1.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT
1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài
Trên đây, là các công trình nghiên cứu được chia thành ba nhóm liên quan đến những nội dung chính của luận án. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 cho đến nay là một đề tài rộng lớn với hệ thống các công trình nghiên cứu đồ sộ của nhiều học giả khác nhau. Do vậy, luận án chưa có điều kiện tổng quan hết tất cả các công trình nghiên cứu mà chỉ mới dừng lại ở mức độ khảo sát các công trình có liên quan trực tiếp, tiêu biểu đến những nội dung mà luận án nghiên cứu.
Sau khi khảo sát những nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến những nội dung mà luận án triển khai, tác giả nhận thấy rằng, các công trình đã đề cập đến:
Thứ nhất, các công trình đã nghiên cứu lý luận về QHSX XHCN trên các phương diện như:
Một là, các công trình đã nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về sở hữu và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới. Những công trình nghiên cứu đều khẳng định sự cần thiết phải phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, ngoài sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể cần có các hình thức sở hữu khác như: sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp để hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hai là, các công trình nghiên cứu về mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Về mảng này có các tác giả như: Phùng Hữu Phú, Trần Văn Phòng, Trương Giang Long… Các tác giả đều khẳng định trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Thực Trạng Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Việt Nam
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 4
- Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Giải Pháp Phát Triển Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Việt Nam
- Quan Niệm Về Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Của Các Nhà Kinh Điển Mác - Lênin Và Một Số Đảng Cộng Sản
- Vai Trò Của Quan Hệ Sản Xuất Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Việt Nam
- Những Nhân Tố Tác Động Đến Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Trong Thời Kỳ Đổi Mới
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
công trình cũng đã tổng kết các quan điểm của Đảng về kinh tế nhiều thành phần và chỉ ra định hướng xã hội chủ nghĩa là đúng đắn. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là đặc thù của nền kinh tế nước ta nhằm dẫn dắt định hướng đi lên CNXH, QHSX XHCN không chỉ phù hợp mà còn phải tiến bộ như Đảng khẳng định trong văn kiện Đại hội XII “có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của LLSX” [34, tr.103].
Các công trình nghiên cứu về lý luận quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã cung cấp cho tác giả một cái nhìn phong phú, sâu sắc về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do đó, Ở chương 2 trong nội dung của luận án, khi nghiên cứu về lý luận quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và các nhân tố tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tác giả luận án không có tham vọng đem đến một sự hiểu biết hoàn toàn mới nào về vấn đề này. Kế thừa thành tựu của những người đi trước luận án đã tập hợp, khái quát lại một cách hệ thống về quan hệ sản xuất và lý luận về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ hai, các công trình đã nghiên cứu thực trạng của QHSX XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này, được thể hiện trong các công trình nghiên cứu về các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, các hợp tác xã ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt là những năm gần đây, khi khung hoảng kinh tế tác động vào nước ta là bộc lộ rõ những hạn chế của QHSX XHCN. Các công trình đã chỉ ra những bức xúc, những mặt trái, tiêu cực của QHSX XHCN như sự thua lỗ, thất thoát lớn của các tập đoàn, các doanh nghiệp nhà nước, sự yếu kém của các hợp tác xã ở Việt Nam. Đây là những tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi tiến hành viết chương 3 của luận án với nội dung là nói về thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, các công trình
chỉ nghiên cứu thực trạng quan hệ sản xuất trong những năm gần đây, hoặc nghiên cứu từng mặt, bộ phận của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cũng như chưa có công trình nào đề cập đến sự biến đổi về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Ở chương 3 của luận án tác giả đã nghiên cứu thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới trên phương diện quan điểm của Đảng và thực tiễn của sự biến đổi cả những biến đổi tích cực và biến đổi tiêu cực.
Thứ ba, các công trình đã đưa ra các phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Đây là những tài liệu tham khảo cần thiết đối với chương 4 của luận án. Tuy nhiên, ở mỗi công trình nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu đưa ra các phương hướng và giải pháp với nội dung mà họ nghiên cứu là từng mặt, từng bộ phận cụ thể của quan hệ sản xuất. Do vậy, bên cạnh việc kế thừa những người đi trước, tác giải cũng đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu của mình nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
1.4.2. Những vấn đề đặt ra, tác giả cần tiếp tục nghiên cứu
Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những kết quả đã được khái quát ở trên, tác giả đưa ra một số vấn đề mà luận án cần tập trung, giải quyết.
Một là, hệ thống hóa lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và một số các Đảng cộng sản trên thế giới và Đảng công sản Việt Nam về quan hệ sản xuất và QHSX XHCN
Hai là, nghiên cứu những nhân tố tác động đến sự biến đổi QHSX XHCN ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa, hợp tác hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Ba là, nghiên cứu vai trò của QHSX XHCN trong thời kỳ đổi mới, định hướng đi lên CNXH ở Việt Nam
Bốn là, nghiên cứu thực trạng sự biến đổi của QHSX XHCN trong thời kỳ đổi mới.
Năm là, đề ra các phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của QHSX XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, cho ta thấy rằng; cho đến nay, đã có nhiều các công trình nghiên cứu về quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Các công trình nghiên cứu trên nhiều phương diện và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dưới góc độ triết học cũng không nhiều. Do đó, đề tài tiếp tục kế thừa các kết quả của những người đi trước để vận dụng vào nghiên cứu về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam hiện nay, để luận giải những vấn đề đang đặt ra dưới góc độ triết học. Với việc làm này, tác giả tin tưởng rằng, công trình nghiên cứu của mình sẽ góp phần nhất định trong hệ thống các công trình nghiên cứu về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta và góp phần làm tài liệu tham khảo cho những người làm chính sách liên quan đến quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chương 2
QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
2.1. QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
2.1.1. Quan niệm về quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
2.1.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ sản xuất
* Khái niệm quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là một mặt của phương thức sản xuất, nếu lực lượng sản xuất biểu thị mặt thứ nhất của mối “quan hệ song trùng” của sản xuất vật chất, thì quan hệ sản xuất biểu hiện mặt thứ hai của quan hệ đó, tức là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
C.Mác đã chứng minh rằng, sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người, rằng”:
Đứa trẻ nào cũng biết là một nước sẽ chết đói nếu ngừng lao động, tôi không nói trong một năm mà ngay trong một vài tuần lễ bởi một chân lý đơn giản là “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa [81, tr.40].
Và để có thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở… thì con người cần phải lao động sản xuất. Chính trong quá trình lao động sản xuất con người đã thực hiện mối quan hệ song trùng, một mặt là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, mặt khác là mối quan hệ giữa con người với con người. Lúc đầu, C.Mác, Ph.Ăngghen gọi đây là hình thức giao tiếp. Sau này, C.Mác và Ph.Ăngghen mới chính thức sử dụng khái niệm QHSX, quan hệ sản xuất mang tính ổn định tương đối trong bản chất xã hội của nó. Chính vì thế mà C.Mác đã khẳng định:
Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ sản xuất, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại [83, tr.553].
Với quan niệm đó, C.Mác đã lấy QHSX với tư cách một tổng thể làm tiêu chuẩn để trực tiếp phân biệt những giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại, phân biệt những hình thái khác nhau của xã hội. Quan hệ sản xuất là cái tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, là cơ sở hiện thực của hoạt động sản xuất tinh thần của toàn bộ những quan hệ tư tưởng, tinh thần và những thiết chế tương ứng trong xã hội. Trong Lời tựa viết cho tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, C.Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất… hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó” [84, tr.15]. Như vậy, theo C.Mác toàn bộ những QHSX xã hội tồn tại hiện thực trong mỗi phương thức sản xuất “hợp thành” cơ cấu kinh tế của xã hội. Từ trong toàn bộ những quan hệ xã hội hiện tồn, C.Mác đã chỉ ra QHSX là cái cơ bản, quyết định mọi quan hệ khác của xã hội. Vậy là, muốn nghiên cứu một xã hội nào đó, chúng ta phải xuất phát từ QHSX trong xã hội.
Nói cách khác QHSX là “bộ xương” trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Nếu LLSX là cái cấu thành nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại, thì QHSX là cái tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, là cơ sở hiện thực của hoạt động sản xuất tinh thần của toàn bộ những quan hệ tư tưởng, tinh thần và những thiết chế tương ứng trong xã hội. QHSX xét trong nội bộ phương thức sản xuất, là hình thức phát triển của LLSX; mặt khác, xét trong tổng thể các quan hệ xã hội thì QHSX “hợp thành” cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cái cơ
sở hiện thực, trên đó người ta dựng lên kiến trúc thượng tầng tương ứng với cơ sở thực tại đó.
Như vậy, quan hệ sản xuất theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể được trình bày một cách khái quát như sau:
Quan hệ sản xuất là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất. Đây là quan hệ kinh tế cơ bản, nó đặc trưng cho một chế độ xã hội nhất định. Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.
* Kết cấu của quan hệ sản xuất
Khái niệm trên cho thấy, quan hệ sản xuất gồm có ba mặt cơ bản như sau: quan hệ giữa người với người trong sở hữu tư liệu sản xuất, trong tổ chức, quản lý sản xuất, trong phân phối sản phẩm lao động làm ra. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm cũng như các quan hệ xã hội khác.
Về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác đã chỉ ra vai trò quyết định của quan hệ sở hữu trong quá trình sản xuất. Bởi C.Mác cho rằng, trong tất cả các giai đoạn phát triển sản xuất trong lịch sử dù có khác nhau thế nào đi nữa, muốn sản xuất được thì hai nhân tố cơ bản của sản xuất là người lao động và tư liệu sản xuất phải kết hợp được với nhau. Chừng nào hai nhân tố đó còn bị tách rời nhau, thì cả hai chỉ là những nhân tố trong trạng thái khả năng của sản xuất mà thôi. Từ đó C.Mác khẳng định phương pháp đặc thù để thực hành sự kết hợp ấy, chính là cái dùng để phân biệt các thời kỳ kinh tế khác nhau mà kết cấu xã hội đã trải qua. Do vậy, sự phát triển của mối quan hệ giữa lao động và sở hữu bao giờ cũng cần được nghiên cứu dưới góc độ là mối quan
hệ giữa các nhân tố khách quan (các tư liệu sản xuất) với các nhân tố chủ quan (các cá nhân) trong quá trình sản xuất. Điều này được thể hiện cụ thể trong Hệ tư tưởng Đức, khi ông phân tích các giai đoạn phát triển khác nhau về sản xuất trong lịch sử.
V.I.Lênin đã có nhiều đóng góp, phát triển về vấn đề QHSX trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Từ thực tiễn của nước Nga, Lênin đã cụ thể hóa lý luận về “phát triển rút ngắn” để đi lên CNXH thông qua con đường quá độ gián tiếp. Theo Lênin, nước Nga - một nước kinh tế còn lạc hậu, tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài, trong đó QHSX và LLSX có “sự đan xen” “những mảnh của chủ nghĩa xã hội” với “những mảnh của chủ nghĩa tư bản”. Trạng thái ấy làm cho các yếu tố của CNXH và các yếu tố của CNTB vừa đấu tranh, cạnh tranh với nhau, vừa nương tựa, thâm nhập vào nhau. Mối quan hệ chủ đạo giữa “các mảnh” hay các thành phần kinh tế đó, là QHSX, trao đổi, lưu thông trên cơ sở của trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc thị trường.
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất (thường biểu hiện thành chế độ sở hữu) là đặc trưng cơ bản của mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định, từ quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ hình thành nên các quan hệ khác trong hệ thống quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định. Khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sở hữu cũng thay đổi theo, lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định sẽ xác lập nên một quan hệ sở hữu tương ứng với nó. Theo C. Mác trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của mỗi dân tộc biểu lộ ra rõ nhất ở trình độ phát triển của phân công lao động xã hội:
Những giai đoạn phát triển khác nhau của sự phân công lao động xã hội cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu, nghĩa là mỗi giai đoạn của phân công lao động cũng quy định những quan hệ cá nhân với nhau tùy theo quan hệ của họ với tư liệu lao động, công cụ lao động và sản phẩm lao động [81, tr.31].
Trong lịch sử của xã hội loài người có hai hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất là công hữu và tư hữu. Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất