Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 9

hơn bao giờ hết. Hơn nữa, điều này cũng sẽ góp phần xây dựng một khối Đông Á cường thịnh trong tương lai.

Về văn hoá, trong thời kỳ chiến tranh lạnh Nhật Bản và Hàn Quốc hầu như không có cuộc giao lưu văn hóa nào. Nhưng kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã có những điều chỉnh đột phá trong chính sách đối với Hàn Quốc. Đó là do Nhật Bản đã thay đổi nhận thức của mình trên bán đảo Triều Tiên nhất là ở Hàn Quốc, Nhật Bản mới chú trọng hơn trong việc thúc đấy giao lưu văn hóa Nhật- Hàn. Từ thập niên 90 của thế kỷ 20, những hoạt động giao lưu văn hóa ở các cấp độ khác nhau giữa hai nước đã được bắt đầu, ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Trong tuyên bố chung với Hàn Quốc năm 1998, Nhật Bản đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường giao lưu giữa hai nền văn hóa của hai dân tộc thông qua các hoạt động giao lưu giữa các nghệ sĩ, các chuyên gia văn hóa hay phối hợp nghiên cứu vấn đề hồi phục, trùng tu các di sản văn hóa. Trước những nỗ lực này, Hàn Quốc đã chấp nhận mở cửa hai lĩnh vực văn hóa là phim ảnh và âm nhạc, do đó phim và nhạc trẻ của Nhật đã được thâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân Hàn Quốc. Càng ngày phim ảnh, đĩa âm nhạc và trò chơi của Nhật càng chiếm lĩnh rộng thị trường và được giới trẻ Hàn Quốc ưa chuộng. Năm 2000, được hai nước lấy làm năm giao lưu văn hóa Nhật- Hàn cùng với việc đồng tổ chức cúp bóng đá thế giới, sự kiện văn hóa- thể thao lớn nhất trong lịch sử quan hệ hai nước. Đầu năm 2003, dự án trao đổi thanh niên và hoạt động thể thao giữa hai nước – được chính phủ hai nước thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Nhật- Hàn tháng 7.2002, đã được tiến hành với số lượng người trao đổi là 10.000 người hàng năm. Ngoài ra, để hỗ trợ cho các hoạt động giao lưu văn hóa Hàn Quốc, năm 2004 chính phủ Nhật Bản đã ra chính sách miễn thị thực cho các khách du lịch Hàn Quốc trong thời gian diễn ra triển lãm văn hóa thế giới được tổ chức tại Aichi ( Nhật Bản) năm 2005, thủ tục thị thực của các học sinh Hàn Quốc sang thăm du lịch Nhật Bản cũng được miễn.Trong lĩnh vực xã hội, sau 3 năm đàm phán, Nhật đã ký với Hàn Quốc một hiệp định về an ninh xã hội và một hiệp ước về hỗ trợ luật pháp lẫn nhau trong vấn đề phòng chống tội phạm. Bên cạnh giao lưu văn hóa Nhật cũng chú trọng tới hợp tác giáo dục- đào tạo.

Theo tinh thần về hiệp định tăng cường trao đổi giáo dục giữa hai nước, mỗi năm có 100 sinh viên Hàn Quốc sang học tại các trường cao đẳng kỹ thuật của Nhật [28]. Từ năm 1998, hai nước đã thỏa thuận cho phép các em học sinh nhỏ tuổi (tiểu học, trung học) của nước này sang học ở nước kia bằng ngân sách của Nhật. Ngoài ra, Nhật Bản còn có các chương trình tặng thiết bị nghe nhìn, chương trình khuyến khích dạy và học tiếng Nhật, tiếng Hàn, chương trình biên soạn các tài liệu cho các cơ sở giáo dục đào tạo, tặng học bổng..

Tóm lại, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách phù hợp với thay đổi của thế giới, chủ động, tích cực quan hệ toàn diện với Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên. Nhật Bản chuyển từ đối đầu sang đối thoại nhằm bình thường hóa quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Đây là một hành động tích cực đóng góp vào tiến trình hòa bình, an ninh cho bán đảo Triều Tiên và khu vực. Mặc dù chính sách của Nhật đã độc lập và chủ động hơn nhưng vẫn chịu tác động từ phía Mỹ, làm hạn chế hiệu quả chính sách đối với CHDCND Triều Tiên của Nhật và điều này chưa thể giúp Nhật nâng tầm vị trí của mình trên trường chính trị quốc tế.

2. 3 Chính sách của Trung Quốc

Trung Quốc được xem là nhân tố chính trong việc giải quyết vấn đề CHDCND Triều Tiên, có chức năng cung cấp các viện trợ về lương thực và nhiên liệu, trung hòa các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Mục tiêu quốc gia của Trung Quốc là tiếp tục sự lớn mạnh của nước này như một siêu cường thế giới. Điều đó đòi hỏi một môi trường an ninh ổn định ở xung quanh, đặc biệt là bán đảo Triều Tiên. Nhưng đơn giản là Trung Quốc muốn giữ cho sân sau của mình yên tĩnh. Điều đó cung cấp một chỉ dẫn trong việc giải mã logic chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với CHDCND Triều Tiên. Nói cách khác, giống như Mỹ, Trung Quốc không muốn một CHDCND Triều Tiên hạt nhân. Trung Quốc muốn tiếp tục là cường quốc hạt nhân duy nhất ở Đông Á, đồng thời lo ngại rằng những vũ khí hạt nhân đang phát triển của CHDCND Triều Tiên sẽ gây ra một hiệu ứng domino ở các quốc gia láng giềng, trong đó có Nhật Bản. Nếu khủng hoảng hạt nhân xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc là nước láng

giềng sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường như người tị nạn, đe dọa tới an ninh quốc gia. Do vậy, Trung Quốc được thế giới cho là có ích trong tiến trình thúc đẩy giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên.

Việc tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế- xã hội với bán đảo Triều Tiên giúp cho Trung Quốc phát triển nền kinh tế quốc gia, hội nhập toàn cầu và khẳng định vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới. Có thể nói các chính sách của Trung Quốc đối với bán đảo Triều Tiên là để phục vụ lợi ích của mình.

Về vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên, trong tương lai, Trung Quốc vẫn sẽ hành động theo cách thúc đẩy sự ổn định của chính quyền CHDCND Triều Tiên. Trung Quốc cung cấp các khuyến khích kinh tế cho CHDCND Triều Tiên để nước này không phải viện đến chủ nghĩa phiêu lưu quân sự vốn có thể gây bất ổn cho khu vực, chẳng hạn các khiêu khích vũ trang chống lại Hàn Quốc. Các chuyên gia Trung Quốc gọi đó là mua hòa bình từ CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc sẽ thúc nhẹ CHDCND Triều Tiên chứ không gây áp lực cho nước này. Trung Quốc đã rút ra một bài học quan trọng sau khi chỉ trích gay gắt CHDCND Triều Tiên về vụ thử hạt nhân đầu tiên. Trung Quốc không có khả năng sẽ thay đổi để gây áp lực đòi CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Nhưng khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát, Trung Quốc sẽ hành động để kiềm chế tình hình.

2.3.1 Đối với CHDCND Triều Tiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Trước hết là việc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên thông qua các vòng đàm phán 6 bên có thể thấy, việc thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là thử thách lớn nhất, then chốt nhất mà ngoại giao Trung Quốc gặp phải trong nhiều năm. Nó trực tiếp liên quan tới rất nhiều lợi ích quốc gia quan trọng về ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn của Trung Quốc.

Trung Quốc đã có nhiều hoạt động để thúc đấy việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Ngày 1.7.2003 đoàn đại biểu 5 người của chính phủ Trung Quốc do thứ trưởng ngoại giao Vương Nghị dẫn đầu đã tới Washington trao đổi quan điểm với Mỹ. Ngày 3.7.2003, thứ trưởng ngoại giao

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 9

Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc thăm Nga tiến hành cuộc hội đàm với thứ trưởng ngoại giao Nga về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Từ ngày 12.7.2003 đến ngày 15.7.2003, thứ trưởng ngoại giao Đới Bỉnh Quốc sang thăm CHDCND Triều Tiên mang theo bức thư của chủ tịch Hồ Cẩm Đào gửi chủ tịch Kim Jong Il. Trên thực tế, Trung Quốc không mặn mà với một nước Triều Tiên thống nhất, có sức mạnh về kinh tế, quân sự. Vì vậy việc duy trì tình hình nguyên trạng trên bán đảo Triều Tiên là một điều có lợi cho Trung Quốc. Nhưng duy trì thế nào để CHDCND Triều Tiên không bị khủng hoảng, sụp đổ và không ảnh hưởng tới quyền lợi và an ninh của Trung Quốc là một bài toán khó đối với nước này. Vì vậy, Trung Quốc phải tính đến lợi ích an ninh hợp pháp của CHDCND Triều Tiên để quốc gia này không bị sụp đổ, nhưng cũng không quá nhân nhượng để không ảnh hưởng tới quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Hơn nữa, mục tiêu của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên luôn ẩn chứa vấn đề Đài Loan. Nếu vấn đề bán đảo Triều Tiên được giải quyết ổn thỏa thì Trung Quốc không còn gì để mặc cả với Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan.

Ngày 10.10.2006, việc CHDCND Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân được báo chí cho rằng có thể gây tổn hại quan hệ Trung –Triều. Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định chính sách kiên định của họ trong việc hướng tới mối quan hệ láng giềng thân thiện đối với CHDCND Triều Tiên sẽ không thay đổi sau sự kiện thử vũ khí hạt nhân. Ông Liu Jan Chao phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm thúc đẩy sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Trước đó, Trung Quốc cũng có thái độ gay gắt hiếm thấy đối với CHDCND Triều Tiên khi lên án vụ thử hạt nhân và cho rằng, hành động này không đếm xỉa gì tới lo ngại của cộng đồng quốc tế vốn không muốn vụ thử nguyên tử diễn ra. Trung Quốc cũng yêu cầu CHDCND Triều Tiên phải sớm quay trở lại bàn đàm phán 6 bên để giải quyết khủng hoảng.

Từ ngày 26.7.2010, trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Hồ Chính Diệu bắt đầu chuyến thăm CHDCND Triều Tiên trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng do cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn. Ngày 30.7.2010, ông

Hồ Chính Diệu đã có cuộc tiếp kiến với Phó Chủ tịch Quốc hội CHDCND Triều Tiên Yang Hyong Sop. Trong buổi tiếp, ông Hồ Chính Diệu cho biết, Đảng và Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng quan hệ Trung-Triều. Trung Quốc sẵn sàng cùng với CHDCND Triều Tiên thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng phát triển, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Trong thời gian ở thăm CHDCND Triều Tiên, ông Hồ Chính Diệu đã có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Bộ ngoại giao, Ban quốc tế trung ương đảng Lao động CHDCND Triều Tiên trao đổi ý kiến về quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.

Ngày 25.11.2011 Bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có chuyến thăm Bình Nhưỡng. Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il đã khẳng định quan hệ Triều-Trung là không thể phá vỡ, đồng thời nhấn mạnh quan hệ hợp tác quân sự song phương. Ông Kim Jong Il cho rằng quan hệ Triều – Trung, một tài sản kế thừa từ các thế hệ lãnh đạo trước của hai nước, đã đứng trước thử thách của lịch sử và không thể phá vỡ. Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên bày tỏ hy vọng tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ này trên mọi phương diện. Về phía Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt nhấn mạnh quan hệ hữu nghị Trung-Triều đang chứng tỏ sự bền chặt rất lớn. Chính phủ Trung Quốc cam kết củng cố và phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước. Ông Lương Quang Liệt đã đến CHDCND Triều Tiên ngày 22.11.2011 trong khuôn khổ chuyến công du châu Á, trong đó ông cũng sẽ đến thăm Nhật Bản và Thái Lan. Ông Lương Quang Liệt là giới chức cấp cao Trung Quốc đến thăm CHDCND Triều Tiên gần đây nhất nhân dịp hai nước kỷ niệm lần thứ 60 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trung Quốc cũng cam kết sẽ củng cố quân sự với CHDCND Triều Tiên. Vào ngày 18.11.2011 Trung Quốc tuyên bố sẽ củng cố quan hệ quân sự với đồng minh CHDCND Triều Tiên trong bối cảnh CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc tiếp tục căng thẳng và vòng đàm phán về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vẫn bị trì hoãn. Cam kết của Trung Quốc được đưa ra sau chuyến thăm CHDCND Triều Tiên 3 ngày của chính ủy hàng đầu quân đội Trung Quốc, ông Li Jinai. Trong chuyến công du này, ông Li cam kết với Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il rằng quân đội Trung Quốc muốn tăng cường sự hiểu biết

và tin cậy lẫn nhau, cũng như thúc đẩy trao đổi thực tế với quân đội CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, không có chi tiết nào nói về những bước đi tiếp theo mà hai bên định tiến hành. Có thể thấy, cam kết trên phần nhiều là biểu tượng chính trị của việc Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ CHDCND Triều Tiên, hơn là một kế hoạch chi tiết để hợp tác. Mặc dù chuyến thăm của ông Li được lập kế hoạch từ trước, nhưng những phát biểu sau đó của Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định tăng cường sự hiện diện quân sự ở Châu Á đã khiến Trung Quốc giận dữ. Các học giả Trung Quốc và báo chí nước này cho rằng việc Mỹ tăng cường hợp tác với các nước đồng minh như Philippines, Australia và các nước khác là cách thức mới nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Trung Quốc giúp CHDCND Triều Tiên chống liên minh Mỹ - Hàn, hai nước vẫn còn hiệp ước bảo vệ song phương. Trung Quốc vẫn là đồng minh chính trị quan trọng nhất, đồng thời là nguồn cung cấp thực phẩm và nhiên liệu quan trọng nhất của CHDCND Triều Tiên.

Các nhà nghiên cứu vẫn thường gọi mối quan hệ của Trung Quốc- CHDCND Triều Tiên là mối quan hệ môi hở răng lạnh. Điều này càng được thể hiện rò hơn sau sự kiện Chủ tịch Kim Jong Il qua đời, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gửi bức điện chia buồn tới CHDCND Triều Tiên. Trong đó, Trung Quốc đã gọi người kế nhiệm Kim Jong Un là nhà lãnh đạo lớn và là một người bạn gần gũi của nhân dân Trung Hoa. Trong bức điện, Trung Quốc bày tỏ tin tưởng rằng CHDCND Triều Tiên sẽ duy trì được sự thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động và đồng chí Kim Jong Un. Với bức điện này, phương Tây hiểu rằng Trung Quốc đã phát đi tín hiệu ủng hộ đối với quá trình chuyển giao quyền lực tại CHDCND Triều Tiên. Nhà phân tích Pierre Haski cho rằng, tín hiệu đó của Trung Quốc là không được đụng đến CHDCND Triều Tiên của tôi. Nhưng, không phải tới khi Chủ tịch Kim Jong Il qua đời Trung Quốc mới thể hiện thịnh tình với Kim Jong Un - người bây giờ đang là lãnh đạo tối cao của CHDCND Triều Tiên. Từ tháng 9.2010, tại Đại hội bất thường của đảng Lao Động CHDCND Triều Tiên, khi Chủ tịch Kim Jong Il đưa con trai út của mình vào những vị trí quan trọng trong quân đội và đảng, một quá

trình dọn đường cho con kế nghiệp, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã gửi điện nhiệt liệt chúc mừng. Chủ tịch Trung Quốc cũng đưa ra cam kết xem xét quan hệ Trung – Triều về lâu dài và không tính đến những thăng trầm của tình hình quốc tế. Theo ông Sái Kiến, giáo sư Viện nghiên cứu Quốc tế Đại học Phục Đán, Thượng Hải cho rằng Trung Quốc đã và sẽ vẫn là đồng minh vững chắc của CHDCND Triều Tiên vì mối quan tâm lớn nhất của họ là duy trì sự ổn định tại nước láng giềng, bất kể vai trò lãnh đạo được chuyển giao cho ai. Sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên còn quan trọng hơn cả việc biết xem ai là người trở thành lãnh đạo tương lai của CHDCND Triều Tiên. Theo chuyên gia Peter Beck thuộc Đại học Keio Tokyo cho rằng, Trung Quốc phải làm vậy vì họ không muốn phải hứng chịu hậu quả nếu như chế độ ở CHDCND Triều Tiên có diễn biến xấu. Hai khả năng chính có thể khiến Trung Quốc lo ngại là nếu địa chính trị của bán đảo Triều Tiên thay đổi, điều này sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh của Trung Quốc. Thứ hai là trong trường hợp kinh tế hoặc chế độ của CHDCND Triều Tiên sụp đổ, sẽ có làn sóng hàng triệu người CHDCND Triều Tiên trong tổng số 26 triệu người tràn qua đường biên giới 1300 km để nhập cư vào Trung Quốc. Về mối quan hệ đồng minh chiến lược từ thập niên 1950 Trung-Triều, ông Sái Kiến phân tích: “Kể từ thời Chiến tranh lạnh, CHDCND Triều Tiên đã đóng vai trò như một vùng đệm quân sự, che chắn cho Trung Quốc”[57]. Trong bất kì tình huống nào khiến cho tình hình ở CHDCND Triều Tiên bất ổn, một kịch bản về hai miền Triều Tiên thống nhất (theo mô hình của Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ) đều không nằm trong mong muốn của Trung Quốc. Lúc đó, bán đảo Triều Tiên sẽ nằm trong vùng ảnh hưởng của Hàn Quốc – đồng minh thân cận của Mỹ. Mỹ có thể đưa quân cùng vũ khí hạt nhân vào Hàn Quốc, triển khai gần biên giới với Trung Quốc (như khi Đông và Tây Đức sáp nhập, hòa vào NATO). Trung Quốc sẽ không bao giờ để cho đồng minh của Mỹ nằm ngay sát biên giới của mình. Về khía cạnh này, CHDCND Triều Tiên còn là tấm lá chắn để quân đội Mỹ không thể áp sát Trung Quốc, một thành trì để ngăn sự mở rộng ảnh hưởng của Mỹ. Giáo sư Lý Hy Quang, Đại học Thanh Hoa-Trung Quốc còn cho rằng: “CHDCND Triều Tiên là lợi ích cốt lòi hạng nhất của Bắc Kinh. Hiện nay, hầu

như toàn bộ khu vực xung quanh Trung Quốc đều bị yếu tố Mỹ bao vây. Bắt buộc phải có một vùng đệm. Cần có một vùng đệm giữa Trung Quốc với một nước lớn có khả năng xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc. CHDCND Triều Tiên là vùng đệm của Trung Quốc ít ra là từ thời nhà Đường và vị thế này từ trước tới nay chưa hể thay đổi. Bất kể là ai lên nắm quyền ở CHDCND Triều Tiên và có một thể chế như thế nào, thì cũng phải đảm bảo là CHDCND Triều Tiên là một vùng đệm, có một chính quyền thân Trung Quốc, thân thiện với người Hoa”[61]. Trong bối cảnh địa chính trị tại khu vực Đông Bắc Á, ảnh hưởng của Trung Quốc lên CHDCND Triều Tiên sẽ giúp Trung Quốc nắm ưu thế khi đàm phán với Hàn Quốc và Mỹ. Ông Matthew Gertken – chuyên gia phân tích tình hình khu vực Đông Á của Cơ quan Tình báo Quốc tế cho rằng: “Trung Quốc đã và vẫn muốn giữ vị trí bàn đạp trong khu vực này. Nếu nhìn lại lịch sử, ta có thể thấy hễ một lực lượng bên ngoài nào chiếm giữ được CHDCND Triều Tiên đều có thể gây nguy hại cho lãnh thổ Trung Quốc. Vì lý do đó mà kể từ Thế chiến thứ hai đến nay, Trung Quốc lúc nào cũng xem CHDCND Triều Tiên như một bàn đạp chiến lược”[61]. Bên cạnh đó, Mỹ và Hàn Quốc sẽ phải ghi nhận vai trò quan trọng của Trung Quốc khi làm việc về vấn đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên. Nếu CHDCND Triều Tiên gây căng thẳng bằng các vụ thử tên lửa, Mỹ-Hàn-Nhật sẽ phải cần tới Trung Quốc làm cầu nối tới CHDCND Triều Tiên. Nhưng mặt khác, sự căng thẳng này cũng phải nằm trong tầm kiểm soát của Trung Quốc, bởi nếu căng quá, chiến sự nổ ra thì chính vùng Đông Bắc của Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng.

Về kinh tế, trong mối quan hệ đồng minh Trung- Triều, viện trợ và hợp tác kinh tế là yếu tố quan trọng, là động lực thúc đẩy cho sự bền vững của cả hai bên. Quan hệ kinh tế Trung – Triều từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đã bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển nhanh. Ngay từ năm 1994 Trung Quốc đã bắt đầu cung cấp nhu yếu phẩm, lương thực, dầu mỏ.. với số lượng tương đối lớn cho CHDCND Triều Tiên với điều kiện ưu đãi hoặc không hoàn lại, mang lại tác dụng quyết định đối với việc ngăn ngừa sự đổ vỡ của nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên. Quy mô mậu dịch hai nước bắt đầu tăng nhanh sau khi hai nước bình

Ngày đăng: 11/06/2022