Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HƯƠNG SEN


CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON (1993-2001)


Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 03 11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH DŨNG

Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Mạnh Dũng. Các số liệu trong nghiên cứu hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm trước những kết quả đã nghiên cứu - điều tra trong luận văn này.


Hà Nội, tháng 4 năm 2017


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hương Sen

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, để tôi đạt được mục tiêu và các kết quả trong đề tài nghiên cứu của mình; tôi đã nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Mạnh Dũng (Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) và các thầy/cô trong Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Trong phạm vi của công trình nghiên cứu này, cũng như bản thân tác giả còn hạn hẹp về kinh nghiệm. Vì vậy, nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô cùng toàn thể bạn đọc. Mọi thông tin liên quan tới nghiên cứu này có thể liên hệ tác giả Nguyễn Thị Hương Sen (email: huongsenk59@gmail.com)

Chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hương Sen

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Phương pháp nghiên cứu 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Nguồn tư liệu nghiên cứu 4

6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

7. Đóng góp của đề tài 6

8. Cấu trúc của luận văn 7

CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH KH&CN CỦA MỸ TRƯỚC NĂM 1993 VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ KHI TỔNG THỐNG BILL CLINTON LÊN CẦM QUYỀN .. 8 1.1 Tình hình KH&CN của Mỹ trước năm 1993 8

1.2 Bối cảnh lịch sử khi Tổng thống Bill Clinton lên cầm quyền 14

1.2.1 Tình hình thế giới 14

1.2.2 Tình hình trong nước 18

CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KH&CN CỦA MỸ (1993-2001) 25

2.1 Những điều chỉnh trong chính sách phát triển KH&CN của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clintơn 1993-2001 25

2.1.1Chuyển từ ưu tiên phục vụ quốc phòng sang ưu tiên phục hồi sức mạnh kinh tế Mỹ 25

2.1.2 Chuyển từ nguyên tắc “phân chia trách nhiệm” sang xây dựng cơ chế tác động mới của Nhà nước tới KH&CN 29

2.2 Các biện pháp hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển KH&CN của Chính phủ 35

2.2.1Tuyên truyền, thuyết phục về định hướng mới 35

2.2.2 Tăng cường ngân sách và điều chỉnh nguồn lực đầu tư cho KH&CN 36

2.2.3Khuyến khích tư nhân đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng 39

2.2.4Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời sự phát triển của KH&CN 41

2.2.5 Tăng cường vai trò quản lý phối hợp của bộ máy nhà nước 43

2.2.6 Tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin 44

2.2.7 Sử dụng các công cụ gián tiếp để thúc đẩy phát triển KH&CN 45

Tiểu kết 47

CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON (1993-2001) VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 50

3.1 Tác động tích cực 50

3.1.1Về kinh tế 50

3.1.2 Về xã hội 65

3.2 Hệ lụy của chính sách 73

3.2.1 Nền kinh tế còn bất ổn 73

3.2.2 Góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội Mỹ 73

3.3 Một vài kinh nghiệm cho Việt Nam 78

3.3.1 Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho KH&CN 79

3.3.2 Tập trung nghiên cứu ứng dụng, phục vụ sản xuất 81

3.3.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 82

3.3.4 Chính sách hỗ trợ phát triển KH&CN 83

Tiểu kết 87

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 99

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Số tiền đầu tư cho nghiên cứu, phát minh của Mỹ qua một số năm (tính theo giá năm 1992) 37

Bảng 3.1: Thay đổi giá của sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin 51

Bảng 3.2: GDP của các nước G-7 (tỷ USD) 55

Bảng 3.3: GDP theo đầu người của các nước G7 (%) 66

Bảng 3.4: Tăng trưởng việc làm ở các nước OECD 70

Bảng 3.5 : Tỷ lệ tham gia các bậc trung học và sau trung học trong 71

đối tượng có việc làm ở Mỹ 71

Bảng 3.6: Tỷ lệ sử dụng máy tính trực tiếp tại nơi làm việc 1984-1997 72

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


- ASEAN: Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)

- GDP: Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội)

- NASA: National Aeronautics and Space Administration (Cục Quản trị Không Gian và Hàng Không Quốc gia – Hoa Kỳ)

- KH&CN: Khoa học và công nghệ

- R&D: Research & development (Nghiên cứu và triển khai)

- OECD: Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

- WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bắc Mỹ là một lục địa rộng lớn và giàu có, nơi mà “trời và đất chưa bao giờ hòa hợp với nhau tốt hơn để tạo nên một nơi như thế cho sự cư trú của con người” [8; tr.8]. Với những điều kiện thuận lợi, chỉ chưa đầy 100 năm kể từ ngày tuyên bố độc lập (1776) đến khi nội chiến kết thúc (1865), nước Mỹ đã xây dựng được một cơ sở kinh tế vững chắc. Cũng trong khoảng thời gian đó, Mỹ đã có những bước tiến lớn về KH&CN, tạo nên sự đột phá trong sản xuất, kinh doanh và từng bước củng cố nền tảng xã hội của mình. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu nhất trong cuộc cách mạng KH&CN. Đây chính là nền móng tạo tiền đề cho sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ của quốc gia trẻ tuổi này. Nước Mỹ đã có những bước tiến ngoạn mục, trở thành một nền kinh tế tư bản phát triển điển hình, một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến những biến chuyển lớn lao: Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Yalta giải thể, một kỷ nguyên mới đã mở ra làm đảo lộn những tiêu chí chính yếu về chính trị, quân sự, kinh tế trong sức mạnh của một quốc gia. Quân sự không còn là tiêu chí đơn thuần nữa mà cơ sở của sức mạnh đã trở nên đa dạng hơn: từ nay phải thêm vào con số trọng lượng và vũ khí những thành tựu kinh tế, những tiềm lực khoa học kỹ thuật, khả năng cách tân (đổi mới) trong tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là sự chinh phục lãnh thổ đã phải nhường chỗ cho sự chinh phục các thị trường và các công nghệ mới. Do vậy, giành ưu thế KH&CN trong một số lĩnh vực then chốt nhất định sẽ tạo ra cho lực lượng nắm được ưu thế này vị trí chi phối trên vũ đài quốc tế. Những công nghệ mới ra đời tạo nên một nhân tố phi thường của quyền lực và sự làm chủ các công nghệ này từ nay có thể xem là có ý nghĩa quyết định đối với vị thế của một cường quốc cũng như khả năng triển khai sức mạnh quân sự trên quy mô hành tinh.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí