Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI - 2

liên kết khu vực, nhất là ở Đông Á, nơi gần gũi với vùng Viễn Đông của nước Nga rộng lớn. Việc phát triển và xây dựng mối quan hệ toàn diện giữa Nga và các nước ASEAN sẽ phát huy được các lợi thế rất to lớn của mỗi bên, vì lợi ích của cả Nga và các nước ASEAN, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ―Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI‖ nhằm nêu lên những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nga đối với ASEAN, chủ yếu trong giai đoạn cầm quyền của tổng thống V. Putin (2000-2008), cũng như những định hướng trong chính sách đối ngoại của Nga đối với khu vực này trong những năm tiếp theo. Thông qua việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nga với ASEAN sẽ làm nổi bật những cơ hội và thách thức của chính sách ấy, cũng như triển vọng của mối quan hệ Nga - ASEAN và lợi ích của mỗi bên trong quá trình thực hiện các chính sách, nhằm phục vụ thiết thực cho những mục tiêu chính trị và kinh tế của mỗi bên, đồng thời góp phần tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Nga và nhân dân các nước ASEAN.

Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nga với ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, sẽ góp phần thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi giữa hai bên Nga - một đất nước rất giàu tiềm năng và ASEAN, thuộc Đông Nam Á - một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới và có vị trí địa - chính trị rất quan trọng tại Châu Á - Thái Bình Dương.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Các vấn đề có liên quan đến chính sách đối ngoại của Nga đối với tổ chức ASEAN cho đến nay vẫn là chủ đề còn khá mới mẻ. Hầu hết các đề tài

và công trình nghiên cứu viết về Nga trong mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á mà ASEAN là đại diện chủ yếu đã tập trung vào phân tích thực trạng và những dấu mốc trong quan hệ giữa hai bên trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2005 bên cạnh những định hướng và giải pháp phát triển mối quan hệ đó. Tiêu biểu trong các công trình và đề tài nghiên cứu về Nga và ASEAN là cuốn ―Quan hệ Nga - ASEAN những thập niên đầu thế kỷ XXI‖ của tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn làm chủ biên (Nxb. Khoa học xã hội

- Hà Nội, 2008). Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác về Nga và ASEAN như cuốn ―Quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới‖ của tác giả Nguyễn Quang Thuấn (Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2007) cùng một số tài liệu trên các tạp chí khác như Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam và các tài liệu đang có trên Internet. Những nghiên cứu trên hầu hết là có phạm vi nghiên cứu rất rộng và bao quát rất nhiều nhũng vấn đề có liên quan đến Nga và ASEAN hoặc là rất khái quát về một khía cạnh nào đó trong mối quan hệ, chưa đi vào nghiên cứu chuyên về chính sách đối ngoại của Nga với ASEAN giai đoạn 2000 -2008, cũng như thực trạng, triển vọng và tác động của chính ách ấy trong tam giác quan hệ Nga - ASEAN - Việt Nam. Do vậy, với các nội dung được đề cập ở đề tài này, hy vọng sẽ là nguồn bổ sung rất nhỏ bé, góp phần làm phong phú thêm những thông tin về chính sách đối ngoại của Nga đối với tổ chức ASEAN trong giai đoạn đầy biến động của tình hình thế giới đầu thế kỷ XXI.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI - 2

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Nước Nga, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008 và chính sách đối ngoại của Nga đối với ASEAN, với tư cách là một đối tác có ảnh hưởng và quyền lợi về chính trị và kinh tế tại khu vực Đông Nam Á.

Khu vực Đông Nam Á mà đại diện là Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), là đối tác tiềm năng của Liên bang Nga trên bước đường tăng cường ảnh hưởng tại khu vực cũng như tìm kiếm các lợi ích thông qua quá trình xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Phạm vi nghiên cứu về không gian là Liên bang Nga cùng với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, trọng tâm là Đông Nam Á và trong phạm vi thời gian được tập trung vào giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008.


4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu


Đề tài được thực hiện với sự tham khảo các nguồn tài liệu là các loại sách, tạp chí, tài liệu chuyên khảo, các trang web có uy tín trên mạng Internet và các bài viết đi trước. Tuy nhiên, còn một số tài liệu quan trọng khác, mà do điều kiện khách quan, tác giả đề tài chưa thể tiếp cận được.

Đề tài này cũng được thực hiện dựa trên việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế như phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê và so sánh…


5. Cấu trúc của luận văn


Đề tài ―Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI‖ được cấu trúc thành ba phần, với các nội dung chính sau đây:

Chương thứ nhất: Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI. Phần này trình bày khái quát bối cảnh quốc tế đầu thế kỷ XXI về chính trị và kinh tế, phạm vi không gian là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á mà đại diện là tổ chức ASEAN và thực trạng của tổ chức này trong

những năm đầu thế kỷ mới. Phân tích những nhân tố thuận lợi và một số khó khăn, thách thức có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của ASEAN trong giai đoạn trên. Ngoài ra, chương này cũng nêu lên đặc điểm, tình hình của nước Nga qua sự hồi phục và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2000 - 2008, một giai đoạn mới với nhiều thay đổi quan trọng của nước Nga nói chung, cũng như chính sách đối ngoại của nước Nga nói riêng.

Chương thứ hai: Quan hệ đối ngoại của Liên bang Nga với ASEAN đầu thế kỷ XXI. Nội dung phần này tập trung vào chính sách đối ngoại của Nga những năm đầu thế kỷ XXI, trong đó có quan điểm mới về chính sách đối ngoại đa phương của Nga, với phương hướng tăng cường hợp tác với Đông Á và các nước ASEAN. Chương này cũng đề cập đến vị trí, vai trò của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Nga và những dấu mốc, sự kiện quan trọng trong mối quan hệ hợp tác đa dạng về nhiều mặt và đang ngày càng phát triển sâu rộng giữa Nga với một số nước ASEAN tiêu biểu.

Chương thứ ba: Vai trò của Việt Nam trong quan hệ Nga - ASEAN. Phần này nêu lên các nội dung về mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Phân tích vai trò và những đóng góp của Việt Nam trong tổ chức ASEAN cùng với các lợi thế của Việt Nam qua việc thể hiện vai trò là cầu nối trong tam giác quan hệ Nga - ASEAN - Việt Nam. Đồng thời, thông qua mối quan hệ giữa Nga với ASEAN trong thời gian qua, nêu lên một số tác động đối với Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa.

CHƯƠNG 1‌

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA ĐỐI VỚI ASEAN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI.


1.1. Bối cảnh quốc tế đầu thế kỷ XXI:


Thời điểm chiến tranh lạnh kết thúc vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX có thể được coi là cột mốc đánh dấu sự thay đổi về chất của môi trường quan hệ quốc tế. Sau sự tan rã của Liên bang Xô viết, trật tự thế giới hai cực đã bị thay đổi và nước Mỹ ở vào vị trí siêu cường duy nhất. Ở góc độ quốc gia, Mỹ chủ trương duy trì một nền địa - chính trị đơn cực do Mỹ làm bá quyền. Các cường quốc khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc thì chủ trương xây dựng một thế giới đa cực và phản đối tư tưởng bá quyền của Mỹ. Từ đầu thế kỷ XXI, ngoài sự thay đổi về địa - chính trị, môi trường địa - kinh tế thế giới cũng có nhiều biến chuyển rõ nét, nổi bật là sự trỗi dậy của Trung Quốc và người ta cũng nói nhiều đến ―kỷ nguyên Châu Á‖ với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ vươn lên dẫn đầu nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI và cuộc cạnh tranh về địa - kinh tế này cũng kèm theo những vấn đề về an ninh tại khu vực.

Đầu thế kỷ XXI, thế giới tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, là xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Đặc trưng của xu hướng này là sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng giữa các nước trên thế giới do quy mô và sự đa dạng ngày càng tăng của các luồng hàng hóa, dịch vụ và vốn xuyên quốc gia cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Điều quan trọng là sự gia tăng về lượng mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đó của các quốc gia lại diễn ra đồng thời với sự xuất hiện một chất lượng mới của các quan hệ kinh tế quốc tế. Thế giới đang dần trở thành một cộng đồng thống nhất, trong đó các

quốc gia dân tộc là những nhân tố cấu thành của một cơ cấu toàn cầu thống nhất.

Có thể nói rằng, đặc điểm bao trùm của quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh kết thúc cũng như những năm đầu của thế kỷ mới là sự nổi trội của xu thế hòa bình, hợp tác phát triển cùng có lợi và chung sức giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu, xu thế này được quyết định bởi lợi ích chung và sự đan xen lợi ích giữa các quốc gia, các khu vực trong bối cảnh tương đối hòa bình. Các tổ chức quốc tế và khu vực đều có cơ hội củng cố và mở rộng phát triển bên cạnh sự hình thành hàng loạt các tổ chức khu vực và liên kết khu vực mới. Chính sự củng cố các thiết chế đang tồn tại và việc thiết lập các cơ cấu hợp tác mới đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, thế giới không chỉ chứng kiến xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển mà còn đối mặt với những vấn đề mới nẩy sinh tạo ra những thách thức cho các thiết chế hợp tác quốc tế như Liên Hiệp Quốc và một số tổ chức quốc tế khác cũng như cho quan hệ giữa các quốc gia. Sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 ở nước Mỹ, nguy cơ chủ nghĩa khủng bố trở thành mối hiểm họa đe dọa hầu hết các quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh đó, nước Mỹ đã phát động cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Hoạt động khủng bố đã không chỉ xảy ra ở Mỹ và các đồng minh Châu Âu của Mỹ mà ngay tại khu vực Đông Nam Á, hơn 200 khách du lịch tại đảo Bali - Indonesia đã bị giết hại do khủng bố năm 2002, sự rối loạn và xung đột đẫm máu do các lực lượng ly khai gây ra ở miền Nam Thailand, bọn khủng bố trỗi dậy ở Philippines, Liên bang Nga…

Chủ nghĩa khủng bố hiện là mối đe dọa lớn đối với nhân loại trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Sự phức tạp của các quan hệ quốc tế trong bối cảnh mới và xu hướng ly khai, mâu thuẫn sắc tộc… làm cho nguy cơ khủng bố luôn thường trực trong cuộc sống hàng ngày với khả năng tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Bên cạnh chủ nghĩa khủng bố, nguy cơ phổ biến vũ khí giết người

hàng loạt trước hết là vũ khí hạt nhân, cũng đang là vấn đề đe dọa an ninh quốc tế, vấn đề được đặc biệt quan tâm và gây lo ngại là nguy cơ các loại vũ khí này rơi vào tay các lực lượng khủng bố. Ngoài ra, có thể thấy còn hàng loạt các vấn đề nẩy sinh từ các thách thức an ninh phi truyền thống như buôn bán ma túy, rửa tiền, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán phụ nữ và trẻ em… Những vấn đề có tính thách thức toàn cầu này đang kéo các quốc gia lại với nhau trong quan hệ hợp tác ngày càng mở rộng bởi vì trong bối cảnh quốc tế hiện nay không một quốc gia nào, kể cả siêu cường Mỹ có thể đơn độc giải quyết được.‌


1.2. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đầu thế kỷ XXI


1.2.1 Quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương:


Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á mang những đặc điểm của bối cảnh chung nhưng với những nét đậm nhạt khác biệt nhau. Điều đó được quyết định bởi tính đặc thù của khu vực mà có thể mô tả một cách vắn tắt Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đa dạng về văn hóa và chính trị, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và phát triển năng động nhất thế giới, có sự hội tụ gần đủ các nước lớn của thế giới, quan hệ với nhau trong lợi ích đan xen, vừa hợp tác vừa cạnh tranh và kiềm chế nhau.

Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong lòng chảo Thái Bình Dương, là khu vực mang những đặc thù khác hẳn Châu Âu. Trước hết là sự đa dạng về văn hóa và chế độ chính trị, là nơi văn hoá Đông Tây gặp gỡ giao thoa, các tôn giáo từ Phật giáo, Nho giáo đến Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và đạo Tin lành… cùng tồn tại. Thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa một thời đối nghịch nhau trong chiến

tranh lạnh nay vẫn song hành trong khu vực. Khu vực này tập trung các nước lớn, gồm Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc, là ba trong số năm Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, còn có các nền kinh tế lớn nằm trong G7 như Nhật Bản và Canada. Đây cũng là khu vực với các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao tạo nên sự năng động vào bậc nhất thế giới. Các nền kinh tế có quy mô nhất, nhì và thứ ba thế giới đều tập trung ở khu vực này.

Tính đa dạng và nhiều chiều của các mối quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dường như đang là những yếu tố quyết định bầu không khí quốc tế của khu vực kể từ thời kỳ sau chiến tranh lạnh đến nay. Đối với Hoa Kỳ, các báo cáo chiến lược an ninh quốc gia đều nêu lên mục tiêu giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của siêu cường duy nhất với việc gắn với các mục tiêu cụ thể như: lợi ích kinh tế, bảo đảm an ninh cho chính Hoa Kỳ cũng như các đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ và phổ biến các giá trị Mỹ theo chiều hướng bá quyền, kết hợp chống chủ nghĩa khủng bố với việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và trừng trị ―các quốc gia không lương thiện‖. Chiến lược của Hoa Kỳ hiện nay cũng có thêm những điểm mới, trong đó nhấn mạnh việc hành động có lựa chọn và chia sẻ trách nhiệm với các đồng minh, coi trọng hợp tác song phương và đa phương. Hoa Kỳ đã phải nói đến việc không tìm kiếm ―một nền hòa bình do Mỹ thống trị‖ mà theo đuổi ―sự thống trị rộng rãi‖ và cùng chia sẻ trách nhiệm. Chiến lược này vừa phản ảnh tính thực dụng, vừa nói lên sự suy yếu tương đối trong tương quan sức mạnh giữa Mỹ và các nước lớn. Sau sự kiện 11/9, trước sự gia tăng của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, Mỹ tăng cường thực hiện ý tưởng đơn cực (lấy NATO và quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật làm nền tảng). Tuy nhiên, ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do đặc thù của các quan hệ hợp tác cạnh tranh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa Mỹ không thể thực hiện ý tưởng đơn cực một cách cứng nhắc mà phải có sự điều chỉnh theo

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí