Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Thực Trạng Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Việt Nam



giữa quá trình đổi mới, điều chỉnh sở hữu với sự phát triển của LLSX, ít quan tâm đến vấn đề QHSX XHCN.

Với bài: “Phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu trong giai đoạn hiện nay” [76] của Nguyễn Đức Luận. Trong bài báo này, bên cạnh việc khái quát các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu, tác giả cũng khẳng định sự cần thiết phải có những bổ sung, phát triển hợp lý các quan điểm này trong điều kiện của thời đại ngày nay.

Trong cuốn "Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" [155] của Nguyễn Kế Tuấn. Công trình này tập trung vào 3 vấn đề cơ bản sau: những vấn đề lý luận cơ bản về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thực trạng vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam; quan điểm, xu hướng và giải pháp đối với vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Đây là một công trình rất công phu, và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Các tác giả đã hệ thống hóa, khái quát hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác về sở hữu, qua đó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận về sở hữu, chẳng hạn như về các chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường; sự phát triển các chế độ sở hữu trong các phương thức sản xuất xã hội; mối quan hệ giữa sở hữu với các hình thức tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Trong quá trình tìm hiểu công trình này, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề cần phải trao đổi thêm, chẳng hạn như khi bàn về chế độ sở hữu, các tác giả cho rằng “chế độ sở hữu là khái niệm mang tính tổng quát chỉ sở hữu ở khía cạnh bản chất nhất” cách hiểu chế độ sở hữu như vậy rất khác so với các giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin hiện nay. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa sở hữu đối với LLSX được thể hiện rất mờ nhạt, chưa thực sự làm rõ được tính đa dạng của các hình thức sở hữu là do sự đa dạng về trình độ của LLSX điều quy định.



Bàn về vấn đề sở hữu có cuốn “Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững ở Việt Nam và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI” [45] của Lương Việt Hải. Công trình này là một tập hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau.Các bài viết đều tập trung vào việc khái quát và chỉ ra cơ sở khoa học của những quan điểm, chủ trương mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc về sở hữu, nhất là chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, cải cách ở 2 nước. Tuy nhiên, các vấn đề được trình bày trong các tham luận phần nhiều còn dừng lại ở mức độ chung chung, khái quát, chưa thực sự phân tích một cách chi tiết về sở hữu ở Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.

Viết về kinh tế tập thể có cuốn “Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [61] của Chử Văn Lâm. Công trình này gồm có 3 nội dung cơ bản sau: 1) Sở hữu tập thể và kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường - một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên thế giới; 2) Một số vấn đề lý luận và thực trạng phát triển sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; 3) Định hướng và các khuyến nghị chính sách phát triển sở hữu tập thể và kinh tế hợp tác trong thời gian tới. Với việc tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản trên, các tác giả đã góp phần làm rõ sở hữu tập thể và kinh tế tập thể theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và theo quan điểm của nhiều học giả khác, trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn (thực tiễn trong nước và thực tiễn một số nước trên thế giới, thực tiễn ở các nước XHCN, hoặc các nước trước đây là XHCN và thực tiễn ở các nước TBCN). Chính vì vậy, công trình của tác giả Chử Văn Lâm và các cộng sự, đã cung cấp những cách nhìn đa chiều với nguồn tư liệu rất phong phú, đa dạng về sở hữu tập thể và kinh tế tập thể. Xuyên suốt công trình này, các tác giả đã tập trung làm rõ bản chất và các hình thức sở hữu tập thể; sự khác nhau giữa sở hữu tập thể và và sở hữu hỗn hợp; sự cần thiết của sở hữu tập thể và kinh tế tập thể cũng như vai trò, vị trí của nó trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;… Có thể khẳng định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.



Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 3

rằng, công trình này đã góp phần làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu tập thể và kinh tế tập thể; một số quan điểm đột phá về đường lối phát triển sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; thực trạng phát triển sở hữu tập thể và kinh tế tập thể ở nước ta sau khi Luật Hợp tác xã (năm 1996) ra đời;… Tuy nhiên, một số nội dung quan trọng chưa thực sự được các tác giả làm rõ, chẳng hạn như mối quan hệ giữa những chủ trương, chính sách mới về sở hữu tập thể đối với sự phát triển LLSX.

Cũng bàn về vấn đề sở hữu, Nguyễn Văn Thức có cuốn: “Sở hữu: lý luận và vận dụng ở Việt Nam” [137]. Công trình gồm những nội dung cơ bản sau: lý luận về sở hữu; các loại hình sở hữu và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay; vấn đề cải tạo và xây dựng các hình thức sở hữu trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Dưới góc độ lý luận, với việc phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và nhiều nguồn tư liệu khác nhau, tác giả Nguyễn Văn Thức đã nêu lên được quan niệm có tính thuyết phục về sở hữu. Cũng trong công trình này, tác giả Nguyễn Văn Thức đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến sở hữu, chẳng hạn như các vấn đề: sự chiếm hữu, chủ thể sở hữu và đối tượng sở hữu, sở hữu cá nhân và sở hữu tư nhân, quyền sở hữu và chế độ sở hữu, loại hình sở hữu và hình thức sở hữu,…trong quá trình phân tích các vấn đề này, tác giả cũng đã có những khái quát, nhận xét có giá trị, chẳng hạn như những nội dung nói về quyền sở hữu, chế độ sở hữu,… (từ trang 53-58). Dưới góc độ thực tiễn, về cơ bản, tác giả của “Sở hữu: lý luận và vận dụng ở Việt Nam” đã làm rõ được tính tất yếu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay; tác giả cũng chỉ ra được một số nội dung cải tạo và xây dựng các hình thức sở hữu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên, do sự chi phối của mục đích nghiên cứu nên tác giả chỉ nói về vai trò của các hình thức sở hữu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội một cách chung chung, không bàn nhiều đến tác



động của quá trình đổi mới quan hệ sở hữu đối với việc giải phóng, phát triển của LLSX.

Trong cuốn “Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay” [129] của Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Hữu Đạt. Trong công trình này, các tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề: nhận thức vấn đề sở hữu ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”; thực trạng sở hữu doanh nghiệp nhà nước và sở hữu đất đai ở Việt Nam”; quan điểm và phương hướng cơ bản định hướng cho việc giải quyết vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay. Với trọng tâm nghiên cứu như vậy, các tác giả đã khái quát một số quan điểm về sở hữu trên thế giới; hệ thống hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về sở hữu thời kỳ trước đổi mới và trong đổi mới (tính đến năm 2004); đặc biệt là các tác giả đã tập trung sự nghiên cứu của mình vào những vấn đề bức thiết liên quan đến sở hữu là thực trạng sở hữu doanh nghiệp nhà nước và sở hữu đất đai ở nước ta, trên cơ sở đó các tác giả đã đưa ra quan điểm, phương hướng cơ bản cho việc giải quyết vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay. Mặc dù các tác giả chưa tập trung nhiều vào việc nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu; các số liệu có tính cập nhật không cao (chủ yếu từ năm 1980-1999); các phương hướng còn ở mức chung chung, chưa mang tính đột phá, nhưng đây vẫn là một công trình có sự nghiên cứu rất công phu về sở hữu, góp phần vào việc giải quyết những vướng mắc liên quan đến sở hữu ở Việt Nam.

Cuốn sách “Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam” [119] của Lương Xuân Quỳ. Trong công trình này, tác giả bàn về các vấn đề cơ bản sau: 1) Nhận thức về QHSX định hướng XHCN và sự tiến bộ, công bằng xã hội; 2) Những biến đổi của QHSX và tác động của chúng tới sự phát triển của LLSX, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong 15 năm đổi mới (1986 - 2001) ở Việt Nam; 3) Phương hướng xây dựng QHSX định hướng XHCN và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam.

Đề tài mà Lương Xuân Quỳ và tập thể tác giả đề cập đến, là một vấn đề rất rộng lớn, phức tạp, còn có những ý kiến khác nhau. Các tác giả đã



làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Trong đó, nổi bật là các tác giả đã góp phần làm rõ nội dung và những đặc trưng cơ bản của QHSX định hướng XHCN; vai trò của QHSX với phát triển LLSX và tiến bộ, công bằng xã hội theo học thuyết Mác - Lênin; những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển LLSX và hoàn thiện QHSX theo định hướng XHCN; đặc điểm của LLSX trong thời đại ngày nay và tác động của nó đối với QHSX; đường lối của Đảng ta về việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay; thực trạng biến đổi QHSX và những tác động chủ yếu của QHSX đối với việc tăng trưởng kinh tế, giải phóng LLSX, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; phương hướng xây dựng QHSX định hướng XHCN, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Tuy nhiên, trong công trình của tác giả Lương Xuân Quỳ và các cộng sự còn có một số nội dung chưa thực sự sáng tỏ, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu. Chẳng hạn như ở phần thứ nhất của công trình, nội dung bàn về vai trò của QHSX đối với phát triển LLSX và tiến bộ, công bằng xã hội theo học thuyết Mác - Lênin rất mờ nhạt, chưa rõ; ở phần thứ hai, các tác giả có đề cập đến một nội dung rất quan trọng là tác động của những biến đổi QHSX đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải phóng LLSX, tuy nhiên cách trình bày vấn đề này có phần đơn giản, vắn tắt, do vậy tính thuyết phục không cao; ở phần thứ ba, những phương hướng xây dựng QHSX định hướng XHCN và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam mà các tác giả đưa ra còn rất chung chung, rất khó để có thể vận dụng vào thực tiễn;…

Trong cuốn "Những quan niệm của Mác - Ăngghen và Lênin về sở hữu trong chủ nghĩa xã hội" [17] của Lương Minh Cừ. Luận án này tập trung nghiên cứu các vấn đề: khái niệm sở hữu, vị trí và vai trò của sở hữu trong CNXH; xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; sở hữu trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Nhìn chung, luận án đã có những phân tích sâu sắc và hệ thống hóa được các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu trong CNXH.



Tác giả cũng đã lập luận một cách khoa học về việc xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu là một quá trình lâu dài và phải gắn với sự phát triển của LLSX. Luận án này cũng chỉ ra được một số sai lầm chủ quan dễ mắc phải, đồng thời làm rõ được những vấn đề có tính nguyên tắc liên quan đến việc thiết lập chế độ sở hữu trong quá trình xây dựng CNXH.

Trong cuốn “Sự tồn tại đồng thời nhiều loại hình sở hữu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay” [136] của Nguyễn Văn Thức. Trong công trình này, tác giả đặc biệt quan tâm làm rõ lý luận về sở hữu; các loại hình sở hữu và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay; vấn đề cải tạo và xây dựng các quan hệ sở hữu trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Luận án này được hoàn thành trong thời điểm Đảng và Nhà nước ta có những đổi mới mạnh mẽ về sở hữu, nhất là chủ trương cổ phần hóa các nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước để khai thác, quản lý, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của nền sản xuất. Chính vì vậy, xuyên suốt luận án này là tinh thần đổi mới mạnh mẽ quan hệ sở hữu nhằm khai thác, phát huy tối ưu LLSX. Bên cạnh đó, tác giả cũng có những đánh giá xác đáng về vai trò của các hình thức sở hữu trong nền sản xuất của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, khi bàn đến thực tiễn Việt Nam, do sự chi phối của mục đích nghiên cứu nên tác giả không bàn nhiều đến một số vấn đề phức tạp, bức xúc liên quan đến sở hữu ở Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, các số liệu thực tiễn được sử dụng trong quá trình lập luận, phân tích về thực tiễn Việt Nam chưa thực sự phong phú.

Về mặt cơ bản thứ hai của QHSX - quan hệ giữa người với người trong tổ chức, quản lý sản xuất - cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều công trình nghiên cứu, điển hình là các công trình sau:

Phú Giang với bài “Đổi mới quản lý, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động” [40]; Võ Đại Lược “Kinh tế Việt Nam lý luận và thực tiễn” [79]; Nguyễn Cảnh Nam: “Quản lý doanh nghiệp nhà nước - Bất cập và đề xuất đổi mới” [88]; Nguyễn Thành Nam với bài “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: kinh nghiệm



từ Viettel” [89]; Phạm Quang Trung với cuốn sách “Mô hình tập đoàn nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020” [152]Nhìn chung, các công trình trên đều quan tâm làm rõ vai trò của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế ở nước ta hiện nay, tác động của quá trình hội nhập quốc tế đối với các hoạt động tổ chức, quản lý sản xuất, điều tiết nền kinh tế. Các công trình này cũng đã hệ thống hóa quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của quá trình đó, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót của thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Các tác giả trên đều khẳng định sự cần thiết phải nhanh chóng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Quan hệ giữa người với người trong việc phân phối sản phẩm cũng là là một trong những mặt cơ bản của QHSX. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, chúng tôi nhận thấy không có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Dưới đây, là một số công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã tiếp cận, tìm hiểu.

Trong cuốn“Lý luận chung về phân phối của chủ nghĩa xã hội” [8], của Lý Bân người Trung Quốc. Trong công trình của mình, tác giả Lý Bân đã nêu lên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối. Đồng thời, tác giả đã làm sáng tỏ những điều kiện kinh tế ràng buộc phân phối, trong đó nhấn mạnh đến sự phát triển của LLSX và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Khi bàn về những nhân tố thể chế kiềm chế phân phối, tác giả đã đề cập đến chế độ sở hữu, thể chế kinh tế hàng hóa có kế hoạch, hệ thống điều hành vĩ mô và phương thức kinh doanh của xí nghiệp. Theo tác giả, đây là những nhân tố kiềm chế phân phối mà thực chất đó là những nhân tố quy định, chi phối việc phân phối sản phẩm, lợi ích. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi thay đổi trong các nhân tố đó đều có những ảnh hưởng đến phân phối. Khi bàn về những đặc điểm cơ bản của phân phối XHCN, tác giả nhấn mạnh đến tính công bằng trong phân phối,



đồng thời cho rằng cần phải nghiên cứu những đặc điểm này ở trạng thái động, không nên vì khoảng cách giữa phân phối thực tế và yêu cầu của đặc trưng cần thể hiện mà phủ nhận tính hợp lý của phân phối XHCN cũng như triển vọng thực tiễn của nó. Với công trình này, tác giả Lý Bân đã có đóng góp rất lớn trong việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận chung về phân phối của CNXH. Tuy nhiên, khi bàn đến những vấn đề thực tiễn, do sự chi phối của mục đích và phạm vi nghiên cứu, nên tác giả chỉ đề cập đến thực tiễn ở Trung Quốc. Vì vậy, khi tìm hiểu công trình này, người đọc không có cơ hội để biết về thực trạng cũng như những vấn đề đang đặt ra đối với việc phân phối sản phẩm ở Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Đức Luận với bài “Vấn đề phân phối sản phẩm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay” [77]. Đây là một bài báo khoa học, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông. Công trình này khái quát quá trình đổi mới quan hệ phân phối sản phẩm ở nước ta từ năm 1986 đến nay. Tuy nhiên, do đây chỉ là một bài báo khoa học, vì vậy nội dung của nó còn khái quát, sơ lược, chưa đi vào những vấn đề cụ thể, chi tiết của vấn đề phân phối sản phẩm ở nước ta hiện nay.

Tóm lại, Các công trình trên đã bàn nhiều về lý luận quan hệ sản xuất XHCN, nhưng chưa có công trình nào bàn cụ thể, chi tiết về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

Trong những năm qua, đã có nhiều công trình, bài viết nói về thực trạng biến đổi về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở các góc độ và khía cạnh khác nhau. Sau đây là những công trình tiêu biểu.

Trong cuốn “Kinh tế Việt Nam 30 năm chuyển đổi” [133] của tác giả Phạm Quý Thọ đã đánh giá thực trạng quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ khi tiến hành đổi mới năm 1986 đến năm 2016 qua 30 năm đổi mới đất nước. Đây là cuốn sách đánh giá quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta trên

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí