quan của Tỉnh, những nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế, nội dung bị chồng chéo… Từ đó, kịp thời chỉnh sửa, bãi bỏ, bổ sung, hoàn thiện chính sách để chính sách được thực thi có hiệu quả.
3.2.2. Nâng cao các chính sách hỗ trợ tài chính cho xúc tiến thương mại
Để thực hiện hiệu quả đan xen các hoạt động xúc tiến thương mại cho phù hợp với tiềm năng phát triển của tỉnh Sơn La, cần có hậu thuẫn của một chính sách tài chính vững mạnh.
Chú trọng phân bổ nguồn lực để thực hiện chính sách, tận dụng nguồn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương một cách hợp lý cùng với việc kêu gọi, huy động xã hội hóa trong hoạt động XTTM trong thời gian tới. Để có được nguồn vốn dồi dào phục vụ cho phát triển sản phẩm cần thiết phải có cơ chế đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ các nguồn như vốn tự có trong dân, từ các tổ chức tín dụng và từ ngân sách nhà nước và các tổ chức kinh tế khác... trong đó nguồn vốn tự có và huy động từ trong dân là rất quan trọng. Các quỹ tín dụng, ngân hàng và các tổ chức khác: các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn vốn, tín dụng, trang thiết bị máy móc hiện đại cho hoạt động của các vùng sản xuất, các cơ sở, nhà máy chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng.
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến hiệu quả chính sách xúc tiến thương mại chưa phát huy trên thực tế là do nguồn vốn thực hiện chính sách còn hạn chế. Chính vì thế, sự tham gia của các quỹ tín dụng ngân hàng trong thực hiện chính sách sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn, từ đó có cơ hội tận dụng nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Để huy động được sự đầu tư trong nước và nước ngoài, tỉnh cần tạo được một môi trường kinh doanh thuận lợi, cởi mở.
- Đầu tư cho khoa học, công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao và giảm chi phí sản xuất cũng như đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh.
- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia nghiên cứu, khảo sát thị trường quốc tế, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Mặt khác, tỉnh cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các nguồn tài trợ của các thành phần kinh tế, tổ chức phi chính phủ, chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực này.
- Hỗ trợ kinh phí để các cơ quan chuyên môn phối hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, tiếp tục mở các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ XTTM cho cán bộ, viên chức, công chức và nhà quản lý doanh nghiệp để nâng cao kiến thức về xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Hỗ Trợ Tiếp Cận Và Phát Triển Thị Trường
- Đánh Giá Chung Thực Trạng Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La
- Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn Từ Nay Đến
- Các Nhóm Giải Pháp Về Hoạt Động Tư Vấn, Hỗ Trợ Xttm Trên Địa
- Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Sơn La (2020), Nghị Quyết Số 128/2020/nq- Hđnd Ngày 28/02/2020 Ban Hành Chính Sách Khuyến Khích Đầu Tư Vào Nông Nghiệp, Nông Thôn Trên
- Chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La - 16
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
- Đầu tư trực tiếp cho hoạt động xúc tiến thương mại theo tinh thần đầu tư cho phát triển vào những ngành/sản phẩm chiến lược của tỉnh.
Ngoài ra cũng cần sự hỗ trợ của Nhà nước giành cho công tác quy hoạch, đào tạo nghề, phát triển hạ tầng và hỗ trợ kinh phí xử lý môi trường trong các vùng sản xuất nông nghiệp, các khu, cụm, điểm công nghiệp. Cơ quan quản lý các cấp phải tạo ra cơ chế liên kết các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng phục vụ đầu tư, mở rộng sản xuất thông qua việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn, ưu đãi về mức lãi suất cho vay cũng như thời hạn cho vay hợp lý.
- Tập trung tối đa và lồng ghép linh hoạt các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án hỗ trợ từ nguồn lực tài chính của các bộ, ngành Trung ương cho địa phương để thực hiện chính sách hõ trợ tài chính cho hoạt động xúc tiến thương mại.
- Dành 1 phần nguồn lực tài chính hợp lý từ nguồn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện cho việc triển khai chính sách hỗ trợ tài chính trên địa bàn, đảm bảo yêu cầu hoạt động xúc tiến thương mại ở địa phương.
- Có cơ chế huy động nguồn tài chính trong dân cư, trong doanh nghiệp và cơ chế tận dụng ưu đãi từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn cho hoạt động XTTM của địa phương.
- Tăng cường liên kết chuỗi, liên kết vùng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông, kỹ thuật, kết nối giữa các khâu trong hoạt động xúc tiến thương mại với các tỉnh, thành phố trong cả nước và hoạt động xuất khẩu hàng hóa đến các thị trường có nhiều lợi thế cho sản phẩm của Sơn La đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của Sơn La.
3.2.3. Tăng cường chính sách về nâng cao chất lượng nhân lực xúc tiến thương mại
Tỉnh cần quan tâm tới công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về XTTM và nâng cao năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách XTTM cho đội ngũ công chức cấp tỉnh và cấp huyện, xã.
- Tổ chức, liên kết tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về XTTM, đặc biệt là XTTM với cấp địa phương, với sản phẩm chủ lực đặc thù của Tỉnh (nông sản).
Theo đó, mời các chuyên gia đầu ngành về XTTM, cán bộ quản lý nhà nước về XTTM ở cấp Trung ương và cấp Tỉnh (đặc biệt là các tỉnh có đặc thù tương tự Sơn La) để tham gia giảng dạy, đào tạo cho cán bộ của Tỉnh. Qua đó, cán bộ của Tỉnh có cơ sở lý luận và được trang bị kiến thức chuyên ngành, đồng thời, được học tập kinh nghiệm thực tiễn từ các điển hình Tỉnh bạn.
- Bên cạnh việc trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu liên quan đến nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ XTTM của Tỉnh cần được bồi dưỡng về năng lực hoạch định và thực hiện chính sách.
Theo đó, cần tập trung vào năng lực tuyên truyền, phổ biến chính sách; năng lực phối hợp thực hiện chính sách; năng lực duy trì và điều chỉnh chính sách; năng lực theo dõi, đôn đốc; năng lực đánh giá, báo cáo và rút kinh nghiệm thực hiện chính sách.
Cán bộ cấp Tỉnh cần có kiến thức để tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời những thay đổi, biến động của các nhân tố môi trường vĩ mô để có thể hoạch định, điều chỉnh những chính sách XTTM cho phù hợp với các chủ thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, cần tăng cường nhận thức về vai trò xúc tiến thương mại của các trung tâm xúc tiến thương mại (trực thuộc các cơ quan quản lý nhà nước) của địa phương hiện nay. Theo đó, cơ quan này cần đẩy mạnh khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua hình thức quảng cáo, tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế đồng thời nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường đến doanh nghiệp (thông tin hàng hóa, chất lượng, mẫu mã, thị hiếu người tiêu dùng…).
- Không chỉ nâng cao trình độ cho cán bộ QLNN về XTTM, Tỉnh cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao nhận thức và bổ sung kiến thức về XTTM cho đội ngũ doanh nhân, cán bộ HTX, người sản xuất…
Những kiến thức cần trang bị như bao gói sản phẩm, thiết kế bao bì, thương hiệu, mã QR, nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, sở hữu trí tuệ… Bên cạnh đó là kiến thức về phân phối hàng hóa văn minh, hiện đại như cách bày hàng, trang trí gian hàng, tổ chức bán hàng và quảng cáo hàng hóa, thanh toán… trên nền tảng thương mại điện tử.
Cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất sứ, tem nhãn mác, mẫu mã bao bì… để các sản phẩm nông sản đủ điều kiện tiêu thụ ra thị trường. Thuê các chuyên gia của các nước tư vấn hỗ
trợ về sản xuất, mẫu mã, bao bì, tiêu chuẩn chất lượng, hồ sơ pháp lý, quảng bá xúc tiến để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông sản và nông sản đã qua chế biến phù hợp với thị trường tiêu dùng của từng nước khác nhau.
Sơn La vẫn xác định các thị trường truyền thống của Sơn La tại một số tỉnh thành phố lớn trong nước và thị trường Trung Quốc trong tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Tỉnh, do vậy trong thời gian tới cần ưu tiên kinh phí cho việc nâng cao nhậ thức của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất đó là:
- Tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nắm chắc về tiêu chuẩn, quy định, mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc đối với chất lượng hàng hóa khi tham gia vào hệ thống các siêu thị, các cửa hàng tiện ích...của các thị trường này.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Trung Quốc về chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, đăng ký vùng trồng, nhà xưởng đóng gói để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu; Định hướng, khuyến cáo các doanh nghiệp chuyển sang giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc theo hình thức “chính ngạch” nhằm đảm bảo xuất khẩu ổn định bền vững vào thị trường Trung Quốc.
Hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên sâu ngoại ngữ, Nghiệp vụ nghiên cứu thị trường; Nghiệp vụ đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế; Nghiệp vụ xây dựng và thực hiện chiến lược thương hiệu; Nghiệp vụ ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử; Nghiệp vụ thiết kế, xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp trên thị trường bằng xây dựng và kiểm soát kênh phân phối… Các nội dung đào tạo chuyên sâu cần thay đổi hàng năm cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
3.2.4. Nâng cao nhận thức và năng lực của các chủ thể nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường và tham gia hiệu quả hoạt động XTTM
- Các cơ quan của tỉnh Sơn La cần chủ động tiến hành các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã về tầm quan trọng cũng như kết quả đạt được từ việc thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại.
Qua đó, tăng cường sự phối hợp hiệu quả của DN, HTX đối với các phương tiện truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, báo chí và mạng xã hội trong công tác truyền thông nhằm gia tăng hoạt động quảng bá của doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như giới thiệu tiềm năng sản xuất các sản phẩm chủ lực.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thông qua nhiều hình thức khác nhau nhằm đảm bảo đối tượng thụ hưởng được tiếp cận dễ dàng với nội dung chính sách, qua đó nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.
Rõ ràng, bản thân doanh nghiệp, các cơ sở, những người làm nghề, hộ sản xuất đa số không có đủ khả năng (nhân lực, chi phí…) để tự thực hiện một cách quy mô các hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đa số các hoạt động XTTM tự thực hiện đều ở quy mô nhỏ, đơn lẻ.
Do vậy, cần truyền thông, phổ biến để các đối tượng có thể biết, hiểu và tích cực tham gia vào các chương trình XTTM quy mô, chuyên nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước tổ chức, kết nối. Qua đó, các DN, HTX, hộ sản xuất có thể giới thiệu hiệu quả sản phẩm của mình, tăng khả năng tìm kiếm, mở rộng và liên kết cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng ở nước ngoài và các thị trường khác.
- Tỉnh cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân, HTX để nâng cao trình độ đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, HTX tham gia
đào tạo nhân lực công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, đào tạo với hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường.
Có chính sách để thu hút nhân tài có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao, có năng lực đổi mới sáng tạo. Tiềm năng nông sản đã sẵn có tuy nhiên trong thời gian tới cần định hướng, hỗ trợ dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp - thương mại, xây dựng một đội ngũ lao động mới có ý thức, tổ chức kỷ luật cũng như có tay nghề, năng lực cao, có khả năng tiếp thu học hỏi và sẵn sàng đổi mới để đạt được năng suất cao, chất lượng hiệu quả.
3.2.5. Hoàn thiện chính sách về đầu tư phát triển hạ tầng XTTM
Để hoàn thiện được các hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, tỉnh Sơn La cũng cần chú trọng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng thương mại như các chợ địa phương, chợ trung tâm xã, siêu thị cũng như các trung tâm thương mại, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.... Đây chính là nơi để giới thiệu các sản phẩm địa phương cũng như tập trung trưng bày các sản phẩm tiềm năng, nhằm tiếp cận và quảng bá sản phẩm địa phương, cũng như hình ảnh của tỉnh tới khách hàng, các đối tác và các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận hay các tỉnh, thành phố lớn để tạo mối liên kết hợp tác cũng như mở rộng kinh doanh
Tổ chức các điểm cố định tại thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Lạng Sơn, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong cả nước để trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La đến người tiêu dùng trong cả nước, từ đó có cơ hội quảng bá ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, để kịp thời thích ứng với sự phát triển của KHCN, Tỉnh cần chú trọng hoạch định và thực thi những chính sách quản lý và phát triển hạ tầng XTTM trên nền tảng số, qua các website, qua các ứng dụng, qua các trang mạng xã hội, trên các trang TMĐT. Theo đó, Tỉnh cần xây dựng những
chính sách để thúc đẩy, hỗ trợ đối với hoạt động XTTM của cơ quan QLNN trên các website của cơ quan, đối với hoạt động XTTM của DN, HTX, cơ sở sản xuất như thiết lập website, đưa thông tin giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng TMĐT…; Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trên nhiều phương thức để kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản.
3.2.6. Nâng cao chính sách truyền thông tiếp cận và phát triển thị trường
Tỉnh cần chú trọng đổi mới cách thức quảng bá, các hoạt động truyền thông để thu hút được sự quan tâm cũng như gia tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp tới người tiêu dùng trong cả nước.
Tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông tiếp cận phát triển thị trường một cách truyền thống như tổ chức các Hội nghị, các tuần hàng; tham gia các gian hàng tại các hội chợ để trưng bày, quảng bá, kết nối các sản phẩm nông sản tại các tỉnh, thành trong cả nước và nước ngoài như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc, và một số nước… để các doanh nghiệp và người tiêu dùng biết đến để kết nối tiêu thụ các sản phẩm.
Bên cạnh đó, hiện nay, cùng với sự phát triển của KHCN, cũng như tác động những vấn đề thực tế, việc tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá đã có sự thay đổi sâu sắc về cách thức. Đơn cử như trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam không thể tham gia các hoạt động xúc tiến truyền thống, Bộ Công Thương đã nhanh chóng triển khai đa dạng các hình thức xúc tiến mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức một loạt các sự kiện hội thảo trực tuyến cung cấp thông tin về tình hình, cơ hội thị trường nước ngoài, kết nối giao thương trực tuyến, giúp doanh nghiệp tiết giảm thời gian, chi phí xúc tiến. Do vậy, Tỉnh cần hoàn thiện, bổ sung thêm những quy định, các chính sách cụ thể để có thể quản lý và phát triển đối với các hình thức XTTM mới này.