Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 12



thuê, khoán, giao vốn… “Tiến hành việc giao vốn và áp dụng rộng rãi các hình thức khoán trong xí nghiệp quốc doanh” [28, tr.67-68]. Đại hội VII cũng làm rõ quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh tức là tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng về tư liệu sản xuất: “Sửa đổi và bổ sung các cơ chế chính sách cần thiết để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, quan hệ giữa nhà nước và xí nghiệp quốc doanh” [28, tr.67].

Một trong những đổi mới về quan hệ quản lý đó là: bên cạnh xác định những lĩnh vực, những ngành cần nắm giữ thì Đại hội VII khẳng định cần phải sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành các công ty, xí nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh trong kinh tế. Do đó, giai đoạn 1990- 1991 chúng ta đã thành lập các tổng công ty còn gọi là tổng công ty 90, 91. Các tổng công ty này. đóng vai trò chủ lực, then chốt trong nền kinh tế và cạnh tranh với nước ngoài: “Xây dựng một số công ty hoặc liên hiệp xí nghiệp lớn, có uy tín và có khả năng cạnh tranh trong quan hệ kinh tế với nước ngoài” [28, tr.68].

Trong giai đoạn này, nhà nước tập trung chủ yếu vào việc củng cố các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đồng thời sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và tổ chức lại thành các doanh nghiệp lớn có sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường: “tổ chức hợp lý các tổng công ty, bảo đảm vừa tránh phân tán về lực lượng, vừa tránh độc quyền hoặc trở thành cấp hành chính trung gian” [28, tr.95].

Đại hội VIII tiếp tục khẳng định xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp hình thành cơ chế thị trường và nói rõ hơn Đại hội trước là theo định hướng xã hội chủ nghĩa: “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng một cách đồng bộ hơn và có hiệu quả hơn” [29, tr.11]. Chính vì vậy, vai trò của kinh tế nhà nước không giảm đi mà tăng lên để định hướng nền kinh tế đi lên CNXH.



Để kinh tế nhà nước làm tốt vai trò chủ đạo cần phải đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tách rời quyền sở hữu với quyền sử dụng tài sản. Đảng khẳng định: “đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, phát huy cao độ quyền tự chủ của các doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao” [29, tr.25].

Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành các văn bản trên phương diện tổ chức quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước nhằm đổi mới quan hệ tổ chức quản lý để chuyển dần sang kinh tế thị trường như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Quyết định 217/HĐ BT ngày 14/11/1987 về đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với các xí nghiệp quốc doanh, Nghị định 98/HĐBT ngày 2/6/1988 về quyền làm chủ tập thể của công nhân viên chức tại các xí nghiệp quốc doanh, Nghị định 27/HĐBT ngày 22/3/1989 về điều lệ liên hiệp xí nghiệp quốc doanh… các văn bản này đã góp phần xóa bỏ dần cơ chế tập trung, quan liêu chuyển sang cơ chế thị trường, tuy nhiên thời kỳ này chỉ là hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp nhà nước.

Nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước ngày 1/10/1994 Nhà nước đã ban hành Luật Phá sản doanh nghiệp được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có các doanh nghiệp nhà nước. Với sự ra đời luật này đã tạo hành lang pháp lý cho việc giải thể các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài là một biện pháp để tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 12

Tiếp theo ngày 3-10-1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 59/CP về việc hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy Nghị định này đã xác định cơ chế quản lý rõ hơn; không chỉ là hạch toán kinh doanh XHCN mà là hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường.



Ngày 10/9/1999 Nhà nước đã ban hành Nghị quyết về việc: giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Nghị định chỉ rõ: mục tiêu của việc giao, bán khoán, cho thuê kinh doanh với các doanh nghiệp nhà nước là nhằm tiếp tục đổi mới sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài hoặc không cần duy trì sở hữu nhà nước. Đây là một bước tiến nhằm đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đổi với các doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường.

Về mặt quản trị doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn này cũng có sự biến đổi quan trọng, thực hiện chủ trương của Đảng về việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, có khả năng chi phối nền kinh tế và cạnh tranh với bên ngoài. Nhà nước đã ban hành Quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn trên 500 tỷ đồng tập trung vào những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế còn gọi là các tổng công ty 90. Tiếp theo là Quyết định 91/TTg ban hành ngày 7/3/1994 về việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước có quy mô rất lớn trên 1000 tỷ đồng còn gọi là các tổng công ty 91. Việc ban hành các quyết định này là một bước đổi mới trong công tác quản lý doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm về số lượng các doanh nghiệp nhưng nâng cao về quy mô của doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước theo mô hình tổng công ty 90 và 91 đã có Hội đồng quản trị do Nhà nước bổ nhiệm để tăng thêm quyền chủ động trong việc điều hành doanh nghiệp theo cơ chế thị trường và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của tổng công ty.

Ngày 20/4/1995 nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước là một bước tiến trong quản lý điều hành các doanh nghiệp nhà nước nhằm tránh tình trạng các cơ quan quản lý can thiệp trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng quyền chủ động cho các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời các doanh nghiệp nhà nước đã có đầy đủ tư cách pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Với sự ra đời luật doanh nghiệp nhà nước các doanh nghiệp nhà nước với tư cách là chủ thể của sản xuất hàng hóa theo mô hình kinh tế thị trường đã được thừa nhận về mặt pháp lý.



Về quan hệ phân phối

Đại hội VI của Đảng cũng đánh dấu bước ngoặt trong việc đổi mới về chế độ phân phối nói chung và quan hệ phân phối trong kinh tế quốc doanh nói riêng. Đại hội đã tiến hành xóa bỏ phân phối bình quân, tiến hành phân phối theo lao động, căn cứ vào năng suất, chất lượng để trả lương cho người lao động, từ đó tạo động lực cho người lao động gắn bó với xí nghiệp. Đại hội khẳng định:

Việc thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động đòi hỏi sửa đổi một cách căn bản chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm yêu cầu tái sản xuất sức lao động, khắc phục tính chất bình quân, xóa bỏ từng phần cung cấp còn lại trong chế độ tiền lương áp dụng các hình thức trả lương gắn với kết quả lao động và hiệu quả kinh tế [27, tr.72].

Quan hệ phân phối này đã khắc phục được những hạn chế trong phân phối trước đây, như tính ỷ lại, thụ động của người lao động, đồng thời kích thích tính tích cực sáng tạo của người lao động.

Đại hội VII cụ thể hóa hơn nữa chế độ phân phối theo lao động, để kích thích nền kinh tế hàng hóa phát triển thì Đảng chú trọng tới việc điều chỉnh từ trả lương bằng hiện vật sang trả lương bằng tiền, kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội:

Cải cách cơ bản chính sách tiền lương và tiền công theo các nguyên tắc: tiền lương và tiền công phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động, bảo đảm tái sản xuất sức lao động; tiền tệ hóa tiền lương, xóa bỏ chế độ bao cấp ngoài lương dưới hình thức hiện vật; thực hiện mối tương quan hợp lý về tiền lương và thu nhập của các bộ phận xã hội [28, tr.74].

Ngoài ra Đảng cũng khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa trên kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; bảo hộ các nguồn thu nhập hợp pháp; điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành, các vùng… Trong thời gian này, quan hệ phân phối có sự đổi mới đó là việc nhà nước ban hành bộ luật lao động tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chế độ phân phối mới, quy định về mức lương tối thiểu. Bộ luật này quy định rõ:



“người lao động được trả lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc” [106, tr.11]. Quy định này thể hiện rõ nhận thức mới về phân phối sản phẩm trong nền kinh tế nhiều thành phần trong đó có kinh tế nhà nước: phân phối theo cơ chế thị trường, thích ứng với đổi mới về tổ chức, quản lý.

Bên cạnh việc phân phối theo lao động là chủ yếu Đại hội VIII, còn xác định đa dạng hóa các hình thức phân phối như theo các nguồn lực khác, theo phúc lợi xã hội: “Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối theo phúc lợi xã hội” [29, tr.92]. Ngoài việc đa dạng hóa phân phối thì còn gắn với việc nâng cao địa vị của người lao động và thực hiện công bằng xã hội: “xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn” [29, tr.92]. Đồng thời, chúng ta còn phân phối và phân phối lại thu nhập theo hướng thu hẹp khoảng cách giàu

- nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo.

Trong lĩnh vực phân phối Nhà nước đã ban hành các quy định cụ thể như:

Quyết định 76/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc trả lương theo kết quả lao động đã chỉ rõ: Gắn chặt việc trả lương, trả thưởng với kết quả lao động, hiệu quả sản xuất. Hướng sự quan tâm vật chất của tập thể và cá nhân người lao động vào việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sử dụng tốt công suất thiết bị, máy móc để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất - kinh doanh.

Tiếp theo Nhà nước ban hành Pháp lệnh về Hợp đồng lao động ngày 10/9/1990, quy định giữa người lao động và chủ sử dụng lao động có quyền ký kết các hợp đồng lao động cần quy định về công việc, thời gian, tiền lương… nhưng không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. Với sự



ra đời pháp lệnh này đã tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển và xóa bỏ việc trả lương bình quân do nhà nước quy định như trước kia.

Ngày 5/7/1994 Luật Lao động được ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc trả lương thưởng theo quy luật thị trường và gắn tiền lương thu nhập theo kết quả lao động. Bộ Luật chỉ rõ: “người lao động được trả lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo năng xuất, chất lượng, hiệu quả công việc” [106, tr.11]. Quy định này thể hiện nhận thức mới về phân phối sản phẩm theo cơ chế thị trường thích ứng với đổi mới trong sở hữu, tổ chức quản lý.

Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp nhà nước cơ chế trả lương vẫn được thực hiện theo chế độ công chức nhà nước chưa thực sự theo nguyên tắc thị trường điều này được thể hiện ở Quyết định 1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tiền lương, phụ cấp của chủ tịch hội đồng quản trị thành viên ban kiểm soát đối với các tổng công ty vẫn theo chế độ công chức nhà nước. Điều này là một hạn chế, chưa gắn lợi ích của người được trả lương với kết quả kinh doanh của đơn vị mà họ trực tiếp phụ trách.

Tổ chức thực hiện.

Thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc đổi mới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong kinh tế nhà nước đã có những biến đổi bước đầu quan trọng, tạo ra những điều kiện, tiền đề cho quá trình đổi mới tiếp theo:

Thứ nhất, về quan hệ sở hữu.

Nền kinh tế với sự đa dạng hóa về sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đã được hình thành và phát triển. Từ một nền kinh tế chỉ có hai hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể với hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể cho Đến Đại hội IX chúng ta có 6 thành phần kinh tế là: “kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư bản nhà nước” [30, tr.30].

Chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để chuyển đổi sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt năm 1992 chúng ta đã làm thí điểm doanh nghiệp cổ phần hóa đây là bước ngoặt quan trọng trong



nỗ lực tìm ra hướng đi mới nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Theo Quyết định số 203-CT ngày 8/6/1992 về danh sách doanh nghiệp nhà nước được chọn để chỉ đạo thí điểm cổ phần hóa bao gồm: Nhà máy xà bông miền Nam, Nhà máy Diêm thống nhất, Xí nghiệp nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, Xì nghiệp chế biến gỗ Long Bình, Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng, Xí nghiệp sản xuất bao bì, Xí nghiệp may mặc Legamex. Từ việc thí điểm này, cổ phần hóa đã làm thay đổi về quan hệ sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước, quá trình cổ phần hóa sau đó diễn ra nhanh hơn.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ theo số liệu thống kê trong giai đoạn “từ 1992-2000 chúng ta đã cổ phần hóa được 588 doanh nghiệp nhà nước, nhưng hầu như chỉ tập trung vào giai đoạn 1996- 2000 (khoảng 583 doanh nghiệp). Đa số các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đều làm ăn tốt hơn trước” [134, tr.125].

Thứ hai, về quan hệ tổ chức, quản lý.

Chúng ta đẩy mạnh việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để giảm dần số lượng các doanh nghiệp nhà nước như: giao, bán, khoán, cho thuê và cho phá sản các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.

Qua đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thời kỳ này giảm đi nhanh chóng theo số liệu thống kê: “từ khoảng 12000 doanh nghiệp năm 1986 xuống còn 5 280 doanh nghiệp năm 2000. Trong đó 48% là sát nhập vào các doanh nghiệp lớn hơn, 52% giải thể [87, tr.115]. Như vậy, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đi hơn một nửa. “Mặc dù số lượng giảm nhưng đóng góp vào GNP vẫn ổn định ở các mức tương ứng là 30,5% và 31,01% năm giai đoạn 1998-2000” [134, tr.126].

Việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước cũng làm cho số lượng giảm đi nhưng quy mô doanh nghiệp lại tăng lên “số lượng doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng đã giảm gần gần 50% năm 1994, xuống còn 33% năm 1996, và 26% năm 1999. Số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng tăng lên tương ứng là 10%, 15% và 20% năm 1999. Đồng thời, vốn bình quân



cho một doanh nghiệp cũng tăng từ 3,3 tỷ đồng lên hơn 11 tỷ đồng năm 1996 và hơn 18 tỷ đồng năm 1999” [87, tr.116].

Trong giai đoạn này chúng ta đã thành lập được 17 tổng công ty 91 và 76 tông công ty 90 hoạt động trong các ngành quan trong của đất nước như: sắt thép, xi măng, dầu khí. Lương thực… Qua đó, các Tổng công ty đã huy động được nguồn vốn đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và tăng cường cạnh tranh, khai thác thị trường trong và ngoài nước.

Thứ ba, về quan hệ phân phối.

Trong giai đoạn này, cơ chế phân phối bình quân, phân phối theo tem phiếu và hiện vật dần dần được xóa bỏ. Chúng ta đã chuyển dần sang trả lương bằng tiền mặt, gắn việc trả lương theo năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế và theo cơ chế thị trường. Những quy định về lương tối thiểu và khoảng cách giữa lương tối thiểu và tối đa liên tục tăng: mức lương tối thiểu năm 1989 là 22 500 đồng, năm 1991 là 39 375 đồng, năm 1993 là 110 000 đồng, năm 1997 là 144 000đ và năm 2000 là 180 000đ. Khoảng cách lương tối thiểu và tối đa cũng tăng dần năm 1990 là: 1-1,82, năm 1993 là: 1-10… những chuyển biến tích cực đó đã tạo được sự hài hòa giữa người lao động và chủ sử dụng lao động và kích thích người lao động hăng say làm việc gắn lương với kết quả lao động và tạo điều kiện tiền đề cho đổi mới tiếp theo.

Bên cạnh những sự biến đổi tích cực, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong kinh tế nhà nước còn có những biến đổi tiêu cực như:

Một là, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước thấp, theo số liệu thống kê: “tính đến năm 2000 số doanh nghiệp có lãi thực sự chiếm 40%, số doanh nghiệp bị lỗ chiếm 20%, còn lại là tình trạng không ổn định, khi lỗ khi lãi và lãi cũng không lớn” [87, tr.125].

Hai là, còn ảnh hưởng nặng nề của tư duy bao cấp, theo tác giả Ngô Quang Minh:

Nhà nước phải thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 1997-1999, ngân sách nhà nước đã đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp gần 8000 tỷ đồng, trong đó 6482 tỷ đồng cấp bổ sung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023