các chuỗi cửa hàng tiện ích nước ngoài như 7- Eleven đã tham gia vào thị trường cửa hàng tiện ích Trung Quốc nhưng việc mở rộng phát triển mạng lưới các cửa hàng là khá khó khăn khi tại các đô thị loại một của nước này “đất” cho phát triển các cửa hàng tiện ích là rất hạn chế do cấu trúc ngành phân phối tại các thành phố lớn đã đạt đến một mức độ nhất định. Do đó sự chú ý của các nhà kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích nước ngoài đang tập trung đến những vùng ngoại ô cũng như các thành phố và thị trấn phụ cận.
Theo số liệu của chính phủ vào năm 2006 Trung Quốc có khoảng 12.000 cửa hàng tiện ích với doanh số 22 tỷ RBM( khoảng 2,75 tỷ đô la) nhưng doanh thu thực tế của các cửa hàng tiện ích được ước tính vào khoảng 5 tỷ đô la, gấp 2 lần con số chính phủ đưa ra.9
2.2.2.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sau khi Trung Quốc thực hiện mở cửa có khoảng 40 tập đoàn phân phối nước ngoài tràn vào thị trường nắm 60% doanh thu bán lẻ khiến nhiều tập đoàn trong nước đứng bên bờ phá sản. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Pháp lệnh bán lẻ” tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước dành lại thị phần. Bên cạnh thu hút FDI, Trung Quốc cũng dành những ưu đãi về tín dụng, thông tin, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật để nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước
Bên cạnh đó với các nhà đầu tư nước ngoài, sau khi gia nhập WTO kể từ 11/12/2001, đến năm 2004, tất cả các hạn chế về đại lý với thành lập doanh nghiệp bán lẻ đều được bãi bỏ. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp bán lẻ ở bất cứ địa phương nào tại Trung Quốc.
9 http://www.mindbranch.com/Convenience-Store-Retailing-R231-570/
Chủ trương của Trung Quốc từ nay đến 2010 là điều chỉnh cơ cấu lưu thông hàng hoá, nhanh chóng thúc đẩy các loại hình phân phối hiện đại phát triển, nâng cao tỷ trọng ngành phân phối hàng hoá trong tổng thu nhập quốc dân, thúc đẩy phát triển kinh doanh bán lẻ theo chuỗi. Trung Quốc chủ trương xây dựng 5 đến 10 tập đoàn doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường trong nước và vươn ra quốc tế. Để xây dựng các tập đoàn này, chính phủ Trung Quốc chủ trương liên kết doanh nghiệp, tái cơ cấu tổ chức, phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Các loại hình phân phối đa dạng hoá, không chỉ phát triển siêu thị, trung tâm thương mại mà còn khuyến khích xây dựng cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh, kho bán buôn…
Trên thực tế, chính sách phát triển thị trường phân phối trong nước của Việt Nam đã học tập không ít từ các cơ chế chính sách của Trung Quốc.
2.3.3 Thái Lan
2.3.3.1 Sự phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích tại Thái Lan
Vào năm 2006 có khoảng 10.000 cửa hàng tiện ích tại Thái lan trong đó dẫn đầu là Seven Eleven với 3750 cửa hàng, V- shop với 800 cửa hàng ở vị trí thứ 2, Family mart đứng thứ 3 với 650 cửa hàng, Freshmart có khoảng 300 cửa hàng, số còn lại là các chuỗi cửa hàng nhỏ hoặc do tư nhân quản lý. Theo ông Suvit Kinkaew giám đốc điều hành CP Seven Eleven, một nhánh của tập đoàn Charoen Pokphand lớn nhất Thái Lan trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản thì cơ hội để mở rộng các cửa hàng tiện ích ở thị trường nước này còn rất lớn. Số lượng các cửa hàng tạp hóa truyền thống của Thái Lan, kể cả có đăng ký hay
không đăng ký ở vào khoảng trên 1 triệu cửa hàng và đó là tiềm năng nếu có thể thuyết phục được các cửa hàng này chuyển đổi sang mô hình cửa hàng tiện ích.10
Hiện nay tại Thái Lan thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại chiếm đa số và có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của hệ thống bán lẻ
10 http://www.knightfrankthailand.com/newsletter/researchnews/pdf/2ndDecember/Retail- 2ndDecember.pdf
truyền thống. Thị phần hệ thống bán lẻ hiện đại năm 2002 là 54% so với hệ thống bán lẻ truyền thống là 46%.
Trong các loại hình bán lẻ của Thái Lan cửa hàng giảm giá, cửa hàng bách hoá lớn, đại siêu thị là loại hình bán lẻ chiếm ưu thế trên thị trường, tiếp đến là các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, và cuối cùng là siêu thị truyền thống.
2.2.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Nếu như trước kia chính phủ Thái Lan mở cửa thị trường bán lẻ một cách tự do thì năm 2002 chính phủ nước này đã đưa ra dự thảo luật về bán lẻ.
Năm 2003 cơ quan nhà đất của Thái Lan đã ban hành quy định về khu vực bán lẻ đối với 75 tỉnh của Thái Lan trừ Băng Cốc. Theo quy định này các nhà bán lẻ có diện tích trên 1.000m2 phải xây dựng cách trung tâm thành phố ít nhất 15km. Quy định này cũng đưa ra diện tích đất tối thiểu mà các siêu thị này cần phải có cũng như diện tích lưu thông, diện tích cây xanh cần thiết. Quy định cũng đưa ra quy chuẩn cụ thể cho các siêu thị có diện tích 300-1.000m2
Thái Lan có 80% thị phần bán sỉ và lẻ nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài và Chính phủ nước này điều tiết bằng cách chỉ cho các tập đoàn nước ngoài được mở từng siêu thị riêng lẻ, không cho hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường.
Chính phủ cũng ban hành các quy định về thương mại công bằng đối với các siêu thị nhằm ngăn chặn tình trạng hạ giá quá nhiều để chiếm lĩnh thị trường và sử dụng sức mạnh thị trường để gây sức ép với nhà cung cấp. Ngoài ra, Liên minh bán lẻ được thành lập nhằm giúp các siêu thị và cửa hàng truyền thống trong nước làm quen với các hình thức bán lẻ hiện đại
3. Một số hệ thống cửa hàng tiện ích thành công trên thế giới
3.1 Seven Eleven (7/11)
Seven Eleven là cái tên sớm nhất và lớn nhất trong ngành công nghiệp bán lẻ cửa hàng tiện ích với 7.500 cửa hàng tiện ích ở Bắc Mỹ và trên dưới 33.700 cửa hàng tiện ích ở 17 quốc gia ngoài Mỹ. Không những thế Seven Eleven còn là chuỗi cửa hàng lớn nhất thế giới, đánh bại McDonald ở vị trí thứ 2 với khoảng cách tới 1000 cửa hàng. Ra đời tại Mỹ nhưng
hiện nay Seven Eleven là thương hiệu thuộc sở hữu của Seven& I holding Co Ltd đặt trụ sở tại Nhật Bản.
3.1.1 Giới thiệu chung về Seven Eleven
3.1.1.1 Sự ra đời của Seven Eleven
Ngày 7 tháng 11 chính là ngày sinh nhật chính thức của chuỗi cửa hàng tiện ích Seven Eleven. Lịch sử của Seven Eleven bắt đầu từ năm 1927_81 năm về trước bằng việc một nhân viên của The Southland Ice Company ở Dallas_Texas (Mỹ) quyết định cung cấp thêm sữa, trứng và bánh mỳ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngay sau đó là sự ra đời của Seven Eleven, cái tên phản ánh giờ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm (cho đến năm 1964) của hãng. Sau đó công ty mở rộng ra khỏi Texas sang Florida và đặt chân vào hoạt động Franchise vào năm 1964 với việc giành được Speedee Mart, một chuỗi cửa hàng tiện ích hoạt động theo kiểu nhượng quyền thương mại ở California. Kể từ đó, nhãn hiệu Seven Eleven và hình mẫu cửa hàng tiện ích của công ty lan rộng trên toàn thế giới. Tổng doanh thu của Seven Eleven trên toàn thế giới là 44 tỷ đôla vào năm 2006.
3.1.1.2 Các mốc phát triển của Seven Eleven
Năm 1946 Cái tên Seven Eleven bắt đầu được sử dụng Năm 1952 Mở cửa hàng thứ 100