Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tân Yên - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU‌

Bảng 2.1: Tổng vốn huy động vào Agribank Tân Yên giai đoạn 2018-2020 36

Hình 2.2: Tình hình dư nợ tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên giai đoạn 37

2018 – 2020.......................................................................................................... 37

Hình 2.3: Thu nhập từ dịch vụ khác tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên giai đoạn 2018 – 2020 39

Bảng 2.2. Đánh giá của người vay về nhân tố độ tin cậy 48

Bảng 2.3. Đánh giá của người vay về nhân tố sự bảo đảm 49

Bảng 2.4. Đánh giá của người vay về nhân tố hiệu quả phục vụ 50

Bảng 2.5. Đánh giá của người vay về nhân tố sự cảm thông 50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Bảng 2.6. Đánh giá của người vay về nhân tố cơ sở vật chất hữu hình 51

Bảng 2.7. Đánh giá về sự hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn 52

Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tân Yên - 2

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên giai đoạn 2018

- 2020.................................................................................................................... 52

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo thời gian giai đoạn 2018 - 2020 .. 54 Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ KHCN theo sản phẩm giai đoạn 2018-2020 55

Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ KHCN theo đảm bảo tiền vay giai đoạn 2018-2020... 58 Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay KHCN tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Tân Yên giai đoạn 2018 - 2020 60

Bảng 2.13. Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên giai đoạn 2018-2020 62

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy Agribank Chi nhánh huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang... 35 Hình 2.4: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên 43


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Từ khi ra đời đến nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã cùng đất nước trải qua rất nhiều thăng trầm và đang từng bước hoàn thiện, khẳng định mình. Sự tồn tại của hệ thống ngân hàng là một tất yếu của đời sống kinh tế - xã hội, sự phát triển của các ngân hàng thương mại phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một đất nước. Để có được một nền kinh tế đạt đến trình độ phát triển cao, đất nước đó phải có một hệ thống ngân hàng hiện đại, ổn định, hoạt động có hiệu quả và tăng trưởng mạnh.

Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như huyết mạch của cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động một cách thông suốt, lành mạnh là tiền đề để các nguồn lực tài chính được luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Cho vay khách hàng cá nhân vừa tạo ra thu nhập cho ngân hàng, vừa giúp các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiện cuộc sống, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng cụ thể là cho vay khách hàng cá nhân luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc nâng cao CLTD, hiệu quả quản lý nhằm giảm thiểu RRTD có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, đến an toàn của hệ thống NHTM và thậm chí đối với cả nền kinh tế.

Trong thời gian qua, NHNN Việt Nam và các TCTD đều dành sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân, điều này được thể hiện rõ qua việc hoàn thiện các quy định pháp lý về phòng ngừa và xử lý RRTD, thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ về nâng cao CLTD, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN, chấn chỉnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng. Nhờ đó mà tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong chừng mực nhất định đã được kiềm chế sự gia tăng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân vẫn đang đối mặt với nhiều rủi


ro, vẫn còn tiềm ẩn nhiều khoản nợ xấu chưa được hạch toán và báo cáo đúng thực chất. Việc tiếp tục nâng cao CLTD là định hướng có tính cấp bách đối với các NHTM Việt Nam hiện nay.

Trước tình trạng chung đó, việc nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Yên đã được tăng cường bằng nhiều biện pháp khác nhau từ hội sở chính Agribank cũng như những thay đổi từ chính chi nhánh. Thường xuyên rà soát các quy định nội bộ, chấn chỉnh công tác cán bộ, cơ cấu lại mạng lưới giao dịch, điều chỉnh chính sách tín dụng hợp lý, xử lý nợ xấu… Tuy vậy, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các cá thể kinh doanh nhỏ lẻ, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên chịu áp lực bởi các nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh… Bên cạnh đó áp lực từ cạnh tranh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng. Đứng trước tình hình khó khăn như thế, đòi hỏi Chi nhánh phải có những giải pháp nhằm cải thiện tình hình, nâng cao chất lượng, đặc biệt là bộ phận tín dụng.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, trong những năm tới, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tân Yên đang hướng tới mục tiêu tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng để kiểm soát tăng trưởng đi đôi với nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong cho vay

Do đó, tác giả đã chọn vấn đề: “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tân Yên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ kinh tế.

2. Tổng quan đề tài nghiên cứu


Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay KHCN tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, với mỗi ngân hàng lại có các sản phẩm cho vay khác nhau và tại mỗi thời điểm tuỳ thuộc vào tình hình huy động của ngân hàng, các ngân hàng có những chiến lược cho vay thay đổi đáp ứng sự phù hợp tình hình thực tế và địa bàn hoạt động. Dựa trên những lý luận cơ bản về ngân hàng


thương mại và hoạt động cho vay KHCN cũng đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu, luận văn thạc sỹ về hoạt động cho vay KHCN ở các ngân hàng thương mại, điển hình như:

Nguyễn Tuyết Yên: Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ, Đại Học Quốc gia Hà Nội năm 2019. Luận văn đã nghiên cứu chất lượng cho vay KHCN của NHTM thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng như việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ, việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng cho vay, tổng dư nợ, vòng quay vốn tín dụng,… Trên cơ sở đó, luận văn phân tích chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn 2015-2018 và đề xuất 03 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh như: (i) Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân và đào tạo nhân lực; (ii) Tăng cường khả năng hiểu thị trường vi mô để mở rộng cho vay trên cơ sở hiểu khách hàng; (iii) Tăng cường năng lực hiểu quy định, quy trình của chi nhánh ngân hàng dể tuân thủ cho vay.

Nguyễn Quang Vinh: Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Diễn Châu . Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương Mại năm 2018. Tác giả đã trình bày khái quát về đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Diễn Châu. Tác giả đã khẳng định, phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Diễn Châu là hoạt động sống còn của ngân hàng vì đối tượng tiếp cận của NH này chủ yếu là KHCN. Từ đó tác giả đã đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với KHCN tại ngân hàng xuất phát từ những tồn tại mà NH này còn gặp phải.

Nguyễn Thị Đăng Thủy: Mở rộng cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đà Nẵng, luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng, năm 2014. Tác giả đã phân tích các đặc điểm của cho vay đối với khách


hàng cá nhân như: quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng vay lớn, các khoản vay của cá nhân có mức lãi suất cao nhưng chưa linh hoạt, chi nhánh đã phải bỏ ra chi phí lớn hơn để quản lý đối với các khoản vay của KHCN, song khi cho vay KHCN có mức độ rủi ro cao và lợi nhuận lớn. Tác giả cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay KH cá nhân trên góc độ: khách hàng, ngân hàng và nhân tố ngoài ngân hàng để người đọc có cái nhìn tổng quát nhất để mở rộng cho vay của chi nhánh đối với KHCN.

Phùng Thị Diệu Linh: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây, luận văn thạc sỹ, đại học Thương Mại, năm 2017. Tác giả đã nêu các vấn đề lý luận về hoạt động cho vay KHCN, từ đó làm cơ sở phân tích hoạt động phát triển cho vay KHCN tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây. Từ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác phát triển huy động vốn từ KHCN tác giả đã đưa ra 5 giải pháp để ngân hàng: Giải pháp phát triển kênh phân phối, giải pháp phát triển sản phẩm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực và giải pháp mở rộng bán hàng. Bên cạnh những giải pháp tác giả còn đưa ra những kiến nghị đối với NHTMCP Kỹ Thương, cũng như NHNN để các giải pháp được thực hiện tại chi nhánh hiệu quả nhất.

Nguyễn Văn Đãi: Quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên luận văn thạc sỹ, Đại Học Đại Nam năm 2016. Tác giả đã chú trọng phân tích những rủi ro trong công tác tín dụng của chi nhánh đồng thời chỉ rõ những hạn chế trong công tác tín dụng mà chi nhánh chưa khắc phục được. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp tương ứng nhằm hạn chế rủi ro đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

Qua việc tham khảo một số kết quả nghiên cứu của tác giả khác cho thấy các nghiên cứu trước đó thường hệ thống hóa cơ sở lí thuyết về cho vay KHCN trong ngân hàng thương mại. Từ thực trạng cho vay KHCN tại ngân hàng, các tác giả đã có nhận xét về kết quả đạt được, hạn chế và đưa ra các giải pháp phù hợp


nhất với ngân hàng đó. Nhiều giải pháp được đưa ra, mang tính khả thi và được áp dụng thành công trong hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng thương mại.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu:

Luận văn được thực hiện với mục đích phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về chất lượng cho vay KHCN của NHTM.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên trong giai đoạn 2018 - 2020

- Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: nghiên cứu tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang

- Về thời gian: Các số liệu được thu thập trong giai đoạn ba năm 2018 -

2020

- Về nội dung: Có rất nhiều khía cạnh nghiên cứu về cho vay KHCN của

NHTM như mở rộng quy mô cho vay KHCN, nâng cao chất lượng cho vay KHCN, kiểm soát rủi ro trong cho vay KHCN,…Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên.


5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, tài liệu, thông tin nội bộ từ năm 2018 đến 2020 của Agribank chi nhánh huyện Tân Yên như: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018 đến năm 2020; Báo cáo tình hình cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên; Báo cáo ban lãnh đạo các năm 2018 đến năm 2020; Các báo cáo định kỳ khác. Tác giả tập hợp các số liệu trên tại Phòng Kế toán ngân quỹ, phòng Kế hoạch kinh doanh và Phòng Hành chính tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên.

Ngoài ra, tác giả còn thu thập dữ liệu thứ cấp từ các văn bản pháp luật, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài,…

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi về sự hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên.

Học viên đã tiến hành khảo sát 180 khách hàng, thông qua phiếu đánh giá một số tiêu chí về cho vay KHCN của Agribank chi nhánh huyện Tân Yên. Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện. Số lượng phiếu phát ra 180 phiếu, số lượng thu về 172 phiếu, số phiếu hợp lệ: 167 phiếu. Thời gian tiến hành khảo sát 01/04/2021 đến 30/04/2021. Địa điểm khảo sát tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên. Hình thức khảo sát: Phiếu khảo sát được phát ra và thu về trực tiếp tại trụ sở của chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc. Mẫu bảng hỏi được trình bày trong phụ lục 1.

5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu


5.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp


Các phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn bao

gồm:

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 04/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí