- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu qua các năm tạo cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cho vay KHCN tại chi nhánh.
- Phương pháp so sánh theo thời gian giữa các năm nhằm đánh giá chất lượng cho vay KHCN của chi nhánh.
- Phương pháp phân tích chi tiết: phân tích chi tiết nhằm tìm hiểu xác định nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu của đề tài.
5.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp
Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng phần mềm excel để tổng hợp dữ liệu. Tác giả sử dụng phương pháp điểm trung bình, từ đó đưa ra nhận xét về đánh giá của khách hàng cá nhân về cho vay KHCN của chi nhánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại.
Có thể bạn quan tâm!
- Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tân Yên - 1
- Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tân Yên - 2
- Quy Trình Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Một Số Ngân Hàng Thương Mại Và Bài Học Kinh Nghiệm
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đã tổng hợp và phân tích một cách hệ thống về thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank Tân Yên trong giai đoạn 2018 – 2020. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, luận văn cũng đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý cho vay khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh huyện Tân Yên. Luận văn đã đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm góp phần tăng cường quản lý trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Tân Yên trong thời gian tới.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay khách hàng cá nhân và chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Theo như Tom Peters đã từng chia sẻ rằng: Khách hàng là tài sản làm tăng thêm giá trị. Và dĩ nhiên nó là tài sản quan trọng nhất mặc dù giá trị của họ không được ghi nhận trong báo cáo công ty. Vậy nên các công ty cần luôn luôn xem khách như là nguồn vốn cần được quản lý và không ngừng huy động vốn.
Người cha đẻ của ngành quản trị – Peters Drucker – thì nhận định tạo ra khách hàng là mục tiêu của công ty. Khi phục vụ khách, hãy tâm niệm rằng không phải chúng ta giúp đỡ họ mà họ đang giúp đỡ chúng ta bằng cách cho chúng ta cơ hội để phục vụ.
Theo Wal-Mart thì cho rằng: Khách hàng là người không phụ thuộc vào chúng ta mà là ngược lại. Vậy nên họ không đi tìm chúng ta, chúng ta phải đi tìm họ. Bán thứ khách cần chứ không phải thứ ta có. Khách hàng ban ơn cho ta khi họ đến mua sắm còn ta chẳng ban ơn gì cho họ khi cung cấp sản phẩm dịch vụ.Vậy phục vụ khách hàng là nghĩa vụ – bổn phận – trách nhiệm. Khách hàng là một phần trong cuộc và vô cùng quan trọng đối với công việc của chúng ta nên hãy luôn lịch sự và hiểu họ.Không có khách hàng không có lợi nhuận đồng nghĩa với phá sản. Khách hàng mang đến nhu cầu và việc của người bán hàng là thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của họ.Và nếu chúng ta không có cái khách cần thì đó là lỗi của chúng ta. Hướng tới cảm xúc khách hàng: Truyền đạt thông điệp chạm tới cảm xúc khách hàng có nghĩa bạn đã marketing thành công.
Thông qua các quan điểm của các học giả kinh tế, tác giả tổng hợp khái niệm về KHCN như sau: Khách hàng cá nhân của ngân hàng là một người hoặc nhóm người đã, đang, sẽ sử dụng dịch vụ và sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc gia đình của họ.
1.1.2 Đặc điểm, vai trò khách hàng cá nhân của NHTM
1.1.2.1 Đặc điểm khách hàng cá nhân của NHTM
Khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Số lượng lớn nhưng qui mô mỗi khách hàng nhỏ. KHCN là những khách hàng đơn lẻ, hoặc một vài người có sử dụng dịch vụ ràng buộc của ngân hàng cung cấp. Do đó số lượng khách hàng lớn, song lượng vốn chuyển giao với ngân hàng nhỏ . Tuy nhiên, số lượng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lượng khách hàng trong NHTM, đặc biệt trong thời kỳ bão hòa về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như hiện nay, ngân hàng nào có tỷ trọng khách hàng cá nhân lớn hơn sẽ chiếm ưu thế cả về thị phần và lợi nhuận trong quá trình hoạt động.
Thứ hai: Khách hàng cá nhân đa dạng về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa, sở thích… Do đó các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng luôn đa dạng để phục vụ cho từng đối tượng khách hàng cá nhân tương ứng với những đặc điểm riêng của họ.
Thứ ba: nhu cầu thường xuyên thay đổi và gia tăng. Trước đây, hoạt động ngân hàng tập trung chủ yếu bởi hoạt động huy động, cho vay và thanh toán quốc tế phục vụ cho các KHCN. Tuy nhiên hiện nay, ngoài hoạt động truyền thống, các ngân hàng lại cạnh tranh nhau về các tiện ích mà ngân hàng cung cấp cho KHCN. Do đó, nếu ngân hàng nào đưa ra nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu của KHCN mà chi phí lại hợp lý thì sẽ thu hút khách hàng về phía mình.
1.1.2.2. Vai trò khách hàng cá nhân trong ngân hàng thương mại
Vai trò của khách hàng cá nhân đối với NHTM thể hiện ở những điểm sau:
Khách hàng là mục tiêu, là người quyết định sự sống còn của ngân hàng. Khách hàng cá nhân chính là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng luôn không ngừng cung cấp các sản phẩm dịch vụ nào đó, vượt trội hơn các ngân hàng khác để thu hút lượng khách hàng cá nhân có nhu cầu trong thị trường cạnh tranh như hiện nay.
Khách hàng cá nhân tạo ra thu nhập cho ngân hàng: Thông qua việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp, khách hàng cá nhân phải trả lãi, phí cho ngân hàng. Do đó, khách hàng cá nhân đóng góp một lượng lớn lợi nhuận vào thu nhập trong hoạt động kinh doanh của Ngân hang.
1.2 Cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại
Theo Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội ban hành Luật các tổ chức tín dụng có định nghĩa: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN của NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng có định nghĩa về khách hàng cá nhân như sau: Một khách hàng là cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng; là thành viên của hộ gia đình theo quy định tại Bộ Luật dân sự mà hộ gia đình đang là khá/ch hàng của tổ chức tín dụng; hoặc tổ viên tổ hợp tác theo quy định tại Bộ Luật dân sự mà tổ hợp tác đang là khách hàng của tổ chức tín dụng; hoặc cán bộ công nhân viên đang công tác tại công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân mà các công ty, doanh nghiệp đang là khách hàng của tổ chức tín dụng.
Như vậy, ta có thể hiểu: Cho vay khách hàng cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.
1.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân
Cho vay khách hàng cá nhân có nhiều đặc điểm riêng biệt so với cho vay các đối tượng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác như sau:
- Thời hạn của các khoản vay ngắn: Với khách hàng doanh nghiệp thì các khoản vay thường được sử dụng vào mục đích tài trợ cho sản xuất kinh doanh trên quy mô lớn, đầu tư tài sản cố định giá trị cao hay xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất… cần thời gian dài. Còn khách hàng cá nhân vay vốn với mục đích tiêu dùng, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nên chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hầu như rất ít.
- Các khoản vay có độ rủi ro cao: Các khoản vay của khách hàng cá nhân thường được đảm bảo bằng chính thu nhập của cá nhân đó. Tuy nhiên, nếu khách hàng gặp phải bất trắc như ốm đau, bệnh tật, tử vong… thì ngay lập tức thu nhập đó giảm sút hoặc thậm chí có thể mất đi hoàn toàn. NHTM luôn phải đối mặt với những rủi ro đó, mà công tác thẩm định, quản lý khách hàng cá nhân lại không thể kiểm soát chặt chẽ được hết tất cả. Chính vì điều này, nhiều NHTM trong một thời gian dài trước đây rất ngại cho khách hàng cá nhân vay vốn. Nhưng hiện nay, nhận thấy hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân mang lại một nguồn thu nhập đáng kể nên các NHTM đã tập trung hướng tới mục tiêu này và công tác quản lý rủi ro ngày càng được các ngân hàng quan tâm, chú trọng hơn.
- Khoản vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn: Đặc điểm của khách hàng cá nhân là vay vốn với mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nên món vay thường có giá trị nhỏ hơn so với món vay của các doanh nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng cá nhân lại là đông đảo nhất, các khoản vay thường xuyên phát sinh khi khách hàng có nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh. Do đó, số lượng các khoản vay nhiều dẫn đến lợi
nhuận từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là khá cao nếu ngân hàng biết cách thu hút khách hàng và làm tốt các công tác quản lý có liên quan khác.
- Chi phí thẩm định lớn: Để tránh gặp phải những rủi ro trong hoạt động cho vay, ngân hàng thường tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc vào hoạt động thẩm định và giám sát khoản vay một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, việc thu thập thông tin cá nhân là rất khó khăn, thường không đầy đủ và thiếu chính xác. Chính những điều này đã gây trở ngại cho cán bộ tín dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định các nguồn trả nợ, giải ngân và thu nợ của khách hàng vay vốn. Vì vậy, các NHTM sẽ chấp nhận chi phí cao để đánh đổi rủi ro cao, đảm bảo an toàn cho các món vay.
- Lãi suất thường cao hơn lãi suất của các khoản vay khác: Do khối lượng giao dịch của mỗi khoản vay thường không lớn nhưng chi phí bỏ ra trong khâu thẩm định và quản lý khoản vay lại rất lớn nên các NHTM phải đề ra mức lãi suất cao để bù đắp chi phí như chi phí về thời gian, nhân lực, thẩm định, quản lý…
1.2.3 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân
Trên cơ sở yêu cầu và mục đích quản lý của NHTM, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau. Việc phân loạicho vay KHCN chủ yếu nhằm mục đích quản lý các khoản vay đạt hiệu quả cao, nhất là khi mà các hoạt động dịch vụ của ngân hàng ngày càng được phát triển mạnh, nhiều hình thức cho vay mới ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các khách hàng cá nhân. Cho vay KHCN được phân loại theo các tiêu thức sau:
- Căn cứ theo thời hạn cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn: là cho vay có thời hạn đến một năm và được sử dụng để bổ sung, bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân, hộ kinh doanh,
+ Cho vay trung hạn: là cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm để đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở rộng kinh doanh, xây dựng mới…. với quy mô nhỏ và
thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó nó còn được dùng đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên của cá nhân, hộ kinh doanh khi bắt đầu kinh doanh.
+ Cho vay dài hạn: là cho vay từ trên 5 năm, tối đa có thể lên đến 20, 30 năm. Loại cho vay này thường dùng để đáp ứng các nhu cầu vốn dài hạn như mua bán, xây dựng nhà ở, nhà xướng kinh doanh .. giá trị khoản vay khá lớn.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
+ Cho vay phục vụ mục đích cư trú: là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Đặc điểm của các khoản vay này là thời gian dài và giá trị khoản vay là tương đối lớn.
+ Cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng: là các khoản cho vay phục vụ đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, học hành, giải trí,… Đặc điểm của khoản vay này là quy mô nhỏ, thời gian ngắn, rủi ro thấp hơn cho vay phục vụ mục đích cư trú.
+ Cho vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh: là các khoản cho vay để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh nhỏ ở từng hộ gia đình, vay để buôn bán, thuê cửa hàng, kinh doanh… Đặc điểm của các khoản cho vay này là không cố định thời hạn, qui mô phụ thuộc vào phương án kinh doanh của khách hàng, rủi ro của khoản cho vay này rất cao, và có khả năng xảy ra rủi ro đạo đức.
- Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
+ Cho vay KHCN gốc trả một lần khi đáo hạn: là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân, hộ kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn. Qui mô của món vay là tương đối nhỏ, các khoản vay trả một lần thường ngắn hạn, để phục vụ các nhu cầu vốn như, mua sắm các dụng cụ gia đình, sửa chữa ô tô, nhà ở, kinh doanh …
+ Cho vay trả góp: là khoản cho vay mà nợ gốc được thanh toán làm hai hoặc nhiều lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc quý). Khoản cho vay được trả làm nhiều lần theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, phương thức này được dùng để tài trợ cho việc mua sắm các vật dụng có giá trị cao như ô tô, nhà,… hoặc để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, thuê cửa hàng,