Khái Niệm Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch


dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác.

- Khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Thứ ba, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế.

- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch.

- Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển nhân lực du lịch.

Thứ tư, chính sách phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch:

- Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

- Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm.

- Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế.

Chính sách phát triển du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá - 6

- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia.


- Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản phẩm du lịch; chú trọng phát triển những thương hiệu du lịch có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

- Khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch.

1.3. Thực hiện chính sách phát triển du lịch

1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách phát triển du lịch

Để tìm hiểu khái niệm chính sách phát triển du lịch cần làm rõ nội hàm khái niệm thực hiện chính sách công.

Trong chu trình chính sách công, giai đoạn thực hiện chính sách công là mọ t khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bọ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiẹ n thực với các đối tu ợng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. “Thực hiẹ n chính sách công là toàn bọ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiẹ n thực, là bu ớc đạ c biẹ t quan trọng trong chu trình chính sách: hiẹ n thực hóa chính sách, đu a chính sách vào cuọ c sống” [50, tr.31 .

Từ khái niệm thực hiện chính sách công đã trình bày ở trên, theo tác giả, thực hiện chính sách phát triển du lịch là quá trình đưa chính sách phát triển du lịch vào thực tiễn nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch vừa tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.

1.3.2. Vai trò của thực hiện chính sách phát triển du lịch

Thực hiện chính sách phát triển du lịch có vị trí đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách công, là giai đoạn hiện thực hoá mục tiêu chính sách công. Vai trò của thực hiện chính sách phát triển du lịch trong chu trình chính sách công được thể hiện ở những phương diện dưới đây:


Thứ nhất, từng bước hiện thực hoá mục tiêu chính sách phát triển du lịch. Các mục tiêu chính sách phát triển du lịch chỉ có thể đạt được thông qua quá trình thực hiện chính sách. Vì thực hiện chính sách phát triển du lịch bao gồm các hoạt động có tổ chức được các cơ quan nhà nước và các đối tác xã hội thực hiện hướng tới đạt được các mục tiêu và mục đích đã tuyên bố trong chính sách phát triển du lịch. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thiết lập các văn bản, hoặc chương trình, dự án để hiện thực hoá các mục tiêu và mục đích chính sách phát triển du lịch và tiến hành các hoạt động để thực hiện các văn bản, chương trình, dự án đó.

Thứ hai, khẳng định tính đúng đắn của chính sách phát triển du lịch.

Quá trình hoạch định chính sách phát triển du lịch, kết quả sản phẩm là một chính sách phát triển du lịch. Tuy nhiên, chính sách phát triển du lịch đó có thực sự đúng đắn hay không chỉ có thể được nhận thức đầy đủ hơn trong giai đoạn thực hiện. Thực hiện chính sách phát triển du lịch cung cấp những bằng chứng thực tiễn về mục tiêu chính sách có thích hợp hay không, và các giải pháp chính sách có thực sự phù hợp với vấn đề mà nó hướng tới giải quyết hay không. Về phương diện lý thuyết, một chính sách công được ban hành đã phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của một chính sách công tốt và chỉ được các chủ thể ban hành thừa nhận, nhưng khi triển khai vào thực tiễn đời sống xã hội, thì tính đúng đắn của chính sách công mới được xã hội và đối tượng thụ hưởng chính sách công khẳng định một cách chắc chắn.

Ba, thực hiện chính sách phát triển du lịch giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện hơn.

Chính sách phát triển du lịch được ban hành ban đầu hay chính sách cơ sở thường chỉ mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp để giải quyết vấn đề công. Chính sách này sẽ được cụ thể hoá cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện cụ thể trong quá trình thực hiện của các cơ quan nhà


nước các cấp. Căn cứ vào mục tiêu và giải pháp chính sách phát triển du lịch ban đầu, tùy theo thẩm quyền các cơ quan nhà nước các cấp thiết kế, ban hành các quy định, thủ tục hoặc chương trình, dự án để cụ thể hoá các mục tiêu và giải pháp cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực hiện chính sách công cụ thể. Hơn nữa, thông qua thực hiện chính sách phát triển du lịch, những người thực hiện đưa ra những đề xuất điều chỉnh chính sách công cho phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và rút ra những bài học kinh nghiệm cho thiết kế chính sách công trong tương lai. Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học cho rằng có một mối quan hệ hữu cơ giữa giai đoạn hoạch định chính sách công và thực hiện chính sách công, việc phân tách rạch ròi giữa thực hiện chính sách công và hoạch định chính sách công trước đây đã không còn phù hợp.

1.3.3. Quy trình triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch

1.3.3.1. Ban hành văn bản thực hiện chính sách

Các chính sách công với tư cách là sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách, thường mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp giải quyết vấn đề công. Do đó, để đưa chính sách công vào thực tiễn, thì các chủ thể thực hiện chính sách công căn cứ vào thẩm quyền của mình ban hành các văn bản để quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện chính sách cho từng giai đoạn thời gian hoặc địa bàn cụ thể. Đối với cấp thực hiện chính sách là cấp huyện, chủ thể thực hiện chính sách phát triển du lịch cần thực hiện các hoạt động sau:

- Nghiên cứu nội dung chính sách công để xác định những văn bản cần phải được ban hành.

- Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản.

- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch nêu trên để bảo đảm ban hành được các văn bản hợp pháp, đúng thời gian, tiết kiệm và hiệu quả.


1.3.3.2. Tổ chức thực hiện văn bản

Nội dung tổ chức thực hiện văn bản gồm các nội dung hoạt động dưới đây:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện văn bản;

- Tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách, nội dung văn bản;

- Tập huấn văn bản, bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai văn bản;

- Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để triển khai thi hành văn bản;

- Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện văn bản.

1.3.3.3. Sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản

Định kỳ các chủ thể thực hiện chính sách phát triển du lịch tiến hành sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện. Việc sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách phát triển du lịch được tiến hành theo trình tự từ cấp dưới lên trên.

Các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện văn bản nào thì tiến hành sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản đó và báo cáo lên cơ quan, tổ chức cấp cao hơn.

Trong báo cáo sơ kết, tổng kết cần thể hiện rõ quá trình triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những kiến nghị đối với cấp trên để xử lý những vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch ở một số địa phương và giá trị tham khảo

1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hải phòng

Hải Phòng là thành phố lớn trong tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) của miền Bắc. Với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi nên từ lâu Hải Phòng trở thành thành phố du lịch với khu du lịch nổi tiếng Đồ Sơn, Cát Bà...

Để phát huy được tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, trong chiến lược phát triển, Đảng bộ thành phố


đã lãnh đạo, chỉ đạo, đưa du lịch Hải Phòng thành ngành kinh tế đặc biệt quan trọng. Và ngay từ khi đất nước mở cửa, hội nhập, kinh tế du lịch Hải Phòng đã nhanh chóng phát triển bắt nhịp theo hướng mở. Thị trường du lịch phát triển với nhiều chính sách, biện pháp, bước đi phù hợp để vừa phát triển tốt dịch vụ du lịch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách nội địa và đặc biệt đối với khách quốc tế. Điều đáng chú ý ở Hải Phòng là ngoài phát triển để tăng cường đón khách nội địa thì hướng chính là thu hút khách từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Trong đó, khách Trung Quốc với số lượng lớn, gần về địa lý, giao thông thuận lợi, nhất là tuyến giao thông biển.

Từ việc xác định đúng hướng, luồng khách và có chính sách phù hợp số lượng khách đến du lịch Hải Phòng tăng liên tục qua các năm. Cùng với việc xác định chiến lược đón khách dài hạn, phù hợp, Hải Phòng chú trọng chiến lược đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật. Từ đó, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển...

Vấn đề liên kết, phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong hoạt động du lịch cũng được thành phố đặt ra và chỉ đạo tốt. Thế mạnh của Hải Phòng là liên kết đón khách từ Thủ đô Hà Nội theo tuor Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh hoặc ngược lại. Sự liên kết từ địa bàn đã tạo ra sự phát triển khá ổn định cho phát triển kinh tế du lịch trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải nhìn nhận từ góc độ xã hội. Hiện nay, Hải Phòng từ du lịch cũng đang kéo theo các tệ nạn xã hội theo gây dư luận xấu cần được xem xét và giải quyết kịp thời.

1.4.2. Kinh nghiệm của Nghệ An

Là tỉnh Bắc Trung bộ có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như khu rừng nguyên sinh Phù Phát có giá trị kinh tế lớn về mặt khoa học,


kinh tế và du lịch. Bờ biển Nghệ An dài hơn 82 km với hai cảng Cửa Lò và Cửa Hội có điều kiện tốt để phát triển nhiều ngành nghề kinh tế như đánh bắt, chế biến hải sản, làm muối, vận tải biển, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch. Hiện nay, bãi biển Cửa Lò của Nghệ An được coi là một bãi biển sạch đẹp nhất khu vực Nam Bắc bộ, hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Về tài nguyên du lịch nhân văn của Nghệ An vô cùng phong phú với các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống, các ngành nghề thủ công, ca múa nhạc và văn hoá ẩm thực... Đặc biệt khu di tích lịch sử Kim Liên - Nam Đàn, quê hương của danh nhân văn hoá thế giới, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Đây là khu di tích đặc biệt của quốc gia với giá trị lịch sử văn hoá muôn đời". Tất cả nguồn tài nguyên trên là điều kiện, tiềm năng để Nghệ An có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch và đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Xuất phát từ thực trạng tình hình kinh tế - xã hội về phát triển kinh tế du lịch, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã đề ra phương hướng: Chính sách thát triển kinh tế du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng to lớn để nhanh chóng phát triển kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng kinh tế du lịch trong các ngành kinh tế của tỉnh, bước vào thế kỷ XXI du lịch Nghệ An trở thành ngành kinh tế quan trọng, làm động lực cho sự phát triển các ngành kinh tế khác. Đồng thời kinh tế du lịch phải gắn bó với bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá lịch sử của quê hương, dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên, làm cho kinh tế du lịch phát triển lành mạnh, bền vững, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, xây dựng đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân.


Xuất phát từ quan điểm và phương hướng chỉ đạo chính sách phát triển du lịch. Nghệ an đã tiến hành một loạt biện pháp cụ thể phù hợp cả ngắn hạn và dài hạn, như:

- Tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch. Thông qua tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước và các cơ sở kinh doanh du lịch theo hướng thị trường, chú ý quan hệ cung - cầu. Đa dạng hoá loại hình và sản phẩm du lịch.

- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, tuyên truyền, quảng bá du lịch thông qua một loạt chương trình hành động cụ thể để xác lập hình ảnh và vị thế du lịch của Nghệ An trong lòng khách nội địa và quốc tế.

- Tổ chức khai thác có hiệu quả những địa bàn du lịch quan trọng, một mặt, mở rộng và phát triển không gian du lịch ra các hướng để khai thác sức mạnh tổng hợp. Mặt khác, đầu tư và phát triển có trọng điểm các khu du lịch nghỉ mát bãi biển Cửa Lò; khu du lịch thăm viếng khu di tích Kim Liên - Nam Đàn... Để thực hiện tốt các giải pháp trên, phải tăng cường đầu tư nâng cấp các khu, điểm, tuyến du lịch. Những hướng đầu tư chính được xác định là: Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch, ưu tiên đầu tư tập trung và xây dựng đồng bộ các khu du lịch quan trọng.

Kết quả của các giải pháp phù hợp cả ngắn hạn và dài hạn đã tạo đà và đưa chính sách phát triển du lịch Nghệ An có bước tiến vượt bậc trong những năm qua. Thể hiện dòng khách trong nước và quốc tế đến Nghệ An tăng liên tục qua các năm, có thể so sánh với các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá.

1.4.3. Giá trị tham khảo đối với thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Từ nghiên cứu kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng và tỉnh Nghệ An về chính sách phát triển du lịch, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa dưới đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023