cho đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt. Các chính sách đã khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng, thu nhập của các dân cư đều tăng, kể cả các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ ở vùng sâu, vùng xa đều được hưởng thành quả của tăng trưởng kinh tế thông qua các chính sách điều tiết thu nhập, chính sách xã hội, chương trình xoá đói, giảm nghèo. Các chính sách phân phối thu nhập cá nhân của Nhà nước đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng: gắn tăng trưởng kinh tế với và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.
2.2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam thời gian qua
Vấn đề lớn nhất đặt ra với chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở nước ta thời gian qua đó là sự phân hoá giầu - nghèo trong xã hội ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, nếu so sánh thu nhập 20% nhóm hộ có thu nhập cao nhất với thu nhập 20% nhóm hộ có thu nhập thấp nhất chênh lệch nhau là 7,3 lần (năm 1996) đã tăng lên 8,9 lần (năm 1999), tuy đã giảm còn 8,1 lần năm 2002, nhưng sau đó lại tăng lên 8,3 lần năm 2004 và 8,6 lần năm 2006 và tiếp tục có xu hương gia tăng. Năm 2006, mức chi tiêu cho đời sống khu vực thành thị gấp 2,06 lần khu vực nông thôn, chi tiêu đời sống của nhóm hộ giàu nhất cao gấp 4,54 lần nhóm hộ nghèo nhất.
Bảng 11: Chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số thu nhập cao nhất với 20% dân số thu nhập thấp nhất
Đơn vị tính: lần
1994 | 1999 | 2002 | 2004 | 2006* | |
Toàn quốc | 6,5 | 8,9 | 8,1 | 8,3 | 8,4 |
Chia theo khu vực | |||||
- Thành thị | 7,0 | 9,8 | 8,0 | 8,1 | |
- Nông thôn | 5,4 | 6,3 | 5,9 | 6,3 | |
Chia theo vùng | |||||
- Tây Bắc | 5,2 | 6,8 | 5,9 | 6,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Chính Sách Xã Hội Tác Động Tới Phân Phối Thu Nhập Cá Nhân
- Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Một Số Chương Trình, Dự Án Liên Quan Đến Xóa Đói Giảm Nghèo Giai Đoạn 2000-2006
- Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Cứu Trợ Xã Hội Qua Các Năm
- Phân Phối Thu Nhập Trong Kttt Định Hướng Xhcn Cần Đặc Biệt Quan Tâm Đến Tầng Lớp Dân Cư Có Thu Nhập Thấp, Các Vùng Còn Kém Phát Triển
- Tiếp Tục Cải Cách Chính Sách Thuế Thu Nhập Cá Nhân Nhằm Điều Tiết Thu Nhập Hợp Lý
- Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
5,2 | 6,8 | 6,2 | 7,0 | ||
- ĐB sông Hồng | 5,6 | 7,0 | 6,8 | 7,0 | |
- Bắc Trung Bộ | 5,2 | 6,9 | 5,8 | 6,0 | |
- DH Nam Trung Bộ | 4,9 | 6,3 | 5,8 | 6,5 | |
- Tây Nguyên | 10,1 | 12,9 | 6,4 | 7,6 | |
- Đông Nam Bộ | 7,4 | 10,3 | 9,03 | 8,72 | |
- ĐB sông Cửu Long | 6,1 | 7,9 | 6,81 | 6,74 |
- Đông Bắc**
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình các năm 1999, 2002, 2004 và 2006 và tính toán của tác giả.
Ghi chú: * Số liệu năm 2006 mới chỉ có số liệu chung cho toàn quốc.
** Từ năm 1999 trở về trước, số liệu được tính chung cho cả vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Sự phân hoá giầu nghèo còn được nhận biết qua sự biến đổi của hệ số Gini và tỷ lệ thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. Hệ số Gini ở nước ta như sau: năm 1994 là 0,35; 1999 là 0,39, 2002 là 0,418, 2004 là 0,42 và 2006 là 0,42. Như vậy, hệ số Gini tăng qua các năm chứng tỏ sự bất bình đẳng có tăng nhưng không nhiều. Tỷ lệ thu nhập của 40% số hộ có mức thu nhập thấp nhất chiếm trong tổng thu nhập của các hộ điều tra năm 1994 là 20%; 1999 là 18,7%; 2002 là 17,98%; 2004 là 17,4% và 2006 là 17,4%. Có thể
nhận thấy Việt Nam cú phân bố thu nhập dân cư ở mức tương đối bỡnh đẳng nhưng đang có xu hướng tăng lên mức bất bỡnh đẳng vừa. Đây là điều cần hết sức tránh vì sự phân hoá giầu - nghèo ngày càng dãn rộng sẽ lan sang các lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở và các dịch vụ cơ bản khác,… Điều đó đưa đến hệ quả không mong muốn, làm xuất hiện những nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong kinh tế thị trường, tác động đến tư tưởng, tâm lý, niềm tin về công bằng xã hội.
Các chính sách tiền lương, chính sách thuế thu nhập cá nhân, các chính sách xã hội là những công cụ của Nhà nước để phân phối thu nhập và thực hiện công bằng xã hội. Trong thời gian qua, các chính sách đó đã được đổi mới về cơ bản và
đã mang lại những kết quả tích cực, nhưng trong quá trình hoạt động cũng như trong bối cảnh mới hiện nay, các chính sách đó đã bộc lộ những hạn chế, những vấn đề đặt ra cần được giải quyết, hoàn thiện.
Chính sách tiền lươnglà một trong những chính sách phân phối chủ yếu, nhưng hiện nay tiền lương tối thiểu thấp, không đủ chi phí cho nhu cầu thiết yếu của người lao động, tiền lương thực tế có xu hướng giảm. Chính sách tiền lương còn mang tính bình quân. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã nhận định: tiền lương của cả người đang công tác và người nghỉ hưu, người hưởng trợ cấp ưu đãi nhìn chung còn thấp; đời sống của một bộ phận đối tượng này còn khó khăn, chính sách tiền lương chưa bảo đảm tốt nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì thế, tiền lương hiện nay còn chưa thực hiện tốt các chức năng của nó. Thu nhập từ lương của những người làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ khoảng 30%, thu nhập ngoài lương chiếm một tỷ trọng lớn, điều đó đưa đến những hậu quả nghiêm trọng, hệ thống phân phối bị rối loạn. Tiền lương chưa thực sự là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thảo luận giữa người lao động và người sử dụng lao động, mà phần lớn các thoả thuận đó chỉ dựa trên điều kiện do người sử dụng lao động đưa ra.
Do đó, vấn đề đặt ra là phải tiến hành cải cách chính sách tiền lương đảm bảo cho tiền lương thực hiện được các chức năng của nó và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Chính sách thuế thu nhập cá nhân cũng là chính sách phân phối cơ bản và là công cụ chủ yếu để Nhà nước thực hiện tái phân phối. Hiện nay thuế thu nhập cá nhân chưa bao quát được hết các nguồn thu, tính công bằng của hệ thống chưa cao, mới chỉ điều tiết đối với những cá nhân có thu nhập cao, chưa điều tiết vào đại bộ phận dân cư (vấn đề này đã bước đầu được khắc phục trong Luật thuế thu nhập cá nhân mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2009). Chưa có biện pháp để có thể xác định chính xác thu nhập cá nhân để từ đó áp mức thuế suất phù hợp, vừa đảm bảo sự công bằng trong hệ thống thuế, vừa tránh được tình trạng gian lận thuế. Ngoài
ra, hệ thống thuế hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa đảm bảo tính tương thích cần thiết cho việc hội nhập kinh tế quốc tế.
Để thuế thu nhập cá nhân thực sự trở thành công cụ phân phối đắc lực của Nhà nước, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục cải cách nhằm xây dựng hệ thống thuế có tính linh hoạt, ổn định, công bằng và hiệu quả; đảm bảo để thuế thực hiện được các chức năng của nó.
Các chính sách xã hội là công cụ của Nhà nước để giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội. Trong thời gian qua việc giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực, công tác xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu nổi bật, tỷ lệ đói nghèo dù theo tiêu chuẩn nào cũng giảm nhanh. Hệ thống an sinh xã hội được hoàn thiện, có mạng lưới rộng khắp, nội dung hoạt động đa dạng và đã thực sự đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, phúc lợi xã hội còn chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập của dân cư, điều đó có nghĩa là dân cư Việt Nam chủ yếu có thu nhập từ lao động. Trong việc phân phối phúc lợi xã hội, có thể thấy, các tầng lớp trung lưu được hưởng nhiều hơn chứ không phải là nhóm thu nhập thấp, đặc biệt các dịch vụ xã hội cơ bản như vui chơi giải trí, y tế, giáo dục… Có thể thấy rõ điều này qua tình trạng trường học, bệnh viện ở vùng đồng bằng, thành thị được đầu tư từ ngân sách tốt hơn hẳn những vùng sâu, vùng xa, vùng cao… trong khi đáng ra những vùng này có thể huy động được nhiều nguồn lực khác cho các phúc lợi chung này. Mức trợ cấp xã hội hiện nay là quá thấp, khiến cho ý nghĩa của chính sách xã hội này bị giảm đi rất nhiều. Tất nhiên việc nâng mức trợ cấp xã hội là khó khăn vì đối tượng cần hưởng trợ cấp quá lớn, trong khi ngân sách lại eo hẹp. Chính vì vậy cần rất nhiều những cơ chế tạo nguồn thu hiệu quả để giảm gánh nặng ngân sách cho hỗ trợ những đối tượng yếu thế trong xã hội.
Vấn đề việc làm cũng đặt ra cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách khá nhiều câu hỏi hóc búa. Tỷ lệ thất nghiệp tuy giảm nhưng hiệu suất lao động, thời gian lao động thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Chất lượng lao động thấp,
thừa lao động tay nghề thấp trong khi lại thiếu lao động có tay nghề phục vụ trong các ngành đòi hỏi trình độ công nghệ cao. Hiện nay, rất nhiều khu vực trong cả nước diễn ra tình trạng lấy đất nông nghiệp có chất lượng tốt, vị trí thuận lợi, phải mất hàng nghìn năm cải tạo mới được như hiện tại, để xây dựng các khu công nghiệp, sân gôn. Người nông dân mất ruộng đất nhưng lại không được đào tạo nghề mới dẫn đến việc họ tuy có một lượng tiền đền bù nhưng mất đi môi trường lao động, môi trường sinh hoạt truyền thống nghìn đời của mình. Đây là điều rất nguy hại cả trước mắt và trong dài hạn. Mất việc làm, không có khả năng lao động vì không được đào tạo bài bản, đó là con đường dẫn đến đói nghèo, đến các bất ổn xã hội. Đó còn chưa kể việc lấy đất cho các mục đích trên dẫn đến tình trạng bêtông hoá đất đai, nếu các khu trên hoạt động không hiệu quả, muốn quay trở lại trồng trọt cũng không thể thực hiện được trong thời gian ngắn. Sẽ phải rất tốn kém tiền của, công sức và thời gian để cải tạo đất đai, có được chất lượng đất như ban đầu.
Tỷ lệ đói nghèo giảm nhưng, như trên đã trình bày, chưa bền vững, tỷ lệ tái đói nghèo cao, đặc biệt trong khu vực nông nghiệp. Chuẩn đói nghèo còn thấp so với thế giới. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm đối với Việt Nam. Chúng ta phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thế nhưng vẫn còn một bộ phận dân cư làm nông nghiệp xảy ra tình trạng thiếu đói mùa giáp hạt, hay sau thiên tai, dịch hoạ. An ninh lương thực cần phải đảm bảo trong bất cứ tình huống nào, đó là cơ sở đảm bảo ổn định xã hội, phát triển bền vững. Chính sách xoá đói giảm nghèo của chúng ta là một hệ thống gồm rất nhiều chính sách khác nhau, tuy nhiên các chính sách này dường như vẫn quá chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến đầu vào cho phát triển sản xuất của người nghèo. Tuy nhiên giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của người nghèo dường như lại chưa được quan tâm đúng mức, chính vì vậy khi họ đã mất nhiều công sức, tiền của phát triển được sản xuất, tạo ra được sản phẩm thì lại không có hoặc không có đủ thị trường tiêu thụ. Những người dân nghèo phải bán sản phẩm dưới giá thành, thậm chí phải vứt bỏ khiến cho cuộc sống của họ càng thêm cơ cực, nợ chồng lên nợ, đã nghèo lại càng nghèo thêm. Chuẩn
nghèo của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể so với những năm trước đây nhưng thực tế vẫn còn thấp hơn thế giới rất nhiều. Vì vậy, chúng ta cần phải nâng cao mức sống chung trong xã hội để sao cho chuẩn nghèo của Việt Nam tiệm cận, tiến tới cao hơn chuẩn nghèo chung của thế giới. Có vậy thì các thành tựu phát triển kinh tế mới thực sự được phân phối công bằng cho mọi tầng lớp trong xã hội.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách xã hội theo hướng tập trung sức tạo việc làm, xây dựng hệ thống an sinh xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư, đặc biệt là người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản.
Tóm lại, các chính sách phân phối thu nhập cá nhân của Nhà nước đã được đổi mới về cơ bản và từng bước được hoàn thiện, nên đã bước đầu thực hiện được chủ trương của Đảng gắn tăng trưởng kinh tế với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM
3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
3.1.1. Phân phối thu nhập cá nhân trong kinh tế thị trường định hướng XHCN phải lấy nguyên tắc phân phối XHCN làm chủ đạo, gắn với việc thực hiện các nguyên tắc thị trường
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế chúng ta đang xây dựng là nền KTTT định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại. Chính vì vậy, sẽ tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập tương ứng trong nền kinh tế, đó là: phân phối theo lao động, phân phối theo tài sản, phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Với mục tiêu xây dựng nền kinh tế theo định hướng XHCN nên các nguyên tắc phân phối thu nhập của CNXH - phân phối theo lao động và phân phối thông qua phúc lợi xã hội - sẽ là chủ đạo trong quan điểm xây dựng chính sách phân phối ở Việt Nam trước mắt cũng như trong tương lai.
Chúng ta đều biết phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN, là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. Nếu không thực hiện phân phối theo lao động thì không thể thực hiện được quyền bình đẳng của người lao động đối với tư liệu sản xuất thuộc chế độ công hữu, do đó tính định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta cũng không được thực hiện. Phân phối theo lao động được thực hiện dưới hình thức tiền lương và các khoản thu nhập có tính chất lương. Để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, cần loại bỏ triệt để chế độ phân phối bình quân, nghĩa là hình thức phân phối làm triệt tiêu động lực phát triển của mỗi cá nhân. Tiền lương phải được xây dựng dựa trên hiệu quả chung của tổ chức sử dụng lao động (doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan hành chính…). Từ đó, các tổ chức này sẽ được quyền quyết định mức lương của mỗi cá nhân căn cứ vào năng suất, chất lượng công việc của cá nhân đó.
Phân phối thu nhập thông qua phúc lợi xã hội cũng là nguyên tắc phân phối thể hiện bản chất của CNXH. Hình thức phân phối này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội, nâng cao mức sống chung của nhân dân, đặc biệt những người có thu nhập thấp; giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.
Bên cạnh việc thực hiện nguyên tắc phân phối thu nhập của CNXH, chúng ta cũng phải chú trọng thực hiện cả nguyên tắc thị trường trong phân phối thu nhập, tức là dựa trên các quy luật cung – cầu, cạnh tranh để thay thế cho việc áp đặt các mệnh lệnh hành chính. Nói cách khác, cơ chế phân phối vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc của CNXH, đồng thời cũng phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường. Có như vậy mới đảm bảo được tính hiệu quả của cơ chế phân phối, đồng thời không đi chệch hướng XHCN.
3.1.2. Phân phối thu nhập cá nhân trong KTTT định hướng XHCN cần kết hợp hài hoà các lợi ích kinh tế để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hệ thống lợi ích kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN bao gồm lợi ích của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích xã hội mà Nhà nước là đại diện, trong đó lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu các lợi ích kinh tế đó được kết hợp một cách hài hoà sẽ tạo thành động lực tổng hợp lớn nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách kết hợp được các lợi ích nói trên để tạo ra hiệu quả kinh tế – xã hội lớn nhất, đặc biệt chú trọng tới các chính sách phân phối tác động trực tiếp đến thu nhập cá nhân là chính sách tiền lương, chính sách thuế thu nhập cá nhân (và một số loại sắc thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt…) và các chính sách an sinh xã hội.
Lợi ích của người lao động được thể hiện ở tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp lương. Để tiền lương trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, trước tiên cần phải xác định tương đối chính xác mức tiền lương tối thiểu. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống các thang, bảng lương hợp lý, phản ánh được mối quan hệ về tiền lương giữa những người lao động có trình độ lành nghề khác nhau trong