Các Khoảng Trống Nghiên Cứu Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Trong Đề Tài Luận Án

chính sách hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện là cần thiết. Ngoài ra, một vấn đề cũng được quan tâm và khuyến cáo là các quốc gia nên thay đổi tư duy trong thực thi chính sách BHXH tự nguyện, coi BHXH tự nguyện thực sự là một dịch vụ công và vì vậy thiết kế chính sách theo hướng tiếp cận “phục vụ” chứ không phải “hành chính”.

Thứ hai, các nghiên cứu đã tham khảo các mô hình thực thi chính sách BHXH tự nguyện của nhiều quốc gia trên thế giới và hệ thống BHXH tự nguyện ở Việt Nam, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi thực hiện BHXH tự nguyện. Các nghiên cứu này được thực hiện từ cả trước và sau khi Việt Nam áp dụng chế độ BHXH tự nguyện và đưa ra các kết luận: khẳng định sự cần thiết, vai trò của BHXH tự nguyện đối với các quốc gia đang phát triển và khu vực kinh tế phi chính thức khi mà 1/3 hoạt động kinh tế trên thế giới là ở khu vực phi chính thức. NLĐ ở khu vực này chủ yếu là lao động thu nhập thấp, bấp bênh, gần như không có khả năng tiếp cận BHXH trong khu vực phi chính thức.

Thứ ba, thực thi chính sách BHXH tự nguyện cho khu vực phi chính thức là một chính sách còn khá mới cả ở trên thế giới và ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp thống kê, điều tra, khảo sát về mức độ tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ khu vực phi chính thức, phân tích các mối quan hệ giữa mong muốn tham gia, khả năng tham gia và mức độ tham gia thực tế của NLĐ với các đặc điểm về học vấn, việc làm và thu nhập của họ để đưa ra các kết luận. Một điểm chung của các kết quả nghiên cứu này là nhu cầu của NLĐ đối với BHXH tự nguyện rất cao nhưng mức độ tham gia thực tế thì lại thấp. Hầu hết các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, độ bao phủ của BHXH tự nguyện đối với NLĐ đều thấp, hiệu quả của chính sách chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập của đối tượng tham gia thấp, không ổn định; NLĐ thiếu thông tin và kiến thức về BHXH và quá trình tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế và chưa hiệu quả.

Thứ tư, về hệ thống giải pháp phát triển BHXH tự nguyện, các nghiên cứu tập trung vào:

- Hoàn thiện cơ chế đóng – hưởng của BHXH tự nguyện, các giải pháp được lựa chọn nhiều nhất là linh hoạt mức đóng và phương thức đóng, mở rộng các điều kiện để đóng BHXH tự nguyện như đóng theo tình hình thu nhập thực tế; nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với người tham gia; các điều kiện đóng – hưởng trong khu vực BHXH tự nguyện được khuyến nghị nên thấp và linh hoạt hơn đối với khu vực BHXH bắt buộc.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về nội dung chính sách BHXH tự nguyện và vai trò, sự cần thiết của chính sách này đối với người dân, đặc biệt khi họ hết tuổi lao động.

- Cải cách hệ thống thủ tục hành chính, tập trung phát triển công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu và chất lượng phục vụ người tham gia bảo hiểm.

- Nhà nước cần có sự tính toán, hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sách hỗ trợ phải được tính toán thật thận trọng nếu không chính sách không những không phát huy tác dụng mà còn phản tác dụng.

- Tăng cường các biện pháp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho NLĐ. Trong đó, tăng cường giáo dục và đào tạo nói chung và tăng cường đào tạo các kỹ năng tài chính nói riêng là cần thiết.

- Đặt mục tiêu mở rộng BHXH tự nguyện trong mối quan hệ với các chủ thể khác và cần có cơ chế liên quan mật thiết giữa cơ quan BHXH với cơ quan thuế, các định chế tài chính và xã hội khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy BHXH trong đó có hệ thống các cơ quan và đội ngũ nhân lực thực hiện chính sách BHXH. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc sát sao việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện.

1.3.2. Các khoảng trống nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 7

Sau hơn 10 năm thực hiện ở Việt Nam với các nội dung chính sách ngày càng được cải thiện, điều kiện tham gia BHXH tự nguyện ngày càng thuận tiện hơn nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao số lượng người tham gia BHXH vẫn còn chiếm

tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số người thuộc đối tượng tham gia. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về BHXH tự nguyện để giải quyết vấn đề này nhưng chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ về chính sách BHXH tự nguyện với đầy đủ các nội dung về lý luận và về thực thi chính sácg, vẫn còn những khoảng trống trong nghiên cứu như:

- Những khoảng trống trong nghiên cứu lý luận về chính sách BHXH, chính sách BHXH tự nguyện ở các nội dung như khái niệm, vai trò, ý nghĩa và quy trình chính sách BHXH tự nguyện, hầu hết các nghiên cứu đã có tập trung vào quy trình hoạt động triển khai BHXH tự nguyện và các điều kiện, giải pháp để triển khai BHXH tự nguyện.

- Chưa có nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chính sách BHXH tự nguyện. Đây là nội dung quan trọng trong thực hiện nghiên cứu hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện.

- Còn thiếu các nghiên cứu hoàn chỉnh về thực trạng chính sách BHXH tự nguyện; các ưu điểm và hạn chế của chính sách để từ đó tìm ra các giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện.

Từ những khoảng trống về nghiên cứu chính sách BHXH tự nguyện, chỉ ra những vấn đề để tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện:

Thứ nhất, hệ thống hóa và hoàn thiện một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách BHXH tự nguyện;

Thứ hai, phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách BHXH tự nguyện;

Thứ ba, phân tích thực trạng chính sách BHXH tự nguyện, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế;

Thứ tư, đề ra phương hướng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện, mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện. Trong đó, từng giải pháp sẽ được luận án có đầy đủ căn cứ, cơ sở đề xuất giải pháp; phân tích về nội dung của giải pháp; đưa ra các điều kiện khả thi bảo đảm thực hiện giải pháp.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở các nguồn tài liệu trong và ngoài nước được công bố, ở chương 1 tác giả luận án đã tập trung tổng quan các nghiên cứu liên quan đến BHXH và chính sách BHXH tự nguyện. Qua đó cho thấy đã có nhiều công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án. Các công trình nghiên cứu đã công bố là một nguồn tài liệu vô cùng quý báu để tác giả luận án hệ thống được các vấn đề liên quan đến đề tài luận án của mình.

Kết quả phân tích tổng quan của luận án đã chỉ ra, nội hàm của thuật ngữ BHXH tự nguyện không thống nhất trong nghiên cứu và trong thực tế trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng ta sử dụng thuật ngữ BHXH tự nguyện để chỉ loại hình BHXH dành cho những người không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng trên thế giới hầu hết các quốc gia sử dụng thuật ngữ BHXH cho nông dân, BHXH cho khu vực phi chính thức còn thuật ngữ BHXH tự nguyện lại có nội hàm giống bảo hiểm hưu trí bổ sung ở Việt Nam. Bên cạnh đó, BHXH tự nguyện được triển khai và nghiên cứu chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển là những nước có khu vực phi chính thức lớn, độ bao phủ của BHXH đối với NLĐ đang còn thấp, đây là đặc điểm tương đồng với bối cảnh thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam.

Qua nghiên cứu tổng quan tác giả luận án đã chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu và từ đó xác định 4 vấn đề cần tập trung nghiên cứu trong luận án: (1) Hệ thống hóa và hoàn thiện một số vấn đề cơ bản về chính sách BHXH tự nguyện

(2) Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách BHXH tự nguyện; (3) Phân tích thực trạng chính sách BHXH tự nguyện, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế;(4) Đề ra phương hướng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện, mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

2.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án

2.1.1. Bảo hiểm xã hội

BHXH là một loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm. Năm 1850, Thủ tướng Bismack của nước Phổ đã thiết lập hệ thống BHXH ở nước này và đây là quốc gia được triển khai BHXH sớm nhất trên thế giới. Đầu thế kỷ 20, BHXH đã được triển khai ở hầu hết các nước châu Âu, sau đó là các nước Mỹ La tinh và Bắc Mỹ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH được thực hiện ở nhiều nước giành được độc lập ở châu Á, châu Phi và vùng Caribe. Đến nay, ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều đã thực hiện BHXH.

Vì có lịch sử phát triển lâu dài nên có nhiều nghiên cứu lý luận và thực tiễn về BHXH; vì vậy, tùy từng góc độ tiếp cận khác nhau mà BHXH được hiểu theo những cách khác nhau:

Theo Henri Kliler, khái niệm BHXH được hiểu như sau: BHXH là toàn bộ các luật và quy định nhằm bảo đảm cho NLĐ hưởng lương (và NLĐ tự do với một số hạn chế) cũng như gia đình họ (những người có quyền theo quy định) được hưởng trợ cấp khi họ ở trong hoàn cảnh hoặc mất toàn bộ hay một phần thu nhập từ lao động hoặc phát sinh những chi phí cần được hỗ trợ (như việc học hành của con cái và chăm sóc y tế). Theo khái niệm này, BHXH sẽ bao gồm: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tàn tật, trợ cấp gia đình, thai sản, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm hưu trí và tử tuất, trợ cấp thất nghiệp [91.tr21].

Theo Giáo trình BHXH, Đại học Lao động Xã hội [60.tr15]: “BHXH là hình thức bảo hiểm thu nhập và cung cấp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế thiết yếu cho NLĐ và một số thành viên gia đình họ trong các trường hợp ốm đâu, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, tàn tật, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp… trên cơ sở đóng quỹ của người tham gia, góp phần đảm bảo ổn đời sống cho họ và an toàn xã hội” BHXH vừa để thực hiện mục đích xã hội, vừa để thực hiện mục đích kinh tế, đây là hai mặt đan xen, không thể tách rời lẫn nhau của BHXH. Tính kinh tế của

BHXH chỉ được thực hiện khi đảm bảo được tính xã hội, tính chia sẻ. Ngược lại, tính xã hội của BHXH cũng chỉ được thực hiện khi đạt được mục đích kinh tế.

Theo ILO: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”.

Theo Luật BHXH Việt Nam năm 2006: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH”.

Theo Luật BHXH Việt Nam năm 2014: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH”.

Theo Trịnh Khánh Chi, BHXH là một chế định bảo vệ NLĐ, sử dụng nguồn tiền đóng góp của NLĐ, người sử dụng lao động và được sự tài trợ một phần của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động hoặc khi chết [50.tr20].

Theo Phạm Minh Việt:“BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải các rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động hoặc phát sinh khác cần được hỗ trợ dựa trên cơ sở hình thành quỹ tài chính dưới sự đóng góp của NLĐ, người sử dụng lao động và sự bảo hộ của Nhà nước nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời gióp phần đảm bảo ASXH.”

Tuy có rất nhiều khái niệm khác nhau về BHXH, nhưng những điểm thống nhất là: Thứ nhất, BHXH là một chính sách xã hội được luật hóa tùy theo điều kiện cụ thể của từng nước; NLĐ tham gia BHXH và gia đình họ là những đối tượng trực tiếp được hưởng lợi từ chính sách BHXH, khi có các sự kiện bảo hiểm

xảy ra, như: bị giảm hoặc bị mất thu nhập từ lao động do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… Thứ hai, hoạt động của hệ thống BHXH phải trên cơ sở một quỹ tiền tệ do NLĐ, người sử dụng lao động đóng góp và có sự bảo trợ của Nhà nước. Thứ ba, đối tượng của BHXH là thu nhập và tài chính của người tham gia, qua đó đảm bảo được mục đích của BHXH là bảo vệ tài chính, đảm bảo đời sống cho những NLĐ tham gia BHXH và gia đình họ, từ đó góp phần đảm bảo ASXH.

Trong phạm vi luận án này, xuất phát từ góc độ nghiên cứu của quản lý công, để thực hiện hướng nghiên cứu chính sách công, tác giả thống nhất sử dụng khái niệm BHXH của Luật BHXH 2014.

Về phương diện kinh tế, BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm, thông qua quỹ tiền tệ chuyên dùng để nhằm mục đích chi trả cho người tham gia BHXH và gia đình họ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy, thực hiện BHXH là quá trình tính toán, cân đối các yếu tố kinh tế như thu nhập, mức đóng, mức hưởng. Tham gia BHXH, NLĐ đạt được các lợi ích kinh tế như: được đảm bảo tài chính trong những trường hợp rủi ro như đau ốm, tai nạn lao động hay trong những trường hợp không thể lao động như thai sản, hết tuổi lao động và chết. Lúc này, NLĐ và người thân của họ vẫn được quỹ BHXH bù đắp một phần hoặc chi trả thay thế toàn bộ thu nhập bị mất. Do đó, họ vẫn có thu nhập để duy trì cuộc sống bình thường, không rơi vào tình trạng nghèo, đói.

Đối với xã hội, BHXH là nòng cốt của hệ thống ASXH, là một quyền cơ bản của con người, vì vậy có vai trò to lớn và quan trọng nhất trong đảm bảo ASXH, bảo vệ các thành viên trong xã hội. BHXH tạo điều kiện để mỗi người tham gia chia sẽ rủi ro với người khác và tạo điều kiện để mỗi người được người khác san sẻ rủi ro. Vì thế, giảm các trường hợp nghèo đói, bần cùng trong xã hội, giảm gánh nặng phúc lợi và bảo trợ cho Nhà nước.

Ngoài ra, khi tham gia vào hệ thống BHXH NLĐ còn tạo ra một lượng tiền nhàn rỗi to lớn có thể huy động tạm thời vào nhiều công việc và mục đích khác nhau của đất nước, trong đó có mục đích tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh, làm cho dòng tiền sinh sôi, tăng lên qua đó NLĐ, người sử dụng lao động và cả Nhà nước đều được hưởng lợi.

2.1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo tính chất và đối tượng tham gia, BHXH có thể được chia thành hai loại là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức, NLĐ và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia theo quy định. BHXH bắt buộc thường có nhiều chế độ, ít nhất là 3/9 chế độ theo khuyến nghị của ILO. Ở Việt Nam BHXH bắt buộc bao gồm 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Phương thức đóng, tỷ lệ đóng và mức đóng của BHXH bắt buộc được cơ quan nhà nước quy định, NLĐ và người sử dụng lao động không có quyền lựa chọn.

Theo quy định của Luật BHXH Việt Nam năm 2006“BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH”.

Theo Luật BHXH Việt Nam năm 2014: “BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất”.

Theo Hà Văn Sỹ: “BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà NLĐ tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình khi NLĐ bị giảm hoặc bị mất thu nhập do gặp phải những rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm. Đồng thời góp phần đảm bảo công bằng, tiến bộ, văn minh và ASXH” [91.tr37].

BHXH tự nguyện với tư cách là một hợp phần của BHXH nên có những đặc điểm chung của BHXH. Ngoài ra, BHXH tự nguyện có những đặc điểm cơ bản như: BHXH tự nguyện cũng như BHXH bắt buộc, dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia; người tham gia BHXH tự nguyện cùng đóng góp để tạo nên một quỹ tài chính chung, trong đó có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước; Người tham gia được hưởng chế độ khi họ gặp các sự cố, các “rủi ro xã hội” được bảo hiểm và đủ điều kiện để hưởng; Các chế độ được bảo đảm trên cơ sở các chế độ đã đóng góp; Chi phí cho các chế độ được chi trả bởi nguồn quỹ

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí