Chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội - 30


sách uỷ thác cho Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội để đầu tư xây dựng và đặt hàng mua nhà tái định cư, Hà Nội.

124. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2007), “Hội nghị triển khai hoạt động thị trường chứng khoán năm 2007”, Trang tin điện tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, http://www.ssc.gov.vn/ ssc/ Detail. aspx? tabid= 574&ItemID=7705.

125. Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế- Xã hội (2006), Giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp ở Hà Nội- Thực trạng và Giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Hà Nội.


Tiếng Anh

126. Nguyen Thi Nguyet Anh, Nguyen Thi Ngoc Huyen (2000), Speeding Up The Progress of Implementing The New Urban Area Projects to Achieve The Objectives of Hanoi Housing Development Program Till 2010, Thesis, Master in Management, Vietnam- French Community of Belgium Master Program, Hà Nội.

127. Asian Development Bank, State Bank of Vietnam (2002), “Housing finance project”, Interim Report, Hanoi.

128. John D. Benjamin, Andrea J. Heuson, C. F. Sirmans (1994), “Are Depository Institutions and Mortgage Bankers Different? Evidence from the South Florida Market”, Journal of Housing Research, 5 (1), pg. 139-170.

129. Robert Bestani, Johanna Klein (2005), Housing Finance in Asia, Asian Development Bank.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 291 trang tài liệu này.

130. Terry Burke, David Hayward (2001), Performance Indicators and Social Housing in Australia, Institute for Social Research Swinburne,


Chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội - 30

University of Technology, Melbourne, Australia, website: www.sisr.net/publications/01burke.pdf.

131. Douglas B. Diamond (2000), A Guide to Assessing Housing Finance in a Country, World Bank, website: www.worldbank.org/ urban/ housing/ diamond.pdf.

132. Arjen Van Dijkhuizen (2006), “Dutch housing finance market”, website: http://www.bis.org/publ/wgpapers/cgfs26dijkhuizen.pdf.

133. Economic Commission for Europe (2005), Housing finance systems for countries in transition- Principles and Examples, United Nations, New York and Geneva.

134. Mathilde Franscini, Tamara Schillinger (2001), “European mortgage markets”, ABI/INFORM, Vol. 4, No. 1-4; Pg. 58-61; ISSN: 10982957 (Load date: June 26, 2003).

135. Michelle C Hamecs, Michael Benedict (1999), “Housing finance trends”,

Housing Economics, 47, 9, ABI/INFORM Research, pg 6-9.

136. Marja C. Hoek- Smit (1998), “Housing Finance in Bangladesh- Improving Access to Housing Finance by Middle and Lower Income Groups”, website: http://housingfinance.wharton.upenn.edu/ Documents/ bareport.pdf.

137. Ivan Ko (2002), “Housing finance and real estate securitization in China”, website: http//:www.hkis.org.hk/ hkis/ cms_jo/ upload/ EventReserved1/ posp39_0.ppt.

138. David Lereah (1997), “Housing finance: A long-term perspective”,

Business Economics, 32, 3, ABI/INFORM Research, pg. 21-26.

139. Stanley D. Longhofer, Paul S. Calem (1999), “Mortgage brokers and fair lending”, Federal Reserve Bank of Cleveland. Economic Commentary, May 15, ABI/INFORM Research, pg. 1-4.


140. Robert Van Order (1994), Comment on “Housing- finance intervention and private incentives: Helping minorities and the poor”, Journal of Money, Credit, and Banking, 26, 3, ABI/INFORM Research, pg. 675- 678.

141. John Ryding (1990), “Housing Finance and the Transmission of Monetary Policy”, Federal Reserve Bank of New York Quarterly Review, 15, 2, ABI/INFORM Research, pg. 42-55.

142. Mithra Sundberg, Linda Thuström (1998), Housing Finance for the Poor in South Africa, Aminor Field Study, Department of Economics, University of Umeå, South Afica.

143. Masakazu Watanabe (1998), New Directions in Asian Housing Finance- Linking Capital markets and Housing Finance, International Finance Corporation, World Bank.

144. The World Bank Group (), “Building Skills to Evaluate Development Interventions”, International Program for Development Evaluation Training (IPDET), Carleton University, IOB/Ministry of Foreign Affairs, Netherlands.


- 235 -

PHỤ LỤC


Phụ lục 1. Tổng hợp kết quả điều tra


Trên cơ sở tổng hợp từ 802 phiếu điều tra, Luận án đã đưa ra cái nhìn tổng thể về mong muốn về nhà ở cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn sử dụng cho nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả chủ yếu phỏng vấn các đối tượng là cán bộ công chức tại các cơ quan nhà nước và cán bộ công nhân viên tại một số các doanh nghiệp. Tác giả sử dụng 3 mẫu phiếu điều tra: Mẫu phiếu tại Phụ lục 2 để điều tra tổng thể về thực trạng nhà ở và nhu cầu về nhà ở cũng như nhu cầu về nguồn vốn để tạo lập nhà ở (h = 384 mẫu), Mẫu phiếu tại Phụ lục 4 (d = 238 mẫu) điều tra về mong muốn và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn cho nhà ở và Phụ lục 6 (s = 180 mẫu) để điều tra về khả năng cung ứng vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vốn cho nhà ở tại các TCTD trên địa bàn đô thị Hà Nội thông qua những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thẩm định cho vay tại Hội sở chính và các chi nhánh của 9 NHTM.

Khi phỏng vấn, nữ giới thường có khuynh hướng trả lời hơn nam giới. Nam giới thường không quan tâm đến nội dung điều tra và thường trả lời một cách miễn cưỡng hoặc trả lời không đầy đủ. Nhóm đối tượng vừa tốt nghiệp đại học và bắt đầu đi làm có xu hướng rất quan tâm đến nội dung nghiên cứu và tham gia phỏng vấn rất nhiệt tình.

Kết quả điều tra trong 384 mẫu cho thấy: 39,70% gia đình có thu nhập < 5 triệu, 24,0% gia đình có thu nhập 7- 10 triệu và 8,5% gia đình có thu nhập trên 15 triệu.

Về nhà ở hiện tại và tình trạng sở hữu nhà ở, kết quả điều tra cho thấy đa số đều sống trong các căn nhà kiên cố: 20,5% nhà cấp IV, 18,1% nhà chung cư, 44,1% nhà liền kề và 4,5% nhà biệt thự. Đối tượng có độ tuổi trên 35 có


xu hướng ở trong các ngôi nhà sở hữu riêng do tự mình mua, độ tuổi 25 đến 35 thường ở cùng bố mẹ hoặc anh chị em, đây là các đối tượng có nhu cầu rất cao về sửa chữa lớn/mua/xây nhà ở. Đa số những người được phỏng vấn đều cho rằng tình trạng kỹ thuật nhà ở là tương đối tốt và hài lòng về nơi ở của mình. Các nhà ở này đều đã được sửa chữa cải tạo đến phá đi xây lại (25,9% cải tạo nội thất, 11,8% cải tạo mở rộng và 9,7% phá đi xây lại).

Trong số 66 người được hỏi đã mua/xây nhà cho thấy, 58,7% là những căn nhà đó đã có GCN QSH nhà và/hoặc QSD đất. Việc xây dựng chủ yếu là tự thuê thiết kế say đó thuê một Công ty xây dựng tư nhân xây (41,3%) hoặc thuê trọng gói một đội xây dựng tư nhân (31,7%).

Trong số 238 mẫu khảo sát cho thấy xu hướng mong muốn nhà ở với mục đích chính là để ở: 87,7% số người được phỏng vấn muốn mua/xây nhà thuần tuý để ở, 11,1% muốn có nhà vừa đê ở vừa sản xuất kinh doanh và chỉ có 0,4% muốn mua/xây nhà để cho thuê.

Khi được hỏi về vị trí nhà ở mong muốn, phần đông những người được hỏi đều quan tâm đến khu vực đã được quy hoạch, khu đô thị mới hoặc khu vực trung tâm. Có tới 50% mong muốn ở khu vực đã được quy hoạch, khu đô thị mới, 25% số người được hỏi vẫn mong muốn được ở nơi ở hiện tại và 16,4% mong muốn ở khu vực trung tâm thành phố. Về loại nhà mong muốn, 26,2% người được hỏi mong muốn ở nhà biệt thự, 29,5% mong muốn ở trong các căn nhà liền kề, trong khi đó 27,9% mong muốn ở trong các khu chung cư cao tầng và 11,5% mong muốn ở nhà chung cư thấp tầng.

Về nguồn vốn để hình thành nên nhà ở, 101 người được hỏi không vay vốn các Ngân hàng mà chủ yếu từ việc tự tích luỹ và vay bạn bè người thân (chiếm tỷ lệ 26,3%). Đối tượng có độ tuổi trên 35 tuổi hầu như không có nhu cầu sử dụng nguồn vốn tín dụng Ngân hàng để hình thành nhà ở (chiếm 39,6% trong số những người trả lời không có nhu cầu vay vốn), trong khi nhu cầu


này rất cao ở những người có độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi. Khi được hỏi về các lý do không sử dụng nguồn vốn tín dụng Ngân hàng (xét theo vị trí quan trọng nhất): trong số 83 trường hợp trả lời, 28,9% cho rằng thủ tục phiền hà, 27,7% cho rằng lãi suất cho vay vốn quá cao, 13,3% cho rằng thời hạn vay ngắn, chỉ có 6,0 % có quan điểm cho rằng có nhiều tiêu cực khi vay vốn và 12% đã tích luỹ đủ tiền mua nhà.

Xu thế chung hiện nay, những người được phỏng vấn đều dự định sử dụng vốn vay tại các NHTM cổ phần, thời hạn mong muốn chủ yếu từ 15- 20 năm (20,7%), trong khi chỉ 15,3% có mong muốn được vay trên 20 năm. Khi được hỏi về những yếu tố nào quan trọng nhất khi vay vốn: trong số 149 người trả lời, 57,7% cho rằng lãi suất là quan trọng nhất, 18,1% cho rằng thủ tục vay vốn đơn giản, nhanh gọn là quan trọng nhất, 14,1% cho rằng thời hạn vay quan trọng nhất, và 8,7% cho rằng tài sản thế chấp là yếu tố quan trọng khi vay vốn. Về tỷ lệ vay vốn (nếu Ngân hàng cho vay): 21,7% mong muốn vay 40% trị giá căn nhà, 16,9% mong muốn vay 30% trị giá căn nhà, 15,7% mong muốn vay 50% trị giá căn nhà, và chỉ có 2,4% mong muốn vay khoảng 85- 90% trị giá căn nhà. Về tỷ lệ vay bạn bè, người thân (nếu được): 37,5% mong muốn vay 20% trị giá căn nhà, 19,6% mong muốn vay 30% trị giá căn nhà, 12,5% mong muốn vay 40% trị giá căn nhà... nhìn chung, tỷ lệ mong muốn vay từ người thân và bạn bè thường dưới 50% trị giá căn nhà. Lý do người trả lời thường đưa ra vì không muốn phụ thuộc quá nhiều vào bạn bè, muốn chủ động hơn trong cuộc sống... Trong trường hợp được hỏi, nếu Ngân hàng cho vay hết số tiền họ cần, đa số trả lời không cần vay từ bạn bè và người thân.

Khi được hỏi về nguồn trả nợ chính khi vay vốn Ngân hàng, trong số 148 người trả lời: 46,6% đều cho rằng nguồn trả nợ đầu tiên là từ lương, 25,7% từ thu nhập của hoạt động kinh doanh, 13,5% từ nguồn bán nhà cũ, 9,5% là từ hỗ trợ của gia đình và người thân.


Trên cơ sở những người có nhu cầu vay vốn cho nhà ở trong tương lai tác giả tiến hành hỏi sâu thêm bằng phiếu điều tra theo mẫu tại Phụ lục 4 và tiến hành điều tra những người trực tiếp thẩm định việc cho vay tại các Ngân hàng theo mẫu tại Phụ lục 6.

Trong số 238 phiếu thu về đối với những người có nhu cầu về vốn có đến 57,9% chưa từng vay vốn tại Ngân hàng nào. Mặc dù các TCTD có cho vay vốn dựa trên các Hợp đồng mua bán với chủ đầu tư nhưng đến 59,7% cho rằng cần có “sổ đỏ” thế chấp mới vay được vốn tại Ngân hàng. Trong khi cùng câu hỏi Ngân hàng về việc cho vay có cần “sổ đỏ” hay không có khoảng 39,3% cán bộ thẩm định tại Ngân hàng yêu cầu thủ tục này.

Khi được hỏi về lãi suất và thời hạn vay nói chung các ý kiến khá tương đồng giữa những người cần vay và những người thẩm định cho vay, đặc biệt mức độ đồng ý liên quan đến việc chứng minh thu nhập khi vay vốn đối với người vay rất khó khăn (điểm trung bình của người thực hiện nhiệm vụ thẩm định là 4,66/7, người có nhu cầu vay là 4,68/7). Tuy nhiên, khi được hỏi về thủ tục vay vốn thì những người làm nhiệm vụ thẩm định cho rằng thủ tục Ngân hàng đơn giản và không khó khăn (mức độ đồng ý trung bình 5,12/7) trong khi những người có nhu cầu vay vốn lại chỉ đồng ý ở mức độ chấp nhận được (4,97/7). Trong việc yêu cầu tài sản thế chấp và định giá tài sản thế chấp cũng nhận được quan điểm khác nhau giữa những người có nhu cầu vay và những người thẩm định cho vay. Đặc biệt, khi được hỏi về yếu tố tiêu cực khi vay vốn, những người thẩm định có xu hướng cho rằng người vay “thường nghĩ khi vay vốn tại Ngân hàng có tiêu cực” (3,68/7), trong khi những người có nhu cầu vay không đồng ý nhiều lắm với quan điểm trên (2,91/7).

Điều tra của của tác giả về nhu cầu vốn cho nhà ở và khả năng cung ứng về vốn cho nhà ở phản ánh chi tiết tại Phụ lục 5, Phụ lục 7 Phụ lục 8.


Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra về thực trạng và nhu cầu vay vốn sửa chữa, cải tạo, xây/mua mới nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội

Xem tất cả 291 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí