Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 20


15. Chúng tôi cố gắng sẽ thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước thành viên và giảm thiểu nạn nghèo đói và sự chênh lệch về kinh tế xã hội thông qua việc tăng cường sự hợp tác hiểu biết khu vực.

16. Chúng tôi sẽ đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực và tăng cường khả năng cạnh tranh của lĩnh vực lương thực, nông – lâm nghiệp bằng cách tăng cường năng suất lao động, đẩy mạnh thương mại giữa các nước trong Hiệp hội và với các nước bên ngoài và tăng cường đầu tư tư nhân.

17. Chúng tôi sẽ khuyến khích giới doanh nghiệp tham gia tích cực và đóng góp có hiệu quả vào công việc hoạch định chính sách và sáng kiến nhằm vượt qua khủng hoảng. Quan hệ đối tác gần gũi giữa Chính phủ và khu vực tư nhân ở các nước ASEAN sẽ là điều kiện thiết yếu giúp khu vực phục hồi và thịnh vượng.

18. Theo hướng này, ASEAN kêu gọi các nước về thể chế tài chính quốc tế có liên quan tiếp tục hỗ trợ các nước bị khủng hoảng khôi phục kinh tế thông qua viện trợ phát triển, tăng luồng đầu tư tư nhân, mở rộng hơn thị trường đối với hàng hóa xuất xứ từ khu vực ASEAN, tăng cường chuyển giao công nghệ thông và hợp tác phát triển nguồn nhân lực.

19. Việc duy trì và tạo việc làm sẽ là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phục hồi và tăng trưởng kinh tế của chúng tôi. Điểm cốt lòi của vấn đề là những nỗ lực hợp tác toàn diện nhằm tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu và nắm bắt thời cơ của nền công nghiệp hiện nay cũng như tương lai.

20. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác và tăng cường năng lực của ASEAN trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ xây dựng cơ cấu hạ tầng thông tin.

21. Chúng tôi công nhận rằng, mục tiêu cuối cùng của công cuộc phát triển kinh tế và nâng cao mức sống và nâng cao sự phát triển của con người trên mọi lĩnh vực để tao điều kiện cho nhân dân ASEAN có đầy đủ cơ hội biến tiềm năng của mình thành hiện thực.

22. Việc xóa đói giảm nghèo sẽ là mục tiêu cuối cùng của chiến lược phục hồi và tăng trưởng và phát triển các vùng nông thôn sẽ là phương tiện chủ yếu để đạt được mục tiêu đó: Chúng tôi hợp tác thật chặt chẽ với nhau để xóa đói giảm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

nghèo và phát triển vùng nông thôn và các vùng sâu vùng xa cũng như khu vực chậm phát triển liên quốc gia.

23. Chúng tôi sẽ tăng cường thúc đẩy mối quan hệ liên kết các thiết chế của ASEAN trong việc chống lạm dụng và buôn lậu ma túy để xóa bỏ những hoạt động sản xuất, chế biến, buôn lậu và sử dụng ma túy vào năm 2020.

Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 20

24. Chúng tôi sẽ cùng đảm bảo rằng, nhân dân ta chúng tôi sẽ được chữa bệnh và có thuốc men thiết yếu. Chúng tôi sẽ được chữa bệnh và có thuốc men thiết yếu. Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác trong việc kiểm soát và phòng chống các bệnh truyền nhiễm, kể cả HIV/AIDS.

25. Bảo vệ môi trường sẽ là một bộ phận thiết yếu của hoạt động kinh tế của chúng tôi để đảm bảo sự bền vững trong phát triển. Chúng tôi sẽ củng cố và phát huy những thành quả đạt được trong việc kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm xuyên biên giới, đặc biệt là nạn khói mù do nạn cháy than bùn và cháy rừng gây ra.

26. Chúng tôi sẽ tăng cường nỗ lực chung và riêng để đối phó với những tội ác xuyên quốc gia như buôn ma túy, rửa tiền, khủng bố, cướp tiền, buôn vũ khí và buôn người.

27. Chúng tôi sẽ củng cố lòng tin vào đất nước mình bằng cách tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị giữa chúng tôi với nhau và củng cố an ninh khu vực Đông Nam Á.

28. Để đạt được mục tiên này chúng tôi sẽ nhanh chóng phê chuẩn nghị định thư thứ hai của Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Châu Á để tạo điều kiện cho các nước ngoài khu vực gia nhập Hiệp ước trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi sẽ tăng cường tham khảo ý kiến với các nước có vũ khí hạt nhân.

29. Chúng tôi sẽ cố gắng sớm giải quyết, theo phương cách ASEAN và phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, các vấn đề do lịch sử để lại và ngăn chặn không để xảy ra tranh chấp mới.

30. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh những nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển và theo tinh thần tuyên bố của ASEAN về biển Đông năm 1992. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và cố tránh


những hành động phương hại đến hào bình, an ninh ổn định ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương.

31. Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực nhằm phát triển quan hệ lâu dài có tính xây dựng giữa các nước lớn. ASEAN sẽ tăng cường quan hệ đối thoại và hợp tác với các nước khác cũng như các tổ chức khu vực và quốc tế trên cơ sở bình đẳng không can thiệp, tôn trọng lẫn nhau và 2 bên cùng có lợi.

32. Chúng tôi sẽ củng cố diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) như một diễn đàn đối thoại về vấn đề chính trị và an ninh và quan hệ hợp tác ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. ASEAN tiếp tục duy trì và tăng trưởng vai trò chủ đạo ARF và củng cố tình đoàn kết và vai trò điều phối của mình trong ARF.

33. Để cải thiện môi trường đầu tu và thương mại của ASEAN, các nhà đầu tư và đối tác thương mại sẽ được hưởng một loạt các biện pháp thúc đẩy mạnh và ưu đãi. Theo đó, chúng tôi yêu cầu các Bộ trưởng thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh bắt đầu từ ngày 1 – 1 – 1999.

34. Nay chúng tôi thông qua chương trình hành động Hà Nội và giao các Bộ trưởng và quan chức cấp cao triển khai thực hiện Chương trình hành động này. Chúng tôi thỏa thuận rằng, sẽ tiến hành kiểm điểm tiến hành thực hiện vào năm 2001, ba năm sau khi thông qua.

Làm tại Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 1998

Thay mặt Brunei Darutxalam, NGÀI HAGI HATXANA BÔKIA

Quốc Vương

Thay mặt nước Cộng hòa Indonesia, NGÀI B.J.HABIBI

Tổng thống

Thay mặt nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, NGÀI XIVAVAT KẸOBUNPHĂN

Thủ tướng

Thay mặt nước Malaysia

NGÀI TIẾN SĨ MAHATHIA MÔHAMÁT


Thủ tướng.

Thay mặt Liên bang Myanma, NGÀI THÔNG TƯỚNG THANXUÊ

Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và phát triển Quốc gia Thay mặt nước Cộng hòa Philippineses,

NGÀI GIÔDÉP EXTƠRAĐA

Tổng thống.

Thay mặt nước Cộng hòa Singapore, NGÀI GÔHỐCTÔNG

Thủ tướng.

Thay mặt Vương quốc Thái Lan, NGÀI XUÔNLỊCHPHAI

Thủ tướng.

Thay mặt nước Cộng hòa Xã hội chủ Việt Nam, NGÀI PHAN VĂN KHẢI

Thủ tướng

(Nguồn: Dịch từ Hanoi Declaration of 1998, 16 December 1998)


Phụ lục 5

(Trích)

TUYÊN BỐ HÀ NỘI VỀ THU HẸP KHOẢNG CÁCH PHÁT TRIỂN NHẰM TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT ASEAN

Chúng tôi, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN dại diện cho Brunây Đarútxalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Xingapo, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thừa nhận lợi ích của toàn cầu hóa hiện nay không được phân phối đồng đều và các nước khu vực sẽ gia tăng nếu không có các biện pháp hữu để khắc phục tác động tiêu cực toàn cầu hóa.

Nhắc lại cam kết của các nhà lãnh đạo ASEAN được nêu trong tầm nhìn ASEAN 2020 tại hội nghị ASEAN không chính thức lần thứ II tại Cula Lămpơ năm 1997…

Viện dẫn Quyết định của các nhà lãnh đạo ASEAN về sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) được thông qua tại hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ IV ở Xingapo năm 2000

Nay tuyên bố:

1. Chúng tôi quyết tâm thúc đẩy hợp tác có hiệu quả và giúp đỡ lẫn nhau thông qua các nỗ lực chung nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với các nước khu vực trên trên thế giới vì sự phát triển bền vững và năng động của khu vực và vì sự thịnh vượng của tất cả các dân tộc chúng tôi.

2. Chúng tôi sẽ cộng tác với nhau, thông qua nghiên cứu, phân tích và tham khảo ý kiến để xác định lợi thế so sánh của các nền kinh tế chúng tôi và khả năng bổ sung cho nhau nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, tinh thần cộng đồng và trách nhiệm chung giữa các nước chúng tôi.

3. Chúng tôi sẽ nỗ lực và dành nguồn lực đặc biệt để thúc đẩy sự phát triển của các nước thành viên ASEAN mới (Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam, viết


tắt là CLMV) trong đó ưu tiên cho phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và viễn thông.

4. Chúng tôi kêu gọi phát triển khu vực thông qua các chương trình hợp tác tiểu vùng bao gồm Chương trình Hợp tác phát triển lưu vực sông Mê Kông của ASEAN, khu vực phát triển Đông ASEAN bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Tam giác phát triển Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Tam giác phát triển Indonesia, Malaysia, Singapore và Hành lang Đông – Tây qua Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanma. Chúng tôi khuyến khích sự trao đổi và phối hợp giữa các khuôn khổ hợp tác khác nhau cũng như giữa các tổ chức khu vực có liên quan để tân dụng được các thông lệ tốt nhất.

5. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng và củng cố mối liên kết với các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong khuôn khổ ASEAN + 3 và với các bên đối ngoại khác của ASEAN.

6. Vì những mục tiêu trên, chúng tôi quyết tâm huy động các nguồn thông qua hợp tác các bên đối thoại với cộng động quốc tế bao gồm cả khu vực tư nhân để phát triển các lĩnh vực ưu tiên dưới đây.

Kết cấu hạ tầng…

Phát triển nguồn nhân lực…

Công nghệ thông tin và viễn thông… Hội nhập kinh tế khu vực…

(Nguồn: Cục lưu trữ văn phòng TW Đảng).


Phụ lục 6

(trích)

NGHỊ QUYẾT BỘ CHÍNH TRỊ NGÀY 27/11/2001 VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về Hội nhập kinh tế quốc tế. Sau khi đánh giá những thành tựu quan trọng của đất nước ta trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, những yếu kém và nguyên nhân của những khuyết điểm trong hợp tác kinh tế đối với nước ngoài, Nghị quyết của Bộ Chính trị đã chỉ rò mục tiêu, những quan điểm chỉ đạo, một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Dưới đây là những nội dung chủ yếu của Nghị quyết quan trọng này.

Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 – 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 – 2005.

Những quan điểm chỉ dạo trong quá trình hội nhập

1. Quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội IX là : “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự do và tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”.

2. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; trong quá trình hội nhập cần phát huy mội tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

3. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và


linh hoạt trong việc xử lý tính 2 mặt của hội nhập tùy theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ thụ động, vừa phải chống tư tưởng đơn giản, nôn nóng.

4. Nhận thức đầy đủ đặc điểm kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường.

5. Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia nhằm củng cố chủ quyền và an binh đất nước, cảnh giác với những âm mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hòa bình” đối với nước ta.

Một số nhiệm vụ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế:

1. Tiến hành rộng rãi công tác tư tưởng, tuyên truyền gải thích trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, trong các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân để đạt được nhận thức và hành động thống nhất, nhất quán vê hội nhập kinh tế quốc tế. Coi đó là nhu cầu bức xúc vừa cơ bản và lâu dài của của nền kinh tế nước ta, nâng cao niềm tin vào khả năng và quyết tâm của nhân dân ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Căn cứ nghị quyết của Đại hội IX, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 cũng như các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia xây dựng chiến lược hội nhập tổng thể về hội nhập với một lộ trình cụ thể để các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp khẩn trương sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo cho hội nhập có hiệu quả. Trong khi hình thành chiến lược hội nhập cần đặc biệt quan tâm bảo đảm sự phát triển của ngành dịch vụ như tài chính ngân hàng, viễn thông… là những lĩnh vực quan trọng mà ta còn yếu kém.

3. Chủ động và khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa lợi thế so sánh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022