Chính Sách Đối Ngoại Của Nga Đối Với Ấn Độ


Quan hệ Nga - Trung Quốc là quan hệ giữa hai cường quốc trên thế giới, là nhân tố quan trọng trong nền chính trị quốc tế. Mỗi sự thay đổi trong chính sách của hai nước đều ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện chính trị và quan hệ kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới.

Quan hệ này đã trải qua nhiều thăng trầm và biến động. Trong giai đoạn 1950 – 1956, hai nước đã từng là những người đồng chí cùng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn tiếp theo của thập niên 60 - 80, họ đã xem nhau như kẻ thù, tìm mọi cách ngăn chặn ảnh hưởng của nhau ở phạm vi khu vực và toàn cầu. Nhưng dưới thời V.Putin mọi chuyện đã thay đổi. Theo chính sách đối ngoại mới của V.Putin, một trong những ưu tiên chính của Nga ở khu vực Châu Á đó là phát triển quan hệ hợp tác toàn diện và tích cực với người láng giềng Trung Quốc. Là hai quốc gia lớn, có vị trí địa lý liền kề nhau, đều cùng là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, hai bên Trung - Nga “lấy lợi ích chiến lược chung làm đầu mối, lấy toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm hướng đi chính, lấy tin cậy chính trị cao độ và cơ chế hợp tác kiện toàn làm bảo đảm” [13, tr. 351].

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang nổi lên như là một cường quốc không chỉ trong khu vực mà cả trên phạm vị toàn cầu. Trung Quốc được mệnh danh là “người khổng lồ thức dậy” với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng trung bình từ 8-9%/ năm, tính từ năm 2000 đến nay.

Còn Nga đang trên con đường xác lập vị thế cường quốc của mình, nên Nga cần phát triển hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế nhằm phục vụ mục tiêu ổn định và khôi phục nền kinh tế quốc gia.

Về phía Trung Quốc, Trung Quốc đang rất cần kho vũ khí và nguồn năng lượng của Nga, đặc biệt là nguồn dầu mỏ để phục vụ nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ nhanh của mình. Quan hệ với Nga, Trung Quốc có thêm cơ hội khai thác thị trường đầy tiềm năng này.

Thêm vào đó, Nga và Trung Quốc có quan điểm trùng hợp hoặc tương đồng trong các vấn đề quốc tế nóng bỏng. Hai bên nhất trí quan điểm trong việc xây dựng một thế giới đa cực, không chấp nhận một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ xây dựng.

Sự xích lại gần nhau và thiết lập quan hệ “đối tác đặc biệt”, sự phối hợp hành động giữa Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng thêm thế và lực của từng nước trên trường quốc tế.


Quan hệ đối tác chặt chẽ với Trung Quốc làm tăng sự hiện diện và ảnh hưởng của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tạo vị thế có lợi hơn cho Nga trong quan hệ với các đối tác khác. Với những lợi ích chiến lược như vậy nên Trung Quốc tiếp tục chiếm vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Nga ở Châu Á - Thái Bình Dương, là đối tác quan trọng nhất của Nga ở phía Đông. V.Putin khẳng định: “sẽ kiên định bất di bất dịch tuân theo nhận thức chung đạt được giữa Tổng thống B.Elsin và Chủ tịch Giang Trạch Dân, dốc sức vào phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong đó bao gồm cả chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, quân sự” [12, tr. 347].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Với chiến lược đối ngoại đó, hai bên đã tiến hành các cuộc gặp gỡ cấp cao và cùng nhau ký nhiều hiệp ước quan trọng.

Ngày 1 tháng 3 năm 2000, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền đang ở thăm Nga, V.Putin bày tỏ ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, ủng hộ Trung Quốc thực hiện toàn vẹn lãnh thổ. Và cho rằng, thế giới đang phát triển theo hướng đa cực hoá, lãnh đạo hai nước đều ủng hộ xu thế này, phía Nga muốn cùng phía Trung Quốc tiến hành hợp tác chặt chẽ thúc đẩy tiến trình này.

Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga dưới thời tổng thống V.Putin - 6

Từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 7 năm 2000, V.Putin đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, V.Putin đã chỉ rõ: “Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga, phát triển quan hệ với Trung Quốc là một trong những hướng ưu tiên chính của chính sách đối ngoại của Nga” [12, tr. 348]. Hai bên đã ký kết “Tuyên bố Bắc Kinh Nga - Trung Quốc” và “Tuyên bố chung Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Tổng thống Liên bang Nga về vấn đề chống tên lửa đạn đạo”. Hai bên đã trình bày rõ lập trường chống chủ nghĩa bá quyền, chính trị cường quyền và hành vi nhằm sửa đổi chuẩn mực quốc tế, dùng vũ lực gây sức ép hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia có chủ quyền, chủ trương xây dựng một trật tự quốc tế công bằng hợp lý, thúc đẩy thế giới phát triển theo hướng đa cực hóa. Trung Quốc và Nga cũng bày tỏ quan điểm phản đối việc Mỹ xây dựng kế hoạch phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia, cho rằng đó là sự phá hoại ổn định chiến lược toàn cầu.

Từ ngày 15 đến 18 tháng 7 năm 2001, nhận lời mời của Tổng thống V.Putin, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã sang thăm Liên bang Nga. Hai bên đã ký một văn kiện lịch sử “Hiệp ước láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác Nga- Trung Quốc” với 25 điều, bao hàm tất cả các lĩnh vực của quan hệ song phương và ra “Tuyên bố chung Nga - Trung


Quốc”. Hiệp ước xác định lại quan hệ hai bên mãi mãi là láng giềng tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt bằng hình thức pháp luật, đặt nền tảng pháp luật chắc chắn cho Nga - Trung Quốc phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị.

Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 12 năm 2002, Tổng thống V. Putin đã có chuyến thăm lần thứ hai tới Trung Quốc. Lần này, hai bên đã tăng cường và đi sâu vào quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước, tiếp tục hợp tác trên mặt trận chống chủ nghĩa khủng bố, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước. Hai nước cũng đã ký với nhau một loạt các quyết định mang tính đột phá, trước hết là việc ký Hiệp định về hai khu vực còn đang tranh cãi của đường biên giới Nga - Trung và kết quả của các cuộc hội đàm song phương về việc Nga gia nhập WTO.

Tháng 6 năm 2003, Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã có chuyến thăm Nga. Trong chuyến thăm này, V.Putin đã khẳng định:“Quan hệ Trung Nga đã đạt tới mức cao nhất chưa từng có” [2, tr. 23].

Tháng 5 năm 2005, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có chuyến thăm Nga lần thứ hai. Trong cuộc gặp này, hai bên đã ký Tuyên bố chung về chương trình phối hợp hành động nhằm chống lại chiến lược toàn cầu và khu vực của Mỹ.

Gần đây nhất, tháng 3 năm 2006, V.Putin có chuyến thăm lần thứ ba tới Trung Quốc. Và tại đây, ông đã tuyên bố: “Quan hệ Nga - Trung là điều kiện quan trọng cho nền hòa bình trên toàn thế giới. Nước Nga rất coi trọng mối quan hệ này và tiếp tục phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc”[61].

Như vậy, với sự điều chỉnh chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình, nước Nga đang từng bước tăng cường hơn nữa quan hệ với Trung Quốc. Và có thể khẳng định, quan hệ Nga - Trung hiện nay đang trong giai đoạn phát triển nhất. Hai bên đã có mối quan hệ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực : an ninh quốc gia, hợp tác quốc tế và hợp tác kinh tế.


ii. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Ấn Độ


Ấn Độ được xem là đồng minh truyền thống của Liên Xô và bây giờ là Liên bang Nga. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Nga và Ấn Độ đã có mối quan hệ bền chặt. Khi Liên Xô tan rã thì cả hai đều cùng phải lo đối phó với những vấn đề kinh tế trong nước. Nga thì vấp phải sự xuống dốc không phanh, Ấn Độ tìm cách thúc đẩy tăng trưởng bằng việc công bố những chính sách tự kìm hãm nền kinh tế của họ. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp này phần nào đã bị mờ nhạt đi bởi ảnh hưởng của những yếu kém trong nền kinh tế mỗi nước. Nhưng nay thì cả hai đã xuất hiện với một tư thế khác, mạnh mẽ và tự tin hơn nhiều so với thời gian trước.

Nước Nga dưới thời V.Putin đang mở ra một hướng đi mới cho Ấn Độ. Sự phồn thịnh trở lại của nước Nga dưới sự lãnh đạo của V.Putin là một cơ hội tốt cho Ấn Độ. Bởi khi Liên Xô sụp đổ đã kéo theo tất cả những dự định mà Ấn Độ dày công xây dựng. Khi đó, Liên Xô là mẫu hình lý tưởng của Ấn Độ, cung cấp tới 70% trang thiết bị quân sự, là chỗ dựa vững chắc về chính trị và ngoại giao. Nga đã từng bước lấy lại được hình ảnh của một cường quốc như Liên Xô trước đây, còn Ấn Độ thì đang là một nền kinh tế phát triển năng động hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 8% và có khả năng đến năm 2050, Ấn Độ sẽ vượt qua các nước Tây Âu trở thành một trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ấn Độ đang trỗi dậy trở thành một cường quốc. Do vậy, nhu cầu hợp tác giữa hai nước là rất lớn.

Thêm vào đó, Nga và Ấn Độ còn có những điểm song trùng về lợi ích chiến lược lâu dài. Cả hai cùng quan tâm đến hình thái thế giới đa cực mà trong đó các yếu tố cấu thành có thể cân bằng ảnh hưởng lẫn nhau. Nga và Ấn Độ có nhiều vấn đề chung để hợp tác với nhau, đều phải đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của các thế lực Hồi giáo cực đoan ở Tây và Trung Á. Nga và Ấn Độ cùng chia sẻ quan điểm về cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, bạo lực qua biên giới và các hoạt động buôn bán ma tuý.

Ấn Độ luôn luôn nhận được sự ủng hộ nhất quán trong mọi vấn đề từ phía Nga. Nga cũng là nước thành viên chính thức của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đầu tiên ủng hộ Ấn Độ tham gia vào cơ quan này. V.Putin tuyên bố với giới báo chí rằng Ấn Độ là “ứng cử viên thích hợp” cho chiếc ghế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.

Trong các vấn đề như việc NATO mở rộng sang hướng Đông hay vấn đề Kôsôvô thì Nga và Ấn Độ cùng chung quan điểm. Hiện nay, với nền kinh tế phát triển liên tục ở tốc


độ cao, Ấn Độ đang nổi lên như là một tác nhân không thể thiếu trong nền chính trị cũng như kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, nước Nga cũng đang vươn mình trở thành một quốc gia có ảnh hưởng quan trọng trong quan hệ quốc tế.

Cả Nga và Ấn Độ đều coi mối quan hệ của mình là “quan hệ đối tác chiến lược tự nhiên”. Mối quan hệ này được bắt đầu từ năm 2000, trong văn kiện “Chiến lược đối ngoại của Nga”, V.Putin đã nhấn mạnh: “một trong những phương hướng đối ngoại quan trọng nhất của Nga ở Châu Á là phát triển các quan hệ hữu nghị, trước hết là với Trung Quốc và Ấn Độ”.

Nga sẽ tăng cường đối tác truyền thống với Ấn Độ, kể cả trong các vấn đề quốc tế, nhằm góp phần khắc phục những vấn đề còn tồn tại ở Nam Á và củng cố sự ổn định khu vực. Trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 01 tháng 10 năm 2000, V.Putin đã từng khẳng định: “Ấn Độ đóng một trong những vai trò quan trọng nhất trong chính trị thế giới. Nga và Ấn Độ sẽ bổ sung cho nhau một cách tự nhiên trong rất nhiều lĩnh vực” [63]. Họ đã trở thành những đối tác chiến lược của nhau. Họ hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực, nhưng quan trọng nhất là trong lĩnh vực quân sự, năng lượng và kinh tế.

Lĩnh vực quân sự được xem là vấn đề cốt lõi trong quan hệ Nga - Ấn Độ. Nga mong muốn thiết lập quan hệ quân sự chặt chẽ với thị trường lớn và màu mỡ như Ấn Độ, một thế mạnh mà Nga có thể cạnh tranh được với phương Tây và Mỹ. Nga bán cho Ấn Độ các loại vũ khí hiện đại như: máy bay MIG29, SU30, xe tăng T72, T90,...với giá trị thương mại lớn. Ngược lại, Ấn Độ cũng muốn khôi phục lại nguồn cung cấp phụ tùng và thiết bị quân sự từ Nga, vì 60-70% vũ khí và thiết bị quân sự của Ấn Độ đã từng được mua của Liên Xô cũ. Trong lĩnh vực này, hai nước đang chuyển dần mối quan hệ từ người bán kẻ mua sang hình thức liên doanh sản xuất và thương mại hoá sản phẩm nhằm vào các nước thứ ba.

Ngoài hợp tác trong lĩnh vực quân sự ra, Nga và Ấn Độ còn hợp tác với nhau trong vấn đề năng lượng. Nếu như nước Nga giờ đây nhìn nhận Ấn Độ như là một bạn hàng, một đồng minh quan trọng ở Châu Á thì từ phía Ấn Độ tầm quan trọng của Nga còn nằm ở lĩnh vực năng lượng. Là nền kinh tế đang nổi lên mạnh mẽ với hơn 1 tỷ dân, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ hiện là một trong những nước nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt hoá lỏng lớn nhất Châu Á. Đối với Ấn Độ thì nhu cầu về nguồn năng lượng là vô cùng cấp thiết. Đất nước vùng Nam Á này không có nhiều nguồn năng lượng của riêng mình. Tự thân Ấn Độ


không thể đáp ứng được nhu cầu quá lớn của nền kinh tế. Trong vòng 15 năm nữa, nước này sẽ tiêu thụ số lượng dầu mỏ lớn gấp 3 lần mức hiện tại. Nếu không tìm được nguồn cung cấp năng lượng mới, sự trỗi dậy của kinh tế Ấn Độ có thể rơi vào tình trạng bấp bênh. Thủ tướng Ấn Độ cho rằng, vấn đề năng lượng sẽ là một nền tảng mới cho quan hệ song phương Nga - Ấn Độ:“Năng lượng có thể thay đổi cả bản chất mối quan hệ kinh tế giữa hai nước” và khẳng định “Ấn Độ là thị trường cực kỳ tiềm năng cho các nguồn năng lượng xuất khẩu từ Nga” [63].

Quan hệ giữa Nga và Ấn Độ không hề có khúc mắc gì trên cả lĩnh vực chính trị và chiến lược. Hơn thế nữa, giữa hai nước dường như có một sự tin tưởng bền vững lẫn nhau. Nhưng sự tin tưởng thôi vẫn chưa đủ mà chính hợp tác kinh tế mới là chất keo gắn kết hai nước với nhau và từng bước đưa quan hệ hai nước bước lên tầm cao mới.


iii. Chính sách đối ngoại của Nga đối với ASEAN


Đối với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay, Đông Nam Á có vị trí quan trọng trong chiến lược đối ngoại. Với diện tích là 4,5 triệu km2, ASEAN có vị thế địa chiến lược quan trọng, án ngữ tuyến đường biển vận tải từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và tất cả các nước ASEAN (trừ Lào) đều giáp biển và có những hải cảng tầm cỡ quốc tế như : Sigapore, Cam Ranh, Văn Phong (Việt Nam), Subic (Philippines),... [51, tr. 293].

ASEAN là khu vực thương mại tự do tương đối có hiệu quả và nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là thông qua các diễn đàn ARF, ASEM, ASEAN+1, ASEAN+3,... ASEAN còn là tâm điểm của các hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương của nhiều nước phát triển. Hiện nay, Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia đều đã hình thành sáng kiến Hiệp định thương mại tự do song phương với ASEAN. Trong những năm vừa qua, ASEAN là một khu vực phát triển năng động và có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Mức tăng GDP trung bình của ASEAN trong những năm gần đây (trừ thời kỳ khủng hoảng tài chính - tiền tệ) là 6-7%. ASEAN còn là thị trường có dung lượng tương đối lớn, kim ngạch thương mại vào khoảng 1.000 tỷ đôla Mỹ [51, tr. 292].

Các nước ASEAN dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dầu dừa, dầu cọ, mủ và các chế phẩm cao su tự nhiên, thiếc, quặng, crom. Các nước này còn có tiềm năng lớn về sản xuất và xuất khẩu đồng, bôxit, niken, dầu mỏ, khí đốt, gạo, đường, các sản phẩm nhiệt đới, điện tử, hàng tiêu dùng,..


Như vậy, với những lợi thế kể trên, ASEAN đang trở thành tâm điểm của các cuộc cạnh tranh địa - chiến lược giữa các cường quốc khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

ASEAN có vị trí địa lý riêng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Xét về vị trí địa lý, ASEAN không tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ của Nga như khu vực Đông Bắc Á, nhưng xét về địa chiến lược đây là khu vực mà Nga có sự ràng buộc về lợi ích quân sự, an ninh chính trị, kinh tế hàng hải.

Nước Nga dưới thời V.Putin cũng đã đạt được những thành tựu kinh tế nhất định và đang từng bước tìm kiếm địa vị cường quốc của mình. Và để tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Châu Á thì Nga cần thiết phải phát triển quan hệ nhiều mặt với ASEAN, từ đó mở ra cơ hội tham gia vào tiến trình liên kết Đông Á.

Quan hệ với ASEAN, Nga sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực Châu Á. Các nước ASEAN có thể đóng vai trò là điểm tựa, là cầu nối cho triển vọng tăng cường sự có mặt của Nga ở khu vực. Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, ông V.Serafimov nhận định: “Nga coi ASEAN như hạt nhân của các quá trình hội nhập Châu Á - Thái Bình Dương, là một trong những trung tâm có nhiều ảnh hưởng của chính sách thế giới. Vì thế, việc củng cố sự hợp tác với ASEAN là một trong những ưu tiên của chúng tôi ở hướng Châu Á” [45, tr. 3]. Chính sách của Nga trong quan hệ với các nước ASEAN được xây dựng dựa trên nguyên tắc cùng phát triển nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác song phương một cách toàn diện, đồng thời tham gia tích cực vào các cơ chế chính trị và kinh tế của khu vực. Mặc dù, không được xếp vào hàng ưu tiên chính nhưng chính sách đối với Đông Nam Á là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược của Nga. Các nước ASEAN cũng rất đề cao ảnh hưởng của Nga ở khu vực. ASEAN coi hợp tác với Nga như một sự đảm bảo an ninh trong bối cảnh quốc tế mới có nhiều biến động.

Hầu hết các cường quốc đều đã đưa ra những chiến lược đối ngoại của mình với ASEAN, như Mỹ có “Chiến lược Đông Á”, EU có “Chiến lược Đối tác mới với Đông Nam Á”, Trung Quốc có quan hệ “Đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng”, Nhật Bản có quan hệ “Đối tác năng động và bền vững trong thiên niên kỷ mới”, Ấn Độ có chiến lược “Hướng Đông”,... nhằm tăng cường vai trò của mình trong quá trình định hình một trật tự địa chiến lược mới tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Việc Nga tích cực tham gia vào quá trình này bằng một chiến lược đối ngoại mới sẽ giúp Nga hiện thực hóa quá trình


xây dựng một thế giới đa cực, đồng thời khẳng định vị thế cường quốc của mình tại một khu vực địa kinh tế năng động nhất và một khu vực địa chính trị đang biến chuyển nhanh chóng trên thế giới.

Quan hệ Nga - ASEAN bắt đầu phát triển từ những năm cuối của thế kỷ XX, nhưng phải sang những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ này mới có những chuyển biến quan trọng.

Ngày 19 tháng 6 năm 2003, tại Phnôm pênh (Campuchia), ASEAN và Nga đã ký Tuyên bố chung giữa các bộ trưởng ngoại giao về quan hệ đối tác hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại hội nghị ASEAN+1 (PMC+1). Tuyên bố này đã tạo động lực mới để ASEAN và Nga đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh và các lĩnh vực khác.

Đặc biệt, Nga và ASEAN cũng đạt được những bước đi quan trọng khi ký Hiệp định thân thiện và hợp tác (TAC) ngày 29 tháng 11 năm 2004, tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - Nga, tại Viên Chăn (Lào), đây là một trong những định ước pháp lý khu vực cơ bản. Nga là nước thứ hai, sau Trung Quốc, sở hữu vũ khí hạt nhân và là thành viên của Hội đồng Bảo an ký kết Hiệp định thân thiện và hợp tác. Hiệp ước TAC đã đặt nền tảng quan trọng trong hợp tác giữa Nga và ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới. Hai bên cũng ký một Tuyên bố chung về chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế vào tháng 7 năm 2004.

Cùng với hợp tác về an ninh và chính trị, quan hệ kinh tế thương mại Nga - ASEAN cũng không ngừng được củng cố và nâng cao. Hai bên đã hình thành nhóm thực hiện về hợp tác kinh tế và thương mại (ARWGTEC) nhằm tăng cường thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai bên.

Bước ngoặt trong quan hệ giữa Nga và ASEAN là Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN lần thứ nhất năm 2005. Tại Hội nghị này, hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện, Hiệp định liên chính phủ về hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và phát triển, Chương trình hành động tổng thể phát triển hợp tác trong thời kỳ 2005-2015. Ngoài ra, hai bên đã quyết định thiết lập cơ chế tổ chức thường kỳ cuộc họp tham khảo ý kiến quan chức cấp cao (SOM).

Trong bản Tuyên bố chung, Liên bang Nga và ASEAN xác nhận:“Việc tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác đối thoại phải gắn liền với mục tiêu đảm bảo phát triển kinh tế, phát triển bền vững, tiến bộ xã hội và phồn vinh của cả Nga và ASEAN trên cơ sở

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023