- 216 -
KẾT LUẬN
Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình và cá nhân, là bộ phận to lớn trong tổng tài sản của quốc gia và là sự nghiệp lâu dài không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới. Sự nghiệp chăm lo phát triển nhà ở đòi hỏi cần được sự quan tâm của mọi cấp, mọi ngành và của mọi người dân. Trong việc phát triển nhà ở luôn phải bảo đảm cho công dân có chỗ ở phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng khác nhau. Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều chương trình, dự án để cải thiện chỗ ở nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện để phát triển nguồn lực con người. Thông qua nghiên cứu đề tài “Chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội” Luận án đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau đây:
Luận án đã góp phần làm rõ và thống nhất quan niệm về tài chính nhà ở cũng như chính sách tài chính nhà ở để tăng cường sự tham gia của các trung gian tài chính trong việc tăng nguồn vốn tiết kiệm dài hạn phục vụ cho công cuộc phát triển nhà ở cho nhân dân. Từ đó, đưa ra các tiêu chí để đánh giá và xem xét tính hiệu lực, hiệu quả, công bằng, phù hợp và bền vững thông qua các chỉ số trực tiếp: đầu vào, đầu ra, kết quả, ảnh hưởng của chính sách.
Từ kinh nghiệm thế giới và các nước khu vực trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tài chính nhà ở và thị trường vốn, Luận án cho rằng trong thời gian tới để hoàn thiện chính sách tài chính nhà ở chúng ta cần phải xây dựng, hoàn chỉnh môi trường pháp lý và các văn bản liên quan đến thế chấp, phát triển thị trường thế chấp sơ cấp, hoàn thiện hệ thống định giá tài sản và có sự tham gia của các tổ chức bảo hiểm, quỹ hưu trí...
Thông qua điều tra khảo sát bằng phiếu điều tra, Luận án phân tích thực trạng tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội. Đối tượng điều tra chia
- 217 -
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Các Chính Sách Và Công Cụ Chính Sách Tác Động Đến Phân Phối Vốn Trong Tài Chính Nhà Ở
- Tăng Cường Vai Trò Quản Lý Của Nhà Nước Trong Lĩnh Vực Nhà Ở
- Chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội - 27
- Chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội - 29
- Chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội - 30
- Chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội - 31
Xem toàn bộ 291 trang tài liệu này.
thành 3 nhóm về thực trạng nhà ở, nhu cầu nguồn vốn và khả năng cung ứng vốn cho nhà ở. Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu vốn cho nhà ở hiện nay là rất lớn, nhưng trong việc cung ứng vốn của các TCTD thì vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân của các hạn chế này do nhiều yếu tố trong đó có yếu tố về chủ trương của từng TCTD và chính sách của Nhà nước.
Cùng với kết quả điều tra, Luận án tổng hợp và giới thiệu thực trạng các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến tài chính nhà ở trên các khía cạnh tạo lập vốn, phân phối, sử dụng vốn, thế chấp tài sản và thu hồi vốn thông qua phát mại tài sản thế chấp. Từ đó, Luận án đánh giá chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội nhằm chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết.
Luận án đã phân tích những điều kiện cần thiết để phát triển tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội, gồm có: (i) những yêu cầu mang tính nguyên tắc trong phát triển tài chính nhà ở; và (ii) các định hướng hoàn thiện chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội. Từ các điều kiện trên Luận án đề xuất các giải pháp để phát triển và hoàn thiện chính sách tài chính nhà ở. Để thực hiện thành công các giải pháp đề ra, Luận án đã nêu lên một số kiến nghị để các giải pháp có khả năng thực thi. Những kiến nghị đề xuất của Luận án có tính khả thi vì dựa trên việc nghiên cứu về mặt lý luận và lấy thực tiễn đô thị Hà Nội và một số nước làm đối chứng.
Tuy nhiên, do hoạt động tài chính nhà ở nước ta còn mới trong giai đoạn ban đầu trong khi đây lại là vấn đề rất phức tạp vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất xã hội nhân đạo. Vì vậy, ngoài một số kết quả đóng góp của Luận án, còn nhiều vấn đề đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu góp phần mở rộng hoạt động tài chính trong việc cải thiện điều kiện và tăng sở hữu nhà ở cho người dân đô thị.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Lê Thị Anh Vân (Chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Thế Vinh, Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Bùi Hồng Việt, Đỗ Thanh Tùng (2007), “Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với đất công giao cho đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội”, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Mã số B2006-06-41, 2007.
2. Đỗ Thanh Tùng, Nguyễn Thế Vinh (2007), “Một số giải pháp làm lành mạnh hoá thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, Số 19, 10/2007, tr. 52- 54.
3. Phạm Văn Bình, Đỗ Thanh Tùng (2007), “Bàn về định giá tài sản bảo đảm vay vốn Ngân hàng trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, Số 2, 1/2007, tr. 18- 20.
4. Đỗ Thanh Tùng (2006), “Mua nhà trả góp: Một phương thức giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập trung bình và thấp?”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, Số 23 (221), 12/2006, tr. 24- 25.
5. Đỗ Thanh Tùng (2003), “Tín dụng Ngân hàng cho hộ thu nhập thấp trong lĩnh vực nhà ở”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 70, 4/2003, tr. 8- 11.
6. Đỗ Thanh Tùng (2003), “Tín dụng Ngân hàng cho hộ thu nhập thấp: Khó khăn và trở ngại”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, Số 6 (132), 3/2003, tr. 16- 18, 29.
- 219 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Đình Ánh (2006), “Những ngịch lý trên thị trường bất động sản đô thị Việt Nam”, Hội thảo Khoa học- Thị trường Bất động sản: Thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, Viện nghiên cứu địa chính- Viện NCKH Thị trường Giá cả, Hà Nội.
2. Lê Xuân Bá (CB), Trần Kim Chung (2006), Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
3. Lê Xuân Bá, Trần Kim Chung (2006), “Tình hình thị trường bất động sản trong vài năm gần đây và những vấn đề đặt ra”, Hội thảo Khoa học- Thị trường Bất động sản: Thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, Viện nghiên cứu Địa chính - Viện NCKH Thị trường Giá cả, Hà Nội.
4. Ban Tư tưởng- Văn hoá Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Báo tiền phong (2005), “Vay tiền Ngân hàng mua nhà chung cư: Cơ hội cho các cặp vợ chồng trẻ”, Báo điện tử thanh niên, http://web.thanhnien.com.vn/Nhadat/2005/6/3/111698.tn.
6. Báo Thanh niên (2005), “Vì sao lãi suất cho vay quá cao?”, Báo điện tử Dân trí, http://www19.dantri.com.vn/ kinhdoanh/ thitruong/ 2005/6/ 60727.vip.
7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2002), Báo cáo thực trạng và đề xuất chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (theo QĐ: 143;168; 173 và 186 của TTg), Hà Nội.
8. Bộ tài chính (2006), Thông tư 17/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 về thẩm định giá, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 hướng dẫn việc đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát tối cao (2001), Thông tư liên tịch số 12/2001/TTLT-BTP-VKSTC ngày 26/2/2001 hướng dẫn một số quy định pháp luật về thi hành án dân sự, Hà Nội.
11. Bộ Xây dựng (1996), Chiến lược quốc gia về chỗ ở đến năm 2010, Hà Nội.
12. Bộ Xây dựng (1999), Chương trình khung tổ chức thực hiện, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
13. Bộ Xây dựng (1999), Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
14. Bộ xây dựng (2006), Thông tư số 05/2006/TT-BXD ngày 01/11/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.
15. Bộ Xây dựng (2002), Hội nghị Nhà ở toàn quốc lần thứ III, Hà Nội.
16. Bộ Xây dựng (2002), Hội nghị Nhà ở toàn quốc lần thứ III, Tình hình phát triển nhà ở 10 năm (1991- 2000) phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp lớn trong giai đoạn 2001- 2010, (Báo cáo của Bộ Xây dựng), Hà Nội.
17. Bộ Xây dựng (2002), Hội nghị Nhà ở toàn quốc lần thứ III, Chương trình hành động triển khai công tác quản lý và phát triển nhà ở giai đoạn 2001- 2010, Hà Nội.
18. Nguyễn Đình Bồng (2006), “Một số vấn đề về thị trường QSD đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Hội thảo Khoa học- Thị trường Bất động sản: Thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, Viện nghiên cứu địa chính- Viện NCKH Thị trường Giá cả, Hà Nội.
19. Phạm Ngọc Côn (1999), Kinh tế học đô thị, Nxb KH và KT, Hà Nội.
20. Hoàng Văn Cường (2006), “Thị trường bất động sản: Diễn biến và Giải pháp”, Hội thảo Khoa học- Thị trường Bất động sản: Thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, Viện nghiên cứu địa chính- Viện NCKH Thị trường Giá cả, Hà Nội.
21. Võ Kim Cương (2006), Chính sách đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
22. Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
23. Lê Văn Châu (2007), “Những vấn đề cần quan tâm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam”, Báo điện tử Nhân dân ngày 15-01-2007, http://www.nhandan.com.vn/tinbaidadang/noidung/?top=38&sub=5 5&article=84391.
24. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
25. Chi nhánh NHNN Thành phố Hà Nội (2007), Báo cáo tình hình cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, Hà Nội.
26. Chính phủ (1994), Nghị định số 61/1994/NĐ-CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở, Hà Nội.
27. Chính phủ (2001), Nghị định số 71/2001/NĐ-CP ngày 05.10.2001 về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê, Hà Nội.
28. Chính phủ (2001), Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01.11.2001 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29.03.1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Hà Nội.
29. Chính phủ (2004), Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 6/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020, Hà Nội.
30. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai, Hà Nội.
31. Chính phủ (2006), Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ban hành ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Hà Nội.
32. Chính phủ (2005), Nghị định 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 về cấp giấy chứng nhận QSH nhà hoặc QSH công trình kết cấu, Hà Nội.
33. Chính phủ (2006), Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003, Hà Nội.
34. Chính phủ (2006), Nghị định 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 về quy chế khu đô thị mới, Hà Nội.
35. Chính phủ (2006), Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.
36. Chính phủ (2006), Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 về họ, hụi, biêu, phường, Hà Nội.
37. Chính phủ (1999), Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của TCTD, Hà Nội.
38. Chính phủ (2000), Nghị định 85/2000/NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD, Hà Nội.
39. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội.
40. Chính phủ (2005), Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 về thẩm định giá, Hà Nội.
41. Chính phủ (1999), Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về GDBĐ, Hà Nội.
42. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về GDBĐ, Hà Nội.
43. Chính phủ (2000), Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/03/2000 về đăng ký GDBĐ, Hà Nội.
44. Chính phủ (2005), Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá tài sản, Hà Nội.
45. Nguyễn Hồng Danh (1999), Nghiên cứu thống kê hiện trạng và hiệu quả xây dựng nhà ở đô thị, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học KTQD Hà Nội, Chuyên ngành thống kê, Mã số 5.02.10, Hà Nội.
46. Trần Xuân Diễm (1994), Thiết kế nhà ở sinh lợi thấp tầng cho người nghèo đô thị Hà Nội, Luận án Phó Tiến sĩ KH KT, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Chuyên ngành kiến trúc nhà ở và công trình công cộng, Mã hiệu 2.17.01, Hà Nội.
47. Diễn đàn Doanh nghiệp (2006), “Lãi suất cho vay: “Hết cửa” để giảm”, Báo điện tử Kiểm toán, http://www.kiemtoan.com.vn/ modules.php? name=News&file=article&sid=802.