Tiếp Tục Cải Cách Chính Sách Thuế Thu Nhập Cá Nhân Nhằm Điều Tiết Thu Nhập Hợp Lý

- Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Đây là chức năng cơ bản và đầu tiên của tiền lương. Mức tiền lương trong thời gian qua chưa đảm bảo được tái sản xuất sức lao động, chưa bù đắp được các chi phí thiết yếu cho bản thân người lao động, chứ chưa kể đến con cái và gia đình họ. Do đó, cần nâng cao tiền lương tối thiểu danh nghĩa, đảm bảo tiền lương thực tế thực hiện được chức năng tái sản xuất sức lao động.

- Kích thích tăng năng suất lao động. Đối với người lao động, tiền lương là bộ phận thu nhập chủ yếu dùng để tái sản xuất sức lao động và nâng cao mức sống. Việc trả đúng, trả đủ tiền lương cho người lao động sẽ kích thích họ quan tâm đến kết quả lao động, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc. Ngược lại, tác dụng kích thích của tiền lương sẽ giảm, làm giảm hiệu quả và chất lượng công việc.

- Góp phần phân phối thu nhập công bằng. Để tiền lương góp phần vào việc phân phối công bằng, cần phải xác định mức lương tối thiểu chung, mức tiền lương tối thiểu theo ngành, vùng; tiền lương phải gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả, khoảng cách giữa các thang, bậc lương, cơ chế nâng lương phải hợp lý.

Việc đảm bảo cho tiền lương thực hiện được các chức năng nói trên cũng chính là mục tiêu của cải cách chính sách tiền lương ở nước ta.

Để xây dựng được chính sách tiền lương đảm bảo được các nguyên tắc và chức năng nói trên cần thực hiện những giải pháp sau:

Thứ nhất, phải xác định được mức tiền lương tối thiểu hợp lý.

Tiền lương tối thiểu là mức tiền lương bảo đảm cho người lao động làm việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp được sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất mở rộng sức lao động (có một phần để nuôi gia đình và tích lũy). Việc xác định mức tiền lương tối thiểu là một nội dung quan trọng trong cải cách chính sách tiền lương, nhưng là một việc phức tạp, bởi khó có thể xác định chính xác mức tiền lương tối thiểu.

Có một số nhân tố mà khi xây dựng tiền lương tối thiểu cần tính đến: Một là, mức sống tối thiểu của dân cư. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tối thiểu của con người tăng lên và cơ cấu nhu cầu cũng có sự thay đổi. Vì thế, mức

tiền lương tối thiểu phải thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp với sự tăng lên của nhu cầu. Nhu cầu và mức sống có thể khác nhau, nhưng không nên để chúng tách nhau quá xa, mức sống thực tế không nên thấp quá xa so với nhu cầu. Hai là, năng suất lao động. Năng suất lao động tăng là cơ sở để tăng tiền lương trung bình xã hội và theo đó có cơ sở điều chỉnh mức lương lên cao. Nguyên tắc chung là tốc độ tăng tiền lương không thể vượt quá tốc độ tăng năng suất lao động xã hội. Ba là, quan hệ cung - cầu về lao động. Việc xác định tiền lương tối thiểu cũng phải tính đến quan hệ cung - cầu về lao động, đến khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Nhà nước cần sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau để xác định tương đối chính xác mức tiền lương tối thiểu để làm căn cứ cho việc hoàn thiện hệ thống trả công lao động, cho việc tính toán các mức lương khác nhau của hệ thống thang bảng lương và phụ cấp lương. Mức lương tối thiểu được coi là hợp lý khi nó được cả người lao động và người sử dụng lao động xem là có thể chấp nhận được, nếu không như vậy thì mức lương tối thiểu không có tính khả thi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tách chính sách tiền lương cho 3 khu vực với cơ chế tiền lương khác nhau, đó là:

- Khu vực hành chính nhà nước có nguồn tiền lương từ ngân sách nhà nước. Chính sách tiền lương khu vực này phải đảm bảo mức sống cho cán bộ, công chức ở mức trung bỡnh khỏ của xó hội.

Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 14

- Khu vực sự nghiệp cú nguồn tiền lương một phần từ ngân sách nhà nước và một phần từ nguồn thu sự nghiệp hoặc tự trang trải. Tiền lương của cán bộ, viên chức khu vực này phụ thuộc vào năng suất, chất lượng cung cấp dịch vụ công.

- Khu vực sản xuất kinh doanh có nguồn tiền lương từ kết quả sản xuất kinh doanh và theo cơ chế tiền lương thị trường.

Để chính sách lương tối thiểu có tác động tới mọi đối tượng người lao động thì cần có những chế tài mạnh buộc tất cả các đối tượng sử dụng lao động đều phải áp dụng chế độ hợp đồng lao động, từ đó sẽ có cơ sở để kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến tiền lương nói riêng, đến lao động nói chung.

Thứ hai, bên cạnh lương tối thiểu, hệ thống thang lương, bảng lương và cơ chế quản lý tiền lương cũng cần được đổi mới cho phù hợp nhằm tạo ra sự công

bằng cũng như kích thích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Khác với chính sách lương tối thiểu, cần phải có chính sách lương tối thiểu thống nhất chung cho mọi đối tượng, quy định về hệ thống thang, bảng lương cần phân biệt hai đối tượng: hưởng lương từ ngân sách sách nhà nước và không hưởng lương từ ngân sách nhà nước để có các quy định phù hợp.

Đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, áp dụng một hệ thống bảng lương thống nhất do Nhà nước quy định, được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc sau:

- Đối với cán bộ lãnh đạo, hệ thống bảng lương đảm bảo tương ứng với mỗi cấp, mỗi nhóm chức vụ tương đương, không phân biệt chức vụ bầu cử hay bổ nhiệm, khuyến khích cán bộ, công chức phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tiền lương của cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo được thiết kế trên cơ sở phân loại tổ chức, nghiệp vụ, phạm vi trách nhiệm, tính phức tạp và khối lượng công việc đảm nhiệm. Chức danh tương đương thì xếp lương và phụ cấp chức vụ ngang nhau, chức danh cao thấp khác nhau thì lương và phụ cấp khác nhau, chức vụ có yêu cầu chất lượng cao (chính trị, chuyên môn) thì đãi ngộ cao hơn.

- Nhà nước giao ổn định quỹ lương trên cơ sở khoán biên chế và kinh phí hành chính. Việc thiết kế bảng lương của công chức hành chính dựa trên quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa, hệ số mức lương trong các bảng lương được xác định trong điều kiện lao động bình thường, các yếu tố về điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi ngành được thực hiện bằng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm… Trên cơ sở nguyên tắc trên, tiến hành thiết kế một bảng lương áp dụng chung cho công chức ở tất cả các ngành như sau:

+ Phân nhóm ngạch công chức tương đương giữa các ngành theo một yếu tố là mức độ phức tạp của ngạch (chức trách, hiểu biết và yêu cầu trình độ) làm căn cứ thiết kế một bảng lương chung.

+ Các yếu tố về điều kiện lao động và các ưu đãi không đưa vào mức lương ngạch, bậc mà quy định bằng chế độ phụ cấp.

+ Trong bảng lương chung thiết kế các thang lương, mỗi thang lương tương ứng với một nhóm ngạch công chức tương đương.

+ Giảm số bậc trong các thang lương của các ngạch. Để tránh tình trạng “dồn bậc” và tránh đảo lộn quan hệ tiền lương, sẽ tiến hành chuyển ngang bậc cũ sang bậc mới. Trường hợp chuyển ngang bậc mà hệ số lương mới thấp hơn hệ số mức lương cũ thì phần chênh lệch hệ số đó sẽ được bảo lưu và trừ dần khi nâng bậc trong ngạch.

- Đối với khu vực sự nghiệp, cần phân biệt các đơn vị sự nghiệp có thu và những đơn vị sự nghiệp không có thu. Những đơn vị sự nghiệp mà thu đủ chi thì Nhà nước giao quyền tự chủ cho đơn vị đó, còn những đơn vị thu không đủ chi thì Nhà nước sẽ xem xét cấp một phần kinh phí. Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp có thu chuyển sang hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25-4-2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ của đơn vị hành chính sự nghiệp. Các đơn vị này, bên cạnh tiền công, tiền lương theo cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định, cần đẩy mạnh tạo nguồn thu từ các hoạt động cung cấp sản phẩm do Nhà nước đặt hàng, các hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng. Đây là những hoạt động làm gia tăng thu nhập hợp pháp của người lao động nhưng không tạo gánh nặng lên ngân sách nhà nước, đồng thời phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người cán bộ, công chức.

Việc thiết kế hệ thống thang, bảng lương của viên chức chuyên môn nghiệp vụ trong khu vực sự nghiệp cơ bản giống với hệ thống thang, bảng lương đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ. Tuy nhiên, khi thiết kế hệ thống thang, bảng lương khu vực này cần chú ý một số điểm sau: phải chống bao cấp, giảm bớt bình quân, thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả công việc, đảm bảo tương quan hợp lý, khuyến khích người tài; từng bước tách bạch giữa hành chính và sự nghiệp; nâng thêm mức lương thấp và trung bình để khuyến khích cán bộ viên chức phát triển chuyên môn nghiệp vụ.

- Đối với lực lượng vũ trang, Nhà nước đảm bảo hoàn toàn nhu cầu chi phí cho lực lượng này. Đồng thời thực hành tiết kiệm chi ngân sách thường xuyên đối với khu vực lực lượng vũ trang.

Đối với các đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hay nói cách khác là trong khu vực sản xuất kinh doanh, tiền lương là một yếu tố của sản xuất, là giá cả của sức lao động nên nó cần được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung - cầu trên thị trường. Nhà nước chỉ quy định các nguyên tắc xây dựng hệ thống thang, bảng lương, còn doanh nghiệp được quyền tự xây dựng thang, bảng lương cho người lao động trong doanh nghiệp (trừ những viên chức quản lý doanh nghiệp do Nhà nước bổ nhiệm với doanh nghiệp nhà nước) căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc, chức vụ đảm nhận (tức là phải có một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể về cấp bậc nghiệp vụ, tiêu chuẩn chuyên môn…) và năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mức lương tối thiểu chung chỉ là “sàn” mà doanh nghiệp không thể trả lương cho người lao động dưới mức đó. Riêng đối với DNNN, cần dần tách hệ thống thang, bảng lương ra khỏi hệ thống tiền lương của khu vực hành chính sự nghiệp. Các nguyên tắc trong việc xây dựng thang, bảng lương cần đảm bảo lợi ích chính đáng của những người lao động, đặc biệt là những người tham gia sản xuất trực tiếp so với người lao động gián tiếp và lao động quản lý, tránh tình trạng có khoảng cách thu nhập quá lớn giữa hai đối tượng này.

Dựa vào sự phân biệt như vậy, Nhà nước quản lý trực tiếp lao động và tiền lương ở khu vực hành chính, còn khu vực sự nghiệp và sản xuất kinh doanh, Nhà nước quản lý một cách gián tiếp thông qua các chính sách của mình.

Thứ ba, xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, nhất là tiền lương tối thiểu ở doanh nghiệp và ngành. Trong đó, đặc biệt nâng cao vai trũ đại diện của tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp và ngành; hỡnh thành cơ chế các bên và ký kết thỏa ước lao động tập thể.

3.2.2. Tiếp tục cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân nhằm điều tiết thu nhập hợp lý

Như đã trình bày ở chương 2, chính sách thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò quan trọng trong điều tiết thu nhập, là công cụ được các chính phủ sử dụng phổ biến để chuyển một phần thu nhập của người có thu nhập cao vào ngân sách nhà nước, từ đó tái phân phối tới các đối tượng có thu nhập thấp hơn thông qua thực hiện các chính sách xã hội và việc đầu tư công. Một chính sách thuế hợp lý có tác dụng to lớn tới việc phân phối thu nhập quốc dân. Hệ thống thuế nước ta hiện nay chưa hoàn thiện, nhiều chức năng của thuế chưa được thực hiện, trong đó có chức năng phân phối lại thu nhập, nhiều sắc thuế còn chồng chéo nhau, vì vậy cải cách hệ thống thuế, cụ thể ở đây là thuế thu nhập cá nhân là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của ngành tài chính nước ta.

Chính sách thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới ở nước ta cần đảm bảo các yêu cầu sau: Một là, phải thực hiện được các chức năng cơ bản của thuế là động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nước, điều tiết kinh tế vĩ mô và đảm bảo công bằng xã hội. Hai là, từng bước áp dụng hệ thống thuế thu nhập thống nhất theo hướng giảm mức thuế suất, thực hiện một thuế suất chung đối với mọi đối tượng chịu thuế để đảm bảo tính công bằng về thuế. Ba là, mở rộng diện đối tượng chịu thuế, đồng thời giảm đến mức thấp nhất các trường hợp ưu đãi, miễn giảm thuế. Những sự miễn giảm thuế nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội cần được thay bằng các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng.

Nội dung cải cách thuế thu nhập cá nhân thời gian tới là giảm thuế suất thuế thu nhập cá nhân, đồng thời mở rộng diện chịu thuế. Lý thuyết và thực tiễn đều chỉ ra rằng thuế suất cao không khuyến khích lao động và tiết kiệm, nhưng đồng thời lại khuyến khích việc lợi dụng những khe hở của thuế.

Về mức khởi điểm chịu thuế, cần xác định mức khởi điểm chịu thuế hợp lý. Ở nhiều nước trên thế giới, mức khởi điểm chịu thuế được xác định căn cứ vào mức thu nhập trung bình của xã hội, tức là mức thu nhập nuôi sống được bản thân và người ăn theo. Trong thời gian tới, mức khởi điểm chịu thuế thu nhập phải được xác định căn cứ vào mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người, đồng thời phải chú ý xem xét hoàn cảnh gia đình của người nộp thuế để có mức khấu trừ gia cảnh một cách hợp lý. Thu nhập trên mức trung bình sẽ phải nộp thuế thu nhập theo tỷ lệ luỹ tiến từng phần. Vấn đề quan trọng nhất là cần tổ chức nghiên cứu kỹ bằng các

biện pháp điều tra khoa học, trên quy mô đủ lớn các điều kiện về kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới, từ đó đánh giá chính xác mức thu nhập bình quân chung của người dân, của từng nhóm ngành, dự báo mức gia tăng thu nhập để từ đó xác định mức thu nhập chịu thuế khởi điểm phù hợp với mức sống của phần lớn dân cư và phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, mức thu nhập đến 5 triệu đồng/tháng sẽ phải chịu mức thuế thu nhập 10%. Theo tác giả, mức 5 triệu đồng là thấp trong điều kiện hiện nay, với yêu cầu ngày càng cao về mức sống và nhất là mức trượt giá lớn. Với thu nhập 5 triệu đồng/tháng, một người ở thành phố lớn chỉ đủ để nuôi sống bản thân và một người ăn theo mà hầu như không có tích lũy. Để khuyến khích người lao động nâng cao thu nhập, cần nâng cao hơn mức thu nhập chịu thuế. Trong tương lai dài, nên dựa trên tình hình kinh tế thực tế hàng năm để quyết định mức thu nhập chịu thuế ở mỗi bậc thang cho phù hợp mà không nên ấn định một con số cố định vì chỉ cần có biến động về kinh tế thì những con số cố định sẽ trở thành không hợp lý.

Về thuế suất, mức thuế suất lũy tiến từng phần tối đa là 40% quy định trong Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là tương đối cao. Trong thời điểm hiện nay, việc áp dụng mức thuế lũy tiến bậc thang với khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau là 10% là tương đối lớn. Trong tương lai lâu dài, để khuyến khích mọi người nâng cao thu nhập, và cũng để mở rộng diện chịu thuế nhằm gia tăng nguồn thu cho ngân sách, Nhà nước nên giảm mức thuế suất thuế thu nhập tối đa và áp dụng mức thuế suất bậc thang với khoảng cách giữa các bậc không đồng đều. Những bậc đầu tiên (đánh vào người có thu nhập thấp) có khoảng cách nhỏ, những bậc tiếp theo đánh vào người có thu nhập trung bình và cao có khoảng cách rộng hơn, bậc cuối cùng có khoảng cách nhỏ để khuyến khích nâng cao thu nhập.

Hiện nay, thuế thu nhập mới chỉ đánh vào đối tượng có thu nhập cao. Trong tương lai, diện chịu thuế là mọi cá nhân phát sinh thu nhập trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, khi áp dụng thuế thu nhập cá nhân trên diện rộng như vậy, cần tính toán, xác định mức giảm trừ gia cảnh hợp lý để người có thu nhập phải chịu thuế vẫn đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình, có một phần tích lũy, còn Nhà nước vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Cần xây dựng bảng thuế trong đó phân biệt rõ ràng mức thu nhập chịu thuế giữa người sống một mình và người đang

phải nuôi một hoặc một số người phụ thuộc khác. Đối với những người phụ thuộc khác nhau thì sẽ có mức giảm trừ gia cảnh khác nhau cho phù hợp. Ví dụ, một người lao động phải nuôi 1 đứa con 3 tuổi sẽ có mức giảm trừ gia cảnh khác với người đang phải nuôi 1 đứa con 16 tuổi đang học trung học với nhiều khoản chi phí hơn.

Tiến tới mỗi cá nhân có một mã số thuế riêng, gắn liền với mình như số chứng minh nhân dân, để Nhà nước có thể quản lý dễ dàng, chính xác và khoa học mức thu nhập mỗi cá nhân từ đó áp dụng chính xác được mức thuế thu nhập cá nhân. Cơ sở để việc quản lý này thành hiện thực là phải phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng, khuyến khích mọi người sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong các giao dịch, nhờ đó cơ quan thuế có thể kiểm soát được chính xác nhất thu nhập thực tế phải chịu thuế của mỗi cá nhân.

3.2.3. Hoàn thiện các chính sách xã hội

3.2.3.1. Chính sách giải quyết việc làm

Để có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, bất cứ người nào cũng phải lao động hay nói cách khác là phải có việc làm. Giải quyết việc làm là nhân tố quyết định phát huy nhân tố con người, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Hiện nay, số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm còn lớn, trong khi mỗi năm lại có trên một triệu người tham gia lực lượng lao động nên sức ép việc làm cần giải quyết là rất lớn. Cơ chế, chính sách về lao động - việc làm còn thiếu đồng bộ, chưa có chính sách đủ mạnh và cơ chế phù hợp để huy động mọi nguồn vốn trong dân vào phát triển sản xuất, tạo việc làm. Tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và là vấn đề bức xúc hiện nay. Chính vì vậy, chính sách giải quyết việc làm là chính sách cần quan tâm đầu tiên, là cơ sở để thực hiện được các chính sách phân phối thu nhập khác.

Để chính sách giải quyết việc làm hoạt động hiệu quả, cần giải quyết hai vấn đề then chốt có tính chất quyết định: đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững và thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Trên cơ

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí