Những Vấn Đề Chung Về Thực Thi Chính Sách Phát Triển Du Lịch

Thứ nhất, du lịch là một nhu cầu, hiện tượng xã hội: sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao hiểu biết, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ nào đó.

Thứ hai, đó là một ngành hay hoạt động kinh doanh sinh lời: Cung cấp các ấn phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh.

Cách hiểu về du lịch như vậy có ý nghĩa thúc đẩy quan điểm phát triển đúng đắn về du lịch. Cho đến nay, không ít người, kể cả những người đang làm việc trong ngành du lịch cũng có cách hiểu phiến diện về du lịch thiên về góc độ xã hội hoặc kinh tế. Do đó, họ chỉ tập trung vào thỏa mãn nhu cầu tinh thần, sức khỏe mà bỏ qua lợi ích quan trọng của kinh tế hoặc đề cao lợi nhuận bằng việc khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa. Chỉ có hiểu khái niệm du lịch một cách đầy đủ như vậy, chúng ta mới xác định được rằng phát triển du lịch không chỉ là trách nhiệm của nhà nước hay của một cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

1.1.1.2. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững

Phát triển được xem là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa... Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài người nói riêng. Bên cạnh những lợi ích xã hội, nâng cao điều kiện sống cho con người, hoạt động phát triển cũng đã và đang làm cạn kiệt tài nguyên, gây ra những tác động tiêu cực làm suy thoái môi trường. Trước thực tế đó, con người nhận thức được nguồn tài nguyên của trái đất không phải là vô hạn, không thể tuỳ tiện khai thác. Bởi nếu quá trình này không kiểm soát được sẽ dẫn đến hậu quả không chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên môi trường mà còn làm mất cân

bằng về môi trường sinh thái gây ra những hậu quả môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của xã hội qua nhiều thế hệ... Từ nhận thức này, xuất hiện một khái niệm mới của con người về hoạt động “phát triển bền vững”.

Tại hội nghị về môi trường toàn cầu RIO 92+5, quan niệm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó "Phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thoả hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội".

Như vậy, phát triển bền vững là kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống nói trên, đồng thời xác định phát triển bền vững không cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với các hệ khác; hay nói cụ thể hơn thì phát triển bền vững là sự dung hoà các tương tác và sự thoả hiệp giữa 3 hệ thống nói trên nhằm:

- Tăng cường khả năng tham gia có hiệu quả của cộng đồng vào những quyết định mang tính chất chính trị trong quá trình phát triển xã hội.

- Tạo ra những khả năng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm suy thoái tài nguyên qua việc áp dụng những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Giải quyết các xung đột trong xã hội do phát triển không cân bằng. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch (UNWTO) đưa ra tại Hội nghị về

Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992 thì "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh

Chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh - 3

học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người".

Như vậy, có thể coi du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền vững chung đã được Hội nghị Uỷ ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (hay Uỷ ban Brundtlant) xác định năm 1987. Phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể, sao cho nội dung, hình thức và quy mô vừa thích hợp vừa bền vững theo thời gian, không gian; đồng thời không làm suy thoái môi trường hoặc ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác.

Ngược lại, tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác cũng như sự phát triển bền vững nói chung của khu vực. “Du lịch bền vững” ở Việt Nam là một khái niệm còn mới. Tuy nhiên, thông qua các bài học và kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhận thức về một phương thức phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng đã xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức các loại hình du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu... với tên gọi là “Du lịch sinh thái”, “Du lịch tự nhiên”...

Mặc dù còn những quan điểm chưa thật sự thống nhất về khái niệm phát triển du lịch bền vững; song cho đến nay, đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao sức sống của cộng đồng địa phương” [17].

1.1.2. Đặc trưng của phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. Phát triển du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ.

Phát triển du lịch bền vững có những kế hoạch được suy nghĩ cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời còn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã hội. Đồng thời nó cũng tạo ra lợi nhuận như du lịch đại chúng, tuy nhiên cộng đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từ lợi tức đó, và các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Bên cạnh đó, phát triển du lịch bền vững cân nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu các tác động xấu của du lịch, trong khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt cho cộng đồng địa phương, cả về kinh tế và xã hội.

Từ đó có thể thấy phát triển du lịch bền vững sẽ mang những đặc trưng

sau:

- Được lập kế hoạch với 3 mục đích: lợi tức, môi trường và cộng đồng

(3 chân).

- Thường được lập kế hoạch trước cùng với sự tham gia của các bên liên quan.

- Định hướng đến địa phương.

- Do địa phương điều khiển, ít nhất là một phần.

- Tập trung vào các kinh nghiệm giáo dục.

- Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên được xem là ưu tiên.

- Đánh giá văn hoá địa phương là ưu tiên.

- Có nhiều lợi tức được để lại cho cộng đồng địa phương và khu bảo tồn biển.

Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi được ví như “ba chân” (International Ecotourism Society, 2004):

Thân thiện môi trường. Du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm …) và cố gắng có lợi cho môi trường.

Gần gũi về xã hội và văn hoá. Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.

Có kinh tế. Nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt.

1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững là một vấn đề phức hợp và mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một cơ hội tạo thu nhập. Với xu thế tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, ngành du lịch đang ngày càng chiếm giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Chính phủ nhiều quốc gia đã xác định chính sách phát triển du lịch bền vững có vai trò quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế- xã hội, là động lực phát triển của nhiều nước.

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển du lịch bền vững sẽ có tác động tích cực tới toàn bộ nền kinh tế, cụ thể:

Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập quốc dân. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hoá. Do vậy công việc phát triển du lịch góp phần thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển thông qua việc đáp ứng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch như: phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước…Thu nhập từ du lịch sẽ đóng góp vào việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân địa phương thông qua các hoạt động du lịch góp phần đô thị hoá các địa phương có điểm du lịch.

Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho một cộng đồng địa phương thông qua cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách.

Góp phần cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ du lịch: Phát triển du lịch kéo theo các dịch vụ đi kèm góp phần cải thiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương như : thông tin liên lạc, y tế, đường giao thông, các khu vui chơi giải trí…do có các dự án về du lịch kéo theo các dự án khác đầu tư về cơ sở hạ tầng tới khách du lịch.

Tạo điều kiện giao lưu văn hoá giữa các vùng, các cộng đồng và quốc tế. Việc phát triển du lịch tạo ra cơ hội giao lưu văn hoá của người dân trong vùng và các địa phương trong cả nước với người nước ngoài thông qua giao tiếp với khách du lịch. Phát triển du lịch làm rút ngắn khoảng cách về cơ sở hạ tầng cũng như nhận thức của người dân địa phương. Những tác động về văn hoá của du lịch làm thay đổi cả hệ thống nhận thức đó là tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, nghi lễ truyền thống….qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp của người dân địa phương với du khách.

Tuy nhiên, trong thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững cũng có thể gặp phải một số vấn đề cần giải quyết:

Ảnh hưởng tới kết cấu dân số (số lượng, thành phần) theo ngành nghề

do nhu cầu về nhân lực và sức hút thu nhập từ du lịch. Du lịch phát triển sẽ

thu hút một lượng lớn lao động từ các ngành nghề khác đặc biệt là ngành nông nghiệp khiến cho lực lượng sản xuất lương thực ngày càng giảm đi đáng kể nhất là khu vực hay vùng có điểm du lịch. Hiện tượng nhập cư của lao động du lịch, các nhà kinh doanh du lịch từ nơi khác đến và vấn đề di cư của người dân địa phương trong khu du lịch nhằm giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở du lịch cũng gây ra nhiều vấn đề khác nhau như: mâu thuẫn giữa người dân địa phương với những nhà đầu tư, mâu thuẫn với dân lao động du lịch nhập cư tìm kiếm việc làm…

Tạo áp lực lên cơ sở hoạt động du lịch: Do tính mùa vụ của hoạt động du lịch cho nên vào thời kỳ cao điếm số lượng khách đến cũng như nhu cầu sinh hoạt của du khách có thể vượt quá mức khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của người dân địa phương như còn ùn tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng, xử lý chất thải vượt quá khả năng của địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch.

An ninh và trật tự an toàn xã hôi bị đe dọa: Du lịch ngày càng phát triển càng thu hút đông đảo du khách cả nội địa và quốc tế. Nhiều đối tượng khách đến cùng đến một điểm hoặc địa phương nên khó kiểm soát được hết hoạt động của khách. Do vậy các tệ nạn phát sinh do nhu cầu của khách như nạn mại dâm, cờ bạc, ma tuý và tranh dành khách giữa người dân địa phương.

Thay đổi phương thức tiêu dùng: Việc phát triển du lịch đã làm tăng thu nhập cũng như mức sống của người dân địa phương, làm tăng sức mua đồng thời cũng làm tăng giá cả hàng hoá nguyên liệu và thực phẩm. Điều này thể hiện rõ nhất ở sự chi tiêu thoải mái của khách du lịch làm giá cả các mặt hàng trong khu vực bị đẩy lên làm ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu dùng của nơi có các hoạt động du lịch, đặc biệt là những người có thu nhậpthấp.

Chuẩn mực xã hội bị thay đổi trong một số trường hợp làm suy thoái văn hoá truyền thống.

Tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền xã hội: Du lịch gắn liền với việc tiếp xúc giữa người dân địa phương với khách du lịch, do vậy sự thâm nhập của các dòng khách khác về địa lý chủng tộc sẽ kéo theo nguy cơ lan truyền các loại bệnh khác nhau (bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh lây truyền qua đường tình dục..). Ngoài ra ô nhiễm môi trường như rác thải, nước bẩn…sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng địa phương.

Tại Việt Nam, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chính sách phát triển du lịch, ngày 16/1/2017, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu phát triển du lịch một cách cực đoan, không quan tâm tới bảo vệ môi trường thì sau một khoảng thời gian nhất định, tăng trưởng du lịch sẽ không đạt được [2].

1.2. Những vấn đề chung về thực thi chính sách phát triển du lịch

1.2.1. Chính sách công và thực thi chính sách công

1.2.1.1. Những vấn đề chung về chính sách công

Trải qua tiến trình của lịch sử nhân loại, những quan tâm đến chính sách công xuất hiện lần đầu tiên gắn liền với sự ra đời của nền dân chủ Hy Lạp, nhưng khoa học chính sách chỉ mới nổi lên từ giữa thế kỷ thứ XIX.

“Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là thuật ngữ khó có thể định nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng. Theo từ điển tiếng Anh (Oxford English Dictionary): “Chính sách” là “một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách…”.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023