Chính Sách Đối Ngoại Của Nga Với Một Số Đối Tác:


bộ máy chính quyền; sự phân hoá về kinh tế, chính trị, xã hội; sự gia tăng tội phạm có tổ chức; chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo cực đoan... Bên cạnh đó là những nguy cơ bên ngoài trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, thông tin, môi trường,.. cũng đe doạ đến an ninh quốc gia và lợi ích cá nhân, xã hội, nhà nước Nga. Thời điểm này, V.Putin cũng đã nhận ra nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố: “vấn đề khủng bố trở nên hết sức căng thẳng, mang tính chất xuyên quốc gia, đe doạ sự ổn định thế giới...”. Từ việc xác định những nguy cơ đối với quốc gia, chiến lược đã chỉ ra các nhiệm vụ để bảo đảm an ninh cho nước Nga, “bảo đảm an ninh cho cá nhân, xã hội và nhà nước, bảo vệ đất nước trước những mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong trong mọi lĩnh vực cuộc sống”. Để thực hiện những nhiệm vụ đó, công tác đối ngoại được đặt lên hàng đầu.

Dựa trên tình hình thế giới và đặc biệt chú trọng đến chính sách đối ngoại của Nga sau chiến tranh lạnh, nước Nga dưới thời V.Putin sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và xây dựng. Chính sách đó dựa trên sự nhất quán và chủ nghĩa thực dụng cùng có lợi. Chính sách đó phải hoàn toàn rõ ràng, có tính đến lợi ích hợp pháp của các nước khác và nhằm tìm kiếm những giải pháp chung.

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga cần nhằm thúc đẩy thực hiện phương châm ngoại giao tích cực. Trước hết, cần củng cố cơ chế quản lý đa phương tiến hành chính trị và kinh tế có tính mấu chốt, tạo điều kiện có lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, bảo đảm ổn định toàn cầu và khu vực, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân Nga sống ở nước ngoài.

Nước Nga cần phát triển quan hệ với các quốc gia thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập theo chuẩn mực luật pháp quốc tế, phát triển tiến trình nhất thể hoá thích ứng với lợi ích của Nga trong phạm vi Cộng đồng các quốc gia độc lập. Phải bảo đảm việc Nga gia nhập cơ cấu kinh tế, chính trị toàn cầu và khu vực với tư cách là một thành viên được hưởng quyền lợi đầy đủ, được hỗ trợ giải quyết xung đột, bao gồm tham gia vào các hoạt động gìn giữ hoà bình mà Liên Hợp quốc, Hội đồng Bảo an và cộng đồng các quốc gia độc lập lãnh đạo.

Nước Nga phải tìm kiếm sự tiến bộ trong lĩnh vực giám sát vũ khí hạt nhân, bảo vệ sự ổn định chiến lược, bảo vệ và tăng cường địa vị của “Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo” ký năm 1972. Thực hiện nghĩa vụ trong lĩnh vực cắt giảm và tiêu huỷ vũ khí giết người hàng loạt và vũ khí thông thường, thi hành biện pháp củng cố sự tín nhiệm và ổn định.


Bảo đảm thực hiện giám sát quốc tế đối với việc xuất khẩu hàng hoá và kỹ thuật, cung cấp dịch vụ quân dụng, sửa đổi hoặc ký kết thoả thuận mới mà pháp luật yêu cầu trong vấn đề hạn chế và cắt giảm quân bị. Mở rộng nghĩa vụ chính trị với biện pháp tăng cường sự tin cậy nhằm thúc đẩy xây dựng khu vực không có vũ khí giết người hàng loạt và triển khai hợp tác quốc tế trên mặt trận tấn công tội phạm quốc tế và chủ nghĩa khủng bố.

Chính sách đối ngoại của V.Putin được xây dựng trên cơ sở của ba nguyên tắc cơ bản sau:

- Đề cao tối đa vai trò của các nhiệm vụ trong nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


- Hợp tác dựa trên chính sách thực tiễn và cân bằng lợi ích.

Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga dưới thời tổng thống V.Putin - 4


- Thực hiện chính sách kinh tế thực dụng, khắc phục đường lối bị lệ thuộc hóa trong quan hệ quốc tế.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc luật pháp quốc tế cơ bản, đặc biệt nêu rõ sự bình đẳng chủ quyền giữa các nhà nước, không sử dụng vũ lực, tôn trọng quyền tự do con người và không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau.


* Nhiệm kỳ II (2004-2008):


Hết nhiệm kỳ thứ nhất, V.Putin đã mang đến những điều kỳ diệu cho nước Nga. Với một chính sách đối ngoại mà mục tiêu là bảo vệ kiên quyết, nhất quán các lợi ích quốc gia của Nga, V.Putin đã bước đầu ổn định được tình hình chính trị, nâng cao được đời sống nhân dân, và đặc biệt đã đưa nền kinh tế từng bước đi vào quỹ đạo phát triển. Với những thành công đó, V.Putin đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai với hơn 70% số phiếu bầu.

Bước vào nhiệm kỳ thứ hai, nước Nga đứng trước bối cảnh quốc tế đầy thách thức khi Mỹ và phương Tây đã hoàn thành xong đợt hai chiến dịch Đông tiến của NATO và EU, kết nạp hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũ và ba nước vùng Ban-tích. Mỹ và phương Tây còn chủ trương triển khai giai đoạn Đông tiến mới nhằm thâm nhập sâu hơn vào khu vực sân sau của Nga qua việc khuếch trương mô hình dân chủ của Mỹ trong


không gian SNG như: hành động cô lập Bêlarút và hậu thuẫn cho cuộc cách mạng màu tại Grudia, Ucraina, Cưrơgưxtan, bạo động tại Udơbêkistan. Mỹ đã thiết lập hai căn cứ quân sự tại Trung Á dưới chiêu bài chống khủng bố quốc tế. Mỹ liên tiếp chỉ trích Nga đi ngược lại tiến trình dân chủ và cải cách kinh tế thị trường. Mỹ cũng tiến hành một loạt những động thái khác nhằm hạ thấp vai trò của Nga đối với các nước thuộc khu vực Đông Âu.

Trong bối cảnh đó, để tạo môi trường quốc tế thuận lợi, Nga tiếp tục thi hành chính sách đối ngoại cân bằng Đông - Tây nhằm thực hiện mục tiêu tiếp theo đã đề ra trong chính sách đối ngoại. Mục tiêu đó là lấy lại hình ảnh, khôi phục địa vị cường quốc cho nước Nga. Tuy nhiên, nước Nga không đặt cho mình bất cứ một nhiệm vụ toàn cầu nào, lại càng không phải là nhiệm vụ ý thức hệ của một siêu cường. Học thuyết mới của Nga là học thuyết về một hệ thống quan hệ quốc tế đa cực, phản ánh một cách thực tế tính nhiều mặt của thế giới hiện đại và sự đa dạng quyền lợi của nó. Nga là một cường quốc Âu-Á, chịu trách nhiệm duy trì an ninh trên thế giới cả ở quy mô toàn cầu và quy mô khu vực. Chính sách đối ngoại của Nga nhằm xây dựng mô hình thế giới đa cực, dựa trên các nguyên tắc:

- Thứ nhất, đề nghị các nước tìm kiếm mô hình thế giới đa cực với sự tham gia của Mỹ, Nga, EU, Trung Quốc, Ấn Độ và các chủ thể khác của nền chính trị thế giới, nếu họ sẵn sàng chịu trách nhiệm nghiêm chỉnh.

- Thứ hai, Nga sẽ tiến hành một chính sách đối ngoại chủ động để người ta buộc phải tính đến Nga trong các vấn đề quốc tế.

- Thứ ba, Nga chọn thương lượng chứ không chọn vũ lực. Thời gian qua ngày càng diễn ra nhiều cuộc xung đột quân sự, bởi vậy, một nguyên tắc tổ chức mới của thế giới phải là thương lượng, tránh dùng bom đạn.

- Thứ tư, cơ quan chính thống có quyền quyết định sử dụng bạo lực vẫn là Liên Hợp quốc, nhất quyết không để NATO nắm quyền đó.

- Thứ năm, không cần phương Tây “lên lớp” về dân chủ và nhân quyền, trong khi chính phương Tây không hề học làm dân chủ và không tôn trọng quyền của các dân tộc khác.

Nước Nga sẽ đáp trả mọi thách thức và đe dọa, từ phản ứng tuỳ tình hình đến các biện pháp chiến lược. Còn trước mối đe dọa chính với lợi ích Nga là sự chi phối của Mỹ trên thế giới, nước Nga có thể sẽ áp dụng “công nghệ kiềm chế năng động”. Nếu mất sự


cân bằng lợi ích hợp lý, Nga sẵn sàng phản ứng cứng rắn, đối đầu với lợi ích của Mỹ ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

Chính sách đối ngoại của Tổng thống V.Putin trong nhiệm kỳ II được định hình rõ qua những bản Thông điệp Liên bang hàng năm đọc trước Quốc hội. Chính sách đối ngoại vẫn dựa trên những nguyên tắc thực dụng, có thể dự đoán và tôn trọng luật pháp quốc tế. Chính sách này chủ trương đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực trên cơ sở phục vụ đường lối đối nội và bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga. Nga tiếp tục đóng vai trò chủ động trong liên kết kinh tế không gian Cộng đồng các quốc gia độc lập, cũng như trên toàn lục địa Á- Âu nói chung, dự định Nga sẽ xây dựng Nhà nước Liên minh Nga - Bêlarút. Nga cũng tiếp tục củng cố các quá trình liên kết trong Cộng đồng Kinh tế Á - Âu, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Một chính khách Nga đã từng nhận xét: Putin là “con người mới trong giới chính trị gia ưu tú”. Ông có điểm mạnh và điểm yếu. Mạnh ở chỗ đối với ông, việc dọn sạch rác rưởi tích tụ trong nhiều năm là việc rất đơn giản. Yếu ở chỗ, các chính khách có liên quan đến những người vừa có quyền, vừa có tiền, vừa muốn giữ quyền và tiền thì lại đối lập với V.Putin. Nhưng với bản lĩnh của mình, V.Putin đã dần loại bỏ những kẻ muốn chống lại con đường hồi phục của nước Nga.‌


2.2. Nội dung của chính sách đối ngoại


2.2.1. Chính sách đối ngoại Định hướng Âu- Á


Chính sách này còn được gọi dưới những tên gọi khác nhau, như là: “ngoại giao hai cánh”, “ngoại giao hai bánh xe”, chính sách cân bằng Đông - Tây...

Có người đã nói nước Nga không phải là một quốc gia. Nó gần như một châu lục. Quả đúng như vậy. Liên bang Nga có vị trí địa lý đặc biệt, nằm vắt ngang hai châu lục Âu và Á, là cầu nối giữa hai nền văn hóa và kinh tế Âu và Á, giữa ba tôn giáo lớn trên thế giới: Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Phật giáo. Nga nằm án ngữ giữa các cường quốc Đại Tây Dương và các cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương. Nga chỉ cách Alasca và Nhật Bản mấy chục hải lý, Nga có chung biên giới với Trung Quốc và Triều Tiên, có mối quan hệ từ lâu với Ấn Độ, với các nước Trung Á, Trung Đông và Cận Đông.


Do vị trí đặc biệt đó, Nga cần phải đồng thời xây dựng và duy trì môi trường xung quanh tốt đẹp, nhằm có lợi cho sự phục hưng của mình. Đặc biệt, đứng trước việc NATO mở rộng sang phía Đông và Mỹ phát triển NMD, Nga đứng trước sự chèn ép toàn diện. Vì thế, Nga cần phải xuất phát từ tính toán chiến lược sâu xa về an ninh quân sự, tích cực phát triển sự hợp tác với Tây Âu, đồng thời tranh thủ phát triển quan hệ với phương Đông, nhằm xây dựng một hậu phương lớn chiến lược ổn định đồng thời cố gắng thúc đẩy hợp tác kinh tế, khai thác thị trường tiềm lực to lớn.

Và trong thời điểm đó, V.Putin đã lấy Cộng đồng các quốc gia độc lập làm điểm tựa để thúc đẩy thực hiện “ngoại giao hai cánh” cân bằng phương Đông và phương Tây.

V.Putin khẳng định ưu tiên số một của Nga là phát triển quan hệ toàn diện với các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập, trong đó chú trọng phát triển Không gian kinh tế thống nhất và Cộng đồng kinh tế Á - Âu. Tiếp đó, Nga đặc biệt chú trọng tăng cường quan hệ với các nước thuộc Liên minh Châu Âu, xúc tiến đối thoại chính trị và quan hệ đối tác với Mỹ, đẩy mạnh quan hệ với các nước thuộc khu vực Châu Á, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN và Việt Nam. Đây là điểm khác biệt lớn giữa V.Putin và người tiền nhiệm của mình. Khi còn đương chức, Tổng thống B. Elsin đã thi hành chính sách đối ngoại thân phương Tây, nghiêng hẳn về phương Tây. Chính sách đối ngoại “định hướng Âu - Á” của V.Putin không có nghĩa là phủ nhận hoặc coi nhẹ quan hệ với Mỹ và phương Tây mà chỉ nhằm khắc phục tính phiến diện, sự ảo tưởng thái quá trong các mối quan hệ này.

V.Putin khẳng định trong quan hệ với Mỹ, ông vừa tiếp tục theo đuổi mục tiêu trở thành đối tác tin cậy với Mỹ, vừa chứng tỏ tính độc lập của mình. V.Putin cũng nâng cao các mối quan hệ bạn bè truyền thống như với Triều Tiên, CuBa và Việt Nam. Tuy thứ tự sắp xếp phương Đông, phương Tây có trước có sau nhưng vị trí của chúng trong nền ngoại giao Nga vẫn gần như nhau. Phương Đông, phương Tây giống như hai cánh của nền ngoại giao Nga, chỉ có hai cánh cùng bay thì mới tự do bay lượn trên vũ đài quốc tế được. Đúng như V.Putin đã chỉ ra: “Đặc điểm của chính sách ngoại giao Nga là tính cân bằng, đây là do vị trí địa chính trị là nước lớn Âu - Á của Nga quyết định”. Sự cân bằng được ví như con đại bàng hai đầu trên quốc huy của Nga, một đầu quay về hướng Đông, một đầu quay về hướng Tây.


Trên thực tế, trong nhiệm kỳ đầu của mình, V.Putin đã thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại trên. Sách lược ngoại giao cụ thể với từng đối tác được V.Putin khẳng định:

- Thứ nhất, hợp tác hơn nữa với Mỹ trong việc hạ thấp vai trò của các nhân tố vũ lực trong quan hệ quốc tế.

- Thứ hai, coi Liên minh Châu Âu là đối tác chính trị kinh tế quan trọng. Quan hệ với các nước Châu Âu là mặt ưu tiên truyền thống của chính sách ngoại giao Liên bang Nga.

- Thứ ba, cho rằng quan hệ với Châu Á là một trong những phương hướng quan trọng và cần phát triển chính sách Châu Á, trong đó tích cực phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.

- Thứ tư, ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Liên bang Nga là bảo đảm hợp tác đa phương và song phương tiến hành với các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia, trọng điểm là phát triển quan hệ láng giềng và quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập.

Đường lối này được đánh giá là tích cực và khôn ngoan. Khi tiến hành đường lối này sẽ không những không lãng phí những nguồn lực của quốc gia mà trái lại nó sẽ tăng cường nguồn lực ngoại giao và các nguồn lực khác của nước Nga. Chính sách đối ngoại của Nga sẽ tiếp tục duy trì theo hướng nỗ lực bảo đảm lợi ích quốc gia bằng các giải pháp hòa bình, tránh đối đầu và tập trung vào việc tìm kiếm đối tác. Chính sách đối ngoại của Nga sẽ là thiết lập quan hệ ổn định, lâu dài với bất cứ nước nào tôn trọng và ủng hộ Nga trong việc xử lý các vấn đề trong nước. Ngược lại, bất cứ ai nếu có ý định can thiệp vào công việc nội bộ và làm lệch hướng phát triển của Nga sẽ được xếp vào hàng đối địch. Chỉ có vị thế và cách xử sự của nước Nga với tư cách là một trong những cường quốc hạt nhân mới có thể đảm bảo những lợi ích kinh tế, lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc của Nga. Chính sách này của V.Putin đã tính đến nhu cầu hiện thực và lợi ích lâu dài cho nước Nga.


2.2.2. Chính sách đối ngoại của Nga với một số đối tác:


Chiến lược đối ngoại của Nga luôn có những điều chỉnh theo hướng vừa ưu tiên, vừa đa dạng hóa, vừa linh hoạt, thực dụng phù hợp với những thay đổi của tình hình trong


nước và cục diện thế giới cũng như mối quan hệ giữa các nước lớn. Tính chất đa phương trong đường lối đối ngoại của Nga đã được Tổng thống V.Putin nhấn mạnh trong Thông điệp Liên bang năm 2002 rằng:“Chúng ta thiết lập quan hệ bình thường với tất cả các nước trên thế giới, tôi muốn nhấn mạnh rằng - với tất cả các nước”. Điều này đã được Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksander Alekseev khẳng định trong buổi trả lời phỏng vấn báo Độc lập của Nga ngày 28 tháng 12 năm 2004: “Không thể có sự phát triển chính sách đối ngoại của Nga sang phía Đông. Đó là điều không lôgic. Một đất nước như nước Nga không thể định hướng sang phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc. Điều đó đi ngược lại lợi ích dân tộc của chúng ta. Nước Nga có chính sách đa phương và chính sách này sẽ được duy trì”[52, tr. 56].

Như vậy, nước Nga sẽ thực hiện một chiến lược đối ngoại cân bằng, đa phương và độc lập trong dài hạn, chắc chắn là bao gồm những thập niên đầu thế kỷ XXI.

Những phương hướng chung trong chính sách đối ngoại của Nga không có gì thay đổi. Ưu tiên số một của Nga là Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG, thứ hai là Châu Âu, Mỹ và tiếp theo là các nước và các tổ chức thuộc khu vực Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN và Việt Nam.


2.2.2.1. Chính sách đối ngoại của Nga đối với SNG


Liên Xô tan rã và thay thế vào đó là Cộng đồng các quốc gia độc lập gồm 12 nước từng là thành viên của Liên bang Xô viết. SNG bao gồm những quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng, tiếp giáp với những vùng nóng trên thế giới, như Trung Á và Đông Âu. Đây là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt, kim loại quý,... nhưng chưa được khai thác nhiều. Với những ưu thế trên, SNG trở thành đích ngắm của nhiều quốc gia, nhiều nước phương Tây để bành trướng ảnh hưởng của mình lên khu vực này, nhất là Mỹ.

Khác với người tiền nhiệm của mình, V.Putin đã nhận ra tầm ảnh hưởng của SNG đối với sự phục hồi nền chính trị, kinh tế và xã hội của nước Nga. V.Putin xác định quan hệ đối tác với SNG là ưu tiên số một trong chính sách đối ngoại của Nga. Trong “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga” được thông qua vào ngày 10 tháng 7 năm 2000, tức là chỉ sau 2 tháng V.Putin chính thức trở thành Tổng thống, ông đã khẳng định:“Hướng ưu tiên khu vực trong chính sách đối ngoại là bảo đảm cân đối giữa sự hợp tác đôi bên và


nhiều bên với các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và nhiệm vụ an ninh quốc gia”.

SNG được coi là “vành đai đệm” chiến lược của Nga. Là quốc gia lớn nhất và mạnh nhất trong SNG, lại cũng đang muốn khôi phục vị thế cường quốc của mình nên Nga buộc phải coi SNG là ưu tiên số một. Nếu Nga tập hợp, đoàn kết được các nước SNG đi chung một quỹ đạo phát triển thì đây sẽ là một khu vực đáng để thế giới phải quan tâm. Hơn nữa, quan hệ tốt với các nước SNG, Nga sẽ tạo ra cho mình được một tấm lá chắn an toàn, ngăn chặn mọi sự nhòm ngó xung quanh nước Nga.

Ngược lại, SNG cũng rất cần hợp tác với Nga. Cho dù, không còn là cường quốc nhưng Nga vẫn đang sở hữu một sức mạnh to lớn, đó là kho vũ khí hạt nhân, là lực lượng quân sự và khoa học vũ trụ... Ngoài ra, Nga còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng lớn, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Quan hệ với Nga, các nước SNG sẽ đảm bảo được lợi ích quốc gia của mình, ổn định chính trị, vượt qua suy thoái, từng bước phục hồi và phát triển kinh tế. Đồng thời, cũng sẽ nâng cao sức mạnh và vị thế của từng quốc gia trên trường quốc tế.

Trong quan hệ Nga - SNG tồn tại nhiều “di sản của quá khứ”. SNG không phải là một quốc gia mà nó là một cộng đồng với những nền kinh tế và chính trị độc lập, không có ngân sách và đường lối chung. Cộng đồng này không tập trung quyền lực, mỗi nước thành viên là một chủ thể pháp lý, có quyền đặt quan hệ với các nước và các tổ chức khu vực trên thế giới. Vì thế, quan hệ Nga - SNG chính là tổng hợp các mối quan hệ đan xen, đôi khi có những xu hướng trái ngược nhau, giữa một bên là Nga và một bên là các quốc gia thành viên của SNG.

Cùng trong SNG nhưng quan hệ giữa Nga với mỗi nước hoặc nhóm nước lại rất khác nhau. Trong số các nước thành viên của SNG, Nga đặc biệt coi trọng quan hệ với ba nước, đó là: Adecbaizan, Udơbêkistan và Ucraina. Nếu Nga không thiết lập được tầm ảnh hưởng của mình ở Adecbaizan thì đây sẽ trở thành hành lang để tiến vào Trung Đông và vùng biển Caspi nơi Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm. Ngược lại, Nga có được quan hệ tốt với Adecbaizan thì coi như Nga đã tạo dựng được vành đai bảo vệ mình và Nga sẽ có cơ hội để bảo vệ an ninh ở phía Nam. Còn đối với Udơbêkistan là nước không dễ bị lung lạc trước sức ép của Nga, là quốc gia quan trọng và đông dân nhất trong số các quốc gia ở khu vực Trung Á. Nền độc lập của nước này là trọng yếu cho sự tồn vong của các

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí