Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 18


Phụ lục 2


Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1995

Ban cán sự Bộ Ngoại giao Số 563 NG/VP-BCS

Kính gửi: Đ/c Phan Diễn

Báo cáo

Về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5

Tại Băng Cốc (Thái Lan) từ 14 – 15 tháng 12 năm 1995

I. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5 đã họp tại Băng Cốc (Thái Lan) từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 12 năm 1995.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tham dự Hội nghị là những người đứng đầu Chính phủ 7 nước ASEAN. Thủ tướng Vò Văn Kiệt đã dẫn đầu đoàn Việt Nam lần đầu tiên dự hội nghị cấp cao ASEAN sau khi nước ta gia nhập Hiệp hội.

Đặc biệt tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp mặt không chính thức giữa các vị đứng đầu Chính phủ 7 nước ASEAN với các vị đứng đầu Chính phủ 3 nước: Campuchia, Lào và Mianma. Đây là cuộc hợp đầu tiên của các nhà lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á.

Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 18

II. Những nội dung chính của hội nghị.

Trong quá trình chuẩn bị nhiều tháng trước khi đó trong khi xúc tiến (Họp công khai và nhất là các cuộc gặp riêng giữa các Bộ trưởng và người đứng đầu Chính phủ) cấp cao 5 tập trung và những nội dung chính sau:

A. VỀ VIỆC MỞ RỘNG THÀNH VIÊN CỦA ASEAN

Tất cả các nước đều nhấn mạnh xu hướng mở rộng ASEAN ra cả 10 nước Đông Nam Á. Một lần nữa các nước đều hoan nghênh việc gia nhập ASEAN. Campuchia và Lào đều khẳng định đang tích cực chuẩn bị để sớm trở thành thành viên và mong ASEAN giúp đỡ.. Myanma tuyên bố mong muốn hòa nhập và khu vực và khi gặp riêng ta ngỏ ý Cấp cao 6 tại Hà Nội năm 1998 có cả 10 nước Đông Nam Á. Đối với Myanma, ý kiến các nước ASEAN còn khác nhau về việc khi nào


chấp nhận Myanam làm quan sát viên. Cấp cao đã thỏa thuận sẽ chấp nhận Myanma làm quan sát viên vào tháng 7 năm 1996.

Đối với 3 nước trên, ASEAN khẳng định sẽ hợp tác đầy đủ để giúp gia nhập ASEAN. Cấp cao cũng nhất trí nâng Ấn Độ lên thành bên đối ngoại đầy đủ, ngang với Mĩ, Nhật, EU, Hàn Quốc, Canada, Australia, New Zealand cao hơn Trung Quốc và Nga.

Nhìn chung, các nước đều cho rằng ASEAN mở rộng sẽ mạnh hơn, uy tín cao hơn song cũng có tâm tư lo gặp trở ngại do quá đa dạng (Xinhgapore, Brunei).

B. VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ VÀ KHU VỰC

1. Về hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

Hiệp ước đã được đàm phán từ 8 năm nay. Dự thảo cuối cùng đã đảm bảo yêu cầu không sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á bao gồm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; yêu cầu các nước lớn bảo đảm tuân thủ cơ chế này và cam kết không sử dụng và đe dọa sử dụng chống lại các nước Đông Nam Á…

Mặc dù chịu nhiều sức ép của các cường quốc hạt nhân lớn tới tận phút chót nhất là Mĩ, Trung Quốc vẫn đòi thay đổi nội dung hiệp ước chủ yếu là điều khoản về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quyền qua lại, song ASEAN không sửa đổi và giao cho Chủ tịch phát biểu trong diễn văn bế mạc là “sẽ có thể xem xét thêm Nghị định thư” (không phải Hiệp ước).

Phát biểu tại Hội Nghị, tất cả đều nhấn mạnh ý nghĩa của việc ký kết Hiệp ước SEANWFZ. Xinhgapore, Philippinesé, Indonesi và Brunei kêu gọi các nước lớn ký Nghị định thư dành riêng cho 5 cường quốc hạt nhân, riêng Philippineses nói tới việc “xem xét lại Nghị định thư” và lưu ý tới những mối quan hệ về lợi ích của các nước lớn.

Ngày 15 tháng 12 năm 1995, các vị đứng đầu Chính phủ 10 nước trong khu vực đã đứng vững trước sức ép của các nước lớn trong quá trình phê chuẩn và vận


động các nước lớn trong quá trình phê chuẩn và vận động các nước lớn ký Nghị định thư chắc chắn sẽ không đơn giản.

2. Về diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)

Tất cả các nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng và sự ủng hộ đối với ARF khẳng định ASEAN phải tiếp tục đóng vai trò trung tâm tích cực (Xinhgapo) trong quá trình ARF và kêu gọi không để cho quá trình ARF đi chệch khỏi ý muốn của ASEAN (Malaysia).

3. Về biển Đông

Tuyên bố Cấp cao Băng Cốc nhấn mạnh yêu cầu sớm tìm ra giải pháp hóa bình cho cuộc tranh chấp tại Biển Đông phù hợp với Hiệp ước Bali 1976, Tuyên bố Manlina 1992 và Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật biển 1982.

Philippines và Indonesia nhấn mạnh yêu cầu giải pháp hòa bình: “Philippineses gợi ý phi quân sự hóa và hợp tác bảo toàn tài nguyên, Indonesia nhắc tới công ước LHQ Luật biển 1982 và Tuyên bố Manila 1992.

4. Về hội nghị Á – Âu tháng 3 năm 1996

ASEAN xu hướng tích cực chuẩn bị cho cuộc họp Á – Âu lần đầu tiên tại Băng Cốc (Thái Lan)từ 1 – 2 tháng 3 năm 1996, với sự tham gia của 10 nước Châu Á (7 nước ASEAN, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc) và 15 nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU). Hiện nay, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Châu Âu đã đưa ra tài liệu riêng của mình chuẩn bị cho cuộc gặp. EU muốn gắn vấn đề nhân quyền với hợp tác kinh tế, còn châu Á thì không chấp nhận, trong khi đó Nhật Bản không muốn va chạm với EU và Mĩ.

5. Về diễn đàn kinh tế Đông Nam Á (EAEC)

Trong đó các phát biểu công khai, hầu như không có nước nào đề cập đến vấn đề này, trừ Malaysia nhắc lại mục tiêu của EAEC là đẩy mạnh tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực, nói rò EACE là một diễn đàn trong khuôn khổ EACE là một diễn đàn trong khuôn khổ EACE để thảo luận những vấn đề chung của Đông Á.

EACE là sáng kiến của Malaysia, nhưng không được Nhật và Hàn Quốc hưởng ứng vì Mĩ gây sức ép mạnh. Nay theo đề nghị của Malaysia, ASEAN


đồng ý trước mắt điều chỉnh khái niệm về EACE xem là một hình thức hợp tác phát triển khu vực bao gồm 7 nước ASEAN cộng với tiểu vùng sông Mê công gồm 6 nước (cả Trung Quốc và Myanma), nhằm lôi cuốn cả Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc.

6. Về tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

Một số nước nhấn mạnh ASEAN cần đóng vai trò chủ chốt và tích cực trong việc thực hiện chương trình hành động của APEC. Khi họp riêng các vị lãnh đạo ASEAN ủng hộ Việt Nam làm quan sát viên APEC tại cấp cao 96.

7. Về các vấn đề quốc tế và khu vực khác

Nói chung, các vấn đề quốc tế ít được đề cập Xinhgapo tỏ ý lo ngại về quan hệ Mĩ – Trung, Trung – Đài, Nhật – Mĩ, Brunây, Xinhgapo, Philippines và Indonesia đề cập qua tranh chấp biển Đông. Brunây nói tình hình bán đảo Triều Tiên “còn nhiều bất trắc”.

Trong gặp riêng, các vĩ lãnh đạo cho rằng tình hình căng thẳng khu vực đã giảm bớt, ghi nhận vị trí quan trọng của Mĩ, Trung Quốc và Nhật ở khu vực, nhấn mạnh yêu cầu củng cố yêu cầu tự lực tự cường quốc gia và khu vực (ý này Indonesia nói nhiều).

8. Về các cuộc gặp cấp cao tới

Trước sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình, các vị lãnh đạo một mặt nhất trí duy trì cơ chế 3 năm họp chính thức một lần, mặt khác chủ trương mỗi năn gặp nhau chính thức một lần, bắt đầu từ Indonesia năm 1996, sau đó tiếp tục luân phiên theo ABC. Campuchia, Lào và Myanma sẽ được mời dự, hình thức tham dự sẽ tính sau; khi đó vấn đề cụ thể có thể mời cả Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc.

C. VỀ CÁC VẤN ĐỀ HỢP TÁC KINH TẾ

1. Về khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

Các nước đều nhất trí đẩy nhanh việc hình thành AFTA và thỏa thuận rút ngắn thực hiện từ 2008 xuống 2003 (đối với Việt Nam vẫn là 2006).

Tuy nhiên, Singapore cho rằng ASEAN sẽ có nguy cơ tụt hậu vì các khu vực khác đi nhanh hơn và theo thỏa thuận Uruguay, việc cắt giảm thuế quan chỉ diễn ra


trong vòng từ 5 – 10 năm, Xinhgapore còn nói tới khái niệm “ngôi nhà chung” sau 50 năm tới 100 năm song đề nghị bắt đầu ngay từ bây giờ.

Đáng chú ý là Indonesia kiên trì yêu cầu chuyển 15 mặt hàng nông sản chưa chế biến mà Indonesia đã đưa vào danh mục hàng nhạy cảm cho nông sản chưa chế biến (sẽ đưa vào chương trình giảm thuế sau), nhưng các nước khác không chịu, sợ gây tiền lệ phá vỡ kế hoạch AFTA. Cuối cùng ASEAN thỏa thuận là Hội đồng AFTA và Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) sẽ bàn tiếp tới vấn đề này tại các cuộc họp tới. Đối với đề nghị của Thái Lan về việc hướng tới năm 2003 chỉ có mức thuế 0%, Cấp cao đã thỏa thuận cố gắng thúc đẩy nhanh quá trình AFTA, song tính đến hoàn cảnh đặc thù của từng nước và từng mặt hàng.

Tại phiên bế mạc ngày 15 tháng 12 năm 1995, những người đứng đầu Chính phủ 6 nước ASEAN cũng đã kí Nghị định thư bổ sung Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN năm 1992, trong đó có điều khoản thay đổi lịch trình từ 2008 rút xuống 2003 và ký Hiệp định cho thành viên mới, còn Thủ tướng nước ta ký Nghị định thư tham gia hiệp định khung nói trên.

Các Bộ trưởng kinh tế của 6 nước ASEAN đã ký Nghị định thư bổ sung Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEFT) để thành lập AFTA và Bộ trưởng Thương mại ta kí Nghị định thư tham gia Hiệp định này.

2. Về các văn kiện hợp tác kinh tế

Sau một thời gian chuẩn bị khá kĩ, ngày 15 tháng 12 năm 1995, các Bộ trưởng kinh tế của 7 nước ASEAN đã kí Hiệp định khung ASEAN về hợp tác dịch vụ và Hiệp định khung ASEAN về sở hữu trí tuệ; trong khi các Bộ trưởng Ngoại giao 7 nước kí Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác năng lượng (kí vào năm 1986).

Ngoài ra, về đầu tư chung ở ASEAN, Cấp cao đã thỏa thuận tiến hành nghiên cứu khả thi việc thiết lập một khu vực đầu tư ASEAN để nâng cao tính hấp dẫn về khả năng cạnh tranh của khu vực, đồng thời tán thành việc mở rộng các hình thức tam, tứ giác phát triển trong ASEAN.


D. VỀ HỢP TÁC CHUYÊN NGÀNH (CÁC VẤN ĐỀ KHOA HỌC, VĂN HÓA, XÃ HỘI...)

Tất cả các nước đều nhất trí rằng cần gia tăng sự hợp tác chuyên ngành và nâng sự hợp tác lên tầm cao mới, nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân các nước thành viên. Giữ gìn và phát huy bản sắc ASEAN. Tuyên bố Cấp cao nhấn mạnh sự hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa – thông tin, giáo dục, đồng thời kêu gọi tạo điều kiện để nâng các tầng lớp nhân dân, giới doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ tham gia các hoạt động của ASEAN.

III. VỀ SỰ THAM GIA CỦA ĐOÀN TA

Đây là lần đầu tiên Thủ tướng nước ta tham dự hội nghị Cấp cao ASEAN chỉ hơn 4 tháng sau khi ta trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Hơn nữa việc ta gia nhập ASEAN, mở đầu một giai đoạn mới mở rộng ASEAN thành tổ chức của cả 10 nước khu vực nên sự tham gia của đoàn ta được dư luận trong và ngoài khu vực quan tâm nhiều.

Thủ tướng Vò Văn Kiệt đã tham dự tất cả các hoạt động của Hội nghị bao gồm các cuộc họp công khai, họp riêng các Trưởng đoàn, gặp chung 10 nước Đông Nam Á kí các văn kiện của Hội nghị. Ngoài ra, Thủ tướng đã tiếp xúc riêng với các vị đứng đầu Chính phủ của cả 9 nước Đông Nam Á khác.

Việc ta tích cực tham gia với tinh thần xây dựng vào qua trình chuẩn bị và xúc tiến Hội nghị cấp cao, kể cả việc soạn thảo Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, Tuyên bố Băng Cốc, các văn bản khác, việc ta thực hiện đúng cam kết trao các danh mục hàng hóa theo Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) đã tranh thủ được cảm tình của các nước thành viên. Ngoài việc hoan nghênh và hỗ trợ ta tham gia các hoạt động của ASEAN, Hội nghị đã nhất trí ủng hộ ta tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 6 vào năm 1998 và làm quan sát viên tại Hội nghị Cấp cao APEC tại Phlippin.

Các cuộc tiếp xúc riêng với tất cả các đoàn vừa thể hiện sự trọng nghĩa của ta, vừa tranh thủ được sự ủng hộ các nước, thúc đẩy quan hệ song phương đi đôi với quan hệ đa phương.


Những đánh giá:

1. Xu thế mở rộng ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á đang dần trở thành hiện thực. ASEAN 10 nước sẽ là một thị trường lớn với trên dưới 100 triệu dân giá trị xuât khẩu 498 tỉ USD, đứng hàng thứ tư sau Mĩ, EU và Nhật. GDP khoảng 448 tỉ USD và trong 5 năm qua tăng bình quân khoảng 7% sơ với 1,6% của cả thế giới. Các nước đều cho rằng kinh nghiệm Việt Nam chuẩn bị và tham gia ASEAN sẽ góp phần bổ ích để chuẩn bị cho các nước Đông Nam Á khác gia nhập ASEAN. Tuy nhiên, cũng có những tâm tư lo ngại việc mở rộng thành viên sẽ tăng thêm tính đa dạng, từ có thể nảy sinh những thách thức mới đối với sự hợp tác của ASEAN.

2. Xu thế hòa bình tiếp tục được khẳng định qua việc cả 10 nước Đông Nam Á và ký được Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân sau 8 năm đàm phán bất chấp sức ép của bên ngoài, qua việc thúc đẩy Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), trong đó ASEAN tiếp tục đóng vai trò nòng cốt, qua việc nêu cao và kiên trì chủ trương giải quyết hòa bình tranh chấp trên Biển Đông.

3. Xu thế gia tăng hợp tác về mọi mặt tiếp tục phát triển. ASEAN đề cao bẩn sắc của mình, đề cao tinh thần tự cường quốc gia, tự cường khu vực qua việc thỏa thuận gặp Cấp cao hàng năm, hợp tác trên các diễn đàn quốc tế như ARF, APEC, ASEM (Á – Âu).

Hợp tác kinh tế và chuyên ngành ngày càng được quan tâm và trở thành những ưu tiên trong hợp tác của ASEAN để duy trì và phát triển tính năng động về kinh tế, bản sắc và tinh thần ASEAN khi bước vào thế kỉ 21. Những thỏa thuận lần này phản ánh quan tâm chính trị của các nước gia tăng hợp tác về mọi mặt.

4. Qua quá trình chuẩn bị và tham gia cấp cao lần đầu ta càng thấy rò cách làm việc của ASEAN là trao đổi thân tình, không chính thức song có thực chất, cố tìm điểm đồng, nếu có khác nhau thì tìm cách thỏa hiệp nhằm đáp ứng lợi ích của mọi thành viên, không thỏa hiệp được tìm thì tạm gác lại, cố tránh bộc lộ bất đồng ra bên ngoài. ASEAN kiên quyết giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ đồng thời có chính sách khôn khéo, mềm dẻo trong quan hệ với các nước lớn.


5. Vị trí của ta được quan tâm do những thắng lợi về đối nội, đối ngoại của ta, do gia nhập ASEAN đúng lúc và việc ta gia nhập mở đầu quá trình mở rộng ASEAN ra cả 10 nước Đông Nam Á và sẽ là Chủ tịch cấp cao.

6. Tuy nhiên ASEAN bao gồm các nước có trình độ phát triển khác nhau, lợi ích nhiều khi không giống nhau, chính sách đối nội đối ngoại cũng có những điểm khác biệt, quan hệ quốc tế đa dạng, nhất là quan hệ với các nước lớn nên có không ít sự khác nhau. Tuy nhiên, vì lợi ích chung, các nước đều tìm cách dung hòa lập trường, quan điểm và duy trì bản sắc tự chủ của tổ chức.

Ban cán sự Đảng BNG xin kính báo Bộ Chính tri – Ban Bí thư.

Nơi nhận TM.Ban Cán sự Đảng BNG

Như trên Ủy viên

Lưu VT, ASEAN

Vũ Khoan (Nguồn: Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022