Chương 3
THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
3.1.1. Thực trạng về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế nhà nước
Đại hội lần VIII của Đảng năm 1996 Đảng, Nhà nước chính thức sử dụng khái niệm thành phần kinh tế nhà nước thay cho khái niệm kinh tế quốc doanh. Đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau chưa thống nhất về thành phần kinh tế nhà nước.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng: kinh tế nhà nước là những hoạt động kinh tế mà Nhà nước là chủ sở hữu, có quyền định đoạt, tổ chức quản lý. Theo quan điểm này, kinh tế nhà nước bao gồm các bộ phận như: doanh nghiệp nhà nước, tài sản công, dự trữ quốc gia, tài chính nhà nước. Một số học giả còn cho rằng: bao gồm ngân sách nhà nước, tài nguyên quốc gia, hệ thống chính sách của nhà nước.
Loại ý kiến thứ hai như tác giả Vũ Đình Bách còn cho rằng: kinh tế nhà nước bao gồm tổng thể các nguồn lực nhà nước, do vậy có nội dung rất rộng.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Quan Hệ Sản Xuất Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Việt Nam
- Những Nhân Tố Tác Động Đến Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Trong Thời Kỳ Đổi Mới
- Toàn Cầu Hóa, Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Khu Vực
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 12
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 13
- Thực Trạng Về Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Thể Hiện Ở Kinh Tế Tập Thể
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Kinh tế nhà nước là một khái niệm mở có thể hiểu theo mức độ rộng, hẹp khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu.
Chúng tôi cho rằng: kinh tế nhà nước theo nghĩa rộng bao gồm hai lĩnh vực chính: các doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp như: tài nguyên quốc gia, các quỹ dự trữ quốc gia, hệ thống ngân hàng nhà nước, bảo hiểm nhà nước… trong đó, các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò là nòng cốt.
Theo nghĩa hẹp, kinh tế nhà nước đồng nghĩa với hệ thống các doanh nghiệp nhà nước.
Chúng tôi nghiên cứu, khảo sát bộ phận cốt lõi nhất, nòng cốt nhất của kinh tế nhà nước là các doanh nghiệp nhà nước, bộ phận còn có nhiều tranh cãi và gây bức xúc trong những năm vừa qua hay kinh tế nhà nước được hiểu theo nghĩa hẹp để nghiên cứu.
Từ khi đổi mới đến nay, kinh tế nhà nước có sự vận động, biến đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau:
* Giai đoạn 1986 - 2001
Trong giai đoạn này, sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua ba kỳ đại hội là: Đại hội VI, VII, VIII của Đảng, xuất phát từ thực trạng trình độ của lực lượng sản xuất còn lạc hậu, quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất. Trong khi đó các loại hình quan hệ sản xuất khác bị xóa bỏ một cách nóng vội dẫn đến vi phạm quy luật khách quan. Do đó, Đảng và Nhà nước đã có sự nhận thức lại quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã có sự đổi mới mang tính bước ngoặt, được thể hiện tập trung trong Văn kiện Đại hội VI,VII,VIII và các Nghị quyết, văn bản pháp luật khác của Đảng và Nhà nước. Sự đổi mới được thể hiện trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm. Cụ thể là:
Về quan hệ sở hữu
Sự chuyển đổi nhận thức về quan hệ sở hữu của Đảng, là một quá trình, trải qua nhiều kỳ Đại hội Đảng, bắt nguồn từ Đại hội VI của Đảng.
Đại hội lần VI của Đảng với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [27, tr.12] sau khi đã phân tích tình hình về kinh tế - xã hội ở nước ta đã khẳng định: “quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố. Vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh suy yếu. Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa chưa được sử dụng và cải tạo tốt” [27, tr.18]. Đại hội VI đã chủ trương đổi mới quan hệ sản xuất là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH và bao gồm 3
mặt: xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối.
Đại hội VI xác định:
Nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Ở nước ta, các thành phần kinh tế đó là:
Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và tập thể, cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần kinh tế đó.
Các thành phần kinh tế khác gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trong một bộ phận dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi khác [27, tr.56-57].
Đại hội VI đã khẳng định kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược, và là đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, điều này là khách quan phù hợp với trình độ của LLSX ở nước ta. Trong nền kinh tế nhiều thành phần đa dạng về sở hữu thì sở hữu nhà nước hay sở hữu toàn dân, mà Nhà nước là đại diện luôn được Đảng, xác định đóng vai trò chủ đạo. Đại hội VI của Đảng xác định: “điều quan trọng nhất là củng cố và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, trước hết là làm cho kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, chi phối được các thành phần kinh tế khác” [27, tr.58].
Đến Đại hội VII năm 1991, vấn đề đổi mới nền kinh tế bắt nguồn từ Đại hội VI tiếp tục được thúc đẩy hơn nữa. Đại hội VII khẳng định tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước: “tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc” [28, tr.61]. Đến đại hội VII vấn đề sở hữu của QHSX XHCN được Đảng xác định rõ hơn, bên cạnh việc thừa nhận sự tồn tại lâu dài, khách quan của các loại hình sở hữu khác thì sở hữu nhà nước của các đơn vị quốc doanh phải được thu hẹp lại để tập trung phát triển có hiệu quả.
Do đó, Đại VII đã tiến xa hơn Đại VI đó là xác định những ngành, những lĩnh vực mà kinh tế quốc doanh cần nắm giữ chứ không phát triển tràn lan như trước: “khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế” [28, tr.67]. Để đổi mới sắp xếp lại các đơn vị quốc doanh sao cho có hiệu quả thì cần chuyển đổi sở hữu từ sở hữu nhà nước sang các hình thức sở hữu khác. Giải pháp là giảm sở hữu nhà nước để tập trung vào các cơ sở trọng điểm, làm ăn có hiệu quả bằng cách giải thể các xí nghiệp làm ăn thua lỗ và tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước “chuyển hình thức sở hữu hoặc giải thể các cơ sở thua lỗ kéo dài và không có khả năng vươn lên” [28, tr.67].
Trong giai đoạn này Đảng đã tiến hành đổi mới về sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước bằng cách thí điểm cổ phần hóa: “chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới. Phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trên phạm vi thích hợp” [28, tr.69].
Đến Đại hội VIII, khái niệm kinh tế quốc doanh được thay bằng khái niệm kinh tế nhà nước. Khái niệm kinh tế nhà nước rộng hơn khái niệm kinh tế quốc doanh. Bởi vì, ngoài hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước còn bao gồm các bộ phận khác như: Tài nguyên quốc gia, các quỹ quốc gia…trong đó hệ thống các doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt.
Đại hội VIII làm rõ nghĩa hơn về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước mà nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc nắm giữ các ngành, lĩnh vực then chốt, kinh tế nhà nước còn phải làm đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, làm lực lượng để nhà nước điều tiết nền kinh tế, Đại hội khẳng định:
Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chò chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ
các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới [29, tr.93].
Đại hội VIII đã cụ thể hóa hơn nữa trong việc xác định những lĩnh vực, những ngành then chốt cần nắm giữ đó là: ngành kết cấu hạ tầng xã hội, tài chính, ngân hàng bảo hiểm, cơ sở thương mại, dịch vụ quan trọng, cơ sở sản xuất liên quan tới quốc phòng, an ninh:
Tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất thương mại; dịch vụ quan trọng, một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến quốc phòng an ninh [29, tr.93].
Về sở hữu, để kinh tế nhà nước hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn này, nhà nước tiếp tục cổ phần hóa để chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang các công ty cổ phần nhằm huy động vốn cho sản xuất kinh doanh: “triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng thêm” [29, tr.94].
Cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong nền kinh tế Nhà nước đã ban hành các quyết định như:
Ngày 9/3/1987 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 27/NĐ về kinh tế tư doanh và Nghị định số 29/NĐ về kinh tế gia đình, cho phép phục hồi lại kinh tế tư nhân. Những Nghị định này góp phần cho sở hữu tư nhân phục hồi và phát triển bên cạnh sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể.
Cũng trong năm 1987, Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo Luật này, Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam, Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn và các quyền lợi khác của các tổ chức cá nhân nước ngoài. Với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài đã có thêm thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam góp phần quan trọng thể chế hóa quan điểm phát triển đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế ở nước ta.
Vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế tiếp tục được khẳng định rõ trong Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp quy định: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” [103, tr.19].
Năm 1995 Nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20/4/1995 nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và tăng cường quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như thực hiện đúng các mục tiêu của nhà nước giao cho Doanh nghiệp nhà nước.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 về việc thí điểm chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Tiếp theo Chính phủ ban hành Nghị định 28-CP ngày 7/5/1996 về việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, đã đưa ra các ưu đãi khi cổ phần hóa như: miễn thuế 50% cho hai năm liên tiếp, được miễn thuế trước bạ, được vay vốn tại ngân hàng như với các doanh nghiệp nhà nước khác…
Nhằm thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Nhà nước đã ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29-6-1998 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó quy định rõ các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được hưởng nhiều ưu đãi sau: được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, miễn lệ phí trước bạ, được tiếp tục vay vốn và lãi xuất như doanh nghiệp nhà nước, được quyền tiếp tục xuất khẩu như trước cổ phần hóa, các khoản chi phí cho chuyển thành công ty cổ phần được khấu trừ vào tiền bán cổ phần thuộc vốn nhà nước…
Các văn bản của Nhà nước trên lĩnh vực sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước được dần hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn để chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, thời kỳ này do mới chuyển đổi chúng ta chưa thể chuyển hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường mà chỉ chuyển sang hạch toán XHCN, thí điểm cổ phần hóa… do vậy các quy định của Đảng, Nhà nước còn chậm cho việc chuyển đổi, còn thiếu nhiều các quy định về việc hình thành, phát triển nền kinh tế thị trường như: sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các lĩnh vực cần thiết phải duy trì 100% vốn sở hữu nhà nước… những thiếu sót đó được khắc phục dần trong các giai đoạn đổi mới tiếp theo.
Về quan hệ tổ chức quản lý
Khi tiến hành đổi mới Đại hội VI của Đảng đã chỉ rõ đổi mới phải đồng bộ không chỉ có quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mà còn bao gồm các quan hệ khác của quan hệ sản xuất: “xây dựng quan hệ sản xuất mới gồm 3 mặt; xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và phân phối xã hội chủ nghĩa” [27, tr.57]. Cùng với quan hệ sở hữu thì quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối cũng được đổi mới.
Đại hội VI khẳng định rằng cơ chế quản lý cũ đã cản trở sự phát triển của QHSX:
Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo ra được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội [27, tr.62].
Do vậy, khi tiến hành đổi mới Đại hội VI đã xác định: “phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được khẳng định là xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế” [27, tr.63]. Cơ chế mới ở đây chính là cơ
chế thị trường, của sản xuất hàng hóa với các quy luật khách quan của nó như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu và các quy luật khác. Tuy nhiên, khi tiến hành đổi mới, do đây là vấn đề còn mới mẻ, do hạn chế nhận thức lúc bấy giờ, Đại hội VI chỉ xác định và coi đây là quan hệ hàng hóa, tiền tệ chưa đầy đủ theo nghĩa kinh tế thị trường: “việc sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan” [27, tr.63].
Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường đối với QHSX XHCN cần phải trao quyền tự chủ cho các xí nghiệp quốc doanh: “Các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể là những đơn vị sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa, có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, tự chủ về tài chính, các tập thể lao động thật sự có vai trò của người làm chủ trong việc tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh” [27, tr.64].
Chính sự đổi mới, cởi trói của Đại hội VI đã tạo ra tiền đề, và là bước ngoặt cho QHSX XHCN ở nước ta vận động, phát triển theo cơ chế thị trường và làm cơ sở cho quá trình đổi mới sau này. Đó chính là tách rời quyền quản lý hành chính của nhà nước với chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác kế hoạch hóa cũng được thay đổi, thay vì kế hoạch hóa dựa trên cơ sở hành chính mệnh lệnh như trước đây, khi đổi mới Đại hội VI xác định kế hoạch phải căn cứ vào thị trường có nghĩa là chuyển từ định lượng sang định tính. Điều đó có nghĩa là; nếu trước kia làm kế hoach phải căn cứ vào số lượng được cấp trên giao, thì nay phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để quyết định làm kế hoạch cho sản xuất kinh doanh.
Đại hội VII tiếp tục sự nghiệp đổi mới từ Đại hội VI, So với Đại hội VI, Đại hội VII đã xác định rõ hơn cơ chế quản lý nền kinh tế nước ta là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác, không chỉ là quan hệ hàng hóa, tiền tệ như Đại hội
VI. Bên cạnh đó thì còn có các hình thức quản lý khác được đổi mới như: cho