Phân Phối Thu Nhập Trong Kttt Định Hướng Xhcn Cần Đặc Biệt Quan Tâm Đến Tầng Lớp Dân Cư Có Thu Nhập Thấp, Các Vùng Còn Kém Phát Triển

cùng một ngành nghề và giữa các ngành nghề với đặc thù công việc khác nhau. Mức độ phức tạp của lao động càng cao, trình độ lao động càng cao thì tiền lương càng cao. Tiền lương phải gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả thì mới tạo ra kích thích đối với người lao động.

Bên cạnh chính sách tiền lương, cần nghiên cứu chế độ phân chia lợi nhuận doanh nghiệp, thực hiện chia một phần lợi nhuận cho người lao động trong doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay, việc phân chia lợi nhuận cho người lao động mới bước đầu được áp dụng trong các doanh nghiệp cổ phần. Thời gian tới cần mở rộng hình thức phân phối thu nhập này vì một mặt nó nâng cao thu nhập của người lao động, mặt khác cũng là hình thức kích thích người lao động hăng hái và có trách nhiệm cao hơn trong công việc. Cần từng bước thể chế hoá chế độ phân phối lợi nhuận đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của người lao động và của doanh nghiệp, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa tích luỹ và tiêu dùng, nhờ đó tạo cơ sở cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Chính sách thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng đối với phân phối thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Thuế thu nhập phản ánh quan hệ lợi ích của cả ba chủ thể là cá nhân, doanh nghiệp và Nhà nước, có tác động mạnh đến điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và là một nguồn thu quan trọng của ngân sách. Vì thế, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống thuế thu nhập có hiệu quả, công bằng đối với tất cả đối tượng nộp thuế để không những điều hoà được lợi ích kinh tế của các chủ thể mà còn khuyến khích phát triển sản xuất. Hướng hoàn thiện chính sách thuế thu nhập là giảm mức thuế suất và mở rộng diện chịu thuế, nhờ đó kích thích các hoạt động kinh tế. Cụ thể là đưa hầu hết các loại thu nhập của cá nhân vào diện chịu thuế thu nhập cá nhân, giảm mức thuế suất tối đa và cơ cấu lại bậc thang giữa các mức thuế suất.

Hệ thống các chính sách an sinh xã hội cũng cần chú trọng xây dựng để tạo ra lưới an toàn xã hội, đảm bảo để những người có thu nhập thấp nhất trong xã hội cũng được tiếp cận với các dịch vụ xã hội tối thiểu như y tế, giáo dục, vệ sinh… Các chính sách xã hội như chính sách giải quyết việc làm, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách xóa đói giảm nghèo có vai trò rất quan trọng để tạo

ra sự công bằng xã hội giữa những người có thu nhập khác nhau, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các tầng lớp trong xã hội.

3.1.3. Phân phối thu nhập trong KTTT định hướng XHCN cần giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển

Sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mục tiêu chung của sự vận hành kinh tế thị trường định hướng XHCN là không ngừng tăng của cải xã hội để thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Điều đó đòi hỏi sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng trong phân phối, nếu thiên lệch về một phía, thì sự vận hành của nền kinh tế sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Chỉ có không ngừng tăng trưởng kinh tế làm tăng thêm khối lượng của cải vật chất thì sự phân phối công bằng mới có điều kiện thực hiện. Ngược lại, phân phối công bằng sẽ khơi dậy, kích thích tính tích cực, sáng tạo của mọi người, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, việc hình thành khoảng cách về thu nhập là không thể tránh khỏi. Vấn đề là phải giữ khoảng cách về thu nhập ở mức độ vừa phải để đảm bảo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nếu khoảng cách về thu nhập không hợp lý sẽ dẫn đến mở rộng mâu thuẫn giữa tăng trưởng và công bằng. Kinh nghiệm phân phối thu nhập ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, nếu thu nhập của 10% dân số giàu nhất so với thu nhập 10% dân số nghèo nhất có chỉ số chênh lệch trong khoảng từ 6 đến 9 lần là khung hợp lý, an toàn và đảm bảo công bằng, có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc hạn chế mở rộng quá mức khoảng cách thu nhập, cũng cần xoá bỏ chế độ phân phối bình quân, không có khoảng cách về thu nhập là cơ chế phân phối triệt tiêu động lực của phát triển.

Để hiện thực hóa quan điểm này cần quan tõm tới cỏc khớa cạnh sau:

- Trong phân phối lần đầu cần coi trọng hiệu suất, phát huy tác dụng của cơ chế thị trường nhằm hướng vào mục tiêu tăng trưởng; với phõn phối lại phải coi trọng cụng bằng, gắn liền với nâng cao năng lực điều tiết của Nhà nước trong phân phối thu nhập; điều tiết sự chênh lệch quá lớn về trỡnh độ phát triển, thu nhập, nhất là trong các lĩnh vực độc quyền như điện, xăng dầu,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

- Công bằng trong kinh tế cần nhấn mạnh đến việc tạo, duy trỡ điều kiện, cơ hội phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế công bằng giữa các vùng, địa bàn kinh tế (giữa miền núi với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng trọng điểm kinh tế với các vùng khác, giữa vùng phát triển công nghiệp với vùng phát triển nông nghiệp...), các thành phần và chủ thể kinh doanh (giữa doanh nghiệp nhà nước và các loại hỡnh doanh nghiệp khỏc, giữa kinh tế trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). Ở đây, công bằng xó hội được hiểu theo cả hai khía cạnh: công bằng về các quyền cơ bản của con người và công bằng về cơ hội phát triển.

- Khi hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xó hội phải đảm bảo gắn kết chặt chẽ các chính sách kinh tế với chính sách xó hội một cỏch hữu cơ; phân bổ nguồn lực phát triển hợp lý giữa cỏc mục tiờu, nhiệm vụ kinh tế và xó hội trong một thể thống nhất. Khi xây dựng một chương trình phát triển kinh tế, ngay từ đầu cần chú ý tới các động về mặt xã hội mà việc thực hiện chính sách đó có thể gây ra, lường trước được những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai, từ đó dự trù các phương án thích hợp (tài chính, kỹ thuật...) để xử lý vấn đề nếu có phát sinh. Nhà nước thực hiện các chính sách phân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý, đảm bảo công bằng, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo; đồng thời các vấn đề giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cứu trợ xã hội cần được giải quyết theo tinh thần xã hội hoá.

Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 13

3.1.4. Phân phối thu nhập trong KTTT định hướng XHCN cần đặc biệt quan tâm đến tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, các vùng còn kém phát triển

Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường cũng diễn ra sự phân tầng xã hội theo mức sống, sự phân hoá giàu nghèo; cơ hội phát triển của người giàu sẽ nhiều

hơn người nghèo. Những khác biệt như vậy diễn ra trước hết trong lĩnh vực kinh tế, sau đó sẽ lan sang các lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở và các dịch vụ cơ bản khác. Một bộ phận dân cư rơi vào cảnh nghèo đói, xuất hiện những nhóm người dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường.

Công cuộc đổi mới đất nước đã nâng cao mức sống cho nông dân, đời sống khá hơn trước, nhưng hiện nay khoảng cách chênh lệch mà trước tiên là chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn lại khắc sâu thêm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực thành thị vẫn cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn. Nhóm dân cư nghèo đói vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn, trên 90% hộ nghèo tập trung ở nông thôn, trong đó tuyệt đại bộ phận là hộ thuần nông. Những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số vẫn là vùng có tỷ lệ nghèo đói cao nhất (xem thêm Chương 2, phần 2.2).

Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng CNXH, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng yếu cần được giải quyết trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, thực hiện công bằng xã hội, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền.

Xét từ phương diện tái phân phối, Nhà nước cần chú trọng thực hiện các chính sách xã hội như chính sách giáo dục - đào tạo, chính sách y tế và chăm sóc sức khoẻ, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách giải quyết việc làm, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách ưu đãi xã hội để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.‌

3.2. Những giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập cá nhân trong thời gian tới

3.2.1. Cải cách chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phân phối thu nhập cá nhân. Chúng ta đã biết tiền lương là nguồn thu nhập thường xuyên để đảm

bảo các nhu cầu chi tiêu cá nhân, nó tác động trực tiếp và ngay lập tức đến cuộc sống của mọi cá nhân. Chính vì vậy, cải cách chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở bất cứ quốc gia nào thì chính sách tiền lương luôn được quan tâm đầu tiên. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Trong tiến trình cải cách chính sách tiền lương, cần quán triệt các quan điểm

sau:

- Cải cách chính sách tiền lương phải gắn với sự phát triển, sự ổn định kinh

tế - chính trị - xã hội của đất nước, đảm bảo được các cân đối vĩ mô. Tiền lương phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển kinh tế tạo ra điều kiện vật chất cho tăng tiền lương, ngược lại việc tăng lương hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ để điều chỉnh mức tiền lương cho hợp lý. Cần khắc phục tình trạng như trước đây, mức tiền lương quy định thấp nhưng lại chậm điều chỉnh trong khi đó nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng lên làm tiền lương thực tế giảm. Tiền lương không chỉ thuần tuý là sự phân phối cho tiêu dùng cá nhân, mà nó là một bộ phận của chi phí sản xuất, vì vậy cần được tính toán đầy đủ để đảm bảo tái sản xuất sức lao động với tính cách là một nhân tố của quá trình sản xuất, vì thế chi phí cho tiền lương là chi phí cho đầu tư phát triển.

Chính sách tiền lương liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô như tích luỹ và tiêu dùng, thu và chi ngân sách nhà nước, việc làm và thu nhập; động chạm đến lợi ích của tất cả mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội, liên quan đến vấn đề công bằng xã hội. Vì vậy, cải cách tiền lương phải đảm bảo các nguyên tắc cân đối vĩ mô của nền kinh tế, đặc biệt là các cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, cân đối giữa tiền lương với năng suất lao động, với thu nhập quốc dân, tránh dẫn đến những mất cân đối lớn hoặc bất bình đẳng gây nên căng thẳng xã hội.

- Chính sách tiền lương phải phù hợp với thể chế KTTT định hướng XHCN. Chính sách tiền lương của nước ta hiện nay vẫn là sự chuyển hoá của tiền lương bao cấp bằng hiện vật trước đây và còn mang nặng tính bình quân. Tính bình quân trong lương thể hiện rõ nét ở hệ thống thang, bảng lương giữa các ngành, các khu vực, thời

gian tăng lương, ở khoảng cách chênh lệch giữa các mức lương. Tiền lương mang tính bình quân chẳng những không phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, mà còn không phù hợp với nguyên tắc phân phối trong KTTT. Do đó cần đổi mới tư duy về tiền lương và xây dựng chính sách tiền lương, xây dựng chính sách tiền lương cần phù hợp với thể chế KTTT định hướng XHCN, thực hiện tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương, những yếu tố bao cấp còn lại (nhà ở, phương tiện đi lại, khám chữa bệnh…) cần được xoá bỏ, khắc phục tính chất bình quân trong tiền lương.

Trong kinh tế thị trường, tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên thị trường, nó phản ánh quan hệ cung - cầu sức lao động, có yếu tố cạnh tranh. Vì vậy, tiền lương phải gắn với thị trường sức lao động chứ không chỉ điều chỉnh chính sách lương dựa trên chỉ số giá cả. Nhưng tiền lương ở nước ta hiện nay chưa thực sự là giá cả sức lao động, nó chưa phản ánh giá trị sức lao động và tương quan cung - cầu về lao động. Hợp đồng lao động thể hiện quan hệ lao động trên thị trường sức lao động, chỉ bắt buộc đối với các tổ chức ngoài khu vực nhà nước, còn trong khu vực nhà nước mới chỉ thực hiện đối với người mới tuyển dụng, nhưng chế độ lương vẫn hầu hết theo hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định. Hợp đồng lao động được ký kết cũng chưa phải là kết quả thực sự của sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, vì trong điều kiện sức ép quá lớn về việc làm đối với người lao động, họ buộc phải chấp nhận mức lương và điều kiện do người sử dụng lao động đưa ra. Do đó, để tiền lương thực sự là giá cả sức lao động, cần hình thành và phát triển thị trường lao động có sự giám sát, kiểm tra của Nhà nước đối với việc thuê mướn, sử dụng và trả công lao động trên cơ sở vận dụng tính quy luật khách quan của thị trường vào việc xác định tiền lương.

Trong kinh tế thị trường, tiền lương và việc làm có mối quan hệ chặt chẽ nên khi xây dựng chính sách tiền lương cần tính đến khía cạnh việc làm ở nước ta hiện nay, thang, bậc lương, cơ chế nâng lương cần được xác định hợp lý đảm bảo thu hút được lao động có chất lượng cao vào những khu vực quan trọng của Nhà nước, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp. Chính việc chính sách lương không hợp lý, trả lương cho người lao động không thoả đáng là một trong

những nguyên nhân quan trọng (bên cạnh những nguyên nhân như môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến…) dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám trong khu vực nhà nước sang các khu vực khác. Vì vậy, cải cách chế độ tiền lương là bước đi quan trọng đầu tiên để ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám, từng bước thu hút nhân tài vào làm việc trong khu vực nhà nước.

- Cải cách chính sách tiền lương phải được thực hiện từng bước và đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách kinh tế, thiết lập đồng bộ hệ thống thị trường lành mạnh.

Chính sách tiền lương là một trong những chính sách kinh tế - xã hội quan trọng, là tụ điểm của mọi vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, công bằng. Cải cách chính sách tiền lương liên quan đến lợi ích tất cả người lao động. Mặt khác, việc xây dựng chính sách tiền lương hợp lý, thực hiện được các chức năng của mình và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội là một công việc khó khăn, phức tạp. Vì thế cải cách chính sách tiền lương cần được thực hiện thận trọng từng bước, không thể nóng vội, chủ quan, làm một lần.

Hiện nay, nước ta đang tiến hành cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cải cách chính sách tiền lương không thể tách rời, phải thực hiện đồng bộ với cải cách hành chính. Cải cách tiền lương trong khu vực nhà nước đòi hỏi phải tổ chức lại lao động một cách hợp lý, giải quyết vấn đề biên chế của bộ máy nhà nước theo hướng hiệu quả, trên cơ sở nhu cầu công việc mà định biên đối với từng loại cán bộ, công chức, xem xét sự cân đối giữa các ngạch, bậc của mỗi ngành, mỗi địa phương. Thực hiện tăng cường trách nhiệm, quyền hạn cho cán bộ trong bộ máy nhà nước đi đôi với tăng lương, thay vỡ tăng người như đang diễn ra hiện nay, nhất là cán bộ cấp cơ sở.

Cải cách tiền lương phải trên cơ sở cải cách cơ chế quản lý, khắc phục tỡnh trạng bao biện của Nhà nước, tách khu vực sự nghiệp khỏi khu vực hành chính, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính kết hợp với xó hội hoỏ trong lĩnh vực dịch vụ cụng. Cải cỏch tiền lương trong khu vực nhà nước phải xét trên quan điểm phân

phối GDP chứ không chỉ phân phối ngân sách nhà nước. Với tư duy như trờn, chớnh sỏch tiền lương khu vực này cần xây dựng theo hướng sau: trong khu vực hành chớnh, ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí tiền lương ở mức cao hơn thu nhập bỡnh quõn của xó hội và sẽ tăng lên theo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương không được vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế; trong khu vực sự nghiệp cần cú sự xó hội húa để cùng Nhà nước tạo nguồn đảm bảo tiền lương. Nói cách khác, tiền lương và thu nhập của người lao động thuộc khu vực hành chính phải lấy từ ngân sách nhà nước, cũn tiền lương từ khu vực sự nghiệp cần huy động thờm từ xó hội trong quỏ trỡnh phõn phối và phõn phối lại GDP.

Đối với khu vực doanh nghiệp, tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất, nếu tiền lương tăng thỡ lợi nhuận giảm và ngược lại. Giải pháp duy nhất để xử lý mõu thuẫn này là tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, khi đó sẽ tạo được nguồn để vừa tăng lợi nhuận, vừa tăng được tiền lương.

- Cải cách chính sách tiền lương gắn liền với cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Trong cải cách chính sách tiền lương, cần tách hẳn hệ thống tiền lương với hệ thống bảo hiểm xã hội. Tiền lương và các bảo đảm xã hội như bảo hiểm xã hội, các trợ cấp xã hội có chức năng, cơ chế tạo nguồn và đối tượng hưởng lợi hoàn toàn khác nhau. Vì thế không nên ràng buộc tự động giữa tiền lương với bảo hiểm xã hội. Tiền lương là thu nhập để tái sản xuất sức lao động, nó là đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động và thường xuyên được xem xét, điều chỉnh cho thích hợp. Còn các khoản bảo đảm xã hội không gắn với năng suất lao động, nó được duy trì ở mức thoả đáng ngay cả khi tiền lương biến động, đồng thời cần duy trì mối tương quan hợp lý giữa mức sống tối thiểu và mức trợ cấp tối thiểu. Sự tách bạch như vậy cho phép cải cách chính sách tiền lương mà không buộc phải thay đổi các khoản bảo đảm xã hội một cách tương ứng, điều đó có ý nghĩa thiết thực, về lâu dài khi số người thuộc diện bảo đảm xã hội tăng lên đáng kể.

Thực hiện được các nguyên tắc nêu trên, cải cách chính sách tiền lương cũng phải đảm bảo cho tiền lương thực hiện được các chức năng của nó, đó là:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2024