ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
DƯƠNG TUẤN NGHĨA
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI ASEAN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI - 2
- Sự Phát Triển Mạnh Mẽ Của Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Trong Khu Vực:
- Những Khó Khăn Và Thách Thức Đối Với Asean Hiện Nay:
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
MÃ SỐ: 60.31.40
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Lịch
Hà Nội, 2010
MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết 3
Danh mục các bảng biểu 5
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA ĐỐI VỚI ASEAN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 12
1.1. Bối cảnh quốc tế đầu thế kỷ XXI 12
1.2 Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đầu thế kỷ XXI 14
1.2.1 Quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
………………………………………………………….. ………………… 14
1.2.2 Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực … 20
1.3. Thực trạng ASEAN thập niên đầu thế kỷ XXI 23
1.3.1 Những nhân tố thuận lợi ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của ASEAN 23
1.3.2 Những khó khăn và thách thức đối với ASEAN hiện nay 26
1.4. Nước Nga bước vào thế kỷ XXI 28
1.4.1 Đặc điểm, tình hình Liên bang Nga thập niên đầu thế kỷ XXI 28
1.4.2 Sự phục hưng của nước Nga dưới thời tổng thống Putin 33
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA VỚI
ASEAN ĐẦU THẾ KỶ XXI 37
2.1. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đầu thế kỷ XXI 37
2.1.1 Quan điểm mới về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga 37
2.1.2 Liên bang Nga và định hướng tăng cường hợp tác với các nước ASEAN và Đông Á 41
2.2. ASEAN trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga 44
2.2.1 ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế …. 44
2.2.2 Vị trí của ASEAN trong đường lối đối ngoại mới của Liên bang Nga
……………………………………………………………………………… 46
2.3. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Nga với ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI 48
2.3.1 Quan hệ chính trị, an ninh và quân sự 48
2.3.2 Quan hệ kinh tế 54
2.3.3 Quan hệ về văn hóa - giáo dục 65
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ NGA -
ASEAN 68
3.1. Quan hệ truyền thống Việt Nam - Liên Xô / Liên bang Nga ….. 68
3.2. Việt Nam trong tam giác quan hệ Nga - Việt Nam - ASEAN 73
3.3.1 Vai trò ngày càng được nâng cao của Việt Nam trong ASEAN. 73
3.2.2 Lợi thế của Việt Nam với vai trò là cầu nối trong quan hệ Nga -ASEAN
……………………………………………………………………………… 75
3.3. Tác động của quan hệ Nga - ASEAN đối với Việt Nam 78
3.3.1 Tác động về chính trị - an ninh… 78
3.3.2 Tác động về kinh tế 80
3.3.3 Tác động về văn hóa 84
KẾT LUẬN 87
Tài liệu tham khảo 91
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AEC ASEAN Economic Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN
AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực tự do thương mại ASEAN
AMM ASEAN Ministerial Meeting
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN
APEC Asia - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASC ASEAN Security Community
Cộng đồng an ninh ASEAN
ASCC ASEAN Socio - Cultural Community
Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN
CIS Community of Independent States
Cộng đồng các quốc gia độc lập
EAEC Europe - Asia Economic Community
Cộng đồng kinh tế Á - Âu
EAFTA East Asian Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do Đông Á
EAS East Asian Summit
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á
EU European Union
Liên minh Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
NATO North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
SCO Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức hợp tác Thượng Hải
TAC Treaty of Amity & Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á
UN United Nations
Liên Hiệp Quốc
WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Một vài số liệu phát triển kinh tế Nga, giai đoạn 1997 -2006
Bảng 2.1: Thương mại dịch vụ giữa Nga và một số nước ASEAN- Giai đoạn 2002 -2005
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Trải qua gần chục năm của chế độ ―hậu Xô viết‖ đầy khó khăn và loạn lạc dưới thời của tổng thống Boris Yeltsin, một nước Nga mới vào đầu thế kỷ XXI đã và đang trên con đường hồi phục và chờ đợi sự bùng nổ giấc mộng cường quốc.
―Tự mình vượt qua‖ là từ chủ đề trong bước nhảy vọt mà nước Nga đang thực hiện. Từ năm 2000, khi kinh tế nền kinh tế Nga bắt đầu được khôi phục và tăng trưởng cho đến nay, quá trình vận hành của nền kinh tế Nga tương đối tốt, với nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước tăng cao, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nhiều năm liên tục đạt 6% đến 7%, các khoản nợ nước ngoài bắt đầu giảm mạnh, tài chính bắt đầu có tích lũy, tình hình suy thoái kinh tế không những đã thay đổi hoàn toàn mà nước Nga đã quay trở lại hàng ngũ 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Năm 2007 là năm mà nước Nga hậu Xô Viết có quá trình phát triển kinh tế thuận lợi và mạnh mẽ nhất, mức tăng trưởng kinh tế đạt mức kỷ lục 8.1%, dự trữ ngoại hối và vàng của Nga đạt gần 500 tỷ USD. Tháng 7 năm 2007, trong báo cáo
―phương hướng phát triển lâu dài nền kinh tế xã hội quốc gia‖ do Bộ thương mại và phát triển kinh tế Nga công bố đã đưa ra mục tiêu đến năm 2020 là đưa nước Nga vươn lên trở thành một trong năm cường quốc kinh tế thế giới, với GDP bình quân trên đầu người đạt 30.000 USD, đứng vào hàng ngũ những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.1
Từ năm 1996, Nga đã trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN,
–––––––––––––
1. [1, tr. 254 - 255]
và từ đó đến nay, quan hệ nhiều mặt giữa hai bên đã không ngừng được nâng lên. Nhiều hiệp định và tuyên bố chung đã được hai bên ký kết , nổi bật là Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Nga và ASEAN diễn ra tại Kuala Lumpur - Malaysia, năm 2005. Là một quốc gia có lãnh thổ trài dài trên hai Châu lục Âu - Á, Nga ngày càng nhận thức được những lợi thế và bất lợi về địa chính trị của mình. Nước Nga sẽ chỉ có thể thành công trong quá trình trở lại vai trò cường quốc khu vực và thế giới và đảm bảo tốt hơn lợi ích quốc gia khi cân bằng các mối quan hệ với cả phương Tây, phương Đông và phương Nam, không quá nghiêng về hoặc xem nhẹ hướng nào. ―Không thể có sự phát triển chính sách đối ngoại của Nga sang phía Đông, đó là điều không logic. Một đất nước như nước Nga không thể định hướng sang phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc. Điều đó đi ngược lại lợi ích dân tộc của chúng ta. Nước Nga có chính sách đa phương và chính sách này sẽ được duy trì‖ 1. Qua nội dung phát biểu trên có thể thấy, Nga sẽ thực hiện một chiến lược đối ngoại cân bằng, đa phương và độc lập trong dài hạn và bao gồm những thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Đông Nam Á là một bộ phận của Châu Á - Thái Bình Dương, nơi có vị trí địa chiến lược trong quan hệ quốc tế. Do vậy, Nga coi việc phát triển quan hệ và xây dựng chính sách đối ngoại rộng mở với ASEAN, phù hợp với tiềm năng và lợi ích của mỗi bên là một trong những hướng ưu tiên trong chiến lược đối ngoại chung của nước Nga trong thế kỷ mới. Mối quan tâm của Nga đối với ASEAN không chỉ vì quyền lợi kinh tế mà còn góp phần bảo đảm an ninh của Nga và không những thế, khối ASEAN không chỉ có vị trí quan trọng trên bàn cờ địa chính trị thế giới, nhất là sự tranh giành ảnh hưởng và quyền lực giữa các nước lớn mà còn là một nhóm nước có nền kinh tế phát triển năng động, đang đóng góp vai trò chủ đạo trong các nỗ lực hợp tác và
–––––––––––––––
1. [18, tr.56]