Sự Phát Triển Của Mô Hình Cửa Hàng Tiện Ích Trên Thế Giới


The Southland Ice Company_một công ty bán đá được công nhận là đã khai sinh ra cửa hàng tiện ích đầu tiên vào tháng 5 năm 1927 ở góc số 12 đường Edgefield khu Oak Cliff thuộc thành phố Dallas bang Texas của Mỹ. Jefferson Green, người điều hành cửa hàng của Southland ở Oak Cliff nhận thấy thỉnh thoảng khách hàng cần mua những thứ như bánh mỳ, trứng, sữa sau khi các cửa hàng tạp phẩm địa phương đã đóng cửa. Không giống như các cửa hàng tạp hóa ở Oak Cliff, cửa hàng của Green mở cửa 16 giờ một ngày và 7 ngày trong tuần vì thế ông quyết định nhập một số loại hàng thiết yếu và ý tưởng này xem ra rất thuận tiện cho các khách hàng.

Joseph C Thompson, một trong những người sáng lập và sau này là chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Southland đã nhận ra tiềm năng từ ý tưởng của Jefferson Green và bắt đầu bán những dòng sản phẩm tương tự ở các cửa hàng đá khác của công ty, sau đó các cửa hàng này cũng mở cửa từ 7 giờ sáng cho đến 11 giờ đêm cả 7 ngày trong tuần.

Thêm vào sự phát triển cửa hàng tiện ích của công ty đá Southland, các dạng khác của cửa hàng tiện ích bắt đầu xuất hiện. Trong thập niên 20 có các cửa hàng được gọi là “midget” (tức là vật rất nhỏ) hay là “motorterias”_các cửa hàng tiện ích lưu động. Tuy nhiên, sự phát triển của các cửa hàng này chỉ ở mức khiêm tốn cho đến tận chiến tranh thế giới thứ 2. Sự kết thúc chiến tranh và sự tăng lên của việc sở hữu ôtô kéo theo sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp này vào thập niên 50. Sự phát triển của lượng ôtô/ người cùng với sự hoàn thiện về đường xá, thuận tiện trong giao thông đã thúc đẩy nhiều người dân chuyển nhà đến các vùng ngoại ô nơi có nhiều không gian rộng rãi cho cuộc sống và chăm sóc con cái, nhưng các ngôi nhà như vậy lại ở xa các khu mua sắm. Điều này thúc đẩy sự phát triển của các cửa hàng tiện ích khi mà khách hàng cần sự mua sắm thuận tiện ở ngay các cửa hàng tạp hoá lân cận và các cửa hàng này được mở ra ngày một nhiều ở các khu vực ngoại ô cũng như các khu đô thị quá hẹp về diện tích cho sự xuất hiện của siêu thị.


Mặt khác, các cửa hàng bách hoá có quy mô ngày càng phình to không thích hợp với những khách hàng muốn mua hàng nhanh chóng. Các cửa hàng tiện ích đã khắc phục điểm này. Còn các gia đình có 2 ôtô, 2 vợ chồng cùng đi làm ngày càng nhiều lên tức là ngày càng nhiều người có nhiều tiền hơn cũng như ít thời gian cho siêu thị hơn, sự tăng lên của số lượng phụ nữ đi làm cũng đồng nghĩa với việc thời gian đi mua sắm cho gia đình giảm sút. Vì thế các cửa hàng ở địa điểm thuận tiện nơi khách hàng có thể đỗ xe trước cửa hàng, để trẻ em trong xe trong khi vẫn có thể để mắt đến chúng ngày một tăng về số lượng. Không những có các hàng hoá cơ bản mà mua hàng ở các cửa hàng này còn không phải xếp hàng. Việc nhượng quyền thương mại cũng bắt đầu xuất hiện trong các chuỗi cửa hàng tiện ích khi mà chi phí mở một cửa hàng mới trở nên đắt đỏ. Bằng franchise, các cửa hàng tiện ích mở rộng phạm vi xuất hiện của nó lên khu vực miền bắc của nước Mỹ và tiếp tục phát triển, mở rộng trên phạm vi toàn cầu thông qua sáp nhập, mua lại hay xây mới.

Song song với việc tăng lên về số lượng trên nhiều khu vực trên thế giới, các cửa hàng tiện ích cũng tiếp tục cải tiến, cạnh tranh với không chỉ siêu thị, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng thực phẩm mà còn cả cửa hàng dược phẩm, các chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh và cả các trạm xăng.

2. Sự phát triển của mô hình cửa hàng tiện ích trên thế giới


2.1 Sự phát triển của mô hình cửa hàng tiện ích trên thế giới nói chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Ngành kinh doanh cửa hàng tiện ích trên thế giới đã đạt doanh thu 523.9 tỷ đô la vào năm 20065, tăng trưởng 12% so với năm 2005, trong đó doanh thu từ các cửa hàng (không kể đến doanh thu từ xăng) tăng trưởng 9,6 % . Thêm vào đó, doanh thu bán hàng trên một cửa hàng tăng 7,3% đạt mức 1.099.992 đôla ( đã tính cả yếu tố tăng giá nhập đầu vào xăng và sự tăng số lượng các cửa hàng tiện ích 3,2 % so với năm 2005) vượt qua ngưỡng 1 triệu đô la vào năm thứ 2 liên tiếp.

Chuỗi cửa hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam - 3



5 Convenience Store News 2007 Industry Report


2.2 Sự phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích tại một số nước phát triển


2.2.1 Tại Mỹ


Từ lâu ở Mỹ các cửa hàng tiện ích đã trở thành địa điểm quen thuộc nơi người Mỹ có thể mua xăng, cà phê và đồ ăn nhẹ. Cửa hàng tiện ích còn là địa điểm chủ yếu nơi có thể tìm thấy các đồ tạp phẩm trong các trạm xe điện ngầm. Thời gian trung bình một khách hàng vào các cửa hàng tiện ích ở Mỹ để mua hàng được ước tính từ khoảng 3 đến 4 phút.

Tại Mỹ cửa hàng tiện ích được định nghĩa là một loại hình kinh doanh bán lẻ ở một địa điểm thuận tiện mà hàng hóa đặc trưng là đồ ăn và xăng. Một đặc điểm khác của cửa hàng tiện ích là quy mô nhỏ với diện tích thường có ít hơn 5000 feet vuông (khoảng 150m2) so với một siêu thị trung bình thường có diện tích khoảng 45.500 feet vuông (khoảng 1400m2), nơi thuận tiện cho người đi bộ và có chỗ đỗ xe. Cửa hàng tiện ích có thời gian mở cửa tương đối lâu và một số mở cửa 24/24, hàng hóa chủ yếu là các loại hàng tạp phẩm như bia, đồ ăn nhẹ, thuốc lá. Số hàng hóa thường trực trong cửa hàng được ước tính ít nhất khoảng 500 mã hàng hóa (stock- keeping units_SKUs) so với số lượng hàng hóa trung bình của 1 siêu thị tại Mỹ ước tính năm 2004 là 45.000 mã hàng hóa.

Vào năm 2006 có 146.294 cửa hàng tiện ích tại Mỹ với doanh thu bán hàng 569,4 tỷ đôla trong số đó có hơn 405,8 tỷ đôla là doanh thu từ việc bán xăng cho xe mô tô với mức tăng trưởng 15% do sự tăng giá xăng dầu năm 2006. Các cửa hàng tiện ích Mỹ chiếm 3/4 trong số lượng xăng tiêu thụ toàn nước Mỹ và là địa điểm chính nơi khách hàng mua nhiên liệu.Tuy vậy lợi nhuận của các chuỗi cửa hàng tiện ích Mỹ vào năm 2006 đã giảm 23,5% xuống còn 4,8 tỷ đôla so với năm 2005 do sự suy giảm của Mỹ trong dự trữ xăng dầu và sự leo thang của phí thẻ tín dụng.

Mười mặt hàng tiêu thụ chủ yếu tại các chuỗi cửa hàng tiện ích Mỹ (không bao gồm các loại nhiên liệu) gồm các mặt hàng sau::


1. Cigarettes( thuốc lá)

2. Non-alcoholic packaged beverages( đồ uống không chứa cồn)

3. Beer

4. Foodservice (thực phẩm)

5. Other tobacco ( các loại thuốc lá sợi)

6. Candy (kẹo)

7. Salty snacks (đồ ăn nhẹ mặn)

8. General merchandise (hàng bách hóa)

9. Fluid milk products (các loại sữa) 10.Packaged sweet snacks (đồ ăn nhẹ ngọt)


Cứ trong 10 người Mỹ lại có 1 người mua đồ ăn tại một cửa hàng tiện ích trong khoảng thời gian 2 tuần. Một số cửa hàng tiện ích còn đi kèm các nhà hàng bán đồ ăn nhanh mà theo NACs (hiệp hội cửa hàng tiện ích quốc gia Mỹ) các thực đơn phổ biến nhất là bánh sandwiches, pizza, gà rán, hamburger và đồ ăn Mexico.


Chuỗi cửa hàng tiện ích đầu tiên tại Mỹ mở cửa tại Dallas, Texas vào năm 1927 bởi công ty Southland Ice, sau này trở thành Seven Eleven nổi tiếng. Kể từ thời điểm đó có rất nhiều chuỗi cửa hàng tiện ích ra đời và phát triển theo hình thức đồng sở hữu hoặc Franchise


Hàng hóa bán ở các cửa hàng tiện ích Mỹ thường khá giống nhau cho dù khác nhau về tên gọi của chuỗi cửa hàng, và luôn có các loại sữa, bánh mỳ, đồ uống có gas, thuốc lá, thẻ điện thoại, đồ chơi trẻ em, cà phê, các loại kẹo và đồ ăn kiểu mỹ như hot dog, doughnuts, ngoài ra có kem, khoai tây chiên, thịt bò khô, một số ít cửa hàng cũng có bán sandwiches, bánh pizza và đồ đông lạnh, bên cạnh đó có các đồ dùng vệ sinh cá nhân, thậm chí cả thức ăn cho chó mèo.

Hầu như tất cả các cửa hàng tiện ích của Mỹ đều có máy ATM và có một điểm riêng là ở các cửa hàng này cũng có bán sổ xố của từng bang riêng biệt. Một số cửa hàng tiện ích ở Mỹ cũng bán cả xăng và phụ tùng ôtô.


Vì luật hạn chế các loại đồ uống có cồn khác nhau theo từng bang nên ở Mỹ có sự khác nhau rõ rệt trong sự có mặt của các loại đồ uống như bia, rượu vang và các loại rượu mạnh. Trong khi các cửa hàng tiện ích ở Alaska, Pennsylvania và New Jersey không được bán bất cứ một loại đồ uống có cồn nào thì các cửa hàng ở Nevada và California có thể bán tất cả các loại đồ uống có cồn, còn các cửa hàng tiện ích ở Virginia, Washington hay Oregon có thể bán bia hay rượu vang, nhưng không được phép bán rượu mạnh. Sheetz, chuỗi cửa hàng tiện ích có trụ sở đặt tại Altoona thuộc bang Pennsylvania đã tìm cách “lách luật” vào năm 2007 bằng cách biến một phần của một trong những cửa hàng mà họ mở đầu tiên tại khu vực này thành một nhà hàng nơi bán đồ uống chứa cồn. Tuy nhiên, tòa án bang Pennsylvania đã bãi bỏ ý định này.

Các cửa hàng tiện ích của Mỹ thường trở thành mục tiêu của bọn cướp. Lý do chính vì các cửa hàng này chỉ có một nhân viên duy nhất làm việc vào đêm khuya và hầu hết các giao dịch mua bán hàng đều bằng tiền mặt, thêm vào đó các loại hàng hóa như rượu, vé xổ số hay thuốc lá lại là những loại hàng dễ bán lại. Vì thế hầu hết các cửa hàng tiện ích ở Mỹ thường có các ngăn đút tiền an toàn và camera để phòng ngừa trộm cắp.

Nhiều cửa hàng tiện ích ở Mỹ còn liên kết với các hãng bán đồ ăn nhanh. Theo đó một số chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh như Chick-fil-a đặt một quầy hàng ở các cửa hàng tiện ích, đồ ăn không chế biến tại các cửa hàng tiện ích mà được chuyển đến từ cửa hàng chi nhánh của Chick-fil-a trong vùng.

NACs_hiệp hội cửa hàng tiện ích quốc gia Mỹ được thành lập ngày 14 tháng 8 năm 1961, là tổ chức thương mại quốc tế với 2.200 nhà bán lẻ và 1800 nhà cung cấp thành viên. Các thành viên của NACs tiến hành việc kinh doanh ở gần 50 quốc gia trên thế giới trong đó phần lớn thành viên đặt trụ sở tại Mỹ. Kể từ khi thành lập đến nay, NACs đã cung cấp các thông tin, kiến thức và sự kết nối để đảm bảo cho khả năng cạnh tranh và phát triển của các thành viên của tổ chức. Nhiệm vụ của NACs là giới thiệu về ngành công nghiệp này và trợ giúp các thành viên nhằm hoạt động có hiệu quả và tăng lợi nhuận bằng các hoạt động:


Cung cấp kiến thức, giải pháp và những sự kết nối cần thiết cho các thành viên


Quảng bá hình ảnh của ngành công nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện ích


Tác động đến chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành với sự tham gia tích cực của các thành viên

Dự báo và tác động đến các biến cố đảm bảo khả năng phát triển của ngành

Duy trì hoạt động với tư cách một tổ chức độc lập về mặt tài chính


Thúc đẩy quan hệ với các nhà cung cấp


2.2.2 Tại Nhật Bản


Mặc dù bắt nguồn từ Mỹ nhưng mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích lại phát triển một cách mạnh mẽ ở Nhật Bản. Những cửa hàng tiện ích kiểu Nhật Bản(trong tiếng Nhật là Kombini tức là sự thuận tiện) cũng tạo ảnh hưởng lớn đến các quốc gia Châu Á khác như Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc hay Trung Quốc

Tính đến năm 2005, có 43.667 cửa hàng tiện ích ở Nhật Bản6rải khắp toàn đất nước. Trong số đó, Seven Eleven dẫn đầu thị trường với 11.310 cửa hàng, tiếp theo đó là Lawson và Family Mart.Với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các chuỗi cửa hàng tiện ích Seven Eleven, Lawson và Family Mart, các cửa hàng tiện ích của Nhật Bản ngày càng trở nên tiện lợi hơn theo đúng nghĩa của nó với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới mẻ, sáng tạo và thuận tiện cho khách hàng.

Ở Nhật, các cửa hàng tiện ích mọc lên vô số ở những nơi công cộng, từ trạm xe lửa cho đến bệnh viện, và sự lựa chọn sản phẩm linh động hơn nhiều so với Mỹ. Nước Mỹ có diện tích lớn gấp 24 lần Nhật Bản, với dân số gấp 2,3 lần dân số Nhật nhưng số cửa hàng Seven Eleven lại ít hơn 2 lần so với Nhật Bản. Ở Tokyo mỗi góc đường đều có một cửa hàng tiện lợi.


6 http://en.wikipedia.org/wiki/Convenience_store


Seven Eleven Nhật Bản là chuỗi cửa hàng tiện ích đầu tiên của Nhật phát triển hệ thống POS, nhờ vào hệ thống này tên tuổi, địa chỉ...khách hàng được lưu trữ cho phép thực hiện những giao dịch mua bán hàng hóa qua mạng.

Hầu hết các cửa hàng tiện ích tại Nhật đều mở cửa 7/7 và 24/24 với các loại thực phẩm khá phong phú: bánh snack, cơm nắm, bánh mỳ, bánh gạo, khoai tây chiên, cơm hộp, salad, mỳ ăn liền, bơ, phó mát, đồ đông lạnh, sôcôla, bánh bao, oden...Đồ uống thì có nước tăng lực, trà , cà phê, đồ uống có gas, nước quả, nước khoáng, sữa..với cả hai loại nóng và lạnh. Nhiều cửa hàng tiện ích ở Nhật bán cả các đồ uống có cồn như rượu sake, shochu, rượu vang và bia. Các loại hàng hóa khác bao gồm đồ dùng vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm, dược phẩm, các loại pin, đĩa CD và băng trắng, ô, báo, tạp chí, truyện tranh...ở một số cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng ngoài các khu vực trung tâm thành phố còn có cả nhà vệ sinh.

Các dịch vụ mà các cửa hàng tiện ích Nhật Bản cung cấp rất đa dạng. Cụ thể:


Dịch vụ ATM: Máy ATM đặt tại các cửa hàng tiện ích của Nhật giúp khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác nhau như rút tiền, chuyển khoản...nhưng các máy này không chấp nhận thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của nước ngoài. Các máy ATM có thể là máy đa năng.

Dịch vụ copy/Fax: Máy photocopy và máy fax có tại hầu hết các cửa hàng tiện ích , có thể là loại máy đa năng.

Dịch vụ đặt vé: Vé cho các sự kiện thể thao, các buổi hòa nhạc, vé vào các công viên giải trí, vé các tuyến xe buýt chính và các dịch vụ du lịch khác có thể được mua ở các máy đa năng (vừa là máy ATM vừa bán vé hoặc vừa là máy photocopy, máy Fax vừa có chức năng bán vé)


Dịch vụ in ảnh kỹ thuật số: Có thể in ảnh kỹ thuật số bằng cách cho thẻ nhớ máy ảnh vào máy đa năng và phụ thuộc vào các cửa hàng tiện ích khác nhau mà có thể in ảnh luôn hoặc lấy ảnh sau7

Dịch vụ thanh toán các loại hóa đơn: Rất nhiều loại hóa đơn trong đó bao gồm cả hóa đơn điện, nước, gas, điện thoại, thậm chí cả hóa đơn điện thoại di động và hóa đơn bảo hiểm có thể thanh toán thông qua các cửa hàng tiện ích

Dịch vụ giao nhận: Rất nhiều cửa hàng tiện ích tại Nhật Bản cho phép khách hàng gửi và nhận bưu phẩm và hàng hóa. Các cửa hàng này cũng bán cả tem và bưu thiếp để thuận tiện cho khách hàng.


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022