Hỗ Trợ Sme Thích Nghi Với Những Biến Động Của Kinh Tế, Xã Hội


Tỷ lệ số SME thành lập mới và SME giải thể

Giải thể

Do vậy trong hiện tại và tương lai, nhiệm vụ chính của chính sách về SME sẽ chỉ là thúc đẩy sự tự lực phát triển của các SME.

Để thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp mới, trước hết chính phủ đã nỗ lực nhằm tăng nhận thức của xã hội về tầm quan trọng và sự cần thiết của các doanh nghiệp mới thành lập.

Ban hành các Luật hỗ trợ đổi mới kinh doanh.

Để hỗ trợ các hoạt động đổi mới kinh doanh, Luật thúc đẩy hiện đại hóa SME ban hành năm 1963 và Luật về hỗ trợ các SME thích ứng với sự thay đổi của kinh tế có hiệu lực năm 1993( mà theo đó đối tượng được trợ giúp bị hạn chế) đã được thống nhất thành một luật mới, Luật hỗ trợ đổi mới kinh doanh cho các SME.

Nâng cao nhận thức, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới.

Diễn đàn quốc gia cho các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm được thành lập. Đây là nơi tập hợp những người có kinh nghiệm lập công ty. Thông qua các buổi hội thảo và các bài giảng của họ, chính phủ mong muốn sẽ nâng cao nhận thức và tinh thần phát triển doanh nghiệp mới. Nhiều hoạt động giáo dục đã được thực hiện thông qua các hội nghị chuyên đề được công khai thảo luận thông qua các phương tiện đại chúng. Hơn nữa, những người thành lập công ty mới cũng được đào tạo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

kiến thức lý luận thông qua các hội thảo và kiến thức thực tiễn tại các trường đào tạo. Chính phủ còn có những chương trình đặc biệt phù hợp với mỗi loại đối tượng.

Đối với những người có dự định lập công ty, Liên đoàn các hội công thương và các phòng thương mại và công nghiệp phối hợp với các tổ chức công thương trực thuộc tại các địa phương hỗ trợ giúp họ soạn thảo kế hoạch kinh doanh, phát triển kỹ năng kinh doanh bằng các hội thảo ngắn hạn( 30 giờ trong 10 ngày).

Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 9

Đối với những người có kế hoạch cụ thể thành lập công ty, các trung tâm hỗ trợ ở tỉnh sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết, những bước cần tiến hành để thành lập một doanh nghiệp mới.

Đối với những người đã có quyết định thành lập doanh nghiệp, Viện quản lý và kỹ thuật tổ chức các buổi hội thảo về những điều kiện cần thiết trong giai đoạn đầu kinh doanh và những kiến thức quản lý cần thiết.

Ngoài ra, các hiệp hội công thương trên cả nước cũng tổ chức nhiều hội thảo về từng lĩnh vực riêng như phúc lợi xã hội, môi trường, xử lý rác thải, đầu tư ra nước ngoài…

Tổ chức các trung tâm, hội chợ thương mại hỗ trợ kinh doanh.

Nhiều trung tâm kinh doanh đã được mở ra. Tại những trung tâm này, những nhà kinh doanh mạo hiểm có cơ hội được giới thiệu với các nhà đầu tư tiềm năng và các đối tác kinh doanh. Những kế hoạch kinh doanh xuất sắc có cơ hội được tham gia vào chương trình “Những nhà vô địch quốc gia”.

Tại các hội chợ thương mại, các SME mới thành lập và các công ty kinh doanh mạo hiểm có thể giới thiệu sản phẩm, mô hình kinh doanh mở ra những cơ hội kinh doanh mới.

Để thúc đẩy các doanh nghiệp mới thành lập, Luật về các biện pháp tạm thời thúc đẩy hoạt động sáng tạo của các SME đã được ban hành năm 1995. Luật này được ban hành nhằm giúp đỡ các SME và các cá nhân bắt đầu một công việc kinh doanh mới hoặc đầu tư vào nghiên cứu, phát triển dù thuộc ngành công nghiệp nào.

Hỗ trợ về tài chính

Ngoài các chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đã được thực hiện từ giai đoạn trước, còn có hệ thống bảo lãnh tín dụng dành cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc có hoạt động kinh doanh mới. Các quỹ bảo lãnh tín dụng sẵn sàng


bảo lãnh cho những khoản vay của các doanh nghiệp có thời gian kinh doanh không quá 5 năm và các công ty có kế hoạch kinh doanh có khả năng sinh lợi hoặc đã sinh lợi trong thời gian kinh doanh trước đó, những kế hoạch vay mà sản phẩm dịch vụ có tính chất mới, không phổ biến.

Để hỗ trợ vốn, một thị trường vốn mới có tên là “ mothers” và “Nasdaq Nhật Bản” đã bắt đầu hoạt động từ tháng 11 năm 1999 và tháng 6 năm 2000. Điều đó đã mở ra một hướng mới cho việc vay vốn của các SME.

Ngoài ra, trong thời gian này, công ty trách nhiệm hữu hạn vốn đầu tư mạo hiểm( có SMRJ là thành viên) được thành lập. Công ty không chỉ tư vấn và đầu tư cho các SME mà còn bảo lãnh những chứng khoán mới được phát hành vào thời gian thành lập của các SME.

Những biện pháp hỗ trợ về thuế, như giảm thuế đối với những máy móc thiết bị có công nghệ cao, trợ cấp 2/3 chi phí R&D cũng được thực hiện nhằm thúc đẩy các hoạt động đổi mới kinh doanh. Những nhà đầu tư mua cổ phiếu của các SME mới cũng được ưu đãi như : giảm 75% thuế thu từ lãi việc chuyển nhượng cổ phiếu của các SME này, hay hoãn 3 năm đối với việc chi trả các khoản lỗ từ bán cổ phiếu của SME. Từ năm 2004, Nhật còn áp dụng thêm biện pháp giảm phí liên quan đến bằng sáng chế cho các doanh nghiệp R&D. Đặc biệt, những công ty tạo việc làm ở khu vực mới và thuê những người lao động trên 45 tuổi sẽ nhận được những khoản trợ cấp đặc biệt.

Thành lập các trung tâm hỗ trợ “ một điểm”

Chính phủ đã thiết lập một hệ thống các trung tâm hỗ trợ “một điểm ” nhằm hỗ trợ về vốn, và các nguồn lực vô hình khác như thông tin, công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các SME ở từng tỉnh, thành phố, quận huyện. Đây là một hệ thống tận dụng được kỹ năng và kinh nghiệm của những nhà chuyên môn trong lĩnh vực tư nhân nhằm hỗ trợ cho các SME về thông tin, chính sách của nhà nước cũng như hỗ trợ kinh doanh và công nghệ. Điểm đặc biệt là trong hệ thống này, tất cả những trung tâm hỗ trợ của nhà nước và tư nhân được hợp nhất chỉ tại một địa điểm ở mỗi địa phương.

Để bổ sung cho đội ngũ chuyên gia tư vấn, Phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản JCCI và SMRJ cũng tìm kiếm những người nghỉ hưu có nhiều kinh


nghiệm để tư vấn về chiến lược kinh doanh, điều mà các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm thường thiếu. Việc tìm kiếm này được dựa trên một cơ sở dữ liệu của những người nghỉ hưu được SMRJ quản lý.

Hỗ trợ đổi mới của Hệ thống nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp nhỏ SBIR

Để kích thích hoạt động của các SME có khả năng phát triển công nghệ, các bộ ngành và tổ chức có liên quan đã hợp tác cung cấp các khoản hỗ trợ để phát triển công nghệ mới có thể dẫn tới hoạt động kinh doanh mới và có những biện pháp mở rộng quy mô của các hệ thống bảo lãnh tín dụng.

Trong thời gian này, nhiều trung tâm đã được thành lập. Trong đó, phải kể đến Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp Tokyo(KRP) thành lập năm 1987để thúc đẩy sự trao đổi hợp tác giữa giới học thuật, các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ. Ngoài chức năng nghiên cứu về khoa học công nghệ, KRP còn là nơi hội tụ cả các công ty trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, tư vấn, các ngành công nghệ cao. KRP tạo môi trường kinh doanh năng động để thu hút các công ty nước ngoài vào hoạt động. Hiện nay có 9 công ty nước ngoài có hội sở chính tại KRP. Khoảng 60% doanh nghiệp ở KRP là khởi nghiệp ở nơi khác sau đó mới chuyển đến KRP. KRP tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và giúp họ tìm kiếm thị trường ban đầu ở ngay trong địa bàn. KRP cũng giúp các doanh nhân trẻ có ý tưởng kinh doanh, liên kết họ với các nhà tài trợ, các nhà chuyên môn kỹ thuật để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.

Bên cạnh đó, Trung tâm đổi mới doanh nghiệp Osaka(BICO) được thành lập năm 2001 nhằm liên kết các doanh nghiệp với nhau, và với các trường đại học và chính phủ, giới thiệu về công nghệ thông tin, đào tạo cho SME trong địa bàn, tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp. BICO thực hiện việc cung ứng dịch vụ tư vấn cho SME qua internet, điện thoại, gặp trực tiếp và cử chuyên gia. Trong đó, dịch vụ tư vấn qua internet được đánh giá là thành công nhất, chiếm 1/5 số lượt người sử dụng[31].

2.4. Hỗ trợ SME thích nghi với những biến động của kinh tế, xã hội

Mặc dù các SME có nhiều nỗ lực nhưng họ cũng không thể tránh được những sự việc xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát của họ như sự thay đổi đột ngột về cơ cấu kinh tế, sự thay đổi về tỉ giá hối đoái, sự hạn chế về nguồn nguyên liệu, thiên tai,


hay ảnh hưởng của sự phá sản của các công ty lớn. Trong những trường hợp đó, các SME có thể bị phá sản. Do vậy, chính phủ đã đưa ra những chính sách nhằm hỗ trợ các SME thích nghi với những thay đổi của môi trường.

Luật về cứu trợ thiên tai đã được ban hành. Ngoài ra, những SME trong vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai khiến doanh thu bị suy giảm một mức độ nhất định cũng được hỗ trợ bởi một hệ thống đặc biệt. Trong trường hợp nếu bị ảnh hưởng bởi những thiên tai được quy định trong Luật về các biện pháp cứu trợ đặc biệt cho thiên tai, các SME sẽ được áp dụng những biện pháp đặc biệt phù hợp với tình hình thực tế.

Để hỗ trợ sự ổn định cho các doanh nghiệp, một hệ thống 280 trung tâm tư vấn thuộc các phòng thương mại và công nghiệp đã được thành lập trên toàn quốc. Năm 2005, ước tính 216 triệu yên được chi cho hoạt động này.

Bên cạnh đó, còn có các chương trình hỗ trợ lẫn nhau để ngăn chặn sự phá sản của các SME bằng cách hỗ trợ vốn trong trường hợp đối tác bị phá sản. Hoạt động này được tổ chức bởi SMRJ. Năm 2005, chính phủ Nhật ước tính chi 1 708 triệu yên cho các hoạt động như áp dụng các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp, các biện pháp giảm nhẹ sự biến động hay là một mạng lưới an toàn ổn định kinh doanh.

Hơn nữa, khi xem xét mức độ thường xuyên của các vụ phá sản các công ty lớn và những thiên tai, chính phủ đã tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn đặc biệt là bằng biện pháp tài chính và bảo lãnh tín dụng.

2.5. Các biện pháp khác

Cũng trong thời gian gần đây, những hỗ trợ của chính phủ về nâng cao phúc lợi xã hội như khuyến khích giảm giờ làm, đảm bảo cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian giải trí, thời gian dành cho gia đình, nâng cao điều kiện làm việc, bảo đảm sức khoẻ và an toàn cho người lao động…Các biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường, năng lượng cũng rất được chú ý. Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác như điều tra và ban hành Sách trắng về thực trạng của các SME , các biện pháp cho một số ngành đặc biệt như ngành dệt, ngành nông lâm ngư nghiệp, giao thông vận tải và các ngành truyền thống.


IV. ĐÁNH GIÁ‌

1. Ưu điểm

Qua các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế, chính phủ đã có nhiều biện pháp khác nhau để khuyến khích, hỗ trợ các SME phát triển. Nhìn chung, có thể thấy các chính sách của chính phủ Nhật đã thực hiện có những ưu điểm như sau:

Hệ thống chính sách linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn. Điều này có thể thấy rõ ràng qua từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhật. Trong giai đoạn sau chiến tranh, chính phủ đã đưa ra những biện pháp cơ bản đầu tiên để hỗ trợ cho các SME đang gặp rất nhiều khó khăn như ban hành Luật chống độc quyền nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tiếp đó, trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng nhanh, chính phủ cũng đã có những biện pháp hỗ trợ kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của các SME trước các doanh nghiệp lớn để phát huy vai trò quan trọng của SME trong sự phát triển nhanh của nền kinh tế. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển ổn định, chính phủ tập trung vào khuyến khích các SME phát triển khoa học công nghệ, tăng cường đầu tư ra nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Trong giai đoạn hiện nay, những biện pháp của chính phủ lại tập trung vào phát triển doanh nghiệp mới, doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh có tính chất đổi mới để khôi phục nền kinh tế.

Các chinh sách hỗ trợ SME toàn diện về mọi mặt. Có thể thấy, các SME Nhật được hỗ trợ về mọi mặt. Những khó khăn lớn nhất về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, kinh doanh… được các chính sách của Nhà nước hỗ trợ hết sức tích cực. Đối với các SME có nhu cầu khác nhau, từ những SME gặp khó khăn về soạn thảo kế hoạch, khó khăn về vốn, công nghệ hay trình độ quản lý đều có thể tìm được sự trợ giúp từ chính phủ.

Hệ thống chính sách và các biện pháp hỗ trợ SME rất phong phú. Hệ thống chính sách hỗ trợ SME của Nhật không chỉ là một khung khổ pháp luật đồng bộ mà còn là những hệ thống các trung tâm hỗ trợ, các hiệp hội về đến tận các tỉnh, thành phố, quận, huyện…..Các hoạt động hỗ trợ cũng ngày càng phong phú. Từ việc tổ chức các hội thảo, các chương trình đào tạo đến các diễn đàn, hội chợ thương mại, tổ chức các cuộc điều tra tìm hiểu thực trạng của SME…


Thực hiện các chính sách hiệu quả. Không chỉ đưa ra một hệ thống các chính sách với nhiều ưu điểm mà Nhật Bản còn thực hiện các chính sách này rất hiệu quả. Các chính sách đưa ra đều dựa trên tình hình thực tế và được thực hiện một cách nghiêm túc, có sự theo dõi và giám sát chặt chẽ. Do vậy, hiệu quả hỗ trợ mang lại cho các SME là rất lớn.

Chính nhờ các chính sách phát triển SME này mà số lượng và vai trò của các SME ngày càng tăng trong nền kinh tế Nhật (đồ thị 1). Các doanh nghiệp này không những đóng góp to lớn vào việc tăng mức tiêu dùng, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của dân cư, mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và giải quyết nạn thất nghiệp. Các ngành công nghiệp truyền thống như: sản xuất tơ, dệt… là những ngành đã góp phần xuất khẩu thu ngoại tệ lớn cho Nhật Bản và đồng thời còn là nơi mà 76,3% công nhân Nhật Bản có công ăn việc làm. Trong khu vực thương mại, dịch vụ, các SME chiếm tới 60% doanh số bán ra của ngành bán buôn và gần 80 % doanh số ngành bán lẻ. Tỷ trọng các doanh nghiệp loại hình này trong khu vực dịch vụ không ngừng gia tăng. Từ những năm 80 lại đây, vai trò của các SME Nhật Bản không những tăng lên về mọi mặt đối với nền kinh tế trong nước, mà còn tăng nhanh khối lượng buôn bán và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đầu tư trực tiếp của các SME Nhật Bản ra nước ngoài tăng từ 30% những năm 80 tới hơn 60% trong những năm

90. Sang đầu thế kỷ 21, số lượng các SME đã chiếm tới 99,7% tổng số các doanh nghiệp, thu hút trên 70% số lượng lao động, tạo giá trị sản xuất hơn 50%. Nhờ đó, các nguồn nhân lực, vật lực của đất nước cũng được phát huy tối đa.


2. Nhược điểm

Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, những chính sách của chính phủ Nhật không phải là không có những hạn chế.

Có những lúc còn chưa đánh giá hết vai trò của các SME. Vào cuối những năm 50, chính phủ tập trung vào phát triển công nghiệp hóa học và công nghiệp nặng, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp lớn. Do đó, các SME cũng có lúc bị lãng quên.

Trong suốt một khoảng thời gian dài trong giai đoạn phát triển thần kỳ của nền kinh tế, các SME chỉ được coi như là cái “ van xả ” của nền kinh tế, mà ở đó


các SME sẽ thu hút lượng nhân công dư thừa, tăng tích luỹ tư bản, là cái “ đệm linh hoạt” cho các doanh nghiệp lớn sẵn sàng vứt bỏ khi lâm vào khó khăn. Như vậy, ở một mức độ nhất định, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp lớn vẫn được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi hơn.

Chưa phát huy hết nội lực của các SME. Trong một thời gian dài, chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ các SME nhưng lại không phát huy được nội lực của các SME. Kết quả là sự phát triển của các SME phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách hỗ trợ này, không có sự phát triển vững chắc. Chính vì vậy, khi nền kinh tế có biến động thì hoạt động của các SME cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vào những năm của thập niên 90, tỉ lệ các doanh nghiệp bị phá sản, phải đóng cửa đã lên tới 5% vượt tỉ lệ các doanh nghiệp mới thành lập(3,5%) (Sách trắng về SME năm 2003). Điều này đã gây ra nhiều tác động xấu đối với xã hội.

Như vậy, trong chương II, chúng ta đã nghiên cứu đặc điểm của nền kinh tế Nhật trong từng giai đoạn, cũng như những chính sách mà chính phủ Nhật đã đưa ra để hỗ trợ sự phát triển của các SME. Mặc dù còn có những hạn chế nhưng nhìn chung các chính sách phát triển SME của Nhật đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của các SME nói riêng và nền kinh tế Nhật nói chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022