cho doanh nghiệp, 1464 tỷ đồng là bù lỗ, hỗ trợ các doanh nghiệp. Ngoài ra nhà nước còn miễn giảm thuế 2288 tỷ đồng, xóa nợ 1088 tỷ đồng, khoanh nợ 3392 tỷ đồng, giãn nợ 540 tỷ đồng, cho vay tín dụng ưu đãi 8685 tỷ đồng [87, tr.126].
Tổng kết quá trình đổi mới giai đoạn này, Đại hội IX khẳng định: “Quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Chưa có chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước” [30, tr.153].
* Giai đoạn 2001-2017
Đến Đại hội IX chúng ta đã xác định được mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH là: “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [30, tr.86]. Và khẳng định: “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc” [30, tr.87]. Do đó, kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Về quan hệ sở hữu.
Về mặt sở hữu, Đại hội IX xác định cụ thể hơn so với đại hội trước, đại hội VIII chỉ xác định những ngành, lĩnh vực nhà nước cần nắm giữ đó là kết cấu hạ tầng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, ngành liên quan đến quốc phòng, an ninh. Đến Đại hội IX các ngành, lĩnh vực then chốt, quan trọng trong nền kinh tế được nhà nước đầu tư “phát triển thêm doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng” [30, tr.96].
Đại hội IX đã chỉ rõ những ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước với những ngành nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn thì đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện đa dạng hóa về sở hữu. Đại hội xác định: “Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100% vốn” [30, tr.97].
Có thể bạn quan tâm!
- Toàn Cầu Hóa, Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Khu Vực
- Thực Trạng Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Việt Nam
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 12
- Thực Trạng Về Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Thể Hiện Ở Kinh Tế Tập Thể
- Cơ Cấu Gdp Của Các Thành Phần Kinh Tế Năm 2010-2014.
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Quá Trình Phát Triển Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Đại hội X khẳng định:
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế và một số lĩnh vực công ích. Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước [31, tr.85].
Đại hội X đã xác định trọng tâm là mở rộng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế, nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Đại hội XI và XII của Đảng đều nhấn mạnh ” đẩy mạnh cổ phần hóa” các doanh nghiệp nhà nước.
Quán triệt các quan điểm của Đảng về đa dạng hóa sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước ban hành Quyết định 58/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 26-4-2002 về việc ban hành tiêu chí danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước. Theo quyết định này, sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp được thu hẹp lại, các doanh nghiệp nhà nước 100% vốn chỉ bao gồm các doanh nghiệp độc quyền như: vật liệu nổ, phóng xạ, thuốc lá, điện.., các doanh nghiệp bảo đảm cho vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp đặc thù như: xuất bản, xổ số và các ngành quan trọng khác do chính phủ quy định… Còn loại thứ hai, cổ phần hóa nhưng nhà nước nắm cổ phần chi phối như: sản xuất đường, sữa dầu thực vật, kiểm định hàng hóa… các doanh nghiệp không quan trọng Nhà nước nắm cổ phần dưới 50% hoặc không nắm cổ phần. Loại hình thứ ba, các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài thì chuyển đổi về sở hữu bằng cách sáp nhập hoặc giải thể.
Tiếp theo là: Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007(về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước 100% vốn nhà nước) và Quyết định 14/2011/QĐ-TTg ngày 4/3/2011(về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước). Nhờ có các văn bản pháp lý đó hướng dẫn cụ thể, việc đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo hướng
thu hẹp dần các ngành, các lĩnh vực nhà nước nắm 100% vốn và các ngành lĩnh vực nhà nước nắm cổ phần chi phối trên 50% vốn.
Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Theo Nghị định này Thủ tướng đại diện cho chủ sở hữu có quyền đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các Bộ thực hiện chức năng theo ngành mình như: Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giám sát tài chính, Bộ Nội vụ có chức năng bổ nhiệm nhân sự, Bộ Lao động chịu trách nhiệm về tiền lương, Bộ Kế hoạch đầu tư chịu trách nhiệm về thực hiện kế hoạch, chiến lược… Ở đây, đã có sự phân công phân cấp về việc thực hiện quyền của chủ sở hữu nhưng còn có nhiều hạn chế là quá nhiều đầu mối, nhiều chủ sở hữu dẫn đến hiệu quả không cao.
Quyết định 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục Doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020. Theo quyết định này các ngành, lĩnh vực thuộc danh mục nhà nước nắm giữ 100% vốn chỉ bao gồm 11 ngành: Đo đạc bản đồ phục vụ cho an ninh quốc phòng, sản xuất vật liệu nổ, truyền tải điện, quản lý kết cấu hạ tầng, dịch vụ không lưu, bảo đảm hàng hải, bưu chính công ích, kinh doanh xổ số, xuất bản, in, đúc tiền, sản xuất vàng miếng và tín dụng chính sách phục vụ kinh tế xã hội.
Các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa nhà nước nắm giữ trên 65% vốn bao gồm 8 ngành: quản lý khai thác các cảng, hàng không, dịch vụ thông tin dẫn đường, khai thác khoáng sản quy mô lớn, tài chính, ngân hàng.
Những doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa Nhà nước nắm trên 50% và dưới 65% bao gồm 10 ngành: sản xuất hóa chất cơ bản, vận chuyển hàng không, buôn bán gạo, nhập khẩu xăng dầu, sản xuất thuốc lá, cung cấp viễn thông mạng, trồng chế biến cao su, cà phê tại địa bàn chiến lược, doanh nghiệp bảo đảm nhu cầu cho đồng bào miền núi, kinh doanh bán
lẻ điện. Như vậy, các lĩnh vực thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước nắm cổ phần chi phối đã được thu hẹp lại rất nhiều so với thời kỳ trước.
Về quan hệ tổ chức, quản lý.
Để hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn này, Đảng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các doanh nghiệp nhà nước được bắt nguồn từ giai đoạn trước như:
Tách bạch chức năng sở hữu và chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Đại hội IX xác định “phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp” [30, tr.97]. Đại hội X quyền tự chủ của doanh nghiệp được xác định rõ nghĩa hơn. “Doanh nghiệp nhà nước có quyền tài sản, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên thị trường và trước pháp luật. Gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả của doanh nghiệp” [31, tr.84]. Đến Đại hội XI cơ chế quản lý có sự hoàn thiện hơn theo cơ chế thị trường “phân định rõ quyền sở hữu của nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp” [33, tr.110]. Đại hội XII tách bạch chức năng sản xuất kinh doanh và chức năng khác “Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị công ích. Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn và chức năng quản lý nhà nước” [34, tr.106].
Như vậy, trong giai đoạn từ 2001-2017 các quan điểm của Đảng đã có sự biến đổi nhằm phân định rõ chức năng của doanh nghiệp nhà nước trên thị trường và chức năng quản lý của chủ sở hữu, để tránh sự can thiệp hành chính vào công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần hình thành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn này, Đảng khẳng định tiếp tục xóa bỏ bao cấp trong doanh nghiệp nhà nước tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.
Đại hội IX khẳng định: “tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực cho phát triển và nâng cao hiệu quả theo hướng: xóa bỏ bao cấp; doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất, kinh doanh; nộp đủ thuế và có lãi”
[30, tr.97]. Đại hội X tiếp tục khẳng định “xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu” [31, tr.84]. Và nhấn mạnh:
Hoàn thiện cơ chế chính sách để các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước có quyền tài sản, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên thị trường và trước pháp luật. Gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả của doanh nghiệp [31, tr.84-85].
Đại hội XI cũng chỉ rõ: “Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế” [33, tr.110]. Đại hội XI còn chỉ rõ “Hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế” [33, tr.209]. Đại hội XII nhấn mạnh hơn “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, các chủ thể của các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” [34, tr.103].
Trong tổ chức quản lý Đảng có chủ trương tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng giảm về số lượng, tăng về chất lượng hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với bên ngoài. Việc hình thành các tập đoàn kinh tế bắt đầu từ Đại hôi IX, Đại hội khẳng định: “xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế” [30, tr.96].
Đại hội X nhấn mạnh “Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước, các tổng công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư… Trong đó, Nhà nước giữ cổ phần chi phối” [31, tr.85].
Đại hội XI, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu bộc lộ những yếu kém, bất cập do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2010. Đảng có chủ trương đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, trong đó có các
tập đoàn kinh tế. Đại hội lần thứ XII của Đảng cụ thể hóa hơn nữa và nhấn mạnh “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước” [34, tr.23].
Đảng chủ trương cơ cấu lại ngành nghề của các tập đoàn, tổng công ty theo hướng thoái vốn khỏi các lĩnh vực khác chỉ đầu tư vào lĩnh vực chính được giao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước.
Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý khác như:
Luật Doanh nghiệp ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực 1/7/2006, với sự ra đời luật doanh nghiệp này đã đánh dấu sự thay đổi to lớn với doanh nghiệp nhà nước; nó tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự bình đẳng, thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp khác. Với việc ban hành luật doanh nghiệp 2005 toàn bộ các công ty nhà nước phải chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Do đó, sở hữu nhà nước được xác định rõ hơn và bình đẳng với các loại sở hữu khác.
Nhà nước đã quyết định cho thành lập các Tập đoàn kinh tế làm nòng cốt trong doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước, từ năm 2005-2011 đã thành lập 12 tập đoàn kinh tế nhà nước như: Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Dệt may, Xăng dầu, Hóa chất, Bưu chính Viễn thông, Điện lực… làm cơ sở cho nhà nước hướng dẫn, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Nhà nước ban Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19-2-2013 phê duyệt đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2013-2020. Và chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 19-6-2013 về nhiệm vụ triển khai trong năm 2013-2015 nhằm thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2013-2020.
Tiếp theo Nhà nước ban hành Nghị định 115/2014/NĐ-CP quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên còn có hạn chế đó là; có quá nhiều cơ quan đại diện cho chủ sở hữu cho doanh nghiệp nhà nước dẫn đến hiệu quả giám sát không cao, khi xẩy ra sai phạm không ai chịu trách nhiệm.
Về quan hệ phân phối.
Đại hội IX đã cụ thể hóa chế độ phân phối ở nước ta là đa dạng hóa về phân phối, nếu Đại hội VIII chỉ nói phân phối theo lao động và các nguồn lực khác thì Đại hội IX xác định ngoài phân phối theo lao động, còn có phân phối theo vốn đóng góp nhằm huy động nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh và phân phối theo phúc lợi xã hội: “thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội” [30, tr.88].
Ngoài việc đa dạng hóa các hình thức phân phối thì Đại hội IX cũng chú ý tới vấn đề công bằng trong phân phối để tạo động lực cho phát triển sản xuất. Do đó, việc thực hiện tốt các chính sách xã hội được coi trọng nhằm giảm chênh lệch giàu, nghèo, các điều kiện làm việc, lao động được cải thiện. Đại hội khẳng định:
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn bệnh nghề nghiệp cho người lao động… cải cách cơ bản chế độ tiền lương cán bộ công chức theo hướng tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương; điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập của xã hội [30, tr.105].
Chính sách phân phối giai đoạn này tiếp tục được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được tự chủ trả lương, thưởng trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, ngoài ra còn có các chính sách xóa đói giảm nghèo và các chính sách xã hội khác nhằm tạo công bằng trong phân phối.
Đại hội X khẳng định thực hiện đa dạng các hình thức phân phối, trong đó phân phối theo lao động là chính: “thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội” [31, tr.77-78].
Đại hội XI làm rõ tính công bằng trong phân phối: “quan hệ phân phối phải bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển” [33, tr.74]. Đại hội XII đã gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng trong phân phối: “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển” [34, tr,103]. Đại hội XII đề ra chủ trương phải bảo đảm đời sống cho người lao động trên cơ sở việc làm và an sinh xã hội: “Giải quyết tốt lao động việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội” [37, tr.136].
Thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quan hệ sản xuất XHCN thể hiện ở kinh tế nhà nước đã có những biến đổi tích cực:
Một là, về quan hệ sở hữu.
Qua quá trình đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, đã làm cho sở hữu của QHSX XHCN trong kinh tế nhà nước đã được có sự thay đổi. Các ngành, lĩnh vực thuộc doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước nắm giữ 100% và cổ phần chi phối được thu hẹp lại. Theo số liệu thống kê:
Các ngành, lĩnh vực nhà nước nắm 100% vốn đã giảm đi rõ rệt, từ 42 ngành năm 2002, xuống 30 ngành năm 2004 và còn 19 ngành năm 2007, và 20 ngành năm 2011. Các ngành nhà nước nắm trên 50% vốn đã giảm từ 48 ngành, năm 2002 xuống 26 ngành năm 2004, 27 ngành năm 2007 và 27
ngành năm 2011 [19, tr.17].
Qua đó đã tạo điều kiện, địa bàn cho các thành phần kinh tế khác phát triển
Cổ phần hóa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ: “Trong thời kỳ 2001- 2006 có khoảng 3 830 doanh nghiệp được sắp xếp lại ở Việt Nam, trong đó cổ phần hóa được 2472 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 64,5% tổng số doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, còn tính đến năm 2013 đã cổ phần hóa được 3659