Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 9


Chiêu nhĩ hồn hề, lai thử tá? Viết dư đổng hỹ, vị thùy liên? Bội, Dung nhi hạ phong tư biến, Tần, Hán chi gian lễ tắc nhiên. Văn phó bất thăng suy bệnh cửu,

Lữ phần thanh thảo dĩ thiên nhiên.


Dịch: Hẹn cùng nhau sống đến già, già lại vô duyên, Xa nhau hơn một năm mà thành trăm năm.

Chiêu hồn bà về, có về đây chăng? Ta khóc nức nở đây, đau xót vì ai?

Từ Bội phong, Dung phong trở xuống, Quốc phong đã biến, Khoảng giữa nhà Tần, nhà Hán, lễ giáo thế thôi.

Đau yếu đã lâu nghe tin buồn khôn xiết, Nấm mồ đất khách, cỏ xanh rì.

(Khóc vợ chôn nơi đất khách)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Mỗi dòng, mỗi câu thấm đẫm nỗi đau của Nguyễn Khuyến. Mỗi dòng thơ là một nỗi niềm tâm sự mà nhà thơ kí thác. Đã hẹn thề sẽ cùng nhau chung sống đến đầu bạc răng long thế mà giờ đây người vợ mà nhà thơ thương yêu lại bỏ ông mà đi về thế giới bên kia. Mới xa nhau có hơn một năm thôi đã có biết bao thay đổi và biến cố xảy ra. Mất mát và biến cố lớn đó chính là sự ra đi của bà hai nơi đất khách “xa nhau hơn một năm mà thành trăm năm”. Như vậy không phải xa nhau hơn một năm nữa mà là xa nhau mãi mãi. Nguyễn Khuyến day dứt ân hận vì đã không kịp gặp mặt bà lần cuối cùng, tác giả phân vân đau đớn liệu rằng :

Chiêu hồn bà về, có về đây chăng? Ta khóc nức nở đây, đau xót vì ai?

Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 9


Ông khóc, tiếng khóc nghẹn ngào, nức nở và đau đớn tột cùng. Nghe tin bà bị bệnh đau ốm đã lâu, Nguyễn Khuyến buồn khôn xiết nhưng vì việc nước ông không thăm được bà đến khi chỉ còn là nấm mộ xanh rì nơi đất khách thì đã quá muộn. Ở đây, một lần nữa nhắc đến hình ảnh “nấm mồ” – biểu tượng cho cái chết. Nếu ở bài Điếu nội đó là “nấm mồ xanh ngổn ngang” thì đây là “nấm mồ đất khách” không được chôn ở chốn quê nhà. Đây chính là điều càng làm cho nhà thơ cảm thấy day dứt và ân hận.

Còn đối với bà tư chết trẻ không con, Nguyễn Khuyến khóc vợ mà thấy tiếc nuối cho vợ, vì bà đã rời bỏ ông đi quá nhanh. Để khóc thương bà, ông viết bài thơ Vãn thiếp Phạm thị (Khóc người thiếp họ Phạm) để tỏ bày nỗi đau buồn:

Ai ai nhĩ Phạm ky! Tòng ngã kim thất kỳ. Tu du khí ngã khứ, Kết nhiên vô nhất di.

Tuy nhiên hữu thành hiệu, Mang mang bất khả kỳ.

(Vãn thiếp Phạm thị)


Dịch: Thương ôi! Nàng là người con gái họ Phạm, Theo ta đến nay đã bảy năm.

Bỗng chốc nàng bỏ ta mà đi, Chẳng để lại mụn con nào cả!

Dẫu rằng đã có lời thề ước mãi bên nhau, Nhưng nay thì mờ mịt biết lúc nào mới gặp lại!

(Khóc người thiếp họ Phạm)


Ông hẳn là vô cùng đau khổ vì nhà thơ phải lần lượt tiễn đưa các bà về nơi suối vàng. Ngay cả bà tư là người trẻ nhất, ít hơn Nguyễn Khuyến khá nhiều tuổi,


thế mà cũng bỏ ông đi trước. Mới chung sống được với nhau có bảy năm, bà cũng chưa sinh cho Nguyễn Khuyến đứa con nào vậy mà đã vội rời bỏ ông ra đi. Nguyễn Khuyến trách bà sao ra đi vội, giờ thì biết lúc nào mới gặp lại. Trách bà nhưng thực ra là ông tự trách mình bởi Nguyễn Khuyến không ở bên chăm sóc bà, đến tận khi bà tư mất cũng “có ai biết đấy là đâu”:

Bằng viễn phương huyền thụ, Đương thời mạc chi tri.

Hà dĩ nhất tử hậu?


Bích thảo sinh tân kỳ (từ). Thẩn nhĩ thị phụ thân, Phủ ngưỡng vô sở ti (tư).

(Vãn thiếp Phạm thị)


Dịch:


Bạn thì xa, ta đang mong tin bạn,


Lúc đó nàng mất, có ai biết đó là đâu! Sao mà sau khi nàng mất,

Trên nấm mồ xanh đã lập đền thờ mới rồi. Huống chi nàng lại là phận đàn bà,

Việc phụng dưỡng cha mẹ không biết trông cậy vào ai.


(Khóc người thiếp họ Phạm)


Bà đi rồi bây giờ lấy ai phụng dưỡng và chăm sóc cho cha mẹ già. Nguyễn Khuyến đề cao vai trò của bà trong gia đình, ở đó có một sự tin tưởng của ông đối với vợ. So sánh với bài “Giã vợ đi làm quan” của Phan Thanh Giản, ta sẽ thấy được cả hai ông có nhắc đến việc phụng dưỡng cha mẹ chồng của vợ. Nhưng nếu Phan Thanh Giản là sự nhắc nhở “dặn bảo” vợ “xuất giá tòng phu”, việc chăm sóc cha mẹ chồng là việc phải làm thì


Nguyễn Khuyến “trông cậy” vào vợ. Khác với “dặn bảo” yêu cầu của người trên đối với người dưới thì “trông cậy” tức là tin tưởng, nhờ vả. Chỉ với hai từ đó, người đọc có thể nhận thấy sự khác nhau trong quan niệm và ý nghĩ của Phan Thanh Giản và Nguyễn Khuyến về vai trò của người phụ nữ trong gia đình.

Nguyễn Khuyến yêu thương vợ nên ông thấy cả nỗi bất hạnh của vợ không chỉ bởi bà chết trẻ không con mà còn bởi ngay cả khi sống bà cũng gặp phải cảnh tượng thật trớ trêu:

Phấn thân hiệu cân quắc, Thức mục vô tu mi.

Thế đạo hữu như thử, Nhĩ tâm lương bất khi. Khốc tử phi vị sinh, Khẳng khái xứng tửu chi. Phi phi thất tịch vũ,

Hòa lệ vi tân thi.

(Vãn thiếp Phạm thị)


Dịch: Nàng đã sẵn sàng đem yếm khăn ra để kiếm tấm chồng, Song dụi mắt tìm cũng chẳng có ai đáng mặt mày râu. Đường đời có những chuyện trớ trêu như vậy,

Song lòng nàng quả thực không lầm khi lấy ta. Khóc người chết không phải vì người sống!

Đau buồn ta đành nâng chén rượu, Mưa ngâu tháng bảy rơi lã chã,

Ta đem hòa với dòng lệ để viết bài thơ mới này.

(Khóc người thiếp họ Phạm)


Bà đã chẳng kiếm được một người đáng mặt mày râu nhưng ông vẫn khẳng định “song lòng nàng quả thực không lầm khi lấy ta”. Không phải Nguyễn Khuyến đề cao mình mà là cách khẳng định chắc chắn tình cảm của ông đối với vợ. Tuy không cho bà được sự giàu sang phú quý nhưng ông đã trao cho bà tình cảm chân thành, lòng thương yêu hết mực và với Nguyễn Khuyến đó mới là thứ quý giá nhất. Những dòng thơ kết đã trực tả nỗi đau khôn xiết mà ông đang phải chịu đựng. Đó là những tiếng thơ kết tinh từ những giọt nước mắt của một người chồng thương yêu vợ.

Ngoài những bài thơ viết cho vợ, Nguyễn Khuyến còn làm câu đối khóc vợ khi vợ chết:

Lão cũng đã mừng thay! Nhờ được bà hay lam, hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì lão đỡ đần trong mọi việc;

Bà đi đâu vội bấy! Để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.

(Khóc vợ)

Câu đối khóc vợ của ông thật chân thành, cảm động. Nó là tiếng khóc riêng của ông với bà vợ lam lũ, suốt đời chịu thương chịu khó.

Nguyễn Khuyến hình ảnh một bà nghè chân quê không có chút gì đài các quý phái. Ông mừng vì có được người vợ “hay lam, hay làm” bao nhiêu thì nỗi đau khi mất vợ càng lớn bấy nhiêu. Nhìn cái kiểu ăn mặc “thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng”, dáng đi tất tả “ chân đăm đá chân chiêu” của bà thì cho thấy bà chính là một người phụ nữ nhà quê một mùa.

Ở quanh vùng Yên Đổ cũng truyền lại một giai thoại: bà Tam Nguyên là một người rất quê mùa. Bà không quen giao tiếp và cũng chẳng biết gì đến vòng lọng. Ngày ông Tam Nguyên vinh quy cả làng, cả huyện kéo nhau đi đón rước linh đình, riêng bà vẫn cặm cụi làm cỏ lúa ở cánh đồng xa. Người ta phải đi tìm bà về, giúp mặc áo đi dép, đặt ngồi trên vòng đi đón ông. Nhưng bà vất vả với công việc đồng áng bao nhiêu thì lại càng vất vả hơn thế với giầy dép, vòng lọng… Giai thoại còn kể rằng: cụ Tam được nhờ cái đức của vợ và điều này chính cụ Tam cũng đã thừa nhận” [ 30, tr. 257].


Có lẽ, giai thoại kể đúng bởi qua chân dung mà nhà thơ khắc hoạ thì bà nghè đúng là người chỉ biết công việc đồng áng, nhà cửa, chăm chỉ, siêng năng làm lụng, đỡ đần ông trong mọi việc. Chính như vậy, mà khi bà mất đi cũng tức là ông mất đi một chỗ dựa đến nỗi “để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay đũa chạm tay chén”. Thiếu bà, ông không người chăm sóc, áo quần luộm thuộm, ăn uống thất thường… Ông trách “bà đi đâu vội bấy” để giờ đây ông sống “vất vưởng” một mình ở nơi trần thế, biết cùng ai “kể lể chuyện trăm năm”. Ở đây, Nguyễn Khuyến coi bà là tri kỉ, là người cùng ông chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.

Đây là một quan niệm rất mới mẻ mà trong văn học trung đại hầu như chưa có ai nói đến. Quan niệm mới mẻ tiến bộ ấy cho ta liên tưởng đến câu thơ của Hồ Dzếnh trong văn học hiện đại:

Mình vừa là chị là em,

Tấm lòng người mẹ, trái tim bạn đời.

(Bài thơ tặng vợ)

Hay như Trần Thị Băng Thanh - Phạm Tú Châu trong bài “Hai loại chân dung phụ nữ” đã có nhận xét: “Khóc bà, ông không tỏ ra nuối tiếc xót xa nhưng tình cảm của ông sâu nặng làm sao! Bất chấp tất cả những thăng trầm trong cuộc sống, những thay đổi của tháng năm, bà Tam Nguyên chỉ tồn tại trong ông một nguyên mẫu: chịu thương chịu khó, tận tuỵ với chồng con, cho đến tận lúc chết vẫn như chưa xong phận sự! Còn ông, cũng bất chấp mọi hoàn cảnh, mọi khoảng cách cho đến tận lúc kẻ khuất người còn, vẫn trân trọng bà và biết ơn bà!” [30, tr. 257].

Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều có một điểm chung khi nói về hình ảnh người vợ đó là cả hai ông đều thấy đựơc nỗi gian truân vất vả của các bà. Nếu như hình ảnh bà Tú trong thơ Tú Xương là:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

(Thương vợ)


thì hình ảnh bà nghè, bà Bố (Nguyễn Khuyến từng giữ chức Bố Chánh) có vẻ cụ thể hơn, “cận cảnh” hơn là “thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì lão đỡ đần trong mọi việc”.

Cả hình ảnh bà Tú và bà Bố đều tiêu biểu cho những người phụ nữ đảm đang, biết lo toan, gánh vác công việc gia đình mà không hề than vãn trách móc. Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều thấy được vẻ đẹp tâm hồn, những đức tính tốt đẹp của vợ, trân trọng, yêu quý vợ chỉ có điều cách thể hiện của hai ông có sự khác nhau. Nếu Tú Xương tự trách mình vì không đỡ đần được gì giúp vợ thì Nguyễn Khuyến không chỉ tự trách mà còn nói đến cuộc sống “vất va vất vưởng” khi không có sự quan tâm chăm sóc của vợ. Nguyễn Khuyến không chỉ viết thơ cho vợ khi còn sống mà ông còn viết thơ thể hiện nỗi đau của mình khi vợ mất. Điều đó chứng tỏ rằng, với Nguyễn Khuyến người vợ có tầm quan trọng đặc biệt và có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của ông. Với nhiều bài thơ, câu đối khóc vợ, lần đầu tiên Nguyễn Khuyến đem đến cho văn học chân dung người vợ thật độc đáo và có lẽ sẽ không tìm thấy được một bức vẽ thứ hai như thế.

Qua thơ Nguyễn Khuyến đã vẽ nên bức tranh một gia đình vui vẻ đầm ấm. Gia đình ấy cũng gìn giữ được những nét đẹp truyền thống như sự gắn bó cao về tình cảm giữa các thành viên trong gia đình mà trước hết đó là quan hệ tình cảm thân thiết, tri kỉ của ông với vợ.

3.2. Mối quan hệ cha con


Không chỉ thể hiện tình cảm, làm thơ cho vợ, Nguyễn Khuyến còn làm thơ cho các con. Ở mỗi bài thơ, Nguyễn Khuyến lại thể hiện những sắc thái cung bậc tình cảm khác nhau khi vui, khi lo lắng, dạy bảo khi lại chua chát xót xa, khi đau đớn đến tột đỉnh.

Ông vui khi con đỗ đạt cao, khi con dựng được nhà. Khi con đỗ Phó bảng Nguyễn Khuyến không chỉ vui mà ông còn tự hào vì:

Nhất môn hạnh đắc hậu tiên kế, Thập lý hà năng bát cửu như.

(Tứ tử Hoan hội thi trúng Phó bảng)


Dịch: Một nhà, may mắn kẻ trước người sau, Mười điều làm, sao được cả tám chín.

(Gửi con là Hoan đỗ Phó bảng)


Ông tự hào vì con đã đỗ đạt và nối nghiệp được cha. Nguyễn Khuyến thấy nhà mình may mắn vì cha đỗ Tam nguyên, giờ con lại đỗ Phó bảng, những điều muốn làm đã thực hiện được gần hết:

Vũ trụ tư văn thiên vị tang,


Tổ tông tích khách địa lưu dư.


(Tứ tử Hoan hội thi trúng Phó bảng)


Dịch: Trời chưa nỡ dứt mạch văn chương của vũ trụ, Đất còn lưu lại phúc đức của tổ tông.

(Gửi con là Hoan đỗ Phó bảng)


Như vậy, Nguyễn Khuyến mong con cố gắng rong ruổi cho kịp thời thế để khỏi bị tụt lại phía sau “Dữ thế trì khu nhật vọng cừ” (Ngày ngày mong con về sẽ cùng đời rong ruổi).

Nguyễn Khuyến vui khi con dựng được nhà với một tâm trạng vui khôn tả:


Nghĩ ta cũng sướng ru mà!


Mừng thấy con ta dựng được nhà. Năm mới lệ thường thêm tuổi một, Cỗ phe ngôi đã trốc bàn ba.

Rượu ngon đến bữa nghiêng bầu dốc, Chữ “dại” đầu năm xổ túi ra.

Một khóm thuỷ tiên năm bảy cụm, Xanh xanh như sắp thập thò hoa.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí