Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch

túy theo các bước đó mà không gắn với nội dung cụ thể của chính sách phát triển du lịch thì sẽ làm mất đi tính cụ thể sinh động của việc thực hiện chính sách. Chính vì vậy khi nghiên cứu thực hiện chính sách phát triển du lịch cần gắn với nội dung cụ thể của chính sách phát triển du lịch, các nội dung thực thi chính sách sẽ được lồng vào khi nghiên cứu những nội dung chính sách cụ thể. Theo đó nội dung thực thi chính sách phát triển du lịchđực trình bày trong luận văn sẽ bao gồm:

a) Phổ biến tuyên truyền chính sách phát triển du lịch

Sau khi đã thông qua bản kế hoạch triển khai thực thi chính sách, các cơ quan nhà nước tiến hành tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch theo kế hoạch đó. Điều đầu tiên cần làm là phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực thi chính sách một cách tích cực.Việc làm này sẽ giúp cho cán bộ, công chức có trách nhiệm thực thi chính sách nhận thức được rõ ràng, đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội, có thể đưa ra những giải pháp thích hợp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra, từ đó góp phần thực thi thành công mục tiêu của chính sách.

Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch nói riêng, các chính sách của nhà nước ban hành nói chung một cách hiệu quả cho các đối tượng chính sách và tất cả người dân tham gia thực thi chính sách sẽ khiến họ tự giác thực hiện theo những yêu cầu quản lý của Nhà nước.

Tuyên truyền, phổ biến, vận động thực thi chính sách phát triển du lịch cần được triển khai thường xuyên, liên tục để mọi đối tượng chính sách luôn luôn được củng cố lòng tin vào chính sách, tích cực thực thi chính sách.

b) Các hoạt động triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch:

Quy hoạch phát triển du lịch: Để tiến hành thực thi chính sách phát triển du lịch thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh phải xây dựng được quy hoạch phát triển du lịch trong từng giai đoạn và phải được cơ quan

nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch. Việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch còn nhằm định hướng đầu tư phát triển du lịch, định hướng thị trường du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch được xem như là một trong những căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển du lịch, đây cũng được coi như “bản lề” của ngành du lịch. Để trên cơ sở đó trong quá trình thực thi một chính sách phát triển du lịch cụ thể nào đó sẽ đối chiếu với quy hoạch mới xác định được nội dung của chính sách cụ thể đó đã đảm bảo hay chưa, việc xây dựng chính sách phát triển du lịch đó sẽ phát huy được nội lực của địa phương đến đâu, hay hiệu của chính sách đó đến đâu,…

Xúc tiến du lịch: Đây là hoạt động nhằm quảng bá tiềm năng và thu hút đầu tư phát triển du lịch. Nhiệm vụ này đặt ra các công việc như:

- Phải xác định các thị trường trọng tâm trước mắt và lâu dài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Phải nghiên cứu xâydựng định hướng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch.

- Phải xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Ninh thân thiện và ấn tượng.

Chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh - 5

- Phải xác định các kênh thông tin tới khách hàng: Các ấn phẩm quảng bá,các chuyến du lịch giới thiệu,…

Xây dựng thương hiệu: Là hoạt động tạo ra dấu ấn riêng biệt của ngành du lịch giữa địa phương này với địa phương khác. Xây dựng thương hiệu nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch, giảm thiểu và xóa bỏ tình trạng cò mồi, cạnh tranh không lành mạnh ,ăn xin, bán hàng rong, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bán hàng không theo giá niêm yết, lấn chiếm vỉa hè.

Xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển: Đây là một nội dung công việc hết sức quan trọng. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng là nền tảng phục vụ phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu đi lại, nhu cầu ngủ nghỉ, thỏa mãn các nhu cầu tinh thần sẽ khó thu hút được đầu tư vào du lịch. Vì vậy việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là yêu cầu tất yếu trong thực thi một

chính sách phát triển du lịch. Nếu không có đầu tư hoặc đầu tư không đồng bộ kết cấu hạ tầng thì việc thực hiện quy hoạch và phát triển du lịch sẽ gặp nhiều khó khăn.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Đặc thù của nhân lực du lịch là kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách với tâm lý, nhu cầu, ngôn ngữ, văn hóa... khác nhau giữa từng người. Điều này đem đến chất lượng dịch vụ trong cảm nhận của từng khách hàng. Trình độ của nguồn nhân lực là khác nhau, không đồng đều về chất lượng. Mặt khác, thông qua việc tuyên truyền chính sách phát triển du lịch đến với mỗi nhân lực ngành du lịch - những người trực tiếp làm việc với khách hàng, sẽ khiến cho việc phổ biến, nhân rộng hơn mục tiêu chính sách đến đông đảo người dân. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là bài toán cần có lời đáp ngay lúc này nếu muốn đảm bảo chính sách hay việc thực hiện chính sách được truyền bá đúng trong thực tế.

c) Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện, điều chỉnh chính sách:

Do trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, cũng như điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán... ở mỗi vùng, mỗi địa phương không giống nhau nên trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để qua đó, các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ.

Trong quá trình thực hiện chính sách, có thể có những tình huống phát sinh không lường trước được như khủng hoảng kinh tế, thiên tai... thì chính sách cần được điều chỉnh. Điều chỉnh chính sách là khâu quan trọng nhằm làm cho chính sách phù hợp hơn với yêu cầu thực tế. Về nguyên tắc, việc điều chỉnh, bổ sung chính sách là của cơ quan ban hành chính sách; nhưng trên thực tế, hoạt động này diễn ra rất linh hoạt miễn sao việc bổ sung, điều chỉnh ấy không làm thay đổi mục tiêu chung, cái đích cuối cùng cần đạt đến của chính sách.

1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển du lịch

Quá trình tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch diễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, vì thế kết quả tổ chức thực thi chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nắm chắc được các yếu tố tác động, người chỉ đạo, điều hành có thể thúc đẩy những yếu tố tác động tích cực, ngăn chặn hay hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch. Đồng thời có thể tạo lập môi trường thuận lợi cho các yếu tố đó vận động phù hợp với yêu cầu định hướng. Tùy theo mục đích, yêu cầu của người tổ chức thực thi chính sách mà người ta tiến hành phân loại các yếu tố ảnh hưởng theo những cách khác nhau.

1.2.3.1. Các yếu tố bên ngoài

Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi bật hiện nay của kinh tế thế giới. Và ngày nay, du lịch là một ngành kinh tế đã là một ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất, lớn nhất và bền vững nhất trên thế giới, góp phần vào sự phát triển kinh tế và thịnh vượng của mỗi quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng.

Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Hội nhập quốc tế về du lịch đã tạo ra cơ hội cho ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh gia tăng tiếp cận nguồn khách quốc tế khi Việt Nam hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới, qua đó tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của các nước thông qua các chương trình, quảng bá, tuyên truyền về du lịch trong các khuôn khổ ASEAN, APEC, GMS,WTO,…tạo điều kiện cho ngành du lịch tại địa phương Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung phát triển mạnh.

Bên cạnh những thuận lợi là những thách thức không nhỏ của ngành du lịch trong xu thế hội nhập khi thị trường thế giới biến động; hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh tới quy mô, tính chất của thị trường khách đến tham quan và du lịch tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Năng lực cạnh của ngành du lịch tại tỉnh Bắc Ninh còn non trẻ, chất lượng, hiệu quả thấp, trong khi môi trường cạnh tranh giữa các quốc gia, các địa phương, các nước trong khu vực và giữa các ngành, các vùng, sản phẩm ngày càng gay gắt khi hội nhập toàn diện vào khu vực và thế giới.

Xu thế hội nhập khu vực và thế giới, sự cạnh tranh quyết liệt và những biến động khó lường hiện nay của tình hình quốc tế ảnh hưởng lớn đến với chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh. Điều đó đòi hỏi ngành du lịch cần phải thực sự năng động, luôn đổi mới để đón nhận những cơ hội và vượt qua khó khăn.

1.2.3.2. Các yếu tố bên trong

Sự ổn định chính trị của đất nước, chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của đảng và chính phủ Việt Nam với các nước trên thế giới đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của các quốc gia trên quốc tế. Tạo điều kiện thu hút đầu tư vốn và công nghệ nói chung và đầu tư du lịch nói riêng vào Việt Nam tạo điều kiện cho du lịch biển phát triển.

Kinh tế trong nước phát triển, thu nhập và đời sống của đại bộ phận tầng lớp trung lưu trở lên ở nước ta ngày càng gia tăng tạo ra động lực kích cầu du lịch mạnh mẽ. Số lượng khách du lịch nội địa đông đảo đã trở thành động lực tạo cơ hội cho ngành Du lịch mở rộng quy mô và thúc đẩy tăng trưởng các lĩnh vực dịch vụ về mọi phương diện và loại hình du lịch đa dạng.

Chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo nền tảng pháp lý đảm bảo cho sự phát triển. Tính đúng đắn, kịp thời, đồng bộ của các chính sách có liên quan tạo nền tảng pháp lý đảm bảo cho sự phát triển của ngành du lịch.

Năng lực thực thi chính sách, điều kiện cơ sở vật chất của cơ quan, đội ngũ cán bộ, công chức và hệ thống các giá trị văn hóa - xã hội là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch tại các địa phương.

Bên cạnh những yếu tố nêu trên, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch còn ảnh hưởng bởi các yếu tố:

- Năng lực thực thi chính sách phát triển du lịch của cán bộ, công chức: Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai…Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch cần phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này thì mới đạt hiệu quả thực thi. Tinh thần, trách nhiệm được biểu hiện ra năng lực thực tế. Đây là yêu cầu quan trọng, bởi lẽ nếu không có năng lực thực tế thì sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát với thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả chính sách, thậm chí làm biến dạng chính sách phát triển du lịch trong quá trình tổ chức chính sách phát triển du lịch.

- Các điều kiện vật chất để thực thi chính sách phát triển du lịch: Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ các quá trình quản lý của nhà nước hiện đã trở thành một nguyên lý phát triển. Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch luôn được tăng cường. Trong thực tế, nếu thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển du lịch thì các cơ quan nhà nước khó có thể chuyển tải những nội dung chính sách đến với đối tượng một cách thường xuyên.

- Sự đồng tình, ủng hộ của người dân: Đây là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của chính sách phát triển du lịch. Trên thực tế các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch, còn các tầng lớp nhân dân là những đối tượng thực thi chính sách phát triển du lịch. Như vậy, nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia hiện thực hóa mục tiêu chính sách phát triển du lịch và là người trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách. Nếu một chính sách không thiết thực với đời sống nhân dân, không phù hợp với điều kiện và trình độ hiện có của nhân dân thì sẽ bị tẩy chay hoặc “bỏ rơi” không thực hiện. Tóm lại, chính sách phát triển du lịch muốn được triển khai thực hiện tốt vào đời sống xã hội cần phải có sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.

1.2.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch

1.2.4.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách phát triển du lịch của các

nước

a. Xây dựng mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu

(Ecomost: european Community Models of SustainableTourism)

Mô hình Ecomost được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất châu Âu. Mallorka phát triển được là nhờ du lịch, 50% thu nhập nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình trạng suy thoái của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững đã được tiến hành. Theo mô hình ECOMOST, phát triển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chủ yếu là:

- Bền vững về mặt sinh thái: Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học, phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái.

- Bền vững về mặt văn hoá xã hội: Bảo tồn được bản sắc văn hóa xã hội muốn vậy mọi người quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng.

- Bền vững về mặt kinh tế: Đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai.

Bốn yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch:

- Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ vững bản sắc văn hoá;

- Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn du khách;

- Không làm gì gây hại cho sinh thái;

- Có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế này phải nhằm vào thực hiện các nguyên tắc, phát triển bền vững, đảm bảo thực thi mọi kế hoạch hiệu quả và tổng hợp cho phép sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch.

ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và cách đánh giá qua các chỉ thị:

- Thành tố văn hoá xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hoá.

- Thành tố du lịch: Thoả mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hoá điều kiện ăn ở giải trí.

- Thành tố sinh thái: Khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môi trường.

- Thành tố chính sách: Đánh giá được chất lượng du lịch chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lực trong quá trình quy hoạch.

ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và các tổ chức liên quan.

b. Xây dựng mô hình du lịch bền vững tại Làng HIGASHI, OKINAWA, Nhật Bản

Làng Higashi, thuộc đảo Okianawa, Nhật Bản có diện tích 82 km2, trong đó có 73% diện tích là rừng nhiệt đới. Làng Higashi có dân số 1.900 người;

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí