Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 4



nhiều lĩnh vực như: vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nền kinh tế nước ta những thành tựu và hạn chế, vấn đề sở hữu trong nền kinh tế, vai trò của thị trường và vai trò của kinh tế nhà nước… Các vấn đề được tác giả trình bày, thuộc lĩnh vực rộng lớn bao trùm toàn bộ nền kinh tế, trong đó có đề cập về kinh tế nhà nước.

Tác giả đã trình bày thực trạng quá trình chuyển biến nền kinh tế nước ta qua các giai đoạn khác nhau chẳng hạn như: giai đoạn 1986-1990 đây là giai đoạn chuyển đổi về tư duy kinh tế chuyển từ mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Giai đoạn 1991-2001, chúng ta tiếp tục sự nghiệp đổi mới đất nước như thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và khẳng định kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Giai đoạn từ 2001-2016 chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình đổi mới đất nước ta giành được nhiều thành tựu nhưng còn có những hạn chế như: kinh tế phát triển chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa cao…

Về vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế tác giả cho rằng: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo tiếp tục được khẳng định trong hiến pháp sửa đổi năm 2013.Vai trò của kinh tế nhà nước là cần thiết nhằm khắc phục các khuyết điểm của kinh tế thị trường, song cũng cần khắc phục các yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước. Đây là cuốn sách, đã đánh giá thực trạng đổi mới về tư duy lý luận của Đảng ta về chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam và là tài liệu tham khảo cần thiết cho chúng tôi. Tuy nhiên, tác giả chỉ chú trọng khái quát thực trạng về quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng, các số liệu thực tế chưa nhiều, hơn nữa trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thì quan hệ quản lý, quan hệ phân phối còn ít được bàn đến.

Bàn về thực trạng doanh nghiệp nhà nước có bài "Nợ của các doanh nghiệp nhà nước: mối đe dọa nợ công của Việt Nam" [1] của Phạm Thế Anh. Đây là một bài báo khoa học tác giả đã phân tích thực trạng nợ của các doanh



nghiệp nhà nước ở Việt Nam.Theo tác giả bài báo tính đến ngày 31-12-2013 quy mô nợ của các doanh nghiệp nhà nước lên tới 1.654.271 tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm 2012 và tương đương với 46,2% GDP.Trong đó tập trung vào một số tập đoàn và tổng công ty như: Tập đoàn Dầu khí 163,1 nghìn tỷ đồng,Tập đoàn Điện lực 78,6 nghìn tỷ đồng, Tập đoàn Than và Khoáng sản 49,6 nghìn tỷ đồng, Tổng công ty Hàng Hải 47,6 nghìn tỷ đồng, Tổng công ty Sông Đà 20,4 nghìn tỷ đồng… từ sự phân tích thực trạng nợ của các doanh nghiệp nhà nước tác giả đi đến kết luận: Khu vực doanh nghiệp nhà nước tuy chiếm số lượng nhỏ về doanh nghiệp nhưng đang có số nợ rất lớn. Để giảm thiểu tiêu cực của nợ doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nợ công ở Việt Nam cần phải có kế hoạch trả nợ và cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước. Theo chúng tôi, hiệu quả của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng sinh lời của các doanh nghiệp, kế hoạch trả nợ, quy mô doanh nghiệp… chứ không chỉ một chỉ tiêu là nợ của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, đây là bài báo có giá trị cho chúng tôi tham khảo, khi đánh giá thực trạng doanh nghiệp nhà nước.

Nguyễn Đức Độ với bài: “Một số thách thức trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” [38]. Đây là một bài báo khoa học tác giả đã chỉ ra thực trạng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta còn nhiều bất cập:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp được cổ phần hóa còn ít trong giai đoạn 2011-2015, cả nước sắp xếp được 558 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa được 478 doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ hai, mức độ cổ phần hóa thấp. Tại hầu hết các doanh nghiệp đã cổ phần hóa tỉ lệ vốn nhà nước vẫn ở mức trên 50%, trong giai đoạn 2013-2015 quy mô thoái vốn đạt 17 000 tỉ đồng còn nhỏ so với vốn chủ sở hữu 1,3 triệu tỉ đồng.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 4

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa chưa lên sàn chứng khoán.



Đây là một bài báo, đã nói lên thực trạng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta và là nguồn tham khảo có giá trị với chúng tôi khi viết luận án. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất không chỉ có cổ phần hóa, còn có các mặt khác như quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm. Các quan hệ này, còn chưa được đề cập trong bài báo.

Đánh giá thực trạng nền kinh tế nước ta có cuốn “Đổi mới mô hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế” [2] của Ban Kinh tế Trung ương. Các tác giả đã chỉ ra thực chất của việc cơ cấu lại nền kinh tế là nhằm chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ phát triển dựa trên số lượng sang phát triển trên cơ sở chất lượng. Trong cuốn sách các tác giả đã chỉ ra thực trạng việc triển khai chỉ thị của Thủ tướng chính phủ trong cơ cấu lại nền kinh tế với các nội dung là: cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, cơ cấu lại thị trường tài chính trọng tâm là các ngân hàng thương mại, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.

Các tác giả đã đánh giá thực trạng quá trình triển khai giai đoạn 2011- 2015 về việc thực hiện đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với các nội dung: sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính. Tính đến cuối năm 2015 đã có 88/108 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt đề án. Nhìn chung cổ phần hóa là để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm lợi ích của người lao động. Kết quả của đề án tính đến ngày 30-9-2014, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 6.875 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa được 4132 doanh nghiệp,việc thoái vốn thực hiện với kết quả năm 2013 đã thoái vốn 965,5 tỷ đồng, đến năm 2014 là 2975 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu còn chậm so với yêu cầu đạt ra. Đây là cuốn sách đánh giá toàn diện về việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và là tài liệu tham khảo quý giá với chúng tôi trong quá trình viết luận án.

Với bài “Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam” [52] của Phùng Thế Hùng. Tác giả của luận án



đã phân tích thực trạng sự biến đổi của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam và thực trạng quản lý nhà nước trên phương diện là chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Theo tác giả, quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước là quá trình tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng liên kết, sáp nhập lại thành các tập đoàn có quy mô lớn. Các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta có quy mô lớn, chiếm nguồn lực lớn của xã hội, do vậy, hoạt động của các tập đoàn ảnh hưởng lớn tới xã hội. Các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta hoạt động trong các nghành nghề mũi nhọn của nền kinh tế, ngoài mục tiêu sản xuất kinh doanh còn có mục tiêu xã hội chẳng hạn như: phục vụ cho công bằng xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, vấn đề quốc phòng, an ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng…

Hiện nay, theo tác giả, đa số các tập đoàn làm ăn tốt có lãi, thực hiện được các mục tiêu về kinh tế - xã hội do Đảng, Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn không đồng đều, trong số các tập đoàn kinh tế nhà nước thì doanh thu đến chủ yếu từ Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Than và Khoáng sản. Trong những năm gần đây các tập đoàn kinh tế nhà nước có nhiều biến đổi; một số tập đoàn còn làm ăn kém hơn các thành phần kinh tế khác. Đặc biệt tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinaship và Tổng công ty Hàng hải Vinalies đã thua lỗ nặng gây thất thoát, lãng phí vốn của nhà nước và gây ra búc xúc cho nhân dân. Điều này đã dẫn đến mô hình tập đoàn này bị tan rã, được cơ cấu lại thành tổng công ty nhà nước.

Về mặt quản lý của nhà nước với các tập đoàn kinh tế nhà nước còn nhiều lỗ hổng như; chủ sở hữu đối với các tập đoàn còn chồng chéo, nhiều đầu mối, phức tạp dẫn đến hiệu lực quản lý không cao, cơ chế kiểm soát còn nhiều bất cập chủ yếu theo báo cáo của Hội đồng quản trị của các tập đoàn, thiếu thẩm định, đánh giá, thông tin chưa kịp thời, dẫn đến sai phạm khó bị phát hiện… Tuy nhiên, Luận án còn có chỗ phải trao đổi thêm chẳng hạn về vấn đề thực trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, vấn đề thực trạng



phân phối sản phẩm trong các tập đoàn kinh tế nhà nước… Tuy vậy, công trình này là nguồn tham khảo rất có giá trị đối với chúng tôi trong quá trình viết luận án sau này.

Trong cuốn “Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [49] của Hội đồng Khoa học các Cơ quan Đảng Trung ương. Các tác giả đã đánh giá thực trạng việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trên các mặt: Tái đầu tư công, cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước…

Về vấn đề tái cơ cấu đầu tư công và trách nhiệm vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Tác giả Cao Viết Sinh chỉ rõ: Đầu tư công thuộc vốn ngân sách nhà nước và thuộc kinh tế nhà nước thực trạng là đầu tư phát triển theo chiều rộng hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực, các vùng địa phương… còn nhiều bất hợp lý, chính sách đầu tư chưa khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất.

Về hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước tác giả Trần Thị Minh Châu đã đánh giá khái quát thực trạng hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước như: số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm xuống từ 12000 doanh nghiệp trước đổi mới chỉ còn 3283 năm 2010. Hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa cao được thể hiện: tình trạng tài chính nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa lành mạnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp hơn các thành phần kinh tế khác…

Thực trạng sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhà nước đa số các doanh nghiệp nhà nước có số lượng lao động lớn, hầu hết các tập đoàn các tổng công ty đều có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tuy nhiên theo các tác giả còn một số vấn đề về nguồn nhân lực đặt ra như: tính toàn dụng lao động thấp, một bộ phân lao động có tinh thần làm việc chưa tốt, lao động quản lý còn có phẩm chất kém làm thất thoát tài sản, lãng phí tham ô…

Đây là một cuốn sách, đã đánh giá thực trạng của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay trên một số mặt, một số lĩnh vực và là tài liệu tham khảo có giá trị cho chúng tôi sau này.



Quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu về tư liệu sản xuất là mặt căn bản của quan hệ sản xuất, vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này tiêu biểu như:

Luận án “Quản lý nhà nước với tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam” [39] của Nguyễn Thị Hà Đông. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước từ khi tiến hành đổi mới đến năm 2012. Theo tác giả các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam có đặc trưng là: được hình thành từ quá trình chuyển đổi, sắp xếp lại các tổng công ty nhà nước ở nước ta, hoạt động trong các ngành nghề mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, chủ sở hữu là nhà nước bao gồm: Chính phủ, các Bộ, các Ban, ngành..

Về thực trạng các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, tác giả cho rằng đa số các tập đoàn đều làm ăn có lãi đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Các tập đoàn nhà nước như: Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Than và khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Cao su, Tập đoàn Xăng dầu, Tập đoàn Viễn thông quân đội… ngoài mục tiêu tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh còn thực hiện mục tiêu khác của Đảng, Nhà nước như là: ổn định kinh tế vĩ mô, là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế, kìm chế lạm phát…

Các tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ các ngành nghề mũi nhọn trong nền kinh tế và chi phối phần lớn thị trường như: Điện chiếm 94%, Than 97%, Thuốc lá 63%, Giấy 50%, Ximăng 59%, Dầu khí và Bưu chính viễn thông chiếm thị phần trên cả nước… đây là yếu tố quan trọng để nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, theo tác giả bên cạnh các Tập đoàn làm ăn có lãi thì vẫn có Tập đoàn làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nặng gây bức xúc cho xã hội như: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinaship và Tổng công ty Hàng hải Vinalies đã thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là do quản lý nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa tốt.

Bên cạnh những phân tích thực trạng trên, tác giả chưa đánh giá bao quát các mặt của Tập đoàn kinh tế nhà nước trên các phương diện khác, chẳng



hạn vấn đề chủ sở hữu của các tập đoàn, vấn đề phân phối sản phẩm mà chỉ bàn nhiều về quan hệ tổ chức, quản lý của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất chỉ là một mặt của quan hệ sản xuất, mặt khác tác giả chỉ nghiên cứu về các Tập đoàn kinh tế nhà nước, một lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước, chứ chưa bao quát hết toàn bộ doanh nghiệp nhà nước và quan hệ sản xuất XHCN ở nước ta. Đây là luận án gợi mở cho chúng tôi nhiều điều và làm tài liệu tham khảo cần thiết của chúng tôi.

Nói về thực trạng đổi mới về sở hữu có cuốn Bản chất của sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam [72] của Trương Giang Long. Tác giả đã phân tích thực trạng biến đổi sở hữu ở nước ta trong thời kỳ đổi mới đó là: nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, có sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp. tương ứng với các hình thức sở hữu đó hình thành nhiều thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước ở thời kỳ này và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế đều có vị trí, vai trò nhất định trong nền kinh tế nước ta, đều bình đẳng trước pháp luật, được luật pháp thừa nhận và tạo điều kiện phát triển.Theo tác giả các thành phần kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn, thống nhất vì: đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, dưới sự điều hành chung của nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách, theo định hướng chung, kinh tế nhà nước có thể liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác. Mâu thuẫn được thể hiện: Kinh tế nhà nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế khác đặt mục tiêu lợi nhuận, lợi ích lên trên hết, kinh tế nhà nước ngoài mục tiêu lợi nhuận còn có mục tiêu về kinh tế - xã hội. Về việc Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo tác giả đặt câu hỏi: Hầu hết các nước trên thế giới đều có kinh tế nhà nước, tại sao chỉ có Việt Nam xác định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo? Tác giả đã đưa ra câu trả lời; Điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, không củng cố tăng cường kinh tế nhà nước thì không thể nói tới định hướng xã hội chủ



nghĩa. Điều này không phải tư duy chủ quan mà xuất phát từ thực tiễn khách quan của Việt Nam.

Tuy nhiên, tác giả chỉ mới nói tới thực trạng sự biến đổi nền kinh tế nhiều thành phần và vai trò của các thành phần kinh tế trên phương diện nhận thức thông qua các văn kiện của Đảng, chưa có nhiều số liệu thực tế. Mặc dù vậy, đây là cuốn sách tham khảo đánh giá thực trạng về phương diện nhận thức vai trò, vị trí các thành phần kinh tế có giá trị cho chúng tôi tham khảo.

Về thành phần kinh tế hợp tác xã cũng có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Nghiên cứu thực trạng kinh tế tập thể có bài “Luồng gió mới cho kinh tế hợp tác” [55] của Thu Hường. Tác giả đã phân tích thực trạng các hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay; cả nước có khoảng 20 000 hợp tác xã, từ khi có Luật hợp tác xã năm 2012 mô hình hợp tác xã kiểu mới đã có những chuyển biến tích cực. Các hợp tác xã đã làm tốt việc hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển. Đã xuất hiện các mô hình hợp tác xã làm ăn hiệu quả như: Hợp tác xã Hòa Mỹ ở Hà Nội đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và có số vốn lên đến 226 tỷ đồng, Hợp tác xã Đại Hiệp ở Quảng Nam có vốn 16 tỷ đồng, Hợp tác xã Anh Đào có số vốn 50 tỷ đồng… Tuy nhiên, theo tác giả bài báo đa số các hợp tác xã ở nước ta còn nhỏ bé hiệu quả hoạt đông chưa cao, chưa thu hút được các hộ kinh doanh cá thể vào hợp tác. Do vậy để phát triển cần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với mô hình hợp tác xã kiểu mới ở nước ta. Đây là bài báo khoa học đã đánh giá, phân tích phong trào hợp tác xã kiểu mới hiện nay ở Việt Nam và là nguồn tham khảo quan trọng cho chúng tôi khi nghiên cứu về kinh tế hợp tác xã.

Tóm lại, các công trình trên, đã bàn nhiều về thực trạng QHSX XHCN ở các khía cạnh và góc độ khác nhau. Những công trình này, đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều điều và là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết đối với chúng tôi.

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí