Thời Kỳ Tăng Trưởng Kinh Tế (1955-1984)


khắp nơi, một hệ thống cơ bản gồm những biện pháp sau chiến tranh đối với các SME được đưa ra.

Để khắc phục những khó khăn về tài chính cho các SME, chính phủ cũng đã ban hành Luật bảo lãnh tín dụng cho SME vào năm 1953. Tiếp đó một Hội bảo lãnh tín dụng(NACGG) bổ sung do chính quyền trung ương và địa phương đầu tư vốn đã ra đời. Với sự ra đời của hệ thống này, các SME không có đủ tài sản, vật thế chấp để vay tại ngân hàng, vẫn có thể vay được tiền để phát triển kinh doanh nếu có sự bảo lãnh của hệ thống tín dụng của chính phủ. NACGG sẽ bảo hiểm số lượng tiền này bằng cách mua bảo hiểm của kho bạc bảo hiểm tín dụng SME.

Công ty bảo hiểm tín dụng doanh nghiệp nhỏ(SBCIC) do chính phủ trung ương thành lập nhằm bảo hiểm cho số tiền mà hội bảo lãnh tín dụng đã bảo lãnh cho các SME. Khi các SME không có khả năng trả nợ, NACGG sẽ đứng ra trả số dư nợ đó với Ngân hàng. Sau đó NACGG sẽ nhận từ SBCIC 70-80% số lượng tiền mà nó phải trả thay SME.

Ngoài ra, Chính phủ cũng có nhiều biện pháp khác như: trợ cấp khẩn cấp từ quỹ quốc gia, tăng cho vay vốn, lập ngân hàng phi chính phủ chuyên trách về SME, lập tổ hợp tài chính kinh doanh nhỏ năm 1953, tăng cường mạng lưới cung cấp tín dụng…

Nhờ đó, hoạt động của các doanh nghiệp này dần dần hồi phục, lấy lại được sinh khí và bắt đầu phát triển.

2.2.4. Hướng dẫn, tư vấn quản lý

Các SME nói chung và các SME Nhật nói riêng, thường có nguồn gốc từ các hộ sản xuất nhỏ hay những người mới khởi nghiệp nên họ thường gặp phải một khó khăn là không có kinh nghiệm về quản lý. Do vậy, một hệ thống hỗ trợ, tư vấn cho các SME là rất cần thiết. Đặc biệt là ở Nhật lúc bấy giờ, các SME sau chiến tranh rất cần sự tư vấn, hướng dẫn để hợp lý hóa, hiện đại hóa các phương pháp quản lý cho phù hợp với tình hình mới.

Hệ thống tư vấn quản lý và Tư vấn tại bàn cho các SME bắt đầu vào năm

1948.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


Do số lượng những nhà tư vấn vào lúc bấy giờ còn hạn chế, không đủ để đáp ứng nhu cầu cần tư vấn của các SME nên vào năm 1952, hệ thống đăng ký tư vấn bắt đầu. Đó là một chương trình mà các nhà tư vấn, có thể là những chuyên gia hoặc những nhà kinh doanh có kinh nghiệm thực tế trong khu vực tư nhân hoặc nhà nước đăng ký tham gia. Chính quyền ở các địa phương đã được hỗ trợ rất nhiều để có thể chuẩn bị cho hệ thống đăng ký này. Ngược lại, sau đó, chính hệ thống những nhà tư vấn được bổ sung này lại giúp đỡ các địa phương trong việc tư vấn một cách có hiệu quả cho các SME.

Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 6

2.2.5. Hỗ trợ về thuế

Sau chiến tranh, do hệ thống cũ được thay thế bởi hệ thống thuế tự tính, các SME gặp phải nhiều khó khăn do ghi chép sổ sách kế toán không đầy đủ và nỗi lo về việc thuế quá cao. Để giải quyết vấn đề này, hệ thống “tờ khai xanh” bắt đầu năm 1949, cho phép các doanh nghiệp hưởng một mức thuế nhất định nếu các khoản thuế trên tờ khai được tính bằng một công thức ghi chép kế toán rõ ràng, nhất định. Hệ thống này không những khuyến khích các SME cải thiện việc ghi chép kế toán mà còn tăng cường sức mạnh tài chính cho các SME.

Như vậy, trong giai đoạn tái thiết sau chiến tranh, những biện pháp cơ bản mà chính phủ Nhật đã thực hiện nhằm giúp các SME thoát ra khỏi tình trạng khó khăn là chủ yếu hỗ trợ về vốn, quản lý và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng. Mặc dù chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các SME, tuy nhiên trong giai đoạn này đôi lúc sự phát triển của các SME cũng không hoàn toàn thuận lợi. Lý do của những khó khăn này là tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Hơn nữa nếu để số vốn và nguyên liệu ít ỏi nằm rải rác ở các ngành sản xuất riêng lẻ thì sẽ kém hiệu quả nên vào đầu năm 1946 Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng phương thức “ sản xuất ưu tiên” làm biện pháp phục hồi kinh tế. Phương thức“ sản xuất ưu tiên” này là một chính sách có mục đích tập trung đầu tư vào ngành năng lượng- tức là ngành công nghiệp than và ngành công nghiệp không thể thiếu của sản xuất công nghiệp – tức là ngành sắt thép. Vì thế ở thời điểm này, các SME lại rơi vào tình trạng đình trệ nghiêm trọng. Tuy vậy, những biện pháp đầu tiên mà chính phủ Nhật đã áp dụng để


hỗ trợ các SME trong giai đoạn này đã trở thành cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng của các SME sau này.‌

II.THỜI KỲ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (1955-1984)


1.Thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao ( 1955-1973)

1.1.Đặc điểm nền kinh tế

Một là trong giai đoạn này, tốc độ phát triển kinh tế cao nhưng không ổn định.

Cho đến đầu năm 1955, Nhật Bản đã hoàn toàn khôi phục kinh tế với hầu hết các chỉ tiêu vượt mức trước chiến tranh. Tiếp đó là thời kỳ được biết đến như là một thời kỳ mà Nhật Bản đã có những biến đổi thần kỳ về kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ với nền kinh tế thế giới. Tổng sản phẩm quốc dân, chỉ tiêu tổng quát cho mức hoạt động của nền kinh tế đã tăng mạnh. Từ năm 1955 đến năm 1958, tổng sản phẩm quốc dân đã tăng với tốc độ 6,9% bình quân hàng năm. Năm 1959, khi tốc độ tăng trưởng vượt trên 10%, nền kinh tế Nhật vẫn chưa gây được sự chú ý của thế giới. Nhưng năm sau, khi tốc độ tăng trưởng lại vượt tốc độ của năm trước thì thế giới bắt đầu kinh ngạc và gọi đó là "sự thần kỳ" về kinh tế. Tốc độ cao này được duy trì suốt những năm 1960. Bước sang thập niên 70, tốc độ tăng trưởng hơi giảm đi, còn 7,8%, nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng này không phải là một sự phát triển nhịp nhàng, không gấp khúc. Năm 1965 là năm được gọi là "cuộc khủng hoảng 65". Đây là cuộc khủng hoảng chính thức lần đầu tiên sau chiến tranh của Nhật Bản dẫn đến tình trạng kinh tế không bình thường như liên tục xảy ra các vụ phá sản nghiêm trọng của các hãng sản xuất thép, đặc biệt như Sanyo, Nihon – là những công ty đăng ký tham gia thị trường giao dịch chứng khoán, rồi công ty Yamaichi gặp bế tắc trong kinh doanh.

Trong hoàn cảnh đó, các SME gặp rất nhiều khó khăn, họ không có đủ đơn đặt hàng để tiếp tục duy trì sản xuất. Sự hỗ trợ của chính phủ trong hoàn cảnh này là hết sức cần thiết.

Hai là sự xuất hiện của các keiretsu ( liên minh kinh tế)

Nguyên nhân là do xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, Nhật Bản thực hiện chính sách tự do hoá thương mại đã hứa với một số quốc gia từ trước. Theo


đó, người nước ngoài được tự do thành lập hoặc mua lại các công ty ở Nhật Bản. Lúc bấy giờ do sự chênh lệch về quy mô giữa các công ty nước ngoài (nhất là Mỹ ) và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn. Vì lo ngại bị công ty của Mỹ chèn ép, các công ty của Nhật Bản đã tìm cách né tránh thông qua hình thức liên kết các công ty. Những nhóm liên kết trên không chỉ nhằm bảo vệ vốn cho nhau mà còn giúp nhau vay vốn của ngân hàng , hỗ trợ lẫn nhau về nhân sự. Người ta gọi những nhóm ấy là „keiretsu‟ (liên minh) . Trong thời gian này có sáu liên minh lớn đã hình thành. Đó là các liên minh Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Fuyo, Sanwa, Daiichi Kangin mà trung tâm của các liên minh này là các tài phiệt, các ngân hàng vốn có từ trước chiến tranh.

Những liên minh kể trên về cơ bản khác với các tập đoàn zaibatsu trước đây ở chỗ các keiretsu chỉ gắn bó với nhau bằng mối quan hệ lỏng, còn các zaibatsu trước đây do các công ty mẹ có quyền chi phối vốn của các công ty trong tập đoàn quản lý một cách chặt chẽ. Ví dụ liên minh Mitsui không có văn phòng riêng, không có người lãnh đạo mà do giám đốc của 23 công ty chỉ tổ chức gặp mặt vào ngày thứ năm tuần thứ hai hàng tháng ( thường được gọi là „ Nimokukai‟ ) để thông báo cho nhau những thay đổi, về phạm vi công việc trong nội bộ liên minh.

Ngoài liên minh tiền tệ còn có các tập đoàn sản xuất chủ yếu là chế tạo như Toyota, Hitachi, Matsushita, tập đoàn kinh doanh như Mitsubishi Shoji, Mitsukoshi, Itoyokado, và tập đoàn đường sắt tư nhân – một tập đoàn độc đáo của Nhật Bản. Tập đoàn đường sắt tư nhân là một tập đoàn gồm các ngành khác nhau. Ví dụ đoạn đường sắt Hankyu bao gồm công ty bách hoá ga trung tâm- bách hoá Hankyu, khách sạn Shinhankyu, siêu thị Hankyu, đoàn ca kịch Takarazula, công ty điện ảnh Toho. Đoạn đường sắt Seibu gồm công ty bách hoá Seibu, Lions Seibu( đội bóng chày chuyên nghiệp ), sở qui hoạch và khách sạn Prince. Khi ngành đường sắt trên thế giới bị sa sút thì ngành đường sắt tư nhân của Nhật Bản lại hoạt động kinh doanh khá sôi nổi là nhờ có sức mạnh tạo ra từ phong trào tập đoàn hoá giữa các ngành nghề khác nhau. Hơn nữa các tập đoàn sản xuất, tập đoàn lưu động, tập đoàn sản xuất tư nhân cũng sắp trở thành liên minh.

Theo đà phát triển thành liên minh như trên, thông thường các công ty lớn chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế quốc dân là chuyện bình thường nhưng ở Nhật


Bản có một đặc điểm là nhiều doanh nghiệp mới lần lượt xuất hiện, cơ cấu cạnh tranh của họ phối hợp với nhau rất tốt nên có tác dụng kiềm chế sự độc quyền của các công ty lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà chính phủ khuyến khích các SME liên kết lại với nhau.

Ba là, một đặc điểm nổi bật khác của nền kinh tế Nhật lúc bấy giờ là “cơ cấu hai tầng” của nền kinh tế. Nguyên nhân là bắt đầu từ năm 1955, Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển kinh tế mạnh, dẫn đầu là những tiến bộ về công nghiệp và đầu tư thiết bị máy móc của các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, hố sâu ngăn cách giữa các doanh nghiệp lớn và các SME ngày càng lớn. Mặt khác, khi cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra, các tập đoàn công nghiệp khổng lồ được tổ chức lại và bắt đầu vươn dậy. Tuy nhiên những tập đoàn này vẫn chưa đủ năng lực để sử dụng một số lượng lớn nhân lực. Số lượng người thất nghiệp vẫn cao. Chính do sự dư thừa lao động này, sự chênh lệch tiền lương giữa các công ty lớn và các doanh nghiệp nhỏ đã mở rộng liên tục. Trong các công ty lớn, do đấu tranh của các tổ chức công đoàn, chế độ tiền lương dựa vào tuổi tác, chế độ thuê mướn suốt đời, trả lương theo thâm niên phục vụ công ty xuất hiện nhanh chóng, mức lương của người lao động cũng được đảm bảo. Trong khi đó tại các doanh nghiệp nhỏ, trang bị kỹ thuật lạc hậu năng suất lao động thấp hơn và thang lương dựa vào tuổi tác không được áp dụng triệt để, mức lương của người lao động thấp hơn nhiều so với lương của người lao động trong các công ty lớn. Do vậy, khoảng cách giữa các SME và các doanh nghiệp lớn ngày càng tăng. Điều đó không chỉ thể hiện ở sản lượng, tiền lương mà cả trang bị kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Hiện tượng này được gọi là "cơ cấu hai tầng" của nền kinh tế.

Từ sự chênh lệch này đã gây ra những phản ứng dây chuyền. Đó là việc các công ty lớn cho các cơ sở kinh doanh nhỏ làm gia công. Do có sự chênh lệch về tiền lương rất lớn nên các công ty lớn gián tiếp lợi dụng sức lao động rẻ mạt ở các cơ sở kinh doanh nhỏ qua hình thức gia công để sản xuất cho họ những sản phẩm cần thiết. Cách này có lợi hơn là chính họ tự sản xuất lấy. Hơn nữa, khi thuê các công ty nhỏ làm gia công, các công ty lớn cũng tiết kiệm được số tiền vốn bỏ ra và tránh được mọi sự rủi ro trong kinh doanh, nhất là về tiền vốn. Khi tình hình kinh doanh


xấu đi, các công ty cho gia công sẽ thu hẹp hoặc cắt nguồn hàng gia công cho các xí nghiệp nhỏ. Các công ty lớn cũng có thể trì hoãn việc thanh toán các khoản tiền nợ và chờ đợi khi tình hình kinh doanh trở lại phát đạt, họ lại tăng cường gia công nhiều hơn. Sau đó, lấy cớ là cần hợp lý hoá giữa những người nhận gia công, họ hạ giá tiền gia công sản phẩm xuống thấp hơn. Do vậy, có thể coi các SME trong giai đoạn này là "cái đệm" rất linh hoạt trong việc điều chỉnh kinh tế có lợi cho các doanh nghiệp lớn. Mỗi biến động kinh tế đều tác động đến các SME đầu tiên. Tuy vậy, các cơ sở nhỏ cũng có một số thuận lợi nhất định khi nhận gia công. Họ được đảm bảo có các đơn đặt hàng, và có rất nhiều trường hợp các cơ sở nhỏ được các công ty lớn giúp đỡ không những về mặt tài chính mà còn cả về mặt hướng dẫn công nghệ sản xuất.

Do vậy, lúc bấy giờ hình thức gia công là một hình thức hết sức phổ biến. Nó trở thành một phương thức sản xuất đối với khoảng 70% các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trong các ngành dệt, điện máy, may mặc. Trong điều kiện đó, việc giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn hiện đại và SME được đặt ra hết sức cấp thiết.

Bốn là, Nhật Bản đã chủ động tìm kiếm và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật Bản vẫn còn lạc hậu so với các nước tư bản phát triển khác về trình độ khoa học kỹ thuật, nhiều loại hình kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi ở châu Âu và Mỹ nhưng chưa được sử dụng ở Nhật Bản. Tuy vậy chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh, cuộc cách mạng kỹ thuật do Nhật tiến hành đã phát triển nhảy vọt. Đến đầu những năm 70, Nhật Bản đã đạt trình độ cao về tự động hóa, về trình độ sử dụng máy tính điện tử trong một số ngành, đã sản xuất và sử dụng được nhiều loại vật liệu tổng hợp, đã đạt trình độ khá cao về hợp lý hoá sản xuất, áp dụng các phương pháp điện tử học và các phương pháp khác của kỹ thuật học vào sản xuất.

Đó là do, trong giai đoạn này, Nhật đã nhập kỹ thuật hiện đại và phương pháp tiên tiến của nước ngoài. Từ năm 1950 đến năm 1974, tổng số vụ nhập kỹ thuật của Nhật Bản lên tới 15289 vụ. Trong đó năm 1950 có 27 vụ và năm 1970 có 1572 vụ, tăng 58 lần và gần 70% từ Mỹ, hơn 10% từ Tây Đức[7.198]. Những hợp đồng nhập kỹ thuật chủ yếu liên quan đến các ngành chế tạo máy, hóa chất, luyện kim…Không


chỉ là sao chép một cách máy móc các công nghệ nhập khẩu mà Nhật Bản đã hết sức nỗ lực đổi mới, nâng cao, biến chúng thành kỹ thuật riêng, qua đó đóng góp vào tiến bộ khoa học và kỹ thuật.

Hơn nữa, Nhật đã tăng cường đầu tư mạnh hơn bao giờ hết cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Chi phí cho nghiên cứu phát triển năm 1955 mới chỉ đạt 40,1 tỉ yên thì đến năm 1970 đã đạt gần 1200 tỉ yên. Điều đáng lưu ý là, trong khi các nước tư bản khác dồn phần lớn chi phí nghiên cứu vào mục tiêu quân sự, chinh phục vũ trụ thì Nhật lại dồn hết chi phí nghiên cứu vào mục tiêu dân dụng. Điều đó được thể hiện bằng chi phí nghiên cứu ở các xí nghiệp tư nhân tăng nhanh hơn và chiếm tỉ trọng cao hơn. Tính chung từ năm 1959 đến 1969, chi tiêu cho nghiên cứu của các xí nghiệp tư nhân chiếm khoảng 3/4 tổng chi phí.

Như vậy, sự thành công của nền kinh tế Nhật trong giai đoạn này là sự kết hợp giữa hoàn cảnh quốc tế thuận lợi và những nỗ lực của toàn thể người dân Nhật Bản. Ngoài ra, không thể không kể đến vai trò tổ chức, lập kế hoạch và điều hành của nhà nước. Chính phủ Nhật đã có nhiều chính sách tài chính, tiền tệ, nhập khẩu khoa học công nghệ. Theo đó, các chính sách về SME cũng ra đời. Bên cạnh việc củng cố các biện pháp đã thực hiện trong giai đoạn trước như hỗ trợ về vốn, tư vấn quản lý, các chính sách hỗ trợ SME trong giai đoạn này còn cần phải có những thay đổi để giải quyết khó khăn thực tế của các SME trong giai đoạn này. Do vậy, các chính sách của chính phủ Nhật nhằm vào một số vấn đề chính.

Một là đảm bảo hoạt động kinh doanh cho các SME khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Hai là giúp các SME liên kết với nhau để có thể kiềm chế sự độc quyền của các công ty lớn.

Ba là giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lớn hiện đại và các SME trong “cơ cấu hai tầng” của nền kinh tế.

1.2. Các biện pháp hỗ trợ SME

1.2.1. Ban hành các luật về tổ chức hiệp hội các SME

Trong thời kỳ này, theo đà phát triển của các liên minh kinh tế, các SME cũng cần liên kết lại với nhau để có thể cạnh tranh một cách bình đẳng và phát triển thuận


lợi. Do vậy, Chính phủ đã ban hành nhiều luật nhằm khuyến khích việc thành lập các Hiệp hội của SME.

Năm 1957, Luật liên quan đến việc tổ chức các hiệp hội của SME đã được ban hành. Luật này được ban hành để củng cố các hiệp hội của SME đã thành lập. Ngoài ra, Luật cũng hỗ trợ thành lập một tổ chức điều chỉnh các hoạt động của các hiệp hội. Theo luật này, các SME có thể cùng nhau lập hội để giúp nhau góp sức, góp tiền hỗ trợ nhau trong sản xuất.

Sau đó, năm 1960 Luật về tổ chức các hiệp hội thương mại và công nghiệp được ban hành. Theo luật này, các tổ chức thương mại và công nghiệp ở các địa phương được hệ thống lại, củng cố nhằm cung cấp một hệ thống tư vấn có hiệu quả hơn rộng khắp trong cả nước. Nhờ đó đã cải thiện được trình độ quản lý của các SME hơn.

1.2.2. Hỗ trợ các SME làm thầu phụ

Ban hành Luật khuyến khích các SME làm thầu phụ

Trong quá trình đuổi kịp các nền kinh tế tiên tiến phương Tây, Nhật Bản đã đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng yếu do các tập đoàn và các doanh nghiệp lớn chi phối, nhưng đồng thời cũng cố gắng tăng cường mối liên kết ngành bằng cách phát huy sức mạnh của các SME trong việc cung ứng phụ kiện và những nguyên liệu thô nhất định. Ở Nhật Bản, nơi có các ngành công nghiệp nặng và hoá chất bắt đầu phát triển ngay từ những năm 1920, thì các SME đã tham gia vào việc cung cấp phụ kiện từ thời kỳ trước chiến tranh. Điều này cho phép đẩy nhanh quá trình hình thành mối liên kết ngành từ cuối những năm 1950 đến giữa những năm 1960.

Nếu như mục tiêu bắt kịp các công ty lớn của nước ngoài là chính thì linh phụ kiện và nguyên liệu thô nhập khẩu hẳn đã có thể đáp ứng nhu cầu thúc đẩy các ngành trọng yếu, và trong một số trường hợp, có thể rẻ hơn. Nhưng rõ ràng Nhật Bản lại lựa chọn mua các yếu tố đầu vào sản xuất từ các SME trong nước. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ chính nhu cầu của các doanh nghiệp mà còn do tác động của những chính sách của chính phủ. Một trong những số đó là Luật khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm thầu phụ đã được ban hành năm 1970. Luật này đã

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí