Quan Niệm Về Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Của Các Nhà Kinh Điển Mác - Lênin Và Một Số Đảng Cộng Sản



xuất hiện trong xã hội cộng sản nguyên thủy và sở hữu tư nhân xuất hiện ở các chế độ xã hôi như: chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển của LLSX, chế độ tư hữu tất yếu sẽ bị phủ định bởi chế độ công hữu mới tiến bộ hơn.

C.Mác viết:

Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định của bản thân nó, với một tính tất yếu của quá trình tự nhiên. Đó là sự phủ định cái phủ định. Sự phủ định này không khôi phục lại chế độ tư hữu, mà khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa: trên cơ sở sự hiệp tác và sự chiếm hữu công cộng đối với ruộng đất và những tư liệu sản xuất chính lao động làm ra [85, tr.159-160].

Quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất

Quan hệ này thể hiện quyền lực của một cá nhân, tổ chức hay cộng đồng đối với quá trình sản xuất. Mỗi chế độ kinh tế - xã hội đều có một chế độ tổ chức, quản lý sản xuất riêng. Về thực chất, tổ chức quản lý là việc điều khiển và tổ chức cách thức vận động của một nền sản xuất nhất định. Người có quyền tổ chức sản xuất là người quyết định các vấn đề: sản xuất như thế nào, sản xuất sản phẩm gì và sản xuất cho ai, số lượng bao nhiêu…

Quan hệ tổ chức quản lý phụ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất và phụ thuộc vào quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. Điều này được minh chứng trong lịch sử: nếu như trong xã hội cộng sản nguyên thủy có hình thức tự quản, thì trong chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa, chế độ tổ chức, quản lý lại mang hình thức khác thích hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và chế độ tư hữu. Trong chế độ sở hữu này thì người chiếm hữu tư liệu sản xuất trở thành kẻ tổ chức, quản lý sản xuất, người không có tư liệu sản xuất trở thành người bị quản lý, lao động sản xuất theo sự tổ chức, lãnh đạo của kẻ sở hữu tư liệu sản xuất. Trong chế độ XHCN thì chế độ tổ chức, quản lý hoàn toàn khác. Người lao động ở địa vị làm chủ, quan hệ giữa



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

người với người trong sản xuất là hợp tác, bình đẳng. Do đó, việc tổ chức và quản lý sản xuất được tiến hành theo chế độ tập trung, dân chủ.

Tuy nhiên, khi chưa có chủ nghĩa xã hội phát triển đầy đủ, tức là thời kỳ quá độ lên CNXH, khi lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế, chế độ công hữu chưa thực sự được xác lập tuyệt đối thì việc tổ chức, quản lý sản xuất phải có sự linh hoạt, sáng tạo và cũng cần học hỏi kinh nghiệm, kế thừa thành tựu của chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 7

Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động

Quan hệ phân phối sản phẩm là một mặt của quan hệ sản xuất, việc phân phối sản phẩm cho mỗi cá nhân được xác định trên cơ sở tỷ lệ tham dự của cá nhân vào sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên, tỷ lệ đó như thế nào lại do bản chất của mỗi chế độ xã hội quy định. Quan hệ phân phối sản phẩm chịu sự quy định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ tổ chức quản lý, song nó kích thích trực tiếp đến lợi ích của người lao động, cho nên nó tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, và do đó nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất. Nếu lợi ích của người tham gia lao động được bảo đảm, phân phối công bằng thì họ sẽ có thái độ tích cực trong quá trình sản xuất, do vậy sẽ làm cho năng suất lao động cao và thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngược lại, nếu quan hệ phân phối không phù hợp, tức là không bảo đảm lợi ích cho những người tham gia vào quá trình sản xuất, khi đó người lao động có thái độ không tích cực, từ đó dẫn đến kìm hãm sản xuất phát triển.

* Cơ cấu của các quan hệ sản xuất trong một hình thái kinh tế - xã hội

Trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội nhất định bao giờ cũng bao gồm nhiều quan hệ sản xuất khác nhau, để tạo thành cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định. Các quan hệ sản xuất đó, có sự tác động qua lại với nhau để tạo thành một cơ cấu kinh tế nhất định.

Một xã hội cụ thể thường bao gồm có ba loại quan hệ sản xuất cơ bản đó là; quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và



quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội và tạo ra cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, để phân biệt xã hội này với xã hội khác. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định và có sự tác động trở lại quan hệ sản xuất đóng vai trò chủ đạo.

2.1.1.2. Quan niệm về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa của các nhà kinh điển Mác - Lênin và một số Đảng Cộng sản

* Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin mỗi một hình thái kinh tế - xã hội được đặc trưng bởi một quan hệ sản xuất nhất định, đó là quan hệ sản xuất thống trị để tạo thành đặc trưng của một cơ sở hạ tầng nào đó. Quan hệ sản xuất này được hình thành một cách khách quan do trình độ của LLSX quy định.

Đặc trưng của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa về mặt sở hữu, theo chủ nghĩa C.Mác là: thủ tiêu chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thể hiện bản chất ưu việt, tiến bộ của chủ nghĩa xã hội, tạo ra cơ sở kinh tế để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, tiến bộ. Đây là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, không thể ngay lập tức có được. Trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ăngghen đã từng khẳng định điều đó khi trả lời câu hỏi:

Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không? Không thể được, cũng như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu [82, tr.469].



Một mặt, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ đặc trưng của quan hệ sản xuất XHCN là từng bước thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, mặt khác về quan hệ tổ chức, quản lý, các ông cũng chỉ rõ: tổ chức sản xuất của CNXH phải cao hơn CNTB để tăng năng suất lao động. Lênin khẳng định: sau khi giai cấp vô sản đã làm xong nhiệm vụ giành được chính quyền rồi “thì tất nhiên có một nhiệm vụ căn bản khác được đặt lên hàng đầu, đó là: thiết lập một chế độ xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa là phải tăng năng suất lao động, phải tổ chức lao động theo một trình độ cao hơn” [66, tr.228-229].

Về tổ chức, quản lý của QHSX XHCN được xác lập trên cơ sở tính tự nguyện, tự giác khác với tổ chức quản lý của CNTB là bóc lột giá trị thặng dư. Người khẳng định: “chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là năng suất lao động cao hơn (so với năng suất lao động của chủ nghĩa tư bản) của những người công nhân tự nguyện, tự giác, liên hiệp với nhau, sử dụng kỹ thuật hiện đại” [66, tr.25].

Quan hệ trong phân phối của QHSX XHCN theo chủ nghĩa Mác-Lênin nguyên tắc phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối cơ bản nhất. Đó là nguyên tắc lao động ngang nhau thì được hưởng ngang nhau, là nguyên tắc, theo C.Mác, thể hiện sự công bằng trong CNXH.

Tóm lại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin không đưa ra một định nghĩa cụ thể, hoàn chỉnh về QHSX XHCN vì thực tiễn xã hội chưa cho phép. Loài người còn đang ở thời kỳ quá độ từ TBCN lên CNXH, do đó, đây là vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu.

* Quan niệm của một số Đảng Cộng sản về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Trước “đổi mới, mở cửa, cải cách”, hầu hết các Đảng Cộng sản và Công nhân ở các nước XHCN đều có quan niệm chung về QHSX XHCN là: xác lập QHSX XHCN được hình thành thông qua cách mạng QHSX, mà cụ thể là thay đổi triệt để chế độ sở hữu tư nhân bằng sở hữu công cộng dưới hai



hình thức toàn dân và tập thể. Các Đảng Cộng sản và Công nhân bị chi phối quan điểm của Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế lần thứ nhất tháng 11/1956 tại Mát-xcơ-va “Thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và xây dựng chế độ sở hữu công cộng, cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế có kế hoạch” [26, tr.24]. Quan niệm này về cơ bản đã chi phối trong một thời gian dài việc xây dựng QHSX XHCN ở các nước XHCN trước đây. Quan hệ sản xuất XHCN mà Liên Xô và các nước Đông Âu xây dựng theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

Đảng Cộng sản Nam Tư đã không chấp nhận mô hình CNXH tập trung cao độ kiểu Liên Xô, đưa ra lý luận tự quản XHCN. Lý luận tự quản XHCN của Nam Tư bao gồm: Lý luận kinh tế tự quản XHCN và Lý luận chính trị tự quản XHCN. Lý luận kinh tế tự quản XHCN bao gồm: Lý luận về chế độ sở hữu xã hội. Theo Đảng Cộng sản Nam Tư, sở hữu xã hội sẽ khắc phục được những hạn chế của sở hữu nhà nước theo mô hình Liên Xô, cũng như sở hữu của tập đoàn tư bản. Lý luận về tự quản lao động liên hợp - giao quyền quản lý sản xuất cho người lao động; Lý luận về kết hợp kế hoạch và thị trường XHCN, công nhận quan hệ hàng hóa - tiền tệ, kết hợp kế hoạch với thị trường, kế hoạch chỉ đạo thị trường; Lý luận về tái sản xuất mở rộng cho người lao động mới là người chủ thực sự của tái sản xuất mở rộng. Nhà nước không phải chủ thể của tái sản xuất mở rộng. Quan niệm này đã thúc đẩy LLSX phát triển và cũng góp phần xây dựng, củng cố QHSX XHCN. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Nam Tư giải quyết chưa thỏa đáng mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong xây dựng, hoàn thiện QHSX xã hội chủ nghĩa.

Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, ngay thập kỷ 50 của thế kỷ XX, đã đưa ra quan điểm về sự điều chỉnh QHSX trong mục tiêu xây dựng CNXH. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sai lầm trong “đẩy nhanh sở hữu công xã hội nông thôn sang sở hữu toàn dân” (nhất bình nhị điều). Một số nhà lãnh đạo thế hệ thứ nhất cũng như một số học giả thời kỳ này như Trần Vân, Tôn Dã Phương, Cố Chuẩn,



Vu Quang Viễn, Trác Quýnh đã nêu ra quan điểm đúng về sản xuất hàng hóa; quy luật giá trị; điều tiết thị trường, song những quan điểm này đã không được thực hiện bởi quan điểm tả khuynh khi đó về CNXH.

Bước vào cải cách và mở cửa, Trung Quốc coi phát triển “lực lượng sản xuất tiên tiến” là nền tảng phát triển của Trung Quốc và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN là một nhiệm vụ hàng đầu.

Đặc điểm của QHSX XHCN giai đoạn sau 1949 đến trước cải cách và mở cửa ở Trung Quốc 1978. Ban đầu, sau cách mạng, thể chế kinh tế kế hoạch ở Trung Quốc được xây dựng theo mô hình của Liên Xô. Thể chế kinh tế này đã từng phát huy tác dụng tích cực trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt thời kỳ đầu mới lập nước. Nhưng do nó loại bỏ quan hệ hàng hóa, tiền tệ, phủ định tác dụng của cơ chế thị trường nên sự trói buộc của nó đối với sức sản xuất ngày càng rõ rệt. Trong thời gian lâu dài, Trung Quốc thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch một cách chặt chẽ, coi quan hệ hàng hóa tiền tệ và kinh tế thị trường là thuộc phạm trù TBCN. Vì vậy, kinh tế tư nhân, cơ chế thị trường, kinh tế thị trường không được thừa nhận. Để xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong cải tạo XHCN ở Trung Quốc, chế độ công hữu đã được nhanh chóng xác lập. Xuất phát từ quan điểm cho rằng nền kinh tế càng thuần khiết XHCN càng tốt và quy mô các tổ chức kinh tế XHCN càng lớn càng tốt, nên các loại hình kinh tế tư nhân ở Trung Quốc bị nhanh chóng xóa bỏ. Lịch sử cho thấy, việc xác lập QHSX mới, cần phải nhận thức đầy đủ đặc điểm kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH, phải thực sự tôn trọng quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ của LLSX. Ở Trung Quốc thời kỳ này, do nhận thức không đúng nên phạm sai lầm đòi xóa bỏ sản xuất hàng hóa, xóa bỏ quan hệ hàng hóa - tiền tệ, chỉ chú trọng việc thay đổi QHSX, hoàn toàn coi nhẹ phát triển LLSX.

Đặc điểm của QHSX từ cải cách và mở cửa ở Trung Quốc 1978 đến nay. Bước đột phá là quan điểm về phát triển kinh tế phi công hữu, Kinh tế phi công hữu của Trung Quốc, từ chỗ là đối tượng cách mạng trước cải cách



mở cửa, đến Đại hội Đảng lần thứ XIII (1987) đã được xác định là sự bổ sung cần thiết cho nền kinh tế công hữu; từ chỗ được xác định là thành phần quan trọng cấu thành nên kinh tế thị trường XHCN và được đưa vào chế độ kinh tế cơ bản trong thời kỳ đầu của CNXH tại Đại hội Đảng lần thứ XVI (năm 2002) đã được xếp ngang với kinh tế công hữu, và trở thành đối tượng được khuyến khích, ủng hộ và định hướng. Đến năm 1992, Trung Quốc chính thức thừa nhận thể chế kinh tế thị trường với việc xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN. Thể chế kinh tế thị trường Trung Quốc được hình thành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và trong điều kiện chính trị của chính quyền dân chủ nhân dân. Kinh tế thị trường XHCN hoạt động có sự kết hợp với chế độ kinh tế cơ bản trong đó công hữu là chủ thể, các thành phần kinh tế khác nhau cùng phát triển. Kinh tế thị trường XHCN thực hiện nguyên tắc XHCN cùng nhau giàu có.

Tóm lại, các Đảng Cộng sản trên thế giới có sự nhìn nhận và vận dụng học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách khác nhau về QHSX XHCN. Liên Xô và các nước Đông Âu trước kia cho rằng đó là cơ chế kế hoạch hóa tập trung, còn Nam Tư cho rằng đó là chế độ tự quản, Trung quốc lại cho rằng cả công hữu và tư hữu đều quan trọng.

Các Đảng Cộng sản trên thế giới đều có điểm chung là thừa nhận quan hệ sản xuất XHCN phải dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và phân phối trước kia là cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, còn ngày nay quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối là kinh tế thị trường.

* Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Trước đổi mới (1986 Đảng ta đã nhấn mạnh vai trò mở đường của QHSX XHCN, tập trung vào hoàn thiện QHSX khi trình độ của LLSX còn thấp. Đại hội II (1960) chủ trương “phải lấy cải tạo xã hội chủ nghĩa làm trọng tâm, nhằm cải tạo những quan hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa, mở



đường cho sức sản xuất phát triển, đồng thời tiến hành một bước việc xây dựng chủ nghĩa xã hội” [35, tr.2]. Sau năm 1975, cả nước xây dựng CNXH, Đảng ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện QHSX XHCN ở miền Bắc, cải tạo XHCN ở miền Nam. Cũng như ở miền Bắc trước đây, công cuộc cải tạo XHCN ở miền Nam vẫn chủ yếu tập trung vào vấn đề sở hữu. Đại hội VI của Đảng đã nhận thấy “Về nội dung cải tạo thường nhấn mạnh việc thay đổi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mà không coi trọng vấn đề tổ chức quản lý và chế độ phân phối” [27, tr.22].

Việc nhận thức và vận dụng sai quy luật này đã làm cho kinh tế khủng hoảng, đời sống nhân dân khó khăn, kinh tế không phát triển. Đứng trước tình hình đó, Đảng ta đã thực hiện sự nghiệp đổi mới (1986). Trên tinh thần đổi mới, Đảng ta đã nhận thấy “Trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất” [27, tr.23].

Từ Đại hội VI, Đảng ta đã có những nhận thức mới về việc vận dụng quy luật QHSX phù hợp trình độ phát triển của LLSX. Đến Đại hội IX, Đảng ta đã nêu cụ thể:

Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả căn bản xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân [30, tr.86-87].

Điều quan trọng là Đảng ta đã chú ý quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX và xây dựng QHSX trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Trước đây, đã có lúc chúng ta tuyệt đối hóa quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, chưa đánh giá đúng vai trò của quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm. Hạn chế này đã được khắc phục trong nhận thức cũng như trong vận dụng xây dựng QHSX XHCN ở nước ta hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023