Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 19


Phụ lục 3

(Trích)

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG HÀ NỘI

Phần mở đầu

Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ 2, họp tại Cuala Lămpơ ngày 15 tháng 12 năm 1997 đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, đưa ra một viễn cảnh tổng quát cho ASEAN đến năm 2020: ASEAN sẽ là “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á rộng mở với bên ngoài, sống trong hòa bình ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.

Để thực hiện tầm nhìn có tính dài hạn này, ASEAN đang chuẩn bị các chương trình để hành động nhằm biến tầm nhìn 2020 thành hiện thực. Chương trình hành động Hà Nội là chương trình đầu tiên trong loạt các chương trình tiến tới thực hiện các mục đích của tầm nhìn.

Chương trình hành động Hà Nội (HPA) có khung thời gian 6 năm từ 1999 đến 2004. Tiến trình thực hiện chương trình này sẽ được xem xét 3 năm một lần tại các hội nghị cấp cao.

Nhận thấy sự cần thiết phải xử lí tình hình kinh tế hiện tại trong khu vực, ASEAN sẽ tiến hành các sáng kiến nhằm đẩy nhanh phục hồi kinh tế và giải quyết các tác động xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Các biện pháp này khẳng định cam kết của ASEAN đối với sự liên kết kinh tế khu vực nhằm củng cố và tăng cường các nền tảng kinh tế của các nước thành viên.

I. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ VĨ MÔ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Khôi phục lòng tin và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự ổn định tài chính trong khu vực thông qua việc tăng cường các cuộc tham khảo ý kiến nhằm duy trì các chính sách lành mạnh về tài chính và kinh tế vĩ mô như tăng cường hệ thống tài chính và các thị trường vốn nhằm tránh các biến động trong tương lai.

1.1. Duy trì ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô khu vực.

Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 19


1.2. Tăng cường hệ thống tài chính.

1.3. Thúc đẩy quá trình loại bỏ các hạn chế trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.

1.4. Đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề tiền tệ, thuế và bảo hiểm.

1.5. Phát triển thị trường vốn ASEAN.

II. TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT KINH TẾ SÂU RỘNG HƠN

Để tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có sức cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nạn đói nghèo và những sự chênh lệch về kinh tế xã hội giảm bớt.

2.1. Đẩy nhanh việc thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

2.2. Thực hiện Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA).

2.3. Loại bỏ các hạn chế trong trao đổi về dịch vụ.

2.4. Tăng cường an ninh lương thực và khả năng cạnh tranh toàn cầu của sản phẩm lương thực nông – lâm nghiệp ASEAN.

ASEAN cần cố gắng để cung cấp đầy đủ và tạo điều kiện tiếp cận lương thực ASEAN vào những thời điểm thiếu lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực và đồng thời bằng cách phát triển công nghệ thích hợp nhằm tăng năng suất, cũng như khuyến khích thương mại trong và ngoài ASEAN, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân để tăng thêm khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất lương thực và nông – lâm nghiệp ASEAN.

2.5. Tăng cường hợp tác công nghiệp (AICO).

2.6. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Nhận thức được rằng, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số doanh nghiệp công nghiệp ở các nước ASEAN và đóng vai trò có ý nghĩa trong công cuộc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giải quyết những vấn đề liên quan tới những lĩnh vực ưu tiên trong phát triển nguồn nhân lực, phổ biến thông tin, tiếp cận công nghệ và chia sẻ công nghệ, tài chính và thị trường.


Hợp tác giữa doạnh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đảm bảo tốt việc hoạch định và thực hiện chính sách không phân biệt đối xử hư, hướng vào thị trường của ASEAN, tạo môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

2.7. Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Bảo đảm bảo vệ một cách đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong khu vực, kể cả về mặt luật pháp, quản lý Nhà nước và thi hành pháp luật, trên cơ sở các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia và tính minh bạch như trong quy định trong Hiệp định về các khía cạnh của sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.

2.8. Khuyến khích thương mại điện tử

2.9. Thúc đẩy du lịch ASEAN

2.10. Phát triển cơ sở hạ tầng khu vực

Tăng cường hợp tác trong xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao và hoạt động có hiệu quả và thúc đẩy hơn nữa việc loại bỏ dần các hạn chế trong ngành du lịch này.

2.11. Tiếp tục xây dựng các vùng tăng trưởng

Nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, xóa đói giảm nghèo và giảm thiểu các sự khác biệt về kinh tế - xã hội trong khu vực.

III. THÖC ĐẨY PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

……………

VI. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

……………

VII. CỦNG CỐ HÒA BÌNH VÀ AN NINH KHU VỰC

……………

VIII. NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ASEAN LÀ MỘT LỰC LƯỢNG HỮU HIỆU VÌ HÒA BÌNH, CÔNG BẰNG VÀ ÔN HÒA TẠI CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

………………


8.1. Duy trì chức Chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) luân phiên trong các nước ASEAN.

8.2. Tích cực và năng động tiến hành các biện pháp củng cố vai trò của ASEAN là động lực trong ARF, kể cả việc chỉ đạo Tổng thư kí ASEAN có sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết đối với Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN trong việc điều phối hoạt động của ARF.

8.3. Đề ra sáng kiến, trên cơ cở đồng thuận, chuyển trọng tâm hiện nay của tiến trình ARF là xây dựng lòng tin sang thức đẩy ngoại giao phòng ngừa.

8.4. Tăng cường nhận thức của công chúng các nước thành viên ASEAN về quá trình ARF và sự cần thiết phải duy trì vai trò của ASEAN như là động lực chính của quá trình.

8.5. Tiếp tục sự tham gia của các quan chức quốc phòng và an inh ASEAN cùng các hoạt động ngoại giao của quan chức ARF.

8.6. Xây dựng một bộ nguyên tắc cơ bản dựa trên TAC và coi đó là một công cụ thúc đẩy hòa bình hợp tác ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

8.7. Tăng cường tham khảo ý kiến và điều phối lập trường của ASEAN tại Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế khác.

8.8. Tăng thêm sức sống cho quan hệ của ASEAN với các nước đối thoại trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử và cùng có lợi.

IX. Nâng cao nhận thức ASEAN và vị thế của ASEAN trong cộng đồng quốc tế

9.1. Hỗ trợ các hoạt động của Quỹ ASEAN (ASEAN Foundation) và các nguồn lực và cơ chế sẵn có khác nhằm nâng cao nhận thức về ASEAN trong nhân dân các nước này.

9.2. Bắt đầu thực hiện chương trình truyền thông tổng thể nhằm quảng cáo vị thế ASEAN trong cộng đồng quốc tế và củng cố lòng tin vào ASEAN như địa điểm lý tưởng để đầu tư, thương mại và du lịch.

9.3. Thành lập và vận hành kênh truyền hình vệ tinh ASEAN vào năm 2000.

9.4. Cung cấp và phổ biến ấn phẩm về hỗ trợ của ASEAN nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính.


9.5. Phổ biến các ưu tiên của ASEAN trong chương trình hành động thông qua các cơ chế đối ngoại của ASEAN với các bên đối thoại.

9.6. Gây dựng mối liên kết với mạng truyền thông đại chúng và địa chỉ WEB về những lĩnh vực then chốt của quan hệ hợp tác ASEAN nhằm phổ biến thường xuyên và kịp thời thông tin về ASEAN.

(Nguồn: Cục lưu trữ văn phòng TW Đảng)


Phụ lục 4

TUYÊN BỐ HÀ NỘI 1998

Chúng tôi, những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của Hiệp hội ASEAN tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội.

Nhấn mạnh chuyên đề của Hội nghị cấp cao là “đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”, và nhắc lại Tầm nhìn 2020 hình dung ASEAN như “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á mở rộng với bên ngoài, sống trong hòa bình ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong cộng đồng xã hội đùm bọc lẫn nhau”.

Ý thức được những cơ hội để tiếp tục tăng trưởng, duy trì hòa bình và thịnh vượng cũng như những thách thức do cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực gây ra khi ASEAN chuẩn bị bước vào thiên niên kỉ mới.

Vững tin vào tinh thần tự lực tự cường quốc gia và khu vực, những cơ sở kinh tế vững chắc của mình, cũng như khả năng và quyết tâm của nhân dân mình vượt qua những khó khăn mà các nước khu vực chúng tôi đang gặp phải.

Nay tuyên bố:

1. Chúng tôi khẳng định quan điểm cho rằng ASEAN là một thực thể không thể thiếu được đối với hòa bình và thinh vượng khu vực, là một hiệp hội có lịch sử phát triển năng động và hợp tác chặt chẽ, một lực lượng bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực.

2. Chúng tôi quyết định kết nạp Vương quốc Campuchia thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội ASEAN và đã chỉ thị cho các ngoại trưởng tổ chức lễ kết nạp đặc biệt này tại Hà Nội.

3. Chúng tôi ghi nhận thành công của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực dựa trên các nguyên tắc chủ yếu là tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp, đồng thuận, đối thoại và tham khảo ý kiến, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế xã hội của đất nước chúng tôi trong nhiều năm qua. Chúng tôi sẽ không chỉ thỏa mãn với việc duy trì hòa bình khu vực mà sẽ tìm cách thường xuyên tăng cường quan hệ giữa các nước thành viên với nhau.


4. Chúng tôi nhận thấy rằng những biến động kinh tế và tài chính hiện đang tác động đến kinh tế và xã hội của chúng tôi đã được đẩy lùi nhiều thành quả mà đất nước và Hiệp hội chúng tôi sẽ vượt qua những khó khăn kinh tế và xã hội.

5. Chúng tôi sẽ đưa hợp tác khu vực ASEAN lên tầm cao mới để đối phó có hiệu quả với những thách thức do tính tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng trong ASEAN và sự hội nhập với nền kinh tế thế giới đang đặt ra. Chúng tôi cam kết sẽ tăng cường đối thoại về những vấn đề còn tồn tại và đang nổi lên, củng cố hơn nữa tình đoàn kết trong sự đa dạng, gắn bó và sự hòa hợp.

6. Chúng tôi cam kết sẽ thúc đẩy công cuộc cải cách kinh tế và tài chính nhằm củng cố các nền kinh tế. Chúng tôi tin rằng, những nỗ lực cải cách ở từng nước phải được thúc đẩy hơn nữa bằng cuộc cải cách trên phạm vi toàn cầu nhằm giải quyết những khâu yếu nhất trong hệ thống tài chính quốc tế và hoan nghênh những đóng góp của nhóm – 22 trong lĩnh vực này. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi phải tiến hành các hoạt động khuôn khổ Nhóm – 22 hoặc nhóm các nước lớn hơn trên cơ sở Nóm – 22. ASEAN sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong cộng đồng quốc tế để thúc đẩy nhanh chóng việc xây dựng và thực hiện các công cuộc cải cách kinh tế.

7. Cộng đồng quốc tế cũng có trách nhiệm trực tiếp ủng hộ những nỗ lực cải cách của chúng tôi thông qua viện trợ song phương và đa phương, kể cả tìm cách tiếp cận mới, sáng tạo nhằm khuyến khích vốn đầu tư tư nhân trở lại khu vực. Trong bối cảnh đó, chúng tôi hoan nghênh kế hoạch Miyazawa và sáng kiến giúp Châu Á khôi phục và tăng trưởng nhằm tăng cường sự phát triển của khu vực tư nhân tại Châu Á. Chúng tôi mong muốn những kế hoạch này được thực hiện nhanh chóng.

8. Chúng tôi công nhận rằng, từ khủng hoảng kinh tế còn có khía cạnh xã hội, tầng lớp dân nghèo và tổn thương của xã hội bị tác động lớn nhất. Trong lĩnh vực này, chúng tôi sẽ cố đảm bảo rằng những nỗ lực nhằm bảo vệ lợi ích của tầng lớp dân nghèo sẽ là một bộ phận không thể hiếu được của những nỗ lực cải cách của chúng tôi. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế dành sự viện trợ kĩ thuật và tài


chính cho lĩnh vực này cũng như đảm bảo rằng những cải cách trong hệ thống tài chính quốc tế bao gồm cả khía cạnh xã hội đảm bảo vệ tầng lớp dân nghèo.

9. Chúng tôi cam kết thúc đẩy hơn nữa sự liên kết kinh tế, coi đó là biểu hiện chủ yếu của mối quan hệ hợp tác và tình đoàn kết giữa chúng tôi với nhau.

10. Nhằm mục tiêu đó, chúng tôi sẽ làm hết sức mình để nhanh chóng khôi phục sự ổn định về tài chính và kinh tế vĩ mô, sớm phục hồi kinh tế và duy trì tăng trưởng lâu dài. Theo đó, ASEAN đã đưa vào vận hành Quy chế giám sát trên nguyên tắc bình đẳng, nhấn mạnh những rủi ro mới nổi lên, đưa ra những kiến nghị chính sách để đối phó thích hợp và khuyến khích việc sớm đưa ra biện pháp hành động để tránh những rủi ro đó.

11. ASEAN sẽ tiếp tục mở của thị trường vì nhận thức được rằng mấu chốt cho việc củng cố và ổn định tiền tệ các nền kinh tế khu vực là thu hút đầu tư dài hạn. ASEAN cũng khẳng định sự cam kết tự do hóa thương mại và đầu tư, ở các cấp độ khu vực và cấp độ khu vực và cấp độ đa phương và sẽ tiếp tục các biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu này.

12. Chúng tôi quyết tâm thực hiện đúng tiến độ khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các chương trình và dự án dã ngoại đã thông qua. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tìm cách sớm thực hiện AFTA và nhanh chóng triển khai kế hoạch hợp tác công nghệ ASEAN (AICO). Chúng tôi sẽ mở rộng chế độ đầu tư thông qua việc thực hiện Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), tăng sực hấp dẫn khu vực về đầu tư bằng cách áp dụng các chính sách và luật đầu tư nhất quán.

13. Chúng tôi khuyến khích việc sử dụng thông tin rộng rãi hơn các đồng tiến các nước ASEAN trong trao đổi mậu dịch giữa các nước ASEAN.

14. Chúng tôi sẽ xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng khu vực thông qua việc sử dụng mạng lưới đường dây tải điện, đường ống dẫn nước và khí đốt và mở rộng liên kết giao thông và viễn thông. Cơ cấu hạ tầng chất lượng cao và có hiệu quả sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí