Nội Dung Thực Thi (Hay Thực Hiện) Chính Sách Phát Triển Du Lịch

Cụm từ “Chính sách” khi gắn với vai trò, chức năng của “khu vực công” được gọi là chính sách công. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” [6]. Theo định nghĩa này thì mục đích của chính sách công là thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng chứ không đơn giản dừng lại ở việc giải quyết vấn đề công. Nói cách khác chính sách công là công cụ để thực hiện mục tiêu chính trị của nhà nước.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hải: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” [8].

Thực ra, tùy theo quan niệm của mỗi tác giả mà các định nghĩa đưa ra nhấn mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng khác của chính sách công. Những đặc trưng này phản ánh chính sách công từ các góc độ khác nhau, song chúng đều hàm chứa những nét đặc thù thể hiện bản chất của chính sách công, bao gồm:

Một là, chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước. Nếu chủ thể ban hành các “Chính sách tư” có thể là các tổ chức tư nhân, các đoàn thể chính trị- xã hội, cũng như các cơ quan trong bộ máy nhà nước để điều tiết hoạt động trong phạm vi tổ chức, đoàn thể hay cơ quan riêng biệt đó thì chủ thể ban hành chính sách công chỉ có thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vấn đề ở đây là các cơ quan trong bộ máy nhà nước vừa là chủ thể ban hành chính sách công, vừa là chủ thể ban hành “chính sách tư”. Sự khác biệt là ở chỗ các "chính sách tư" do các cơ quan nhà nước ban hành là những chính sách chỉ

nhằm giải quyết những vấn đề thuộc về nội bộ cơ quan đó, không có hiệu lực thi hành bên ngoài phạm vi cơ quan.

Hai là, các quyết định này là những quyết định hành động, có nghĩa là chúng bao gồm cả những hành vi thực tiễn. Chính sách công không chỉ thể hiện dự định của nhà hoạch định chính sách về một vấn đề nào đó, mà còn bao gồm những hành vi thực hiện các dự định nói trên. Chính sách công trước hết thể hiện dự định của các nhà hoạch định chính sách nhằm làm thay đổi hoặc duy trì một hiện trạng nào đó. Song, nếu chính sách chỉ là những dự định, dù được ghi thành văn bản thì nó vẫn chưa phải là một chính sách. Chính sách công cần phải bao gồm các hành vi thực hiện những dự định nói trên và đưa lại những kết quả thực tế.

Ba là, chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác định. Chính sách công là một quá trình hành động nhằm giải quyết một vấn đề nhất định. Khác với các loại công cụ quản lý khác như chiến lược, kế hoạch của Nhà nước là những chương trình hành động tổng quát bao quát một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc điểm của chính sách công là chúng được đề ra và được thực hiện nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề liên quan lẫn nhau đang đặt ra trong đời sống xã hội. Chính sách công chỉ xuất hiện trước khi đó đã tồn tại hoặc có nguy cơ chắc chắn một vấn đề cần giải quyết.

Bốn là, chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau. Các quyết định này có thể bao gồm cả luật, các quyết định dưới luật, thậm chí cả những tư tưởng của các nhà lãnh đạo thể hiện trong lời nói và hành động của họ. Song, chính sách không đồng nghĩa với một đạo luật riêng biệt hay một văn bản nào đó. Chính sách là một chuỗi hay một loạt các quyết định cùng hướng vào việc giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành và thực thi trong một thời gian dài. Một chính sách có thể được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để tạo căn cứ

pháp lý cho việc thực thi, song nó còn bao gồm những phương án hành động không mang tính bắt buộc, mà có tính định hướng, kích thích phát triển.

Tóm lại, chính sách công là tập hợp các quyết định quản lý do các chủ thể khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành để giải quyết các vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Vai trò của chính sách công:

- Chính sách công định hướng cho các chủ thể trong xã hội.

Chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh - 4

- Chính sách công tạo động lực cho các chủ thể trong xã hội.

- Chính sách công điều chỉnh các hoạt động trong nền kinh tế thị trường.

- Chính sách công phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển.

- Chính sách công tạo lập môi trường thích hợp cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

- Chính sách công hỗ trợ các chủ thể vận động phát triển theo định hướng.

- Chính sách công làm cơ sở cho sự phối hợp hoạt động của các chủ thể trong xã hội.

1.2.1.2. Thực thi chính sách công

Chu trình chính sách công được hiểu là quá trình luân chuyển các bước từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của chính sách trong đời sống xã hội. Chu trình chính sách công bao gồm 5 bước: Tìm kiếm vấn đề chính sách công; Hoạch định chính sách công; Tổ chức thực thi (thực hiện) chính sách công; Đánh giá chính sách công; Phân tích chính sách công.

Thực hiện chính sách công là một khâu trong chu trình chính sách công. Tổ chức thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách công một cách hiệu quả.

Để tổ chức điều hành có hiệu quả công tác thực hiện chính sách công, cán bộ, công chức nhà nước cần phải thực hiện nhiều nội dung quản lý khác nhau, nhưng trước tiên cần tuân thủ các bước thực thi cơ bản sau:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công: Kế hoạch triển khai thực thi chính sách được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ TW đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách bao gồm những nội dung cơ bản sau: Kế hoạch về tổ chức, điều hành; Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách và Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức, điều hành chính sách...

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách công: Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền tốt chính sách giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về chính sách qua đó giúp việc thưc hiện chính sách được dễ dàng, đem lại hiệu quả cao và đạt được mục tiêu đề ra.

- Phân công, phối hợp thực hiện chính sách công: Muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quuyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Hoạt động phân công, phối hợp cần được thực hiện theo tiến trình, có kế hoạch một cách chủ động, sáng tạo để duy trì chính sách được ổn địn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.

- Duy trì chính sách công: Đây là những hoạt động nhằm đảm bảo cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Muốn vậy phải có sự đồng thuận, hợp lực của cả tổ chức, người thực thi và môi

trường tồn tại. Những hoạt động đồng bộ sẽ góp phần tích cực và việc duy trì chính sách trong đời sống xã hội.

- Điều chỉnh chính sách: Sự điều chỉnh chính sách được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Theo quy định, cơ quan nào ban hành chính sách thì được quyền điều chỉnh bổ sung chính sách, nhưng trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế, chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt, vì thế cơ quan nhà nước các ngành, các cấp chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách để thực hiện có hiệu quả chính sách, miễn là không làm thay đổi mục tiêu chính sách.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách công:Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở các vùng, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức và điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Qua kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực thi chính sách vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức, thực thi chính sách, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách.

- Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm: được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách.Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thi chính sách là cơ quan nhà nước từ TW đến cơ sở. Ngoài ra còn xem xét cả vai trò , chức năng của các tổ chức chính tri, chính trị-xã hội và xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách. Bên cạnh việc tổng kết đánh giá kết quả, chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước chúng ta còn xem xét đánh giá việc thực thi của các đối tượng tham gia trực tiếp và chính sách [7].

1.2.2. Thực thi chính sách phát triển du lịch

1.2.2.1.Quan niệm về chính sách phát triển du lịch

Từ khái niệm phát triển du lịch và khái niệm chính sách công đã trình bày ở trên, theo tác giả, chính sách phát triển du lịch là hệ thống các chính sách do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch vừa tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.

Nội dung chính sách phát triển du lịch

Thứ nhất, chính sách phát triển sản phẩm du lịch

- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địaphương.

- Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch.

- Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch.

- Ưu đãi đầu tư đối với phát triển du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm.

Thứ hai, chính sách phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông, năng lượng; cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên

quan đảm bảo đồng bộ để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch; hiện đại hóa mạng lưới giao thông công cộng; quy hoạch không gian công cộng.

- Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục như hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cơ sở giáo dục, đào tạo đủ điều kiện, tiện nghi phục vụ khách du lịch.

- Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác.

- Khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Thứ ba, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế.

- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch.

- Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển nhân lực du lịch.

Thứ tư, chính sách phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch:

- Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày.

- Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm.

- Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế.

- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia.

- Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản phẩm du lịch; chú trọng phát triển những thương hiệu du lịch có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

- Khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch.

Từ khái niệm thực hiện chính sách công đã trình bày ở trên, theo tác giả, thực thi (thực hiện) chính sách phát triển du lịch là quá trình đưa chính sách phát triển du lịch vào thực tiễn nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch vừa tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.

1.2.2.2. Nội dung thực thi (hay thực hiện) chính sách phát triển du lịch

Từ khái niệm thực hiện chính sách công đã trình bày ở trên, theo tác giả, thực hiện chính sách phát triển du lịch là quá trình đưa chính sách phát triển du lịch vào thực tiễn nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch vừa tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.

Quá trình đưa chính sách phát triển du lịch vào thực tiễn hay thực thi chính sách phát triển du lịch như đã trình bày ở trên bao gồm bảy bước, nếu việc nghiên cứu thực thi chính sách phát triển du lịch cũng chỉ xem xét thuần

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí