Về Thực Hiện Hợp Đồng Thu Gom: Khi Thực Hiện Thu Gom, Ubnd Xã Có Hợp Đồng Thu Gom Với Tổ Rác Dân Lập Và Tổ Rác Cũng Có Hợp Đồng Với Chủ Nguồn Thải.


26. UBND Thành phố Hồ Chí Minh (1998), Quyết định 88/2008/ Đ-UBND về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường.

27. UBTVQH (2001), Pháp lệnh 38/2001/PL-UBTV H10 quy định về phí và lệ phí.

28. Nguyễn Trung Việt và đ.t.g (1998), Quy hoạch tổng thể hệ thống hành chánh quản lý chất thải rắn đô thị TPHCM, Đại học dân lập Văn Lang

29. Website Sở Tài nguyên và môi trường (2011), truy cập ngày 24/4/2011 tại địa chỉ: http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/lietkemuc.jsp?id=00000000000000002960 &idParent=00000000000000002367&idCap=1

30. Giang Thị Yến (2006), Thực trạng quản lý CTRSH tại TPHCM và một số kiến nghị, Đại học Luật TPHCM.


PHỤ LỤC 1 GIẢI THÍCH TỪ NGỮ


1. Chất thải rắn: Là chất thải phát sinh ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại (khoản 2, điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn)

2. Chất thải rắn sinh hoạt (hay còn gọi là rác sinh hoạt): là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng (khoản 2, điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP).

3. Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. (khoản 5, điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP)

4. Chủ nguồn thải: là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động phát sinh chất thải rắn. (khoản 11, điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP)

5. Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn: là tổ chức, cá nhân được ph p thực hiện việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn (khoản 12, điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ- CP)

6. Lực lượng lấy rác dân lập: Là lực lượng hình thành tự phát trong nhân dân, gồm những người làm các dịch vụ thu gom rác dân lập (điểm b, điều 1, chương I, Quy chế 5424)

7. Tổ lấy rác dân lập: Là đơn vị nhỏ nhất trong lực lượng lấy rác dân lập, được UBND phường/xã quyết định thành lập (theo điều 6, chương II quy chế 5424)

8. Hộ gia đình: Là căn hộ mà người dân đang sinh sống và không có hoạt động kinh doanh (Phần A, Công văn 7345)

9. Tuyến đường rác (hay còn gọi là đường rác): là việc tổ chức thu gom rác trên một tuyến đường

10. Dây rác: là mạng lưới thu gom CTRSH của một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân tại một hoặc nhiều tuyến đường.


PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ KHẢO SÁT UBND PHƯỜNG/XÃ


Phỏng vấn UBND Phường 15 quận 10

Người trả lời phỏng vấn: Anh Vò Lê Hoàng Ân- Tổ thanh tra xây dựng, được phân công giúp việc quản lý thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn phường

Thời gian phỏng vấn: 18/2/2011

Hình thức phỏng vấn: trực tiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Chính sách can thiệp của nhà nước đối với hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM - 7


1. Về lực lượng thu gom:

Trên địa bàn phường có hai lực lượng chính chuyên đảm nhận nhiệm vụ thu gom: Rác dân lập và công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 10 (DVCI).

Rác dân lập đảm nhận thu gom trong các hẻm, toàn bộ thu gom của các hộ gia đình, chiếm tỷ lệ khoảng 40% lực lượng thu gom. Trong khi đó, DVCI thu gom tại tất cả các mặt tiền của các tuyến đường, bao gồm rác của nhóm hộ gia đình và các chủ thể ngoài nhóm hộ gia đình (doanh nghiệp, trường học, công sở…), chiếm tỷ lệ khoảng 60% lực lượng thu gom. Việc phân chia địa bàn thu gom có từ lâu xuất phát từ điều kiện trang bị các trang thiết bị lao động của hai lực lượng thu gom khác nhau.

2. Về thực hiện hợp đồng thu gom: Khi thực hiện thu gom, cả rác dân lập và DVCI đều có hợp đồng với chủ nguồn thải. Riêng tổ rác dân lập còn có hợp đồng với UBND Phường về địa bàn thu gom, thời gian lấy rác…

3. Về tổ rác dân lập: Rác dân lập trên địa bàn phường có 11 dây rác. Mỗi dây có từ 1 đến 2 người. Chỉ có 1 người là người địa phương, còn lại đến từ các nơi như: Củ Chi, Hóc Môn, Tây Ninh.

Do các dây rác nhỏ lẻ nên chỉ sử dụng lao động trong gia đình.

4. Về quản lý của UBND phường: Trong hai lực lượng này, Phường chỉ quản lý nhóm rác dân lập. Nhóm DVCI hoạt động dưới sự điều hành của công ty DVCI. Tuy nhiên, giữa hai nhóm này có sự hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ UBND phường khi cần thiết.

Phường yêu cầu cả hai nhóm lập danh sách các hộ thuộc tuyến đường/hẻm mà mỗi nhóm đang thu gom, hộ nào đóng phí, hộ nào không. Việc lập danh sách này trước hết là để có cơ sở cho Ban điều hành các khu phố vận động, thuyết phục các hộ đóng phí đầy đủ.


Kế đến là để phòng tránh hiện tượng các dây rác dân lập báo cáo không đúng số hộ đóng phí.

Trước khi có quyết định 88, Phường có ban hành quy chế quản lý rác dân lập trên địa bàn. Từ khi có quyết định 88, việc quản lý được đưa vào nề nếp hơn.

Căn cứ Nghị định 23 và Nghị định 73, Phường phân công cho Phó chủ tịch phụ trách xây dựng chịu trách nhiệm nội dung quản lý thu gom rác. Hỗ trợ cho Phó chủ tịch phường là một nhân viên thuộc tổ Thanh tra xây dựng phường.

Tất cả 11 dây rác được nhóm chung một tổ, do Tổ trưởng chịu trách nhiệm chính. Hàng tháng, UBND phường đều có họp với tổ rác dân lập để triển khai các quy định pháp luật, đối chiếu danh sách các hộ đã đóng tiền thu gom hàng tháng, phát biên lai thu tiền cho tháng sau, lắng nghe các phản ánh từ tổ rác, phản ánh của người dân các khu phố.

5. Về cơ chế trích nộp phí thu gom:

Từ ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng, căn cứ vào tổng số phí thu được ổn định qua các tháng trước, phường phát biên lai thu tiền cho tổ rác dân lập để từng dây rác có thể giao cho các hộ gia đình khi thu phí của tháng đó.

Theo quy định thì các dây rác phải nộp lại 10% tổng số phí thu được hàng tháng cho UBND Phường (khoảng 2,4 triệu đồng). Trong số này, phường nộp 2% về cho phòng tài chính, trả 3% cho người thu gom và giữ lại 5% dùng để chi cho công tác quản lý hành chính.

Dù giao cho tổ rác dân lập thu phí nhưng giữa phường và tổ rác không có hợp đồng ủy quyền thu phí. Việc giao cho rác dân lập thu phí chủ yếu thực hiện theo văn bản quy định của quận 10. Riêng đối với các hộ dân, phường phổ biến rộng rãi (qua tổ dân phố) quy định thu nộp phí thu gom rác sinh hoạt (mức phí và việc cấp biên nhận khi đóng phí).

6. Xử phạt các vi phạm

- Hộ dân không đóng phí: Phường hiện chỉ có khoảng 20 hộ dân không (hoặc chưa) đóng phí. Trong số này đa phần là các các nhà đang trong thời gian xây dựng hoặc hộ gia đình không sinh sống thường xuyên tại địa chỉ nhà trên địa bàn phường. Tuy nhiên, phường cho biết, nếu có trường hợp hộ gia đình không đóng phí, Ban điều hành tổ dân phố sẽ tìm hiểu, vận động trước tiên. Nếu không vận động được, phường sẽ mời họp tại UBND phường. Tuy nhiên, thông thường chỉ cần tổ dân phố vận động là các hộ đã thực hiện tốt.


- Tổ rác dân lập thu gom không đúng quy định: Căn cứ điều 46, nghị định 23/2009/NĐ-CP và điều 9 nghị định 73/2010/NĐ-CP, Phường chia xử phạt các trường hợp thu gom không đúng quy định thành ba bước:

+ Bước 1: Nhắc nhở

+ Bước 2: Lập biên bản xử phạt

+ Bước 3: Cắt hợp đồng thu gom

Trên địa bàn phường chỉ xử lý đến bước 2 là lực lượng thu gom đã có chấn chỉnh. Trong xử lý vi phạm quy định thu gom, phường được sự hỗ trợ của tổ vệ sinh thuộc công ty DVCI quận và ban điều hành khu phố. Khi phường thực hiện xử phạt tịch thu phương tiện thu gom của một dây rác dân lập do đổ rác không đúng nơi quy định, ngay lập tức tổ vệ sinh 3 (DVCI) sẽ đảm nhận thu gom tạm thời đoạn hẻm mà rác dân lập vốn đang thu gom.

Phỏng vấn UBND phường 11 quận 3

Người trả lời phỏng vấn: Chị Trịnh Thị Kim Phượng- Chủ tịch UBND P.11 quận 3

Anh Đỗ Thanh Tân- nhân viên môi trường UBND P.11, quận 3

Thời gian phỏng vấn: 19/2/2011

Hình thức phỏng vấn: trực tiếp


1. Về lực lượng thu gom:

Có hai lực lượng chính chuyên đảm nhận nhiệm vụ thu gom CTRSH trên địa bàn phường: Rác dân lập và công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 3 (DVCI).

Rác dân lập đảm nhận thu gom trong các hẻm, toàn bộ thu gom của các hộ gia đình, chiếm tỷ lệ từ 30% đến 40% lực lượng thu gom. Công ty DVCI thu gom tại tất cả các mặt tiền của các tuyến đường, chiếm tỷ lệ từ 70% đến 60% lực lượng thu gom.

2. Về thực hiện hợp đồng thu gom: Khi thực hiện thu gom, chỉ có DVCI là có hợp đồng với chủ nguồn thải. Riêng tổ rác dân lập có hợp đồng với UBND Phường và thỏa thuận bằng lời với các hộ gia đình.

3. Về tổ rác dân lập: Rác dân lập trên địa bàn phường có 6 tổ lấy rác dân lập với 26 người lao động. Mỗi dây có từ 4 đến 7 người. Tất cả đều đến từ các địa phương khác như: Củ Chi, Hóc Môn, Tây Ninh.


4. Về quản lý của UBND phường: Trong hai lực lượng này, Phường chỉ quản lý nhóm rác dân lập. Nhóm DVCI hoạt động dưới sự điều hành của công ty DVCI.

Phường phân công cho Phó chủ tịch phụ trách xây dựng chịu trách nhiệm nội dung quản lý thu gom CTRSH. Hỗ trợ cho Phó chủ tịch phường là một nhân viên phụ trách môi trường.

5. Về cơ chế trích nộp phí thu gom:

Các dây rác dân lập tự thu phí, sau đó nộp lại 5% tổng số phí thu được trong năm cho UBND Phường. Trong số này, phường nộp 1% về cho phòng tài chính, giữ lại 4% dùng để chi cho công tác quản lý hành chính (bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách môi trường khoảng 500000đ/tháng) và chi hỗ trợ quà tết cho người thu gom rác. Dù giao cho tổ rác dân lập thu phí nhưng giữa phường và tổ rác không có hợp đồng ủy quyền thu phí.

6. Xử phạt các vi phạm

Theo quyết toán lai thu phí của các dây rác dân lập, phường hiện chỉ thu được phí thu gom rác sinh hoạt của 80% số hộ gia đình, 20% còn lại không thu được. Trong số đó có một bộ phận thật sự không đóng phí và một bộ phận có đóng phí nhưng các dây rác dân lập lại báo không thu được phí để giảm tổng thu, từ đó giảm số tiền trích nộp lại cho phường. Tuy nhiên, phường cho rằng tỷ lệ này cũng tương đối chấp nhận được và hiện vẫn chưa có biện pháp nào xử lý, chủ yếu chỉ nhắc nhở các tổ lấy rác dân lập.

Phỏng vấn UBND phường Bến Nghé quận 1

Người trả lời phỏng vấn: anh Phạm Tấn Kính- Đội trưởng Đội thanh tra xây dựng p.Bến Nghé, Q.1

Thời gian phỏng vấn: 22/2/2011

Hình thức phỏng vấn: trực tiếp


Toàn bộ thu gom rác trên địa bàn phường Bến Nghé do công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 1 đảm nhận. Phường không quản lý bất cứ hoạt động thu gom rác sinh hoạt nào, chỉ xử phạt những trường hợp đổ rác, vận chuyển rác không đúng quy định trên địa bàn phường theo nghị định 23/2009/NĐ-CP và nghị định 73/2010/NĐ-CP.


Phỏng vấn UBND phường 3 quận Phú Nhuận

Người trả lời phỏng vấn: Anh Huỳnh Văn Vũ- PCT UBND phường 3 quận Phú Nhuận, phụ trách lĩnh vự quản lý đô thị

Thời gian phỏng vấn: 22/2/2011

Hình thức phỏng vấn: trực tiếp


1. Về lực lượng thu gom:

Trên địa bàn phường có hai lực lượng chính chuyên đảm nhận nhiệm vụ thu gom: Rác dân lập và công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận Phú Nhuận

Rác dân lập chiếm tỷ lệ thu gom cao, từ 95% đến 90% trong khi công ty DVCI quận chỉ chiếm từ 5 đến 10%, chủ yếu thu gom ở mặt tiền đường Phan Xích Long và đường Phan Đăng Lưu.

2. Về thực hiện hợp đồng thu gom: Khi thực hiện thu gom, rác dân lập không có hợp đồng thu gom với chủ nguồn thải, chỉ thỏa thuận bằng lời. Các tổ rác dân lập còn có hợp đồng với UBND Phường về địa bàn thu gom, mức phí, thời gian thu gom, quyền và trách nhiệm các bên liên quan..

3. Về tổ rác dân lập: Phường có 13 tổ lấy rác dân lập với 26 lao động. Mỗi tổ có từ 1 đến 2 người. Tất cả đều là người ở các tỉnh, thành khác, tạm trú tại các quận Bình Thạnh, Phú Nhuận. Do các dây rác nhỏ lẻ nên 8/13 tổ chỉ sử dụng lao động trong gia đình.

4. Về quản lý của UBND phường:

Phường hiện chỉ quản lý danh sách các tổ lấy rác dân lập và số điện thoại liên lạc khi cần thiết. Địa chỉ nơi cư trú mà các tổ cung cấp rất thường xuyên thay đổi nên hầu như quản lý địa chỉ nơi cư trú chỉ là sự quản lý về mặt hình thức.

Phường họp tổ rác hàng tháng để nghe báo cáo tình hình thu gom rác trên địa bàn, phổ biến các quy định, chính sách mới (nếu có).

5. Về cơ chế trích nộp phí thu gom:

Vào cuối năm, các dây rác phải nộp lại 10% tổng số phí thu được trong năm cho UBND Phường. Căn cứ số thu được này, phường cấp biên lai thu phí.

Trong 10% trích lại, phường nộp 2% về cho phòng tài chính, giữ lại 8% dùng để chi cho công tác quản lý hành chính và chăm lo quà tết cho người lao động tại các tổ lấy rác (200.000đ/phần quà cho mỗi tổ lấy rác).


Dù giao cho tổ rác dân lập thu phí nhưng giữa phường và tổ rác không có hợp đồng ủy quyền thu phí.

6. Xử phạt các vi phạm

- Hộ dân không đóng phí: Phường hiện còn khoảng 10% đến 15% hộ dân không đóng phí. Theo nhận định của phường thì trong số này có khoảng 5% là thực sự không đóng phí; 10% còn lại là do các tổ lấy rác không muốn quyết toán để giảm số tiền phải đóng trích lại cho phường theo quy định.

Tuy nhiên, do lao động thu gom là lao động nặng nhọc, phần báo cáo sai số hộ thu được không nhiều nên phường cho rằng tỷ lệ 10% đến 15% thất thu là có thể chấp nhận được.

- Tổ rác dân lập thu gom không đúng quy định: Từ trước đến nay phường chủ yếu chỉ nhắc nhở các tổ lấy rác, chưa xử phạt trường hợp nào.

Phỏng vấn UBND xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh

Người trả lời phỏng vấn: Anh Huỳnh Tấn Thành- PCT UBND phường xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, phụ trách lĩnh vực quản lý đô thị

Thời gian phỏng vấn: 24/2/2011

Hình thức phỏng vấn: trực tiếp


1. Về lực lượng thu gom:

Trên địa bàn xã chỉ có lực lượng rác dân lập đảm nhận nhiệm vụ thu gom rác sinh hoạt.

Có 3 dây rác, chia nhau thu gom ở các tuyến đường và khu vực chợ.

2. Về thực hiện hợp đồng thu gom: Khi thực hiện thu gom, UBND xã có hợp đồng thu gom với tổ rác dân lập và tổ rác cũng có hợp đồng với chủ nguồn thải.

3. Về tổ rác dân lập: Trên địa bàn xã có 3 tổ rác dân lập, mỗi tổ dao động từ 4 đến 12 người. Trong đó, tổ 2 (4 người) phụ trách thu gom tại Chợ Bình Chánh; tổ 1 và tổ 2 thu gom trên tất cả tuyến đường còn lại.

Trong số 19 người lao động, có 6 người là người địa phương, còn lại đa phần đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Ninh.

Trong 3 tổ rác, tổ 1 chiếm quy mô lớn nhất, với 12 lao động, chủ yếu là lao động thuê mướn. Chủ đường rác- kiêm tổ trưởng- đã đầu tư trang bị 01 xe ép rác và 02 xe vận chuyển rác. Trong quá trình thực hiện thu gom trên địa bàn xã, do thu gom không đạt yêu cầu chất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022