Những Tương Đồng Và Khác Biệt Giữa Nhật Bản Và Việt Nam


CHƯƠNG III‌‌

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, chính phủ Nhật cũng có những thay đổi trong chính sách phát triển SME. Trong mỗi giai đoạn các chính sách mà chính phủ Nhật đã thực hiện đều có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế.

Vậy Việt Nam có thể vận dụng chính sách của Nhật Bản và có thể đạt được những tăng trưởng thần kỳ như Nhật Bản được hay không? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào những nét tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở đó có lẽ việc áp dụng những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả hơn.

I. NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM

1.Tương đồng

1.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số

1.1.1 Về điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý, Việt Nam và Nhật Bản đều nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Về tài nguyên thiên nhiên, mặc dù đất đai trồng trọt chỉ chiếm khoảng 19% diện tích đất cả nước và rất nghèo chất hữu cơ, song nền kinh tế nông nghiệp vẫn có vai trò đặc biệt trong đời sống dân cư Nhật Bản cho đến đầu thế kỷ XX. Nói cách khác, cũng như Việt Nam, Nhật Bản rất coi trọng sản xuất nông nghiệp, lúa là nông sản chủ yếu. Sản lượng lúa vào đầu năm 1996 là 10,33 triệu tấn, tuy sản lượng không nhiều như Việt Nam, dư thừa để xuất khẩu nhưng sản lượng lúa của Nhật Bản cũng chiếm 1/3 tổng giá trị nông sản. Chính nền văn hoá nông nghiệp ấy dựa trên lao động gia đình là cơ sở cho việc hình thành những hộ lao động, sản xuất nhỏ sau này.

Cũng như Việt Nam, là một quốc gia có nhiều đảo nên Nhật Bản rất giàu tài nguyên biển. Hải sản từ xưa đã trở thành nguồn cung cấp chất đạm chính cho người Nhật. Mặc dầu sản lượng hải sản đánh bắt được của Nhật Bản rất lớn nhưng không đáp ứng được đủ nhu cầu, cho nên Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu hải sản lớn trên thế giới.

Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 10


1.1.2. Về dân số

Về dân số, giống như Việt Nam, Nhật Bản có một đất nước đông dân. Dân số Nhật Bản ổn định trong khoảng 30 triệu người trong suốt thời đại Edo( 1603-1867). Tuy nhiên, vào thời Minh Trị(1868-1912) có sự gia tăng đột ngột do phát triển công nghiệp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một lần nữa có sự gia tăng dân số vững chắc và rõ rệt do tăng trưởng kinh tế bắt đầu vào khoảng năm 1955, kèm theo sự di dân về thành thị. Ngày nay, Nhật Bản đã đạt được sự ổn định về dân số với khoảng 125,9 triệu dân, đứng hàng thứ bảy trên thế giới theo thống kê năm 1996. Đây là cũng chính là cơ sở cho nguồn lao động dồi dào để phát triển các SME ở cả Việt Nam và Nhật Bản.

Về phân bố dân số, cũng như Việt Nam, đồi núi chiếm 2/3 diện tích nước Nhật, vì thế, đại đa số dân cư đều sinh sống ở đồng bằng, và mật độ dân số ở đó còn cao hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Năm 1995, khu đô thị Tokyo có mật độ dân cư đứng đầu với 5.399 người/km2[18.12]. Một đặc thù của Nhật Bản là 49% dân số sống tập trung ở Tokyo, Nagoya, Osaka và những thành phố lớn xung quanh đó. Do vậy, cả Việt Nam và Nhật Bản đều phải lưu ý khi xây dựng các chính sách phát triển SME để đảm bảo có sự phát triển cân bằng và hợp lý giữa các vùng trong cả nước.

1.2.Về chính trị, văn hoá, xã hội

Cũng như Việt Nam, Nhật Bản trước đây là một quốc gia phong kiến. Trong suốt một thời gian dài từ khi thành lập đất nước, các triều đại phong kiến đã cai trị ở cả Việt Nam và Nhật Bản. Sự tồn tại lâu dài ấy của chế độ phong kiến đã để lại nhiều dấu ấn trong văn hoá, xã hội của Việt Nam và Nhật Bản.

1.2.1.Về văn hóa

Cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản có một nền văn hoá lâu đời, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều lễ hội, trò chơi dân gian, những hình thức nghệ thuật phong phú như kịch nô, kabuki, sumo…. Nhắc tới Nhật Bản, người ta cũng không thể không kể đến những nét tinh hoa văn hóa thể hiện qua những thú vui và cũng là những nghệ thuật như trà đạo, hương đạo, nghệ thuật gấp giấy


origami…Các ngành thủ công truyền thống như sản xuất tơ lụa, gốm sứ cũng hết sức phong phú. Ngay cả trong thời đại công nghệ kỹ thuật phát triển như hiện nay, những nét văn hóa ấy không những không bị mai một mà còn được bổ sung, đa dạng hoá cùng với từng bước tiếp thu văn hóa thế giới, gồm cả văn hoá phương Tây- một nền văn hoá tưởng chừng như đối lập.

Những nét tính cách của người dân Nhật có lẽ cũng là một trong những bản sắc văn hoá độc đáo. Có lẽ cùng xuất phát từ nền văn hoá nông nghiệp, nên người dân Nhật Bản và Việt Nam đều rất cần cù, chăm chỉ, chịu khó. Do nằm trong khu vực không được thiên nhiên ưu đãi, người dân Nhật luôn phải sống trong lo âu về thiên tai, động đất, hoả hoạn, bão tố… Chính điều đó đã thúc đẩy người dân Nhật luôn phải dành dụm tiền bạc phòng khi thiên tai ập đến. Do đó, ngay sau khi bị chiến tranh tàn phá hoàn toàn, chính phủ Nhật đã có thể huy động được một lượng tiền lớn từ ngay bên trong nền kinh tế. Người dân Nhật cũng hết sức coi trọng chữ Ân và lòng trung thành với tổ chức, với tập thể, dù đó là gia đình, lớp học, trường đại học, nhánh của một tập đoàn hoặc là cả nước Nhật.

1.2.2. Về xã hội

Cũng giống như tình cảm làng xóm, quê hương thân thiết, gắn bó như ở Việt Nam, một đặc trưng quan trọng trong xã hội Nhật Bản là tinh thần cộng đồng, cố kết dân tộc rất cao. Xã hội Nhật Bản đã sản sinh ra những cộng đồng người tự giác có ý thức chung và ngầm hiểu với nhau về những trách nhiệm phải hoàn thành hoặc kế thừa mà không cần có ai ra lệnh. Những thay đổi do chế độ, tôn giáo hay qua các thời kỳ lịch sử gây ra cũng không ảnh hưởng lớn đến tinh thần này. Qua lịch sử văn hóa Nhật, người ta dễ hình dung thấy nền văn hóa Nhật đã sớm có một cơ sở thuần nhất trong khắp cả nước, khiến người Nhật có thể hành động tập thể dễ dàng. Chủ nghĩa cộng đồng Nhật Bản là một sản phẩm của sự giao kết trong lịch sử và địa lý. Không phải chỉ vì Nhật Bản đất chật người đông mà có lẽ còn vì dân tộc đó đã sống nhiều thế kỷ dưới sự quản lý tập trung khá chặt chẽ của các chính phủ trung ương. Chủ nghĩa cộng đồng yêu cầu lợi ích cá nhân phải đặt dưới mục đích và tiêu chuẩn của tập thể. Đây có thể là gia đình, lớp học, trường đại học, nhánh của một tập đoàn hoặc là cả nước Nhật. Tận tình, trung thành với các nhóm như vậy được coi là đúng


đắn và tốt đẹp. Người ta chỉ có thể thoả mãn, tận hưởng vinh quang và thành tích mà tập thể đạt được.

Tuy nhiên, cũng giống như ở Việt Nam hiện nay, việc mở cửa hợp tác giao lưu thương mại rộng rãi với nước ngoài đã làm thay đổi rất nhiều bộ mặt nền kinh tế và xã hội Nhật Bản. Bên cạnh đó là lối kinh doanh, phong cách sống và những yếu tố văn hóa nước ngoài, đặc biệt là phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản. Yếu tố cộng đồng tuy không mất đi nhưng cũng bị xói mòn nhiều.

Xã hội Nhật Bản cũng hết sức coi trọng vấn đề học vấn. Hệ thống giáo dục được xem như chìa khoá làm cho nền kinh tế tăng trưởng và ổn định về mặt chính trị. Ở cấp độ cá nhân, con người Nhật Bản ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải là địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt nhất để đạt mục đích. Do vậy, một quốc gia có nền văn hóa truyền thống đậm nét và lâu đời như Nhật cũng không ngần ngại tiếp thu những điểm tiến bộ của các quốc gia phương Tây. Trong giai đoạn sau chiến tranh, đặc biệt khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, Nhật Bản đã tiếp nhận rất nhiều từ các quốc gia khác, đặc biệt là phương Tây. Sau đó, xem xét nghiên cứu và có những thay đổi để có thể ứng dụng phù hợp với tình hình thực tế.

Chính phủ Nhật đã có những chính sách phát huy được những đặc trưng này của xã hội Nhật Bản để phát triển kinh tế. Xã hội Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với Nhật. Do vậy, Việt Nam cũng cần có những biện pháp để phát huy tốt nhất những đặc điểm của xã hội Việt Nam.

1.3.Về kinh tế

1.3.1. Về khởi điểm xây dựng kinh tế sau chiến tranh

Sau những năm dài chiến tranh, Nhật Bản là một nước bại trận thì Việt Nam là một nước thắng lợi vẻ vang trước các cường quốc lớn. Nhưng cả Việt Nam và Nhật Bản đều gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc khôi phục nền kinh tế đất nước. Nhật Bản không những bị thiệt hại nặng nề về người và của mà còn phải chi trả một khoản bồi thường chiến tranh lớn. Còn Việt Nam sau chiến tranh mới chỉ là một đất nước non trẻ với nhiều khó khăn về tài chính, cơ sở hạ tầng…phải đối mặt với sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

1.3.2. Về môi trường phát triển thời kỳ tăng trưởng nhanh


Thời kỳ tăng trưởng nhanh của Nhật Bản những năm 50 và của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đều gắn với xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ. Nhật Bản trong những năm 50 là đất nước Nhật đang đứng trước ngưỡng cửa phải gia nhập vào tổ chức GATT và các tổ chức thế giới khác. Hiện nay Việt Nam cũng đang phấn đấu tích cực để tham gia vào các tổ chức của khu vực, thế giới nhất là tổ chức thương mại thế giới WTO. Là một nước nghèo nàn về tài nguyên, Nhật Bản đã nhận ra rằng Nhật Bản sẽ không thể phát triển nền kinh tế của mình nếu không dựa vào bên ngoài. Trong giai đoạn hiện nay tình hình thế giới cũng đã thay đổi rất nhiều, xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang được mở rộng, một quốc gia không thể tồn tại và phát triển được nếu chỉ dựa vào nguồn lực bên trong. Chính vì thế, xu hướng tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới là một điều tất nhiên, không thể tránh khỏi. Như vậy nhu cầu tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới của Nhật trong những năm 50 và Việt Nam trong những năm 90 tương đối giống nhau.

1.3.3. Về những động lực phát triển của nền kinh tế

Một nhân tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao là Nhật Bản sẵn có một lực lượng lao động dồi dào. Điều này rất giống với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cũng như Việt Nam, Nhật Bản hàng năm cũng có một lực lượng lớn thanh niên tham gia vào lực lượng lao động, và cũng có nhiều công dân nông nghiệp di chuyển từ các vùng quê kiếm việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các thành phố lớn. Nhưng sự thật là so với người Việt Nam thì có thể nói người Nhật lao động chăm chỉ và tỉ mỉ hơn. Họ cần mẫn và lặng lẽ làm việc hết mình, không chỉ cho riêng bản thân, mà còn cho gia đình, cho công ty… của mình. Nhất là họ luôn luôn phấn đấu cho sự lớn mạnh của công ty mà họ gắn bó suốt đời với nó thông qua chế độ làm việc suốt đời.

Trong những năm 50, 60 là những năm của thời kỳ tăng trưởng cao, Nhật Bản đã biết tận dụng được lợi thế so sánh về nhân công. Trong những năm này, tiền lương của người lao động thấp hơn nhiều so với các nước khác, nên các sản phẩm sử dụng nhiều sức lao động có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Như đã đề cập


trong chương II, các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu sản xuất những năm 50 và đầu những năm 60. Điều đó có nghĩa là Nhật Bản đã ban đầu phát triển những ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động. Việt Nam hiện nay cũng có được sự đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sử dụng nhiều nhân công. Nhưng hiện nay khác với Nhật Bản chúng ta cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan về lợi thế nhân công này.

Như vậy, nhìn chung Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, xã hội và kinh tế. Đó là những cơ sở hết sức quan trọng để Việt Nam có thể học tập và áp dụng những kinh nghiệm trong chính sách phát triển SME ở Nhật.

Bên cạnh những nét tương đồng đó, cũng có nhiều điểm khác biệt Việt Nam cần lưu ý trong quá trình học tập kinh nghiệm hỗ trợ SME.

2.Khác biệt

2.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Giống như Việt Nam, Nhật Bản cũng nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu Việt Nam nằm trên bán đảo Trung Ấn thì Nhật Bản là quốc gia được tập hợp từ bốn đảo lớn, Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và vô số các hòn đảo nhỏ( khoảng từ 3300 đến trên 3700 đảo tuỳ theo cách phân loại). Nằm giữa lục địa Âu Á và Thái Bình Dương, trên những vùng địa chấn thường xuyên tương tác nên Nhật Bản phải chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần....hơn Việt Nam.

Về tài nguyên thiên nhiên, sự di chuyển mạnh của các dãy núi trong quá trình hình thành nước Nhật đã dẫn đến sự hình thành của nhiều loại khoáng sản kim loại nhưng trữ lượng đều rất hạn chế. Sau chiến tranh, hầu hết khoáng sản đều bị cạn kiệt. Tuy có một số mỏ than ở Hokkaido, Kyushyu nhưng chất lượng không cao và cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Do vậy, hầu hết nguồn nguyên nhiên liệu cần thiết đều phải nhập khẩu. Có thể thấy về mặt này, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi hơn rất nhiều, có nhiều mỏ khoáng sản trải đều trên khắp cả nước.


2.1.2. Về dân số

Khác với tốc độ gia tăng dân số nhanh ở Việt Nam, hiện nay sự gia tăng dân số của Nhật đã có sự ổn định và vững chắc. Điều đó dẫn đến một vấn đề về dân số mà nước Nhật hiện đang phải đối mặt là sự già đi về dân số. Số lượng người cao tuổi tăng lên cùng với vấn đề kết hôn muộn khiến cho số lượng lao động trẻ cần thiết cho phát triển kinh tế ít đi. Còn cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay phần lớn là dân số trẻ. Do vậy, đây là một lợi thế rất lớn để Việt Nam có thể tận dụng phát triển kinh tế.

2.2. Về chính trị, văn hoá, xã hội

2.2.1. Về chế độ chính trị

Khác với Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa thì Nhật Bản lại theo chế độ quân chủ, có Nhật hoàng và bộ máy chính phủ. Nhật hoàng tuy không có thẩm quyền đối với chính phủ mà chỉ đảm nhiệm những hoạt động nhà nước do hiến pháp quy định. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan lập pháp duy nhất ở Nhật Bản. Quốc hội gồm thượng nghị viện và hạ nghị viện. Quyền hành pháp thuộc về nội các, gồm có thủ tướng và không quá 20 bộ trưởng, chịu trách nhiệm tập thể trước quốc hội.

2.2.2. Về văn hoá, xã hội

Mặc dù trong xã hội Việt Nam tinh thần tập thể cũng được đề cao. Tuy nhiên khi so sánh với Nhật thì có thể thấy tinh thần ấy ở Việt Nam còn mang nặng tính cá nhân, hẹp hòi, sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau còn rất thấp. Đó là một hạn chế rất lớn có thể thấy rõ ràng qua sự phát triển của các SME ở Việt Nam. Do vậy, khi xây dựng chính sách phát triển SME, Việt Nam rất cần phải chú ý đến việc nâng cao sự liên kết giữa các doanh nghiệp.

2.3.Về kinh tế

2.3.1.Về khởi điểm xây dựng kinh tế sau chiến tranh

Mặc dù sau chiến tranh, cả Việt Nam và Nhật Bản đều phải gánh chịu những hậu quả, thiệt hại nặng nề về người và của. Thế nhưng, Nhật Bản chỉ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế và bắt đầu khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế... Trong khi đó, Việt Nam suốt một thời gian dài bị cô lập về kinh tế. Từ năm 1986,


cùng với chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế thị trường, Việt Nam bắt đầu xây dựng phát triển nền kinh tế thuận lợi hơn. Như vậy có thể cho rằng kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế nhanh của Nhật Bản bắt đầu từ những năm thập niên 50 thì Việt Nam là thập niên 90, Vì vậy, về khởi điểm xây dựng kinh tế thì có thể nói rằng Việt Nam là một nước đã phát triển chậm hơn Nhật Bản 40 năm.

2.3.2. Về môi trường phát triển thời kỳ tăng trưởng nhanh

Kinh tế Nhật Bản liên tục phát triển nhanh từ những năm 50 đến những năm

60. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thực tế đạt 11% trong những năm 60. Nhật Bản đã được lợi nhờ môi trường kinh tế thế giới mở rộng và việc cung cấp dồi dào nguồn năng lượng tương đối rẻ từ nước ngoài trong suốt thời kỳ này. Là một nước nghèo nàn về tài nguyên, nhưng trong thời kỳ tăng trưởng cao, Nhật Bản không hề gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề nguyên liệu. Khác với bây giờ, vấn đề nguyên vật liệu gắn liền với những vấn đề môi trường chính sách phát triển của các quốc gia trên thế giới và giá cả nguyên vật liệu cũng có xu hướng leo thang. Như thế có nghĩa là môi trường phát triển thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh của Nhật Bản và Việt Nam là khác nhau.

Trong những năm 50, 60 môi trường kinh tế thế giới được mở rộng nhưng chỉ giới hạn ở các quốc gia phát triển phương Tây, và thời kỳ đó là thời kỳ hoàng kim của phương Tây. Nhật Bản là một nước Châu Á cho nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của mình, chịu nhiều thiệt thòi trong buôn bán quốc tế. Nhưng hiện nay nền kinh tế thế giới đang chuyển sang phía đông Châu Á, và Việt Nam gặp rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhật Bản chỉ hoàn toàn nhận viện trợ của Mỹ để khắc phục kinh tế và phát triển nhanh nền kinh tế dựa vào những quan hệ mật thiết với Mỹ. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có thể phát triển nền kinh tế của mình thông qua sự giúp đỡ viện trợ của các tổ chức, chính sách, các quốc gia trên thế giới. Môi trường thế giới đã mở rộng hơn nhiều cho Việt Nam để phát triển nền kinh tế của mình.

2.3.3. Về những động lực phát triển của nền kinh tế

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí