Chính Sách Đối Ngoại Linh Hoạt, Thực Dụng


nguyên tắc công bằng, cùng có lợi và có chung trọng trách cũng như ủng hộ hòa bình, ổn định, an ninh và phồn thịnh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Liên bang Nga và ASEAN bày tỏ quyết tâm chung mở rộng quan hệ đối thoại cùng có lợi trên tất cả các phương diện và ở mọi cấp độ [12, tr. 56].”

Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất Nga - ASEAN, Tổng thống Nga đã phát biểu: “Quan hệ đối tác của chúng ta đã được thử thách qua thời gian. Hết năm này qua năm khác, sự phối hợp hành động Nga - ASEAN càng trở thành yếu tố có nhiều ảnh hưởng hơn trong việc hình thành hệ thống an ninh và quan hệ đối tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy sự phối hợp các nỗ lực trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương khác. Nga sẵn sàng góp phần của mình vào các hoạt động của cộng đồng ở tất cả các hướng then chốt” [45, tr. 5].

Mặc dù, quan hệ Nga - ASEAN tuy không được đặt trong vị trí ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của cả hai bên, nhưng ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định an ninh chính trị trong khu vực và trên phạm vi thế giới.


iv. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam


Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga hiện nay chính là sự tiếp nối mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây. Mối quan hệ này trong quá khứ cũng đã có nhiều thăng trầm, biến động. Nhưng giờ đây, khi cả hai nước đều bước sang thời kỳ mới thì mối quan hệ này vẫn đang diễn ra theo những chiều hướng tích cực. Quan hệ hai nước chuyển sang thành đối tác chiến lược, là bạn hàng trong hợp tác kinh tế.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc phát triển quan hệ đa phương là rất cần thiết, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành ngoại giao mỗi nước. Đối với Việt Nam, phát triển quan hệ với Nga tạo điều kiện tiếp cận thị trường Đông Âu và các nước thuộc SNG cũ. Còn đối với Nga, Việt Nam chính là cầu nối giúp Nga tăng cường quan hệ với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Do vậy, V.Putin xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là củng cố tình hữu nghị truyền thống với Việt Nam. Đúng như lời Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện nghiên cứu chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương đã khẳng định: “Nước Nga đang cố gắng khẳng định vị thế của mình trên thế giới và tạo ra uy tín như một cường quốc. Một phần của chiến lược đó mà ông V.Putin thực hiện là nước Nga


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

đã tái đàm phán quan hệ đối tác với Trung Quốc tương tự như với Việt Nam. Trong khu vực Đông Nam Á, Nga đã có sự hiện diện ở Việt Nam. Việt Nam là người đối thoại của Nga ở ASEAN [22, tr. 305].”

Tháng 9 năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm chính thức Nga. Hai bên đã có các cuộc hội đàm trong khuôn khổ hợp tác song phương. Qua đó, hai bên đã ký các hiệp định liên chính phủ về giải quyết nợ của Việt Nam vay trước đây, về hợp tác liên khu vực, về hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ cây trồng.

Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga dưới thời tổng thống V.Putin - 7

Mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã được đem lại nguồn sinh khí mới với chuyến thăm chính thức của Tổng thống V.Putin tới Việt Nam từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 2 tháng 3 năm 2001. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của nhà lãnh đạo cấp cao nhất Liên bang Nga. Trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng thống V.Putin đã khẳng định: “Việc phát triển mối quan hệ trên tất cả các mặt với Việt Nam được chúng tôi coi là một trong những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga ở Châu Á” [61]. Trong chuyến thăm lịch sử này, hai bên đã ký nhiều văn bản và Hiệp định quan trọng, trong đó có văn kiện “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga”. Tổng thống V.Putin còn khẳng định: “Ở nước Nga, Việt Nam được nhìn nhận không phải chỉ là đối tác chiến lược rất quan trọng ở Đông Nam Á mà còn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”.

Trong cả chuyến thăm, V.Putin đã có nhiều cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Cả hai bên đều nhất trí rằng, các quan hệ thương mại, đầu tư, khoa học, giáo dục và quốc phòng đã có bước phát triển mới nhưng hoàn toàn chưa phản ánh được tiềm năng to lớn của hai nước và chưa ngang tầm với quan hệ ngoại giao. Hai nước đã ký kết được nhiều Hiệp định mới thay cho các Hiệp định cũ đã ký từ thời Liên Xô nhưng như thế vẫn chưa đủ và chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Hai nước đã thoả thuận được phương thức giải quyết vấn đề nợ của Việt Nam. Nga đã xoá 85% số nợ cho Việt Nam, còn lại 1,7 tỷ USD sẽ được thanh toán bằng hàng hoá và vốn đầu tư của Việt Nam vào các dự án liên quốc gia lớn trong đó có dự án khai thác dầu khí. Hai bên cũng đã ký được nhiều hợp đồng thương mại lớn.

Từ ngày 26 đến 28 tháng 3 năm 2002, Chủ tịch chính phủ Liên bang Nga M. M. Kasiyanov thăm chính thức Hà Nội. Hai bên đã ký một loạt các hiệp định liên chính phủ và


liên ngành, cụ thể là về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, khí tượng thủy văn, y tế và y học,...

Tháng 10 năm 2002, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng đã có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga. Tổng bí thư khẳng định: “Từ lâu, nhân dân hai nước chúng ta đã gắn bó chặt chẽ với nhau bởi mối tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp về nhiều mặt. Mối quan hệ thắm thiết đó được thử thách qua nhiều thập kỷ, trở thành tài sản quý báu và là nhân tố vô cùng quan trọng để tiếp tục đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới” [4, tr. 313]. Riêng năm 2006, phía Nga đã có hai chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng M.Fradkov (tháng 2 năm 2006) và của Tổng thống V.Putin (tháng 11 năm 2006). Phía Việt Nam có Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thăm Nga (tháng 9 năm 2006).

Trong chuyến thăm gần đây nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nga từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 9 năm 2007, hai bên đã ra Thông cáo chung nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ký ngày 16 tháng 6 năm 1994 và Tuyên bố chung về đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ký ngày 01 tháng 3 năm 2001. Việt Nam và Nga bày tỏ quyết tâm tiếp tục tăng cường và mở rộng việc phối hợp trên cơ sở lâu dài trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, khoa học

- kỹ thuật, kỹ thuật - quân sự, văn hóa và giáo dục trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, đáp ứng lợi ích của hai dân tộc, vì sự phát triển và thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Chính phủ hai nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý cho quan hệ hợp tác phù hợp với đòi hỏi thời đại và lợi ích của hai bên.

Đặc biệt, ngày 8 tháng 3 năm 2007, ông P.S.Eduardovich, trợ lý đối ngoại của V.Putin đã trực tiếp trao tận tay cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bản dự thảo “Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa Liên bang Nga và Việt Nam”. Phía Nga trước sau vẫn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt, luôn tin tưởng với quyết tâm và nỗ lực chung của lãnh đạo hai nước.

Rõ ràng, bước vào thế kỷ XXI, hai nước đã dựa trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy lẫn nhau, xây dựng và hoạt động chính sách đối ngoại hướng về nhau, coi trọng vai trò, vị trí của nhau hơn so với thời kỳ trước, các quan điểm gần nhau hơn trong các vấn đề quốc tế, khu vực, phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn Liên Hợp quốc, đa phương và song phương.


Như vậy, sau thời kỳ ngưng trệ do hậu quả của việc Liên Xô tan rã, quan hệ hai nước dần phục hồi và có những bước phát triển mạnh mẽ. Những thành tựu mà nhân dân hai nước đạt được trong công cuộc đổi mới và cải cách ở mỗi nước, kinh nghiệm quý báu trong nhiều thập kỷ hợp tác chặt chẽ, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam cũng như chính sách thực tế, linh hoạt của chính quyền Nga hiện nay là những yếu tố cơ bản thúc đẩy quan hệ Việt - Nga trong những năm qua và trong thời gian tới.


2.2.3. Chính sách đối ngoại linh hoạt, thực dụng


Ngoài đặc tính cân bằng, chính sách đối ngoại của Tổng thống V.Putin còn có một đặc tính khác, đó là tính linh hoạt và chủ nghĩa thực dụng. Và V.Putin cũng không hề giấu giếm tính thực dụng này. Theo ông: “một mặt, chúng ta phải từ bỏ những tham vọng đế chế, mặt khác, phải hiểu rằng chúng ta là ai và đang ở đâu; lợi ích quốc gia của chúng ta ở đâu, giải thích rõ về chúng và đấu tranh giành lấy chúng” [20, tr. 258]. Chúng ta nhận thấy rõ đặc điểm này qua sự chuyển hướng của chính sách đối ngoại mà Tổng thống V.Putin áp dụng trước và sau ngày xảy ra sự kiện 11-9.

* Trước sự kiện 11-9:


Trong giai đoạn trước sự kiện 11- 9, có thể thấy V.Putin đã thực thi một chính sách đối ngoại đa phương và khá độc lập, có những lúc, những trường hợp còn khá cứng rắn. Vẫn là chính sách đối ngoại “định hướng Âu - Á” với sự ưu tiên hàng đầu là các nước SNG, Tổng thống V.Putin đã thực hiện một loạt chuyến thăm và làm việc chính thức cũng như không chính thức tại các nước SNG, các nước Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc,... Tổng thống V.Putin cũng quyết tâm đưa quan hệ bạn bè truyền thống với các nước như Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, CuBa, Việt Nam lên tầm cao mới về chất, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại bằng việc thực hiện các chuyến thăm chính thức tại ba nước này sau hàng thập niên không có chuyến thăm cấp cao nào của người đứng đầu Nhà nước Liên Xô và Liên bang Nga tới đó. Đặc biệt, trong quan hệ với Mỹ, V.Putin vừa tiếp tục theo đuổi mục tiêu trở thành đối tác tin cậy với Mỹ, vừa chứng tỏ tính độc lập của nền ngoại giao Nga trước chính sách đối ngoại bá quyền, đơn phương của Mỹ.


Khi V.Putin lên nắm chính quyền cũng là lúc quan hệ Nga - Mỹ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Cả hai đều muốn khẳng định vai trò cường quốc của mình. Thách thức nghiêm trọng nhất mà V.Putin gặp phải đó là việc Mỹ gấp rút nghiên cứu chế tạo Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD). Tháng 7 năm 1999, Tổng thống Mỹ B.Clinton bất chấp Hiệp ước Liên Xô và Mỹ ký năm 1972 về Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (ABM), đã ký dự thảo về luật xây dựng NMD hoàn toàn đi ngược lại Hiệp ước này. Theo Nga, hành động này của Mỹ là một bộ phận cấu thành quan trọng của ý đồ xây dựng thế giới đơn cực của Mỹ, điều này tất yếu sẽ phá vỡ sự ổn định chiến lược quốc tế, làm tăng tính nguy hiểm của tình hình quốc tế, khiến cho an ninh quốc gia của Nga bị đe dọa. Ngăn chặn hành động này của Mỹ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất của chính sách đối ngoại Nga. Tổng thống V.Putin bày tỏ quan điểm, nếu Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia thì Nga sẽ phế bỏ mọi Hiệp ước kiểm soát quân sự trong đó có cả “Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giai đoạn hai Nga - Mỹ”.

Bên cạnh đó là vấn đề Chechnya. Mỹ đã lấy cớ “nhân quyền” và không ngừng phê phán chính sách Chechnya của Nga. Tháng 2 năm 2000, quan chức cao cấp phụ trách nhân quyền và dân tị nạn của chính phủ Mỹ đã tiếp Basaev- Phó chủ tịch nghị viện nước Cộng hoà Chechnya tại Washington. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Mỹ đã “có những bước đi không hữu nghị với Nga” và “tuyệt đối không thể chấp nhận được”. Và thời điểm nay, Mỹ cũng đưa ra “Báo cáo nhân quyền của một số nước”, chỉ trích hành động quân sự của Nga tại Chechnya đã xâm phạm nhân quyền. Đáp lại, Nga ra thông cáo phê phán Mỹ “không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Nga”.

Căng thẳng giữa Nga và Mỹ còn thể hiện rõ trong việc tranh giành ảnh hưởng đối với các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập. Lợi dụng sự giảm sút về kinh tế và mất ổn định về chính trị của Nga, Mỹ đã không ngừng thâm nhập vào khu vực này và tăng dần ảnh hưởng của mình. Bằng biện pháp kinh tế, thông qua các khoản viện trợ, Mỹ tìm cách lôi kéo các quốc gia ở vùng Trung Á và Kavkaz.

Vấn đề NATO mở rộng sang phía Đông, cụ thể là một số nước Đông Âu và ba nước vùng biển Ban-tich, cũng là một trong những căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Mỹ thì tích cực ủng hộ còn Nga thì bị đặt trước tình thế bị đe doạ, bao vây nên Nga phản đối kịch liệt. Theo V.Putin, khi NATO vượt qua biên giới của Liên Xô cũ sẽ dẫn đến xuất hiện một


cục diện hoàn toàn mới đối với cả Nga và Châu Âu và “sẽ có hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với toàn bộ hệ thống an ninh và lục địa Châu Âu” [70].

Ngoài ra, sau khi lên nắm quyền để bảo vệ lợi ích quốc gia, V.Putin còn khôi phục hoặc tăng cường quan hệ với các nước mà Mỹ không ưa thích như Triều Tiên, Cuba, Libi. Nga cũng công khai nối lại việc bán vũ khí và kỹ thuật quân sự cho Iran, giúp Iran xây dựng nhà máy điện nguyên tử, tiếp tục cùng Iran tiến hành hợp tác về mặt sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình. Đối với Iraq, Nga nhiều lần tuyên bố lập trường yêu cầu cộng đồng quốc tế mau chóng huỷ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iraq, yêu cầu Mỹ, Anh lập tức huỷ bỏ vùng cấm bay bất hợp pháp ở Iraq và ngừng ném bom Iraq. Tất cả càng làm gia tăng hơn nữa sự bất mãn của Mỹ và quan hệ Nga - Mỹ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Về phía Mỹ, cũng có một số hành động của chính quyền mới làm hằn sâu thêm căng thẳng giữa hai nước. Sau khi chính thức lên nắm chính quyền từ đầu năm 2001, Tổng thống Mỹ G.Bush đã thực thi một loạt chính sách, hành động đối ngoại làm rạn nứt quan hệ với các đối tác, trong đó có việc trục xuất 50 nhà ngoại giao Nga mà Mỹ cho là hoạt động gián điệp trên đất Mỹ. Còn Nga “ăn miếng trả miếng” cũng trục xuất đúng 50 nhà ngoại giao Mỹ.

Những động thái đó khiến thế giới phải lo sợ về khả năng một “cuộc chiến tranh lạnh” mới sắp diễn ra.


* Sau sự kiện 11-9:


Ngày 11 tháng 9 năm 2001, cả thế giới dường như rung chuyển bởi vụ tấn công khủng bố vào toà tháp đôi cao chọc trời của Mỹ. Sự kiện này đã giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống an ninh của Mỹ nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Thế giới bị đặt trước mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố. Các mối quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của các nước cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Đặc biệt, đối với nước Nga, sự kiện 11-9 đã trở thành mốc đánh dấu bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Nga và của Tổng thống V.Putin. Ông nhận ra rằng muốn trở thành cường quốc thế giới thực sự, Nga phải hội nhập toàn diện với các nước phương Tây chứ không phải là chống lại họ. Điều này thì những người tiền nhiệm của ông, như M.Goocbachốp, B.Elsin cũng đã từng làm. Nhưng cả hai vị này, đều quá ảo tưởng trông chờ vào lòng tốt và sự giúp đỡ từ phương Tây. Và điều đó đã làm


cho phương Tây xa lánh, kiềm chế và ngăn chặn ảnh hưởng của Nga. Sự kiện 11-9 được coi là một cơ hội tốt để nước Nga tìm lại được chính mình.

Sau sự kiện 11-9, Tổng thống V.Putin đã có hàng loạt những hành động tích cực. V.Putin là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gọi điện cho Tổng thống Mỹ G.Bush để bày tỏ lời chia buồn và cảm thông. Nga ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, cung cấp hành lang bay và thông tin bay cho cuộc tiến công vào Afghanistan của Mỹ. V.Putin chấp nhận việc quân đội Mỹ hiện diện ở Trung Á và Kavkaz, rút quân đội Nga khỏi các căn cứ quân sự của Liên Xô ở các nước đồng minh cũ như ở Cam Ranh của Việt Nam và các căn cứ quân sự ở CuBa... Những sự kiện này chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Và nó chứng tỏ cho chúng ta thấy có sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của V.Putin.

Trước khi xảy ra sự kiện 11-9, quan hệ Nga - Mỹ đã từng có thời gian căng thẳng, thậm chí nhiều người còn lo ngại một cuộc chiến tranh lạnh mới lại sắp bắt đầu. Nhưng với những hành động trên của V.Putin chứng tỏ cho chúng ta thấy có sự chuyển hướng, sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của ông. V.Putin đã sẵn sàng vừa ủng hộ Mỹ vừa nhượng bộ Mỹ và phương Tây để đổi lấy những gì mà nước Nga cần. Những hành động trên cũng nhằm chứng tỏ cho thế giới thấy Nga là một nước lớn, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực quân sự, an ninh, và Nga sẽ là một đồng minh tin cậy của các nước phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố. Sự chuyển hướng này một phần nguyên nhân là do sự kiện 11-9, nhưng phần khác đó cũng là mong muốn lâu dài của B.Elsin và V.Putin. Cả B.Elsin và V.Putin đều muốn hồi sinh lại vị thế cường quốc của Liên Xô trước đây nhưng chưa tìm được hướng đi đúng đắn.

Còn đối với vấn đề NATO mở rộng sang phía Đông, Nga luôn kiên trì thái độ phản đối. Sau khi lên nắm chính quyền, V.Putin cũng không thay đổi lập trường này. Ngày 23 tháng 5 năm 2001, Duma quốc gia Nga đã thông qua Nghị quyết phản đối NATO mở rộng sang phía Đông. Nga coi việc NATO mở rộng là thách thức lớn nhất đe doạ lợi ích an ninh chiến lược của mình. Đồng thời, Nga cũng muốn bảo vệ địa vị nước lớn, muốn tranh giành quyền chủ đạo trong các vấn đề an ninh với Mỹ và Tây Âu. Nhưng phải sau sự kiện 11-9, V.Putin mới chuyển biến thái độ phản đối mạnh mẽ.

Tháng 10 năm 2001, V.Putin bày tỏ với giới báo chí rằng Nga hy vọng NATO có sự chuyển biến, trở thành một tổ chức “càng có tính chính trị hơn”. Nếu như NATO có sự thay đổi như vậy, Nga sẽ xem xét lại lập trường của mình. V.Putin nhấn mạnh, nếu như


Nga cũng bị đưa vào trong tiến trình chính trị hóa này thì Nga sẽ “tự nhiên thay đổi lập trường của mình đối với việc NATO mở rộng sang phía Đông”. Rõ ràng, V.Putin đã nhận thấy, với tình hình hiện nay của nước Nga thì không thể ngăn cản được xu thế mở rộng của NATO. Hơn nữa, Nga muốn hội nhập Châu Âu thì trước tiên phải có quan hệ tốt với hai tổ chức EU và NATO. Do đó, tốt nhất là Nga nên nâng cao quan hệ đối tác với NATO hơn là một mực phản đối. Giờ đây, nhân sự kiện 11-9 với cái cớ là cùng chung tay chống chủ nghĩa khủng bố, V.Putin đã nhanh chóng xích lại gần được với phương Tây và với Mỹ. Xích lại gần Mỹ và phương Tây là lựa chọn lịch sử và là chiến lược của nước Nga. Chỉ có hòa nhập với phương Tây, trở thành đối tác quan trọng của phương Tây, Nga mới có thể tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi, để từ đó phục hồi và hiện đại hóa nền kinh tế trong nước. Vì thế, V.Putin không còn nhấn mạnh vị trí khôi phục địa vị nước lớn cho Liên bang Nga, cố gắng hạ thấp tiếng nói của Nga trong cộng đồng quốc tế, đồng thời có những nhượng bộ thích hợp trong một số vấn đề quan trọng để tạo được niềm tin với Mỹ, tránh trừng phạt, tăng viện trợ, tăng khoản vay và vốn đầu tư, được quyền bình đẳng tham gia hoạt động thị trường như các nước khác,...

Kết quả mà V.Putin mong muốn sau những sự nhượng bộ đó là thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước. Tư tưởng mới trong chính sách ngoại giao của V.Putin và Liên bang Nga là phải xuất phát từ lợi ích dân tộc để hoạch định chính sách đối ngoại, mục tiêu trong nước cao hơn mục tiêu ngoài nước, địa vị của nước Nga trên thế giới được quyết định trực tiếp bởi việc liệu có thể giải quyết thuận lợi các vấn đề trong nước hay không?

Như vậy, bằng những con đường, những sự lựa chọn khác nhau nhưng tựu chung lại đều vì một mục đích duy nhất, khôi phục và phát triển nền kinh tế. Bởi sức mạnh kinh tế sẽ quyết định vị thế và vai trò của quốc gia trong các mối quan hệ quốc tế. Và thực tế cho thấy, mặc dù phải bất đắc dĩ làm một số việc nhưng V.Putin đã tạo ra được môi trường quốc tế lành mạnh không có tấn công và trừng phạt cho nước Nga. Tất cả những việc ông làm và hành động đều vị lợi ích và quyền lợi của nước Nga.

Sự kiện 11-9 đã tạo ra một bước ngoặt trong đường lối phát triển của Liên bang Nga. Nước Nga từ chỗ là “một vị khách” của phương Tây, là “đối thủ chính” để kiềm chế và công kích của Mỹ đã trở thành “đối tác chiến lược” và “đồng minh tin cậy” của Mỹ, tham gia một cách đầy đủ vào các hoạt động của phương Tây. Tất cả là nhờ đường lối xích lại gần phương Tây và Mỹ của V.Putin. Tổng thống V.Putin đã khẳng định: “Sự lựa chọn

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí