Với chính sách đối ngoại “định hướng Âu - Á” của V.Putin, Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng được xếp vào một trong những hướng ưu tiên hàng đầu của nước Nga. Ở Châu Á, Nga coi Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là những đồng minh chiến lược. Đặc biệt, Nga và Trung Quốc coi nhau là các “đối tác chiến lược trưởng thành và đáng tin cậy”. Nga đã ký với Trung Quốc một Hiệp ước về biên giới trên tinh thần “láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác”. Hợp tác Nga - Trung nhằm đáp ứng lợi ích tương đồng của hai nước về kinh tế, quân sự, đồng thời chống lại nền chính trị cường quyền và “chủ nghĩa đơn cực” của Mỹ. Quan hệ Nga - Trung - Ấn hiện nay cũng đang trong giai đoạn phát triển nhất, khiến người ta nghĩ đến sự ra đời của một liên minh, mặc dù Nga khẳng định:“Cả Mátxcơva, Bắc Kinh và Niu Đêli đều đã khẳng định lòng trung thành đối với quan hệ phối hợp hành động ba chiều vững chắc và sự phối hợp hành động này không cần tới một liên minh nào”[52, tr. 60].
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 diễn ra vào tháng 12 năm 2005 tại Kualar Luampua, thủ đô của Malaysia, Nga đã khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác toàn diện với ASEAN. Với sự tham gia ngày càng sâu rộng của Nga vào khu vực Đông Nam Á, các nước ASEAN ngày càng thể hiện được vai trò linh hoạt hơn, chủ động hơn và có thể ít lệ thuộc vào Mỹ hơn. Hợp tác toàn diện với ASEAN tức là Nga đã thực hiện được một phần chiến lược đối ngoại cân bằng Đông - Tây của mình.
Cũng tại hội nghị này, ngoại trưởng Malaysia, ông Syed Hamid Albar hoan nghênh ý định của Nga muốn đóng một vai trò lớn hơn ở khu vực Đông Nam Á. Ông nói : “Tiềm năng là có sẵn và chúng ta có thể tiến tới việc thiết lập mối quan hệ mang tính thực chất hơn giữa Nga và ASEAN. Quan hệ giữa Nga và Đông Nam Á cho đến nay mới chỉ tập trung vào hợp tác chính trị và an ninh nhưng đã đến lúc mở rộng mối quan hệ này ra tất cả các lĩnh vực”[63].
Đối với ASEAN, các nước này rất cần có Nga để giải quyết các nhu cầu phát triển của mình. Đó là nhu cầu về thị trường, về năng lượng, các phương tiện quân sự.... nhưng trước hết, đó là nhu cầu cân bằng lợi ích giữa các nước lớn để phát triển. Quan hệ với Nga
- một nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, ASEAN sẽ là khu vực tiêu thụ những mặt hàng này của Nga. ASEAN cũng sẽ có thêm một đồng minh lớn trong cuộc chiến chống khủng bố. Như vậy, các nước ASEAN sẽ mở rộng thêm khả năng thu được những lợi ích quốc gia lớn hơn. Sự phát triển tích cực trong quan hệ Nga - ASEAN trên tất cả các lĩnh
vực đã thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Nga - ASEAN đi vào chiều sâu nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển bền vững, tiến bộ xã hội và phồn vinh của cả hai bên. Quan hệ Nga - ASEAN có bước phát triển đáng kể đã ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như ổn định an ninh chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Trong quan hệ giữa Nga với ASEAN, quan hệ với Việt Nam là có nhiều
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Đối Ngoại Của Nga Đối Với Ấn Độ
- Chính Sách Đối Ngoại Linh Hoạt, Thực Dụng
- Đánh Giá Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Bang Nga Dưới Thời
- Một Số Mốc Chính Trong Tiểu Sử Của Tổng Thống V.putin
- Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga dưới thời tổng thống V.Putin - 11
- Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga dưới thời tổng thống V.Putin - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
thuận lợi hơn cả, xét về lịch sử, văn hóa cũng như kinh tế. Việt Nam cũng là một trong những nước thành viên của ASEAN, nhưng quan hệ giữa Việt Nam- Liên bang Nga là một mối quan hệ truyền thống đặc biệt. Hơn thế nữa, cũng như các nước thành viên của ASEAN, phát triển quan hệ với Nga tạo điều kiện tiếp cận thị trường Đông Âu và các nước thuộc SNG cũ. Việt Nam có thêm một đồng minh trong công cuộc chống chủ nghĩa khủng bố và đặc biệt trong việc đảm bảo, gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới.
Như vậy, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin không chỉ có những tác động đối với tình hình nước Nga mà nó cũng có những ảnh hưởng, tác động nhất định đối với thế giới và khu vực. Những tác động này đã góp phần vào việc chống lại ảnh hưởng đơn phương của Mỹ đối với thế giới.
3.4. Triển vọng chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
Thời đại của V.Putin đã đi qua, nhưng những gì V.Putin đã làm cho nhân dân Nga, cho đất nước Nga là không thể phủ nhận, mặc dù còn có những ý kiến khác nhau về vai trò của V.Putin. Thời đại của D.Medvedev đã bắt đầu. Liệu ông có tiếp tục con đường của V.Putin hay không?
D.Medvedev từng là thành viên kỳ cựu trong nhóm của Tổng thống V.Putin. Ông đã làm việc cùng ông V.Putin tại Văn phòng thị trưởng Sankt- Peterburg vào đầu những năm 1990 và được ông V.Putin hoàn toàn tin tưởng. V.Putin đưa ra mọi quyết định còn D.Medvedev là người thực hiện các quyết định đó. Tháng 8 năm 1999, khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng, V.Putin đã mời D.Medvedev đến Mátxcơva làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng. Năm 2000, D.Medvedev được bổ nhiệm chức Chủ nhiệm Ủy ban bầu cử Tổng thống và trở thành Phó Chánh văn phòng thứ nhất phụ trách việc xếp lịch làm việc cho Tổng thống. Ông đã lãnh đạo thành công chiến dịch tranh cử Tổng thống của V. Putin vào năm 2000. Năm 2003, ông được chỉ định làm Chánh Văn phòng Tổng thống và là
thành viên Ủy ban an ninh quốc gia. Năm 2005, ông được bổ nhiệm vào vị trí Phó Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Liên bang Nga và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn dầu khí Gazprom.
Chính V.Putin đã đề cử D.Medvedev vào vị trí người lãnh đạo của nước Nga. Và ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 02 tháng 03 năm 2008 với 70,2% số phiếu bầu. Ông là vị Tổng thống thứ ba của Liên bang Nga.
Theo các nhà phân tích, ông D.Medvedev đắc cử Tổng thống không những chỉ do sự tín nhiệm nhờ vào uy tín cao của Tổng thống V.Putin và Đảng nước Nga thống nhất, chính đảng lớn nhất ở Nga hiện nay với gần hai triệu đảng viên, mà còn do tầm vóc chính trị của ông, được thể hiện khá rõ trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế ở thành phố Krasnoiarsk thuộc vùng Sibery ngày 15 tháng 2 năm 2008. Trong bài phát biểu này, điểm then chốt là ưu tiên sự ổn định theo “kiểu V.Putin”. Theo Andrei Ryabov, chuyên gia phân tích chính trị tại trung tâm Camegie Moscow, ông D.Medvedev là đại diện cho giới quan chức đang nắm quyền và do vậy sẽ không tiến hành những thay đổi đột ngột.
Trong lĩnh vực đối ngoại, về cơ bản sẽ không mấy thay đổi so với đường lối của Tổng thống V.Putin. Đó là một chính sách đối ngoại thực tế, khôn khéo và đa dạng. Trong đó, coi trọng hợp tác với Mỹ và Liên minh Châu Âu, ưu tiên quan hệ với các đồng minh truyền thống từ thời Liên bang Xô viết, mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Ấn Độ và các diễn đàn an ninh khu vực.
Tại cuộc họp báo ở Mátxcơva, ngay sau khi thông báo kết quả cuộc bầu cử tổng thống Nga, ông D.Medvedev đã tuyên bố các chính sách của ông sẽ “là sự tiếp nối” của Tổng thống V.Putin, trong đó có việc bảo vệ lợi ích của Nga trên trường quốc tế. Ông nói: “Về tiến trình mà tôi sẽ theo đuổi, đó là con đường đã được chọn cách đây 8 năm - con đường chắc chắn sẽ đưa nước Nga trở thành một đất nước giàu mạnh” [72]. Nội dung cơ bản của định hướng này là cải thiện hơn nữa đời sống của người dân Nga, duy trì ổn định và tự do kinh tế, phát triển giáo dục, y tế và củng cố vị thế của Nga trên trường quốc tế. D.Medvedev sẽ không thay đổi các chính sách ngoại giao bởi ông cũng chính là một trong những người lập nên các chính sách này.
Ngày 7 tháng 5 năm 2008, tại Điện Kremli, D.Medvedev chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga. Và chiều ngày 8 tháng 5, ông đã bổ nhiệm V.Putin làm Thủ tướng Chính phủ sau khi Duma Quốc gia chấp thuận với số phiếu cao.
Tân Tổng thống D.Medvedev sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, mà một trong số đó là lo lắng về sự tồn tại một chế độ gồm hai quyền lực song song sẽ hạn chế tính năng động của Tổng thống. Ai sẽ là người thông qua các quyết định quan trọng: Tổng thống D.Medvedev hay Thủ tướng V.Putin?
Tổng thống D.Medvedev khẳng định điều quan trọng không phải việc ai sẽ đưa ra tiếng nói cuối cùng mà sẽ phụ thuộc vào thực tế hệ thống chính trị và pháp lý của Liên bang Nga: “Hiến pháp của chúng ta quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của hai cấp chính quyền cao nhất - Tổng thống và Thủ tướng. Tự Hiến pháp sẽ có câu trả lời ai chịu trách nhiệm những vấn đề nào” [73]. Tổng thống là người quyết định đường lối đối ngoại và đối nội của đất nước, đồng thời là người chỉ huy tối cao các cơ quan sức mạnh và thông qua các quyết định quan trọng liên quan đến cải cách cơ quan hành pháp. Thủ tướng là người có thẩm quyền trong các hoạt động kinh tế và là người đưa ra chính sách trong vấn đề này. Ông V. Putin cũng cam kết sẽ ít hiện diện đối ngoại, để Tổng thống đảm đương vai trò nguyên thủ quốc gia. Như vậy, sẽ không có hai, ba hoặc năm trung tâm quyền lực ở nước Nga.
Nước Nga trong những năm tiếp theo vẫn sẽ tiếp tục đi theo con đường mà V. Putin đã lựa chọn 8 năm về trước. D. Medvedev sẽ trung thành với đường lối của người tiền nhiệm, muốn tận dụng cơ hội hồi sinh của nền kinh tế và sức mạnh năng lượng để khẳng định vị thế siêu cường và tiếng nói quyết định cho nước Nga.
Nga sẽ tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại theo hướng nỗ lực bảo đảm các lợi ích quốc gia bằng các giải pháp hòa bình, tránh đối đầu và tập trung vào việc tìm kiếm đối tác. Con đường này được đa số người dân Nga tin tưởng, ủng hộ và đi theo.
Và theo giới phân tích quốc tế, với tư cách vừa là trí thức, vừa là nhà chính trị, vừa là doanh nhân, ông D. Medvedev sẽ tạo ra một phong cách lãnh đạo mới, thậm chí có thể cả một bản sắc mới cho điện Kremli.
KẾT LUẬN
Tám năm đã trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin, nước Nga đã mang một diện mạo khác. Hay nói một cách khác, nước Nga đã hồi sinh. Nước Nga dưới thời Tổng thống V.Putin đã làm được những điều kỳ diệu. Chính trị ổn định, kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, vai trò và uy tín quốc tế đang dần được khôi phục. Nước Nga đã lấy lại được vị thế là một trong những cường quốc tham gia vào trật tự thế giới mới, khôi phục lại được sự tự tin, không bị cuốn theo “làn sóng cách mạng màu” ở các quốc gia láng giềng, khôi phục ảnh hưởng ở những khu vực truyền thống như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và phát triển những mối quan hệ với các đối tác mới như ở các nước Châu Mỹ la tinh. Những sự đổi khác này của nước Nga có được là do chính sách đối ngoại của Tổng thống V.Putin.
Chính sách đối ngoại của V.Putin được đề ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi. Thế giới đang có những diễn biến phức tạp và khó lường trước được. Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, một trật tự thế giới mới đã được hình thành. Thế giới chuyển từ trạng thái đối đầu lưỡng cực sang hình thành kết cấu đa trung tâm với sức mạnh chi phối của Mỹ. Mỹ nuôi tham vọng trở thành siêu cường duy nhất.
Bên cạnh đó, thế giới chứng kiến sự vươn lên không ngừng của một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN… Trước sự biến động nhanh chóng của tình hình thế giới, nước Nga dưới thời V.Putin lại phải lo đối mặt với tình hình khó khăn trong nước, đó là sự mất ổn định về chính trị, sự suy thoái nghiêm trọng về kinh tế, sự sụt giảm về vai trò và vị thế quốc tế. Tất cả những khó khăn đó đã làm mất đi hình ảnh của một cường quốc hàng đầu trên thế giới.
Đường lối đối ngoại của Tổng thống V.Putin đã xác định được những mục tiêu cấp thiết nhất cho nước Nga. Theo đó, mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội và các cá nhân. Lợi ích dân tộc vừa là điểm xuất phát vừa là mục tiêu chiến lược của Nga. Bao trùm tất cả là bảo vệ vững chắc an ninh của đất nước, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị trí và uy tín của nước Nga trong cộng đồng thế giới, đưa nước Nga trở thành một cường quốc vĩ đại.
Với những mục tiêu đó, chính sách đối ngoại của V.Putin đã được hình thành. Đó là một đường lối đối ngoại đa phương, độc lập. Mặc dù, đường lối đối ngoại này được gọi dưới nhiều tên gọi khác nhau: Định hướng Âu - Á, ngoại giao “chim ưng hai đầu”, “ngoại giao hai bánh xe”, “ngoại giao hai cánh”,... nhưng đặc điểm chung nhất của nó là tính cân bằng, cân bằng Phương Đông, Phương Tây, cân bằng giữa các đối tác lớn với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khu vực.
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin được đánh giá là tương đối linh hoạt. Điều đó thể hiện rõ nhất trong quan hệ của Nga với các đối tác. Chính sách đối ngoại này còn mang tính thực dụng. Lúc mềm dẻo, lúc cứng rắn, đường lối đối ngoại của Nga là công cụ hữu hiệu khẳng định vị thế của Nga trên trường quốc tế kể cả khi nền kinh tế Nga còn đang ở trong tình trạng khủng hoảng.
Chính sách đối ngoại của V.Putin đặc biệt nhấn mạnh đến sự hợp tác song phương và đa phương với các nước SNG. Đáng chú ý là lần đầu tiên trong chiến lược đối ngoại của Nga, ngoài việc khẳng định quan hệ với SNG là hướng ưu tiên số một, còn đề cập tất cả các khu vực trên thế giới: từ Châu Âu, EU, NATO, Tây Âu, Trung Đông Âu, Ban-tích, Ban-căng, đến quan hệ với Mỹ, các nước Châu Á, nhất là với Trung Quốc và Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, …
Như vậy, chiến lược đối ngoại của Nga vẫn sẽ là chiến lược đối ngoại của nước lớn, chủ động và độc lập trong mọi vấn đề quốc tế, cân bằng và đa phương hóa các quan hệ với thế giới xung quanh. Nga sẽ theo đuổi chiến lược này trên cơ sở thực hiện đường lối đối nội “dân chủ có thể kiểm soát” để duy trì ổn định chính trị trong nước, lấy hiệu quả và công bằng làm mục tiêu phát triển kinh tế thị trường [52, tr. 73].
Với một chính sách đối ngoại linh hoạt, nước Nga dưới thời Tổng thống V. Putin đã giành được những thành tựu đáng kể. Đó là sự phục hồi và phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, là sự ổn định của tình hình chính trị và đặc biệt là uy tín cũng như vai trò
quốc tế của nước Nga được cải thiện và nâng cao. Nước Nga đã dần dần khẳng định vị trí và vai trò của mình ở các khu vực và các tổ chức quốc tế, cân bằng được quan hệ với các đối tác lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
Với những thành tựu đó, chính sách đối ngoại của V. Putin được đánh giá cao và triển vọng được người kế nhiệm của ông, Tổng thống D. Medvedev tiếp tục theo đuổi. Tuy nhiên, trước bối cảnh quốc tế cũng như trong nước có nhiều biến động, chính sách đối ngoại của nước Nga cũng sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp nhưng vẫn phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm và tôn trọng lợi ích quốc gia cũng như lợi ích dân tộc, bảo vệ vững chắc an ninh của đất nước, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị trí và uy tín của nước Nga trong cộng đồng thế giới.
Khi V.Putin thực thi chính sách đối ngoại cân bằng Đông - Tây, Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Với vị thế địa - chính trị của mình, Việt Nam được coi như là cầu nối, là hạt nhân trong việc tạo dựng mối quan hệ ổn định, thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, cũng như quá trình xác lập vị thế của nước Nga ở khu vực này. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga là “quan hệ đối tác chiến lược”. Điều này đã được các nhà lãnh đạo cao cấp hai bên nhiều lần khẳng định. Đối với Việt Nam, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Liên bang Nga góp phần quan trọng vào việc định hình một đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trên nền tảng một nền chính trị ổn định và nền kinh tế thị trường phát triển, theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tuấn Anh (2004), Một góc nhìn Phương Đông - Phương Tây và cục diện thế giới, Nxb Thanh niên, Hà Nội
2. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2004), Thế giới, khu vực và một số nước lớn bước vào năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2004), Một số nét về tình hình Liên bang Nga gần đây, tr. 25 - 32
4. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. N.C. Baibacốp (2001), Từ Xtalin đến Elsin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
6. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2002), Về Liên bang Nga và quan hệ Việt - Nga
7. A.P. Côchétcốp (2004), Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia,