Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


NGUYỄN HOÀNG MƯỜI


CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH HẢI DƯƠNG)


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60 34 04 12


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện bản luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học Cô giáo, TS Nguyễn Thị Thu, nguyên Phó ban Chính sách Đầu tư tài chính KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Khoa học quản lý, Ban quản lý Đào tạo, Khoa Khoa học Quản lý của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Cục thuế tỉnh Hải Dương, Sở Kế hoạch Đầu Tư tỉnh Hải Dương, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng và các cán bộ, lãnh đạo, các doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh Hải Dương nơi tôi đến điều tra đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên.

Tôi xin cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

Tác giả luận văn


Nguyễn Hoàng Mười


1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

PHẦN MỞ ĐẦU 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 12

1.1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ 12

1.1.1. Khái niệm công nghệ 12

1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ 14

1.1.3. Vai trò của đổi mới công nghệ 14

1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 15

1.2.1. Khái niệm 15

1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 17

1.2.3. Đặc điểm của DNNVV 19

1.3. Vai trò của tài chính đối với đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa 21

1.4. Chính sách thu hút tài chính để đổi mới công nghệ 22

1.4.1. Khái niệm chính sách 22

1.4.2. Chính sách thu hút tài chính để đổi mới công nghệ 22

Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HẢI DƯƠNG 35

2.1. Thực trạng công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ ở các DNNVV của tỉnh Hải Dương 35

2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hải Dương 35

2.1.2 Thực trạng công nghệ của các DNNVV của tỉnh Hải Dương 38

2.1.3 Hoạt động đổi mới công nghệ 41

2.2 Thực trạng huy động nguồn tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương 46

2.2.1 Nguồn tài chính từ chính sách khuyến khích các DN đầu tư vào hoạt động KH&CN theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP 46

2.2.2 Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước 47

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả luận văn tháng 6 năm 2016 49

2.2.3. Chính sách thuế cho hoạt động đổi mới công nghệ 49

2.2.4. Nguồn vốn từ dự án, đề tài của các bộ, ngành, tỉnh 51

2.2.5. Nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm 53

2.2.6 Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại 53

2.2.7 Cho thuê tài chính 54

2.3 Thực trạng chính sách tài chính cho đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương 57

2.3.1 Những kết quả đạt được 57

2.3.2. Những hạn chế trong quá trình thực thi chính sách 57

Chương 3: CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG 64

3.1 Định hướng chính sách tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương 64

3.1.1. Xây dựng các hướng ưu tiên đầu tư ĐMCN cho các DNNVV 64

3.1.2. Đa dạng hóa các nguồn tài chính cho DNNVV trong đó có những nguồn tài chính trọng tâm, trọng điểm 64

3.1.3. Tạo cơ chế chính sách khuyến khích DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ 65

3.2 Chính sách huy động tài chính thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương 65

3.2.1. Huy động các nguồn đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ 65

3.2.2. Chính sách tín dụng 66

3.2.3. Chính sách thuế 67

3.2.4. Phát triển ổn định và lành mạnh thị trường chứng khoán 69

3.2.5. Cho thuê tài chính 71

3.2.6. Phát triển thị trường tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển 74

3.2.7. Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 75

3.2.8. Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư đổi mới công nghệ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm 76

3.2.9. Phát huy vai trò của hiệp hội DNNVV trong thực hiện các chính sách tài chính ĐMCN 78

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

ĐMCN

Đổi mới công nghệ

NSNN

Ngân sách nhà nước

CTTC

Cho thuê tài chính

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CN

Công nghệ

BCH

Ban chấp hành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) - 1


2015.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.0: Doanh nghiệp phân bố theo ngành kinh tế ở Hải Dương năm


Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ của các yếu tố vật

chất của sản xuất.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ về tổ chức và quản lý sản xuất.

Bảng 2.3: Chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ về hiệu quả của sản xuất Bảng 2.4: Đánh giá sự cần thiết phải đổi mới công nghệ trong các doanh

nghiệp khảo sát.

Bảng 2.5: Số lượng DN khảo sát tiến hành các hoạt động ĐMCN.

Bảng 2.6: Đầu tư tài chính cho ĐMCN trong 5 năm qua của các DNNVV khảo sát.

Bảng 2.7: Phương thức thực hiện ĐMCN của các doanh nghiệp khảo sát. Bảng 2.8: Đa dạng hóa và đổi mới.

Bảng 2.9: Việc tiếp cận vốn từ các chương trình KH&CN cấp nhà nước của các DNNVV khảo sát ở tỉnh Hải Dương.

Bảng 2.10. Các DNNVV khảo sát đã tiếp cận được nguồn tài chính từ dự án cấp tỉnh về phát triển KH&CN từ năm 2010 - 2015.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường… Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ. Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh.

Trong nhiều năm qua, những doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới công nghệ nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như đất nước. Tuy nhiên, rào cản chính của họ vẫn là chưa chủ động huy động được nguồn lực tài chính từ các kênh khác nhau để đầu tư cho công nghệ. Do vậy, việc tìm ra những biện pháp nhằm thu hút nguồn lực tài chính để đối mới công nghệ đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hải Dương có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hải Dương” làm vấn đề nghiên cứu của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí