Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 13


Nhà nước đã có nhiều biện pháp cụ thể nhằm hố trợ doanh nghiệp về các vấn đề thông tin, ký thuật, kỹ năng quản lí, mặt bằng sản xuất kinh doanh…Vì vậy các doanh nghiệp phải nắm bắt được những cơ hội này nhằm đổi mới chính mình, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất và hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường: trước đây, khi Việt Nam chưa gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, các doanh nghiệp vẫn đang nhận được sự bảo hộ rất lớn từ phía nhà nước. Đó là các chính sách về thuế, bảo hộ xuất khẩu, tìm kiếm thị trường…Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO hiện nay, Việt Nam đang dần dỡ bỏ hàng rào thuế quan cũng như các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp. Vấn đề này đặt ra thử thách rất lớn đối với các doanh nghiệp. Vì vậy bản thân doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trước hết phải sản xuất sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế về quy cách, chất lượng...Kinh nghiệm cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam mặc dù hàng hóa chất lượng cao, giá cả phải chăng và có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế nhưng do không nắm chắc các quy định, tiêu chuẩn quốc tế nên đã gặp nhiều trở ngại. Các vụ kiện hàng nông sản, hàng dệt may Việt Nam bán phá giá trên thị trường nước ngoài, nhiều DN bị lấy mất bản quyền thương hiệu sản phẩm… gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Vì vậy để tránh rủi ro, các doanh nghiệp cần sản xuất và hoạt động theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và các bộ luật liên quan, từ đó các NHTM mới tin tưởng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp.

- Nghiên cứu kĩ việc lập dự án đầu tư: Không chỉ thực hiện tốt việc minh bạch tài chính, các doanh nghiệp còn cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng việc lập dự án đầu tư trước khi xin vay ngân hàng. Để có thể xin được tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp cần phải có một dự án đầu tư và một phương án hoàn trả nợ hiệu quả. Lập dự án đầu tư đầy đủ, kĩ càng và chuyên nghiệp sẽ chứng


minh cho ngân hàng thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án, làm cơ sở cho ngân hàng xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Thông qua dự án đầu tư, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào để đảm bảo ít rủi ro nhất. Dự án đầu tư cũng là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp theo dõi, đánh giá và có điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình, đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế của ngành nói riêng và của nền kinh tế nói chung.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 đã nêu ra các mục tiêu phát triển cho BIDV Sơn Tây trong giai đoạn tới và đề xuất một số giải pháp để mở rộng cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây, đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Đa dạng hóa sản phẩm cho vay KHDN

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận trong việc tiếp cận và cho vay KHDN

Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 13

- Tăng cường các hoạt động Marketing cho vay KHDN tại chi nhánh

- Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay KHDN

- Phân tản rủi ro trong hoạt động cho vay KHDN

- Nâng cao chất lượng cán bộ cho vay KHDN

Đồng thời chương 3 đã đề cập đến một số kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và các doanh nghiệp với mong muốn thực hiện được các giải pháp trên nhằm mở rộng cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây.


KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, thị trường Ngân hàng diễn ra cạnh tranh hết sức gay gắt, hoạt động cho vay kinh doanh vốn là thế mạnh truyền thống của các ngân hàng thương mại đang trở nên ngày càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, thị trường cho vay đối với KHDN được xem như thị trường tiềm năng để các ngân hàng thương mại đa dạng hoá danh mục đầu tư và nâng cao lợi nhuận. Việc nghiên cứu thực trạng cho vay và mở rộng cho vay KHDN của chi nhánh BIDV Sơn Tây cho thấy hoạt động này đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song những kết quả đó còn chưa xứng tầm với vị thế và tiềm năng của Chi nhánh, hoạt động cho vay KHDN của chi nhánh cũng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Với đề tài: “Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây” tác giả đã tập trung làm rõ những nội dung sau:

Thứ nhất, tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản Ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay và mở rộng cho vay KHDN tại các NHTM. Trong đó đã làm rõ khái niệm về cho vay doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá và sự cần thiết phải mở rộng cho vay KHDN tại các NHTM.

Thứ hai, tác giả đã thực hiện việc phân tích thực trạng cho vay và mở rộng cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây, chỉ rõ những kết quả đạt được trong hoạt động mở rộng cho vay đối với KHDN của Chi nhánh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong hoạt động cho vay đối với KHDN tại chi nhánh.

Từ những kết quả phân tích, tác giả đã xây dựng những giải pháp và kiến nghị để có thể giúp cho lãnh đạo Chi nhánh có thể lựa chọn để thực hiện, nhằm mục tiêu mở rộng cho vay KHDN tại Chi nhánh BIDV Sơn Tây trong thời gian tới. Đây là những giải pháp chi tiết tác động tới từng nhân tố nâng


cao chất lượng cán bộ cho vay KHDN, đa dạng hóa sản phẩm cho vay, cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tăng cường các hoạt động Marketing cho vay KHDN tại chi nhánh, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, phân tán rủi ro trong cho vay KHDN, tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận trong việc tiếp cận và cho vay KHDN. Hy vọng rằng các giải pháp này sẽ có thể được ứng dụng vào thực tế công tác quản lý của ngân hàng và mang lại hiệu quả cao trong thời gian tới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010

2. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

4. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên) (2004),Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê

5. PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Giáo trình Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, Đại học Thương Mại.

6. PST.TS Phan Thị Thu Hà (chủ biên), (2007), Giáo trìnhNgân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

7. PGS. TS Trần Huy Hoàng (2007),Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội.

8. Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Ngân hàng thương mại - quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Lưu Văn Nghiêm (2008),“Marketing dịch vụ”, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Lê Văn Tư (2004), Giáo trình ngân hàng thương mại Hà Nội, Nxb Thống kê.

12. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2019), Quy định số 2462/QyĐ - BIDV ngày 24 tháng 5 năm 2019 quy trình cấp tín dụng với khách hàng tổ chức, Hà Nội.

13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu hội nghị tổng kết toàn hệ thống các năm 2017 - 2019, Hà Nội.


14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây (2020), Kế hoạch định hướng kinh doanh giai đoạn 2021 – 2025.

15. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây, Báo cáo tổng kết các năm 2017-2019, Sơn Tây.

16. Trương Ngọc Chi (2016), “Hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hồ Hà Nội”, luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Thương Mại.

17. Nguyễn Hữu Mạnh Cường (2015), “Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Đăk Lăk”, luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Đà Nẵng.

18. Đỗ Đức Hiệp (2016), “Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long”, luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội.

19. Phạm Huy Khôi (2017), “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thương Mại.

20. Trần Hải Linh (2019),“Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp của PVcombank – chi nhánh Từ Liêm”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thương Mại.

21. Nguyễn Mạnh Lúa (2015),“Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

22. Lê Thị Minh Tâm (2014), “Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

23. Vũ Anh Tuấn (2016), “Hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Lạng Sơn”, luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Thương Mại.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí