Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Xnk Tại Bidv Phú Thọ


Hiện tại BIDV Phú Thọ cho vay các doanh nghiệp XNK theo 2 phương thức là: cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần:

Phương thức hạn mức tín dụng: Nghĩa là ngân hàng và khách hàng thoả thuận mức dư nợ cao nhất được duy trì trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng tín dụng. Đa số cho vay tài trợ xuất khẩu thường được áp dụng cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng, vì nhu cầu phát sinh thường xuyên liên tục, và tiến độ thu tiền về cũng thương xuyên liện tục, vì vậy hầu như nhu cầu thu mua đều sử dụng vốn vay, tiền bán hàng thu được đều nộp vào tài khoản để trả nợ, hay nói cách khác quá trình vay và trả nợ tách rời tương đối. Phương thức hạn mức tín dụng có ưu điểm là chỉ ký một hợp đồng tín dụng đầu kỳ/đầu năm, mỗi lần vay chỉ lập giấy nhận nợ và chứng từ chứng minh sử dụng vốn vay hoặc bảng kê mua hàng. Thủ tục đơn giản nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên phương thức này hạn chế khả năng kiểm tra, kiểm soát vốn vay của ngân hàng. Ngân hàng chỉ có thể kiểm tra vật tư hàng hoá bảo đảm nợ vay trên cân đối tổng thể tại một thời điểm nhất định (dựa trên báo cáo tồn kho, công nợ) chứ không thể kiểm tra từng luồng tiền đi tiền đến là của món vay nào. Vì quá trình sử dụng vốn của khách hàng là liên tục trên tất cả các khâu: thu mua, chế biến, thành phẩm, hàng đi trên đường và hàng đã xuất khẩu chờ thanh toán.

Phương thức từng lần: Nghĩa là mỗi lần vay khách hàng phải lập hợp đồng tín dụng và toàn bộ hồ sơ vay vốn. Trong cho vay tài trợ xuất khẩu BIDV Phú Thọ áp dụng song song hai phương thức cho vay. Phương thức cho vay từng lần được áp dụng cho phần nhu cầu vốn thiếu tài sản bảo đảm, cho vay không có tài sản bảo đảm hoặc áp dụng biện pháp bổ sung cầm cố kho hàng hoá. Ưu điểm của phương thức này là ngân hàng có thể kiểm tra được vốn vay theo từng thương vụ, nhưng thủ tục rườm rà, mất thời gian.

3.2.3.5. Điều kiện vay vốn

Điều kiện vay vốn đối với các doanh nghiệp XNK hiện tại của BIDV nói chung và BIDV Phú Thọ nói riêng đang sử dụng hệ điều kiện chung đối với tất cả các loại hình khách hàng doanh nghiệp. Việc này thực sự chưa thể hiện sự ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và chưa thực hiện

đúng chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ.


3.2.3.6. Lãi suất

Hiện nay lãi suất cho vay BIDV Phú Thọ đang áp dụng theo chính sách lãi suất toàn hệ thống. Theo đó đối với các doanh nghiệp XNK sẽ được áp dụng lãi suất cho vay thấp hơn một mức nhất định so với lãi suất cho vay thông thường.

Cụ thể:

Đối với cho vay bằng VNĐ: thấp hơn 1%-1,5% so với lãi suất cho vay thông thường.

Đối với cho vay bằng USD thấp hơn 0,2%-0,3% so với lãi suất cho vay thông thường.

Dựa vào lãi suất cho vay thông thường BIDV Phú Thọ công bố từng thời kỳ làm cơ sở thiết lập lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp XNK. Lãi suất này được ghi trên hợp đồng tín dụng.

3.2.3.7. Đảm bảo tiền vay

Đối với cho vay các doanh nghiệp XNK trên địa bàn, hiện BIDV Phú Thọ thực hiện cả 2 phương thức cho vay là cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

* Cho vay có bảo đảm bằng tài sản

Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng, BIDV Phú Thọ tuân thủ quy định chung của pháp luật về điều kiện của tài sản bảo đảm: tài sản thuộc sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh; tài sản phải được phép giao dịch mua bán; tài sản không thuộc diện tranh chấp và phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bảo lãnh, BIDV Phú Thọ chủ yếu chỉ chấp nhận bên bảo lãnh là các tổng công ty nhà nước và các NHTM có uy tín. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm trước khi cho vay tuỳ theo giá trị mức xin vay mà Chi nhánh có các hình thức và biện pháp thẩm định, mức cho vay tối đa thông thường bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm, đối với tài sản là vàng, đá quý tối đa 90%, tài sản cầm cố là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác do Chính phủ, TCTD nhà nước phát hành thì các TCTD quyết định trên cơ sở nguyên tắc thu đủ nợ gốc, lãi và phí.

* Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản


BIDV Phú Thọ lựa chọn khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản, hoặc thực hiện cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Khách hàng được lựa chọn cho vay không có tài sản bảo đảm phải có tín nhiệm với Chi nhánh, giám đốc Chi nhánh là người quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Hiện nay để nâng cao chất lượng tín dụng, BIDV Phú Thọ đang thực hiện tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, giảm cho vay không có tài sản bảo đảm

Đối với cho vay tín chấp, hiện nay BIDV Phú Thọ đang thực hiện cho vay tín chấp đối với các Công ty, DNNN trên địa bàn như: Công ty CP Giấy Bãi Bằng; Công ty CP Hóa chất Việt Trì;Công ty TNHH MTV hóa chất 21…

BIDV Phú Thọ không áp dụng biện pháp cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp XNK mà thời gian giao dịch với Chi nhánh chưa đủ dài, số lần phát sinh các giao dịch vay nợ và thanh toán chưa nhiều để bảo đảm uy tín với Chi nhánh. Những thông tin về đối tượng khách hàng này chủ yếu do chính khách hàng cung cấp, Chi nhánh khó xác định khả năng tài chính thực của khách hàng cũng như hiệu quả của vốn vay. Chính vì thế cách chắc chắn nhất là yêu cầu khách hàng vay thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Tài sản bảo đảm của khách hàng vay vốn thường là quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, nhà ở, các tài sản khác…

Ngoài ra BIDV Phú Thọ cũng thực hiện chính sách cho vay tín chấp với những doanh nghiệp FDI được chính phủ chỉ định, tuy nhiên hiện nay chưa phát sinh dư nợ cho vay đối với trường hợp vay này.

* Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Trong trường hợp khách hàng là các doanh nghiệp XNK vay vốn không trả được nợ hoặc trả không hết nợ vay thì Chi nhánh phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Tài sản bảo đảm phải được xử lý theo các phương thức các bên đã thoả thuận trong hợp đồng, trong trường hợp không xử lý được theo phương thức đã thoả thuận thì BIDV Phú Thọ có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ, xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Thủ tục và phương thức xử lý tài bảo đảm tiền vay được BIDV Phú Thọ thực hiện theo các quy định của pháp luật và NHNN. Tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo những phương thức: Bán tài sản bảo đảm tiền vay; BIDV Phú Thọ nhận


chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm; BIDV Phú Thọ được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh. Ngoài các phương thức nói trên việc xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế BIDV Phú Thọ, khách hàng và bên bảo lãnh còn thỏa thuận áp dụng một số biện pháp như phối hợp cho thuê tài sản để thu hồi nợ, góp vốn liên doanh bằng chính tài sản bảo đảm.

* Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện bảo đảm tiền vay

Danh mục các loại tài sản bảo đảm chưa đa dạng, hiện tại chủ yếu tập trung vào các loại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, nhà ở, quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải... Việc thế chấp bằng các loại máy móc thiết bị chỉ được BIDV Phú Thọ áp dụng đối với những DN có quan hệ vay vốn truyền thống. Thực trạng này gây nhiều khó khăn cho các đơn vị sản xuất có giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản khi xin vay vốn, nhất là các DN ngoài quốc doanh. Các DN này chủ yếu vay vốn là từ việc cầm cố giấy tờ có giá hoặc thế chấp quyền sử dụng đất, thậm chí thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của chủ sở hữu DN trong khi DN có tài sản là máy móc thiết bị có thể thế chấp nhưng ít được chấp thuận do khó khăn trong việc xác định giấy tờ sở hữu.

Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm khoản vay còn nặng tính chủ quan, trên thực tế việc xác định giá trị TSĐB của khách hàng đều do tổ thẩm định tín dụng của Chi nhánh thực hiện mà không có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn. Việc phân tích đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, của phương án SXKD chủ yếu vẫn nặng về phân tích tài chính mà thiếu đi việc phân tích các khía cạnh thị trường, khả năng quản lý, khả năng tổ chức sản xuất.

Các thông tin để làm căn cứ thẩm định khách hàng, về dự án đầu tư, phương án sử dụng vốn vay, về tài sản bảo đảm còn hạn chế, thiếu cơ sở khẳng định tính trung thực khách quan của các thông tin đã gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc phân tích tình hình tài chính, tài sản bảo đảm cũng như tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay. Bên cạnh các thông tin do chính khách hàng cung cấp và nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC), hầu như không có các thông tin khai thác từ các hiệp hội mà khách hàng tham gia,


từ phía bạn hàng của khách hàng, từ các tổ chức nghiên cứu thị trường, ngoài ra mức độ liên thông với các cơ quan thuế, hải quan để kiểm chứng thông tin do khách hàng cung cấp còn hạn chế. Với số lượng khách hàng lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, địa bàn hoạt động rộng không chỉ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vì vậy việc thu thập thông tin về khách hàng của BIDV Phú Thọ rất khó khăn, đặc biệt đối với những khách hàng là các DN ngoài quốc doanh, khách hàng cá nhân.

3.2.4. Kết quả thực hiện chính sách tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ

3.2.4.1. Quy mô tài trợ XNK

* Dư nợ cho vay XNK, số dư bảo lãnh và doanh số L/C

Dư nợ cho vay XNK tại BIDV Phú Thọ tăng mạnh qua các năm, nếu như năm 2012 dư nợ cho vay XNK tại Chi nhánh chỉ là 233 tỷ đồng (giá trị quy đổi), thì năm 2013 tăng lên 312 tỷ đồng (tăng 33,91% so với năm 2012), và năm 2014 dư nợ cho vay XNK tại Chi nhánh là 390 tỷ đồng (tăng 25% so với năm 2013).

Bảng 3.6: Tăng trưởng dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và doanh số L/C tai BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 -2014‌


Chỉ tiêu


Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014


Số tiền

Tăng trưởng

so với 2012

(%)


Số tiền

Tăng trưởng

so với 2013

(%)

Dư nợ cho vay XNK quy đổi

(Tỷ đồng)

233

312

33,91

390

25

Số dư bảo lãnh XNK quy đổi

(Tỷ đồng)

23,8

29,5

23,94

32,7

10,84

Doanh số L/C (1000 USD)

3.528

3.376

(4,31)

2.822

(16,41)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ - 9

(Nguồn: Phòng giao dịch khách hàng - BIDV Phú Thọ)

Giai đoạn 2012 - 2014, hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Phú Thọ diễn ra mạnh mẽ, nhiều sản phẩm mới của tỉnh tìm được thị trường xuất khấu, nhiều mặt hàng sản xuất tại tỉnh cần nguyên phụ liệu nhập từ nước ngoài. Cùng với đó là nhu cầu về tài trợ tín dụng phục vụ hoạt động XNK của doanh nghiệp. Nắm bắt được xu thế này, BIDV Phú Thọ đã chú trọng áp dụng chính sách tín dụng cho các doanh


nghiệp XNK trên địa bàn tỉnh. Do đó có thể thấy dư nợ cho vay XNK của Chi nhánh tăng mạnh thời gian qua.

Những năm gần đây tỉnh Phú Thọ thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI,cùng với nhiều sản phẩm của tỉnh tìm được thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp tham gia XNK. Tuy nhiên tiềm lực tài chính và uy tín của các doanh nghiệp này còn hạn chế. Việc thực hiện bão lãnh tín dụng với BIDV Phú Thọ sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực kinh doanh. Số dư bảo lãnh XNK tăng mạnh qua các năm gần đây: năm 2012 số dư này chỉ là 23,8 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên 29,5 tỷ đồng (tăng 23,94% so với năm 2012) và năm 2014 tăng lên 32,7 tỷ đồng (tăng 10,84% so với năm 2013).

Doanh số L/C giảm dần từ năm 2012,cụ thể năm 2012 doanh số L/C đạt

3.528 nghìn USD, năm 2013 giảm chỉ còn 3.376 nghìn USD và năm 2014 giảm chỉ còn 2.822 nghìn USD.Sự sụt giảm này là do tín dụng thư L/C mà BIDV Phú Thọ mở chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp FDI sản xuất sản phẩm may mặc xuất khẩu; tuy nhiên giai đoạn 2012 - 2014 có sự biến động lớn trên thị trường xuất khẩu nên sản lượng xuất khẩu của những doanh nghiệp này giảm. Dự kiến giai đoạn tới khi thị trường xuất khẩu ổn định, hoặc doanh nghiệp tìm kiếm được thị trường mới thì doanh số này lại tăng trở lại.

* Khách hàng và hợp đồng tín dụng

Khách hàng đến với BIDV Phú Thọ nhằm hưởng các chính sách tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Theo đó số hợp đồng tín dụng cũng ngày càng tăng.

Bảng 3.7: Tăng trưởng khách hàng và hợp đồng tín dụng XNK của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 -2014‌


Chỉ tiêu


2012

2013

2014

Số

lượng

Tăng trưởng so

với 2012

Số

lượng

Tăng trưởng so

với 2013

Số hợp đồng tín dụng (cho vay +

bảo lãnh)

25

34

36

41

20,58

Số lượng khách hàng

21

23

9,52

29

26,08

Số hợp đồng tín dụng phát sinh

1,19

1,48

24,36

1,42

(4,06)


trên một khách hàng






(Nguồn: Phòng giao dịch khách hàng - BIDV Phú Thọ)

Số lượng khách hàng nhận tài trợ XNK của Chi nhánh giai đoạn 2012

- 2014 lần lượt là 21, 23 và 29 doanh nghiệp, với số hợp đồng tương ứng từng năm là 25, 34 và 41 hợp đồng. Mục tiêu của chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK của BIDV Phú Thọ thời gian qua là mở rộng cả số lượng khách hàng và số hợp đồng tín dụng trên một khách hàng. Có thể thấy chính sách tín dụng XNK của Chi nhánh thời gian qua đã bước đầu đạt mục tiêu đề ra là tăng số hợp đồng bình quân trên một khách hàng, năm 2012 là 1,19 hợp đồng tín dụng trên một khách hàng, năm 2013 tăng lên 1,48 nhưng năm 2014 lại giảm xuống còn 1,42 hợp đồng tín dụng trên một khách hàng. Mặc dù số hợp đồng tín dụng trên một khách hàng giảm đi cho thấy rằng Chi nhánh đang tập trung vào chất lượng phục vụ khách hàng bằng việc gia tăng số hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên mục tiêu về tăng trưởng khách hàng XNK s3.2d.4.n2g. CdơịchcấvuXcNủaKChi nhánh chưa đạt được theo mục tiêu.

Trong tổng số dư nợ cho vay XNK của Chi nhánh thì cho vay nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn qua các năm. Thực tế, hoạt đông cho vay nhập khẩu ở BIDV Phú Thọ chủ yếu là mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu. Khách hàng mở thư tín dụng hoàn toàn bằng nguồn vốn vay của BIDV Phú Thọ. Đây là những giao dịch chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch tại chi nhánh.

Bảng 3.8: Cơ cấu dư nợ cho vay XNK của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2014‌


Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Giá trị

(Tỷ đồng)

cấu (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

cấu (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

cấu (%)

Dư nợ cho vay XNK

233

100

312

100

390

100

- Xuất khẩu

53,6

23,03

96,5

30,06

112,2

28,77

- Nhập khẩu

179,4

76,97

215,5

69,94

277,8

71,23

(Nguồn: Phòng giao dịch khách hàng - BIDV Phú Thọ)

Năm 2012 cho vay nhập khẩu chiếm đến 76,97%, đến năm 2013 thì cho vay nhập khẩu chỉ chiếm 69,94% và năm 2014 cho vay nhập khẩu chiếm 71,23%.


Để phục vụ cho việc thanh toán nước ngoài đối với các hoạt động tín dụng, nhà nhập khẩu Chi nhánh đã áp dụng cơ chế thanh toán thẳng với thanh toán TTR (chuyển tiền bằng điện) chiều đi nhằm giảm bớt thời gian kiểm tra hồ sơ chứng từ tại Hội sở, Chi nhánh tự chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ hồ sơ của khách hàng. Nhờ vậy thanh toán TTR chiều đi cho khách hàng được thực hiện nhanh hơn.

Bảng 3.9: Cơ cấu doanh số L/C của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 -2014‌


Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Giá trị (1000 USD)

cấu (%)

Giá trị (1000 USD)

cấu (%)

Giá trị (1000 USD)

cấu (%)

Doanh số L/C

3.528

100

3.376

100

2.822

100

- L/C Xuất khẩu

1.127

31,91

767

22,72

341

12,08

- L/C Nhập khẩu

2.399

68,09

2.609

77,28

2.481

87,92

(Nguồn: Phòng giao dịch khách hàng - BIDV Phú Thọ)

Trong tổng doanh số L/C của Chi nhánh thì L/C nhập khẩu cũng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2014 L/C nhập khẩu chiếm 87,92% trong tổng doanh số L/C của Chi nhánh tương ứng với 2.481 nghìn USD; năm 2013 L/C nhập khẩu chiếm 77,28% tương ứng với 2.609 nghìn USD; năm 2012 L/C nhập khẩu chỉ chiếm 68,09% tương ứng với 2.399 nghìn USD. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ rất lớn. Thời gian tới nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng lên qua đó thúc đẩy doanh số L/C tăng lên.

3.2.4.3. Lợi nhuận từ hoạt động XNK

Chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK mà BIDV Phú Thọ thực hiện thời gian qua nhằm đa dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro và nâng cao vị thế uy tín của mình trong lĩnh vực tài trợ XNK. Trong thời gian qua các chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp XNK mà BIDV thực hiện đã mang lại nguồn thu nhập ngày càng lớn.

Bảng 3.10: Lợi nhuận từ hoạt động XNK của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 -2014‌

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2023