Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Phú Thọ Giai Đoạn 2012 - 2014


mỗi tầng được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng. Các phòng ban của Chi nhánh được trang bị một hệ thống máy tính hiện đại với đầy đủ các phần mềm chuyên nghiệp về ngành tài chính ngân hàng và đáp ứng nhu cầu làm việc. Chi nhánh cũng chú trọng đến việc đầu tư vào trang thiết bị, đặc biệt là các công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ các dịch vụ như: SMS Banking, các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ thông minh, Smart card), máy ATM, máy POS… đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa ngân hàng. Đến năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh, ngân hàng đã đặt 08 máy ATM tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành thẻ ATM, 30 máy POS được đặt tại các trung tâm thương mại, các đại lý lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng.

Với hệ thống cơ sở vật chất tạm đủ như vậy là cơ sở rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh để đạt được các mục tiêu đã đề ra. [14]

3.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2014

3.1.5.1. Hoạt động huy động vốn

Xuất phát đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng, BIDV Phú Thọ đã xác định huy động vốn là công tác trọng tâm hàng đầu đặc biệt là việc khai thác các nguồn vốn trong dân cư và các tổ chức.

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai chương trình hiện đại hoá ngân hàng, công tác huy động vốn của BIDV Phú Thọ đã phát triển, đa dạng hoá với nhiều loại sản phẩm. Nếu như những năm trước đây công tác huy động vốn chủ yếu thông qua các sản phẩm tiền gửi thông thường với một số kỳ hạn thì đến nay BIDV Phú Thọ đã mở rộng, triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn như tiền gửi tích luỹ, bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi, phương thức trả lãi linh hoạt... Bên cạnh đó, BIDV Phú Thọ còn thực hiện các chương trình khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền như tặng thẻ bảo hiểm, quà tặng, tiền mặt tương ứng với tỷ lệ số tiền gửi. Thực hiện các chương trình truyền thông để giới thiệu các chương trình, sản phẩm huy động vốn tới các tổ chức và tầng lớp dân cư. Vì vậy, nguồn vốn huy động của BIDV Phú Thọ không ngừng tăng trưởng qua các năm. Tính đến 31/12/2014 tổng vốn huy động được của chi nhánh là 1.829 tỷ VNĐ, chiếm 13,37%


thị phần trên địa bàn , tăng 24,7% so với năm 2013, do Chi nhánh BIDV Phú Thọ cung cấp), tuy nhiên thị phần này vẫn chưa tương xứng với quy mô, uy tín và vị thế của BIDV.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động huy động vốn của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 -2014‌


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Giá trị

(Tỷ đồng)

cấu (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

cấu (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

cấu (%)

1. Tổng vốn huy động

1.039

100

1.466

100

1.829

100

2. Theo loại tiền

- Tiền VNĐ

943

90,8

1.334

91,0

1.690

92,4

- Ngoại tệ

96

9,2

132

9,0

139

7,60

3. Theo dối tượng khách hàng

- Tiền gửi dân cư

494

47,6

734

50,1

957

52,3

- Tiền gửi TCKT

225

21,6

285

19,4

355

19,4

- Tiền gửi TCTD

320

30,8

447

30,5

517

28,3

4. Theo thời hạn huy động

- Không kỳ hạn

143

13,8

244

16,6

195

10,7

- Kỳ hạn < 12 tháng

687

66,1

1009

68,8

1432

78,3

- Kỳ hạn > 12 tháng

209

20,1

213

14,5

202

11,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ - 7

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2012, 2013, 2014 - BIDV Phú Thọ)

Tổng tiền gửi năm 2012 đạt 1.039 tỷ đồng. Tổng tiền gửi đến cuối năm 2013 đạt 1.466 tỷ VNĐ, tăng hơn so với năm 2012 là 427 tỷ, tương ứng tăng 41,1%. Đến năm 2014 tổng tiền gửi đạt 1829 tỷ VNĐ, tăng hơn so với năm 2013 là 363 tỷ tương ứng với mức tăng 24,8%. Có thể thấy trong 3 năm nghiên cứu số tiền ngân hàng huy động được ngày càng tăng lên cho thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh là tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các cá nhân và các tổ chức kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên tỷ lệ % tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động được lại giảm dần so với năm trước. Cụ thể: năm 2013 tăng 41,1% so với năm 2012, năm


2014 tăng 24,8% so với năm 2013. Sự giảm đi về tỷ lệ vốn huy động có thể là do sự thay đổi chính sách huy động vốn của chi nhánh làm cho nguồn vốn huy động có tỷ lệ tăng trưởng giảm đi như vậy [13].

3.1.5.2. Hoạt động cho vay

Cũng như nhiều ngân hàng khác ở Việt Nam, BIDV Phú Thọ cũng có hoạt động sử dụng vốn chủ yếu là cho vay. Tính đến 31/12/2014 tổng dư nợ tín dụng chiếm 13,37% thị phần tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Đối với các NHTM ở Việt Nam, tín dụng vẫn là một nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu. BIDV Phú Thọ xác định tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Do vậy, BIDV Phú Thọ luôn bám sát các chủ trương, định hướng của BIDV trong mở rộng phát triển, tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh cơ chế, quy trình, quy định thể lệ chế độ của ngành. Tốc độ tăng trưởng và chất lượng hoạt động tín dụng của BIDV Phú Thọ có bước phát triển tốt. Quy mô cho vay đối với nền kinh tế được mở rộng nhưng quản lý tín dụng vẫn được kiểm soát chặt chẽ.

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động cho vay của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 -2014‌

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


2012


2013


2014

2013/2012

2014/2013

Số tiền

%

Số tiền

%

Doanh số cho vay

955

1.378

1.794

423

44,3

416

30,2

Doanh số thu nợ

897

1.295

1.645

398

44,4

350

27,0

Dư nợ

1.395

1.540

1.689

145

10,4

149

9,7

Nợ quá hạn

32,5

46,4

53,7

13,9

42,7

7,3

15,7

Nợ xấu

13,2

13,8

15,3

0,6

4,5

1,5

10,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2012, 2013, 2014 - BIDV Phú Thọ)

Cùng với sự tăng trưởng về nguồn vốn, hoạt động sử dụng vốn cũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Tổng doanh số cho vay tăng dần qua các năm. Tổng doanh số


cho vay năm 2012 là 955 tỷ đồng, năm 2013 con số này là 1.378 tỷ đồng, tăng 423 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 44,3%. Năm 2014 con số này tiếp tục tăng lên là 1.794 tỷ đồng, tăng 416 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 30,2%).

Như vậy, nhìn chung về quy mô và cả về cơ cấu thì tình hình sử dụng vốn trong các năm vừa qua tăng so với năm trước một cách đáng kể. Điều đó cho thấy tình hình tín dụng của Chi nhánh hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, có thể thấy mặc dù doanh số cho vau tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay qua các năm lại giảm đi vì vậy ngân hàng cần xem xét và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo ra được các sản phẩm phong phú, đa dạng nhằm đem lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho ngân hàng.

BIDV Phú Thọ thực hiện tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập trung tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể... nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay bán lẻ, cho vay có tài sản bảo đảm và giảm dần dư nợ cho vay trung dài hạn. Do vậy, dư nợ ngoài quốc doanh và dư nợ ngắn hạn đều tăng, trong khi đó dư nợ quốc doanh và dư nợ trung, dài hạn giảm dần trong 3 năm qua [13].

3.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014

Mặc dù giai đoạn 2012 - 2014 có nhiều biến động ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tuy nhiên được BIDV Việt Nam chỉ đạo sát sao, trên cơ sở thực hiện tốt những chiến lược,kế hoạch mà Chi nhánh đề ra cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh. Giai đoạn này kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn đạt được những mục tiêu đề ra về doanh thu, lợi nhuận.

Những thành tựu trong hoạt động quản lý dịch vụ bán lẻ thể hiện ở kết quả hoạt động kinh doanh của BDIV Phú Thọ. Bảng 3.4 cho thấy: lợi nhuận của BIDV Phú Thọ


tăng khá nhanh. Năm 2012 thu nhập của chi nhánh đạt 538 tỷ đồng và tổng chi phí là 486 tỷ đồng. Năm 2013 mặc dù doanh thu của chi nhánh tăng lên đạt 655 tỷ đồng, tăng 117 tỷ đồng so với năm 2012 nhưng chi phí tăng thêm là 112 tỷ đồng. Năm 2014, doanh thu tăng thêm 32 tỷ đồng còn chi phí tăng thêm 23 tỷ đồng so với năm 2013.

Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


2012


2013


2014

So sánh

2013/2012

So sánh

2014/2013

Số

tiền

%

Số

tiền

%

Thu nhập

538

655

687

117

21,7

32

4,88

Chi phí

486

598

621

112

23,04

23

3,84

Lợi nhuận trước thuế

52

57

66

5

9,6

9

15,78

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2012, 2013, 2014 - BIDV Phú Thọ)

Nguyên nhân chi phí tăng cao là do ngân hàng bắt đầu phải trích dự phòng rủi ro tín dụng, làm quỹ dự phòng rủi ro tăng lên nhưng điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Chi nhánh, lợi nhuận của Chi nhánh vẫn tăng cao. Cụ thể năm 2012 lợi nhuận của Chi nhánh là 52 tỷ đồng. Năm 2013 lợi nhuận của Chi nhánh đạt 57 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 9,6%. Đến năm 2014 tình hình đã được cải thiện hơn, doanh thu và chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu lại cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Cụ thể năm 2014: doanh thu của Chi nhánh đạt 687 tỷ đồng, tăng 32 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 4,88%; chi phí của Chi nhánh là 621 tỷ đồng, tăng 23 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 3,84%. Điều này làm cho lợi nhuận của của Chi nhánh năm 2014 tăng 9 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng với mức tăng 15,78% so với năm 2013. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ đang ổn định và có tốc độ tăng tốt [13].

3.2. Thực trạng chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ


3.2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của BIDV Phú Thọ

Việc thực hiện chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ thời gian qua căn cứ vào các văn bản sau:

- Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 về Tín dụng đầu tư và Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

- Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

- Nghị định số 133/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 về ngoại hối

- Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013 của UBTVQH về sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 về ngoại hối

- Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam

3.2.2. Các hình thức tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ

3.2.2.1. Hình thức tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu

* Cho vay vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu

Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng. Để giám sát và kiểm soát chặt chẽ tình hình vay vốn đúng mục đích, ngân hàng thường tài trợ như sau:

BIDV yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải sử dụng vốn tự có cùng với vốn vay ngân hàng để thu mua hàng hóa, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu. Hàng hóa


được sản xuất ra hoặc được thu mua sẽ được nhập tại kho mà BIDV có thể giám sát được, đảm bảo việc xuất hàng ra khỏi kho phải có sự đồng ý của ngân hàng. Thông thường BIDV cho vay tối đa 70% giá trị lo hàng xuất khẩu.

Sau khi giao hàng xong, doanh nghiệp lập bộ chứng từ gửi đòi tiền nhà nhập khẩu với chỉ dẫn thanh toán chuyển tiền vào tài khoản của nhà xuất khẩu mở tại BIDV Phú Thọ quy định như trong hợp đồng. Khi nhận được báo có từ ngân hàng nước ngoài, chi nhánh sẽ thực hiện thu nợ số tiền đã tài trợ.

* Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khảu

Từ khi giao hàng cho đến khi nhà xuất khẩu nhận được tiền phải mất một khoảng thời gian để gửi chứng từ và các ngân hàng xử lý chứng từ. Thậm chí nhiều trường hợp hàng hóa giao đến các nước ở xa phải mất từ 1 đến 2 tháng nhà nhập khẩu mới nhận được hàng, với điều khoản thanh toán theo phương thức chuyển tiền sau và nhờ thu thì nhà nhập khẩu phải nhận được hàng mới thanh toán. Như vậy, mất một khoảng thời gian khá lâu thì nhà xuất khẩu mới nhận được tiền. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, khách hàng có thể đến ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ. Hiện nay, Chi nhánh đã có hình thức chiết khấu theo cả 3 phương thức thanh toán: thư tín dụng chứng từ ( L/C), nhờ thu và chuyển tiền bằng điện (TTR).

Có 2 hình thức chiết khấu:

Chiết khấu có truy đòi: Là hình thức cấp tín dụng của BIDV cho người thụ hưởng( theo hạn mức hay theo món), bằng việc mua lại Hối phiếu đòi nợ trước khi đến hạn thanh toán. Trường hợp ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán thì người thụ hưởng có trách nhiệm hoàn trả cho BIDV số tiền đã ứng trước cộng thêm lãi và phí phát sinh trong thời gian chiết khấu.

Chiết khẫu miễn truy đòi: Chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đời nợ theo hình thức L/C.

Điều kiện về bộ chứng từ xuát trình: Một bộ đầy đủ 3/3 chứng từ vận đơn đường biển hoặc được lập theo ngân hàng đại lý, bộ chứng từ xuất trình đầy đủ và


hoàn toàn phù hợp với điều khoản, điều kiện của L/C và các sửa đổi, hoặc bộ chứng từ có bất đồng được chấp nhận thanh toán của ngân hàng đại lý.

BIDV sẽ chiết khấu 100% giá trị hối phiếu đòi nợ trừ đi các khoản khấu trừ được xác định như phí sửa đổi L/C, phí xử lý bộ chứng từ của ngân hàng đại lý….

3.2.2.2. Hình thức tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu

* Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu

Cán bộ tín dụng xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo….để cho vay đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của khách hàng theo quy định của pháp luật.

* Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập

Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập: Là việc BIDV thực hiện nghiệp vụ mở L/C, cho vay thanh toán chi phí nhập khẩu đối với lô hàng nhập thanh toán qua BIDV theo các phương thức L/C trả ngay, D/P trả sau và đảm bảo bằng việc thế chấp chính lô hàng nhập khẩu.

Điều kiện về hàng hóa tài trợ: Hàng hóa đã có thị trường tiêu thụ hoặc có thể bán được dễ dàng trên thị trường. Hàng hóa dễ kiểm đếm, xác định số lượng và dễ bảo quản, hàng hóa phải được mua bảo hiểm mọi rủi ro ( điều khoản bảo hiểm “ All Risks”) trong quá trình vận chuyển về Việt Nam với mức tối thiểu bằng 110 trị giá lô hàng tính theo giá CIF, người thụ hưởng bảo hiểm là BIDV hoặc bảo hiểm phải được ký hậu để trống và trọn bộ gốc chứng từ bảo hiểm gửi về BIDV. BIDV xem xét khách hàng vay vốn trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và mức xếp hạng của khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

3.2.3. Chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ

3.2.3.1. Đối tượng khách hàng

Với ưu thế là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất trên thị địa bàn tỉnh Phú Thọ; là một ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài trợ thương mại, chiếm lĩnh thị phần lớn trên thị trường. Để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của mình, BIDV Phú Thọ đã mở rộng khai thác và chú trọng vào các khách hàng XNK có uy tín trong quan hệ tín dụng với Chi nhánh hoặc các khách hàng có

tiềm năng phát triển đã và sẽ mang lại lợi ích lớn, toàn diện, lâu dài. Đối tượng

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí