Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 16

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện, thể chế hoá các chủ trương của Đảng về trợ giỳp xã hội thành hệ thống chính sách thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các địa phương, các tổ chức thực hiện chính sách cứu trợ xã hội; đồng thời cần có sự đổi mới toàn diện trong công tác quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác cứu trợ xã hội. Là một hợp phần quan trọng của hệ thống an sinh xó hội, tạo nờn tấm lưới cuối cùng của hệ thống lưới để bảo vệ sự an toàn cho mọi thành viên trong xó hội khi rơi vào tỡnh trạng rủi ro, vỡ vậy, việc đổi mới cơ chế chính sách phải hướng đến từng bước bao phủ toàn bộ các đối tượng bảo trợ xó hội. Để thực hiện định hướng này trong giai đoạn tới cần giải quyết tốt hai vấn đề: một là, bổ sung thêm đối tượng trợ cấp xó hội cho phự hợp với yờu cầu thực tiễn như: người có thu nhập thấp; phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ...; hai là, rà soát xây dựng lại tiêu chí xác định đối tượng trợ giúp, đối tượng trợ cấp xó hội theo hướng linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, loại bỏ bớt những điều kiện quá khắt khe mà quan tâm nhiều hơn đến điều kiện cần để thực sự bao phủ hết số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Thứ hai, phỏt triển hệ thống an sinh xó hội theo hướng đa tầng, linh hoạt, xó hội húa và hỗ trợ lẫn nhau. Giảm nguy cơ rủi ro cho nhúm yếu thế (người già, trẻ mồ cụi, người tàn tật, phụ nữ...) do thiờn tai và do cơ chế thị trường trờn cơ sở hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho người yếu thế cũn khả năng lao động; đặc biệt trợ giỳp nạn nhõn chất độc da cam, người già cụ đơn, trẻ mồ cụi, người tàn tật giỳp họ tự vươn lờn hũa nhập cộng đồng. Khuyến khích phát triển ngành bảo hiểm, để mọi người hiểu được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm, khi đó các gánh nặng rủi ro của các cá nhân cũng như gánh nặng trợ cấp của Nhà nước cũng được giảm bớt.

Thứ ba, nõng dần mức trợ cấp, trợ giỳp cho phự hợp với quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội và mức sống trung bỡnh của cộng đồng dân cư để chính sách trợ giúp có sự tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống của đối tượng bảo trợ xó hội. Nhiệm vụ hàng đầu là phải bảo đảm mức trợ cấp xó hội hợp lý. Mức trợ cấp hằng thỏng cho đối tượng cần được xác định trên cơ sở mức chi tối thiểu bảo đảm các nhu cầu về vật chất duy trỡ cuộc sống cho một người một tháng (nhu cầu lương thực - thực phẩm và phi lương thực - thực phẩm). Tuy nhiên, mức trợ cấp xó hội

khụng phải chỉ cho một loại đối tượng bảo trợ xó hội mà cho nhiều đối tượng bảo trợ xó hội khỏc nhau, do vậy, cần xõy dựng một "mức chuẩn" trợ cấp xó hội trờn cơ sở đối tượng bảo trợ xó hội cú hoàn cảnh khú khăn ít nhất trong số các đối tượng bảo trợ xó hội. Cỏc đối tượng bảo trợ xó hội khỏc tựy theo mức độ khó khăn hoặc nhu cầu cuộc sống phải chi phí tốn kém hơn sẽ có mức trợ cấp xó hội cao hơn. Phương pháp này sẽ không bỡnh quõn húa sự trợ giỳp mà nú bảo đảm tính công bằng xó hội tốt hơn.

Thứ tư, đổi mới cơ chế xác định đối tượng trợ cấp, trợ giúp. Tiến hành tổng rà soát đối tượng bảo trợ xó hội trờn phạm vi toàn quốc, lập hồ sơ quản lý đối tượng tại cộng đồng và hằng năm rà soát lại theo nguyên tắc có sự tham gia của người dân, của cộng đồng (bảo đảm đồng thuận của đối tượng bảo trợ xó hội hoặc người bảo trợ cho đối tượng, cộng đồng và chính quyền địa phương). Từ đó mà chọn đúng đối tượng thuộc diện xét trợ cấp, trợ giúp cho phù hợp với tỡnh hỡnh của địa phương, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính để các đối tượng dễ dàng tiếp cận hơn với các chính sách trợ giúp.

Thứ năm, từng bước hoàn thiện cơ chế tài chính và cơ chế huy động nguồn lực. Một trong những khó khăn dẫn đến số lượng đối tượng bảo trợ xó hội được thụ hưởng cũn thấp là do cơ chế tài chính chưa rừ ràng. Giai đoạn tới cần xây dựng cơ chế tài chính phù hợp cho các địa phương thực hiện. Quy định cụ thể về nguồn ngân sách, quá trỡnh lập kế hoạch từ dưới lên, trong đó có sự định lượng đối tượng, mức trợ cấp để bố trí ngân sách tương xứng. Cần đẩy mạnh huy động đa nguồn, nguồn ngân sách ưu tiên cho thực hiện chính sách trợ cấp, các nguồn huy động và lồng ghép khác tập trung cho thực hiện các chương trỡnh và dự ỏn trợ giỳp đối tượng bảo trợ xó hội. Đặc biệt, cần thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá công tác trợ giúp xã hội; đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Khuyến khích và kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động trợ giúp xã hội tuỳ theo năng lực của mình, từ đóng góp tiền của, công sức, hoặc xây dựng các trung tâm bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật. Có chính sách ưu đãi về tài chính, thuế, đất đai, giáo dục, phát triển thị trường… đối với các những tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức các hoạt động cứu trợ xã hội.

Thứ sáu, chính sách ưu đãi xã hội được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là trách nhiệm đặc biệt của toàn dân đối với thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, các gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội không chỉ thể hiện công bằng xã hội, mà còn thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa, “uống nước nhớ nguồn”, góp phần giáo dục trách nhiệm công dân, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ. Thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các chính sách ưu đói người có công với nước; vận động toàn xó hội tham gia cỏc hoạt động đền ơn đáp nghĩa; nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần của người có công ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bỡnh của xó hội. Để thực hiện được điều đó, ngoài nguồn lực của Nhà nước là chủ yếu, cần huy động sự đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong xã hội, mở rộng phong trào đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc gia đình chính sách. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật đối với người có công, thương binh, bệnh binh.

KẾT LUẬN


Việt Nam hiện đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện bước quá độ lên CNXH. Để có thể thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng thành công CNXH ở nước ta, bên cạnh việc chú trọng đầu tư các nguồn lực phát triển kinh tế thì vấn đề đảm bảo công bằng trong phát triển, nâng cao chất lượng sống của dân cư phải luôn được “chú trọng trong từng bước phát triển”. Thực hiện chính sách phân phối thu nhập cá nhân là một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Vì vậy, việc hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập nhằm mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với Đảng và Nhà nước ta. Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở nước ta thời gian qua đã đóng góp tích cực vào cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam. Nhưng những chính sách đó vẫn còn nhiều thiếu sót, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp cả trước mắt và lâu dài để các chính sách phân phối thu nhập cá nhân thực sự đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Cần đặc biệt chú trọng tới các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương và thuế thu nhập cá nhân vì đó là những chính sách liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân. Ngoài ra, các chính sách phân phối lại thu nhập cần ngày càng hoàn thiện để đảm bảo người dân được quyền tiếp cận ngang nhau với các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường và vui chơi giải trí. Những người yếu thế trong xã hội (người tàn tật, người già…) và những người có công với cách mạng cần đặc biệt được quan tâm, để họ có được cuộc sống bình thường như mọi người khác, làm giảm phần nào những thiệt thòi mà họ đang phải gánh chịu.

Với xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội đang trong quá trình xây dựng, chưa định hình rõ ràng và cũng chưa

Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 16

có tiền lệ, chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập ở Việt Nam là vấn đề gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, những đóng góp trong luận văn này chỉ là bước đầu nhằm góp phần hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lê Xuân Bá, Chất lượng tăng trưởng kinh tế – Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam, Hà Nội, 2005

2. Báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2002-2007.

3. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Báo cáo phát triển Việt Nam 2006 – Kinh doanh, Hà Nội, 2006.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Kết quả tóm tắt khảo sát mức

sống hộ gia đình năm 2006, Hà Nội, ngày 26-12-2007.

5. Bộ luật lao động 1994.

6. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, t.23.

7. Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB CTQG, Hà Nội, 1996.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

NXB CTQG, Hà Nội, 2001.

10.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, Hà Nội, 2006.

11.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, 1999.

12.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX.

13.TS. Đàm Hữu Đắc, Đổi mới đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước, Tạp chí Cộng sản, số 9-2008.

14.PGS. TS. Nguyễn Trọng Điều, Về hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp mới, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007, tr. 58-61.

15.Đỗ Phương Đông, Tiếp tục thực hiện chính sách cải cách tiền lương, Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 10-2007.

16.PGS.TS Mạc Đường, Nghèo đô thị và cuộc chiến chống đói nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004.

17.Dũng Hiếu, Sẽ có 4 vùng lương tối thiểu, Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 12-3-2007.

18.Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình kinh tế học chính trị Mác – Lênin, NXB CTQG, Hà Nội, 2005.

19.Hội thảo về công tác bảo trợ xã hội năm 2007, triển khai nhiệm vụ năm 2008,

http://www.molisa.gov.vn/frmdocchitiet.asp?mbien1=01&mbien2=109%20 &mbien3=10982.

20.TS. Đinh Sơn Hùng, Bàn về tiền lương, Nội san thông tin kinh tế – xã hội, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9-2005.

21.Luật bảo hiểm xã hội.

22.Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động 2002.

23.Nguyễn Thị Kim Ngân, Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng về các vấn đề xã hội, Tạp chí Cộng sản, số 4-2008.

24.Ngọc Minh, Chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam, báo Thanh niên, ngày 29-1- 2008.

25.Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.

26.Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

27.Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.

28.GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp (chủ biên), Phân phối nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB CTQG, Hà Nội, 2006.

29. P.A. Samuelson và W.D. Nordhaus, Kinh tế học, T1, NXB CTQG, Hà Nội, 1997.

30.Philip Nasse, Vấn đề tái phân phối và tăng trưởng trong một nền kinh tế chuyển đổi, Hội thảo “Vì một sự tăng trưởng và xã hội công bằng”, thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9-2003.

31.PGS. TS. Phương Ngọc Thạch, Quan hệ giữa tiền lương và tăng trưởng kinh tế, Tạp chí Phát triển Kinh tế, tháng 10-2003.

32. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê các năm 2003, 2004, 2005, 2006.

33.Từ điển bách khoa http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/

34. UNDP: Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008.

35.Website Bộ tài chính, Thống nhất lương tối thiểu: Không đơn giản, ngày 5- 9-2006.

36.Website chính phủ.

37.Website Tạp chí kế toán, Một số hạn chế trong chính sách thuế đối với thu nhập cá nhân, ngày 5 và 7-8-2006.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2024