Theo chiều sâu, để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn cần nâng dần các mức đóng góp, tương ứng là nâng dần các mức thụ hưởng BHXH, theo sự phát triển KT-XH của đất nước và chất lượng cuộc sống của dân cư. Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo chiều sâu còn bao gồm cả nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện của các cơ quan BHXH các cấp. Do đó, nội dung chính sách BHXH tự nguyện phải thực hiện được mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Chính sách phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao gồm những nội dung về mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, nâng cao nhận thức của NLĐ về BHXH tự nguyện từ đó thay đổi hành vi; cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho NLĐ khi tham gia BHXH tự nguyện.
Hai là, chính sách phát triển quỹ BHXH tự nguyện.
Quỹ BHXH tự nguyện nằm trong quỹ BHXH là một quỹ có số vốn rất lớn và được hoạch toán độc lập. Mục tiêu cơ bản của quỹ BHXH là cân đối thu chi, bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Các mục tiêu này được thực hiện thông qua các hoạt động hình thành nguồn thu, chi của quỹ; đầu tư tăng trưởng quỹ.
Chính sách phát triển quỹ BHXH là tất cả các quy định để bảo tồn và tăng trưởng quỹ, đảm bảo an toàn tài chính và an toàn cho hoạt động của hệ thống BHXH. Quỹ BHXH là một quỹ tài chính nhàn rỗi và rất lớn vì vậy phải có các biện pháp quản lý tài chính hiệu quả vì sự tồn tại và phát triển của quỹ quyết định trực tiếp đến an ninh và sự tồn tại của hệ thống BHXH.
Thu bảo hiểm xã hội tự nguyện: nguồn thu của BHXH tự nguyện chủ yếu từ các nguồn: đóng góp của người tham gia; nguồn hỗ trợ của Nhà nước; nguồn đầu tư tăng trưởng quỹ và các nguồn huy động khác từ xã hội (nếu có). Chính sách thu BHXH tự nguyện quy định tất cả các nội dung liên quan đến nguồn thu như đóng BHXH tự nguyện, cụ thể là: tỷ lệ đóng, thu nhập chọn đóng, phương thức đóng, thời điểm đóng; thủ tục đăng ký đóng, thủ tục đăng ký lại hoặc thay đổi phương thức đóng, mức đóng BHXH tự nguyện.
Chi bảo hiểm xã hội tự nguyện: theo khuyến nghị của ILO, quỹ BHXH được sử dụng để chi trả trợ cấp BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH, chi phí quản lý BHXH. Tùy thuộc điều kiện thực tế mỗi nước thực hiện các khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau. Tỷ lệ, mức độ và các khoản chi trả cho các chế độ BHXH phụ thuộc vào điều kiện thực tế và chính sách của từng quốc gia. Thông thường, hầu hết các quốc gia thực hiện chi từ quỹ BHXH tự nguyện cho các nội dung sau: trả các chế độ BHXH tự nguyện cho NLĐ theo quy định; đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu; trả chi phí quản lý BHXH theo quy định.
Ba là, chính sách thụ hưởng cho người tham gia BHXH tự nguyện.
Chính sách thụ hưởng cho NLĐ quy định các chế độ BHXH, đối tượng và điều kiện để hưởng các chế độ BHXH đó. Các chế độ BHXH là các trường hợp được bảo hiểm do Nhà nước quy định cho người hưởng bảo hiểm theo các mức hưởng và thời gian hưởng khác nhau khi có đủ điều kiện phát sinh. Cũng như việc xác định đối tượng tham gia, việc xác định các chế độ BHXH tùy thuộc vào nhu cầu của người tham gia và trình độ quản lý. Thông thường, số lượng các chế độ BHXH ngày càng được mở rộng trong các hệ thống và có thể bao gồm các chế độ sau: chăm sóc y tế; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp hưu trí; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp gia đình; trợ cấp thai sản; trợ cấp tàn tật; trợ cấp tiền tuất. Theo quy định của ILO trong Công ước 102 các nước thành viên phải chọn ít nhất 3 trong 9 chế độ trên để thực hiện; trong đó phải có ít nhất một trong các chế độ: bảo hiểm thất nghiệp; hưu trí; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; tàn tật và tiền tuất.
Chế độ hưu trí cho người tham gia BHXH tự nguyện: trong hệ thống BHXH, bảo hiểm hưu trí là một chế độ BHXH dài hạn. Đây là chế độ dành cho những người hết tuổi lao động, vì vậy chế độ này có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với tất cả NLĐ. Vì mặc dù không còn tham gia lao động nhưng NLĐ vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống và lương hưu sẽ là thu nhập chính của họ. Được hưởng lương hưu là một trong những mục đích tối quan trọng khiến NLĐ tham gia BHXH. Vì vậy, trong lịch sử phát triển của BHXH, chế độ hưu trí là chế độ được thực hiện sớm nhất. Chế độ hưu trí của BHXH tự nguyện bao gồm tất cả
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Đề Cập Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Trong Đề Tài Luận Án
- Các Khoảng Trống Nghiên Cứu Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Trong Đề Tài Luận Án
- Nội Dung, Vai Trò Và Quy Trình Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Đánh Giá Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Năng Lực Của Đội Ngũ Nhân Lực Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm Xã Hội
- Chính Sách Thụ Hưởng Cho Người Tham Gia Bhxh Tự Nguyện
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia BHXH tự nguyện khi họ hết tuổi lao động hoặc không tham gia BHXH tự nguyện nữa.
Chế độ tử tuất cho người tham gia BHXH tự nguyện: chế độ tử tuất là chế độ BHXH đối với thân nhân của NLĐ đã và đang tham gia BHXH mà bị chết. Chế độ này nhằm trợ giúp một phần tiền tang lễ và trợ giúp cho thân nhân của NLĐ khi NLĐ chết. Nếu như các chế độ BHXH khác dành cho những người trực tiếp tham gia BHXH thì chế độ tử tuất lại dành cho thân nhân của họ. Đây là một chế độ có tính nhân văn rất cao của BHXH, bởi vì khi NLĐ không may bị chết thì người thân của họ sẽ mất đi nguồn thu nhập chính, đặc biệt với những người không có khả năng tạo ra thu nhập. Nếu không có trợ cấp tử tuất thì sẽ tạo ra một sự hụt hẫng rất lớn về tài chính đối với người thân của NLĐ, nhiều trường hợp sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đói nghèo. Với ý nghĩa đó, BHXH đảm bảo được vai trò bảo vệ cho NLĐ và gia đình họ không những khi họ còn làm việc mà cả sau khi đã chết.
Chế độ hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện: đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phần nhiều là những người có việc làm và thu nhập bấp bênh vì vậy họ gặp nhiều khó khăn về tài chính khi muốn tham gia BHXH tự nguyện. Ngoài ra, nếu NLĐ tham gia BHXH bắt buộc chỉ phải đóng 1 phần phí BHXH và được người sử dụng lao động hỗ trợ phần lớn hơn thì NLĐ tham gia BHXH tự nguyện phải đóng tất cả phí BHXH tự nguyện. Vì vậy, nhằm hỗ trợ giảm bớt khó khăn tài chính cho NLĐ, tăng sức hút của BHXH tự nguyện và để mọi người đều có khả năng và cơ hội tham gia BHXH, hầu hết các nhà nước đều chủ trương hỗ trợ cho tất cả đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nhưng có phân chia thành các đối tượng khác nhau và các mức hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra, chính sách cũng quy định rõ nguồn để hỗ trợ, phương thức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ đối với những người tham gia BHXH tự nguyện.
Chế độ ốm đau, thương tật cho người tham gia BHXH tự nguyện: chế độ ốm đau nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động tham gia BHXH tạm thời bị ngừng lao động vì ốm đau, tai nạn không liên quan đến nghề nghiệp hoặc chăm sóc con ốm. Chế độ ốm đau nhằm hỗ trợ một phần kinh phí chữa trị bệnh tật, duy
trì tài chính cho cuộc sống hàng ngày của NLĐ và gia đình họ để NLĐ nhanh chóng quay trở lại làm việc, ổn định thu nhập và ổn định đời sống.
Chế độ trợ cấp một lần cho người tham gia BHXH tự nguyện: đối với NLĐ khi không đủ điều kiện về tuổi đời hay số năm đóng BHXH, không có nhu cầu tiếp tục đóng BHXH thì có thể được hưởng chế độ trợ cấp BHXH một lần. Chế độ hưởng trợ cấp BHXH một lần hiện nay được quy định linh hoạt nhằm đảm bảo quyền lợi và đáp ứng nguyện vọng của người tham gia BHXH, tùy từng trường hợp, từng điều kiện và phụ thuộc vào nguyện vọng của chính bản thân NLĐ mà cơ quan BHXH giải quyết quyền lợi cho NLĐ.
2.2.2. Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chính sách BHXH tự nguyện là công cụ quan trọng trong QLNN đối với BHXH. Trong QLNN, Nhà nước phải tổ chức hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách công; sử dụng chính sách công như một công cụ hữu hiệu để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Vai trò của chính sách BHXH tự nguyện được thể hiện ở các phương diện sau:
- Chính sách BHXH tự nguyện góp phần thể hiện quan điểm, lập trường và tuyên ngôn của đảng chính trị và nhà nước về an sinh xã hội nói chung và BHXH nói riêng; định hướng mục tiêu hoạt động QLNN đối với BHXH. Thông qua nội dung chính sách BHXH tự nguyện các quan điểm, lập trường của nhà nước được thể chế hóa một cách cụ thể, tường minh và thực tiễn vì vậy gần gũi với đời sống người dân hơn, dễ dàng đi vào trong cuộc sống và hiện thực hóa thành các kết quả cụ thể. Chính sách BHXH tự nguyện cũng định hướng cho hành động của các đối tượng của chính sách trong thực tế, từ đó hướng họ và những quyết định phù hợp và có ích.
- Chính sách BHXH tự nguyện tạo động lực cho các đối tượng tham gia trong xã hội. Thông qua hệ thống công cụ và các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ đối tượng của chính sách BHXH tự nguyện có các động lực để tham gia BHXH tự nguyện. Các biện pháp tạo động lực có thể là các biện pháp tinh thần như: đối xử và công nhận sự bình đẳng về vị thế giữa những lao động khác nhau trong xã hội;; thể hiện sự chăm lo cho đời sống của NLĐ… Những biện pháp về mặt vật chất
nhưng hỗ trợ kinh phí tham gia BHXH, cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia…Tất cả những biện pháp này tác động mạnh đến quyết định tham gia hay không tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ.
- Chính sách BHXH tự nguyện huy động và điều tiết các nguồn lực trong xã hội. Thông qua chính sách BHXH tự nguyện, các nguồn lực như nguồn nhân lực, bộ máy nhà nước, tài chính công, khoa học- công nghệ và các nguồn tài chính từ các cá nhân và tổ chức trong xã hội được huy động tham gia vào quá trình chính sách. Thông qua chính sách BHXH tự nguyện các nguồn lực này được phân bổ, điều tiết đến đông đảo, rộng rãi các cá nhân ở các vùng miền trên cả nước. Sự huy động và điều tiết của Nhà nước thông qua chính sách BHXH tự nguyện đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và hiệu quả của chính sách; hạn chế sự bất bình đẳng, tùy tiện và kém hiệu quả. Chính sách BHXH tự nguyện là một chính sách xã hội cơ bản, có đối tượng đông đảo, không vì mục đích lợi nhuận nên Nhà nước là chủ thể thích hợp để quản lý và đảm bảo hiệu quả.
- Chính sách BHXH tự nguyện khắc phục các hạn chế thị trường, góp phần bảo vệ những người yếu thế trong xã hội. Chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện trên thế giới để góp phần bảo vệ những NLĐ trong khu vực phi chính thức, nông dân; những người không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Những người này phần lớn là người có việc làm trong khu vực phi chính thức; có thu nhập thấp và không ổn định, kèm theo đó là chất lượng cuộc sống không cao; khó tiếp cận an sinh và phúc lợi xã hội. Những đặc điểm của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động, thất nghiệp và nghèo đói càng làm tăng thêm những khó khăn này đối với NLĐ yếu thế như lao động trung niên, lao động có trình độ thấp, lao động ở các vùng sâu vùng xa… Vì vậy, thực hiện chính sách BHXH tự nguyện nhằm mục đích bảo vệ lao động yếu thế, rút ngắn khoảng cách an sinh xã hội giữa các nhóm khác nhau trong xã hội; hạn chế, sửa chữa những thách thức của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
2.2.3. Quy trình chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
Quy trình chính sách công được hiểu là quá trình luân chuyển các bước từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của chính sách trong đời sống xã hội. Quy trình này bao gồm nhiều giai đoạn liên kết chặt chẽ với nhau.
Harold D. Lasswell đã xác định quy trình chính sách gồm 7 bước: thu thập thông tin; đề xuất vấn đề chính sách; ra quyết định lựa chọn phương án chính sách; hướng dẫn thực hiện chính sách; áp dụng các biện pháp chính sách vào thực tiễn; kết thúc áp dụng chính sách và đánh giá chính sách [66.tr42]. Còn theo Charles O. Jones quy trình chính sách bao gồm 5 giai đoạn: thiết lập chương trình nghị sự; xây dựng chính sách; quyết định chính sách; thực hiện chính sách và đánh giá chính sách [66.tr43]. Wiliam N. Dunn và L.A.Gunn đã mở rộng và cụ thể hóa mô hình của Charles O. Jones và James Anderson thành mô hình 7 giai đoạn: thiết lập chương trình nghị sự; xây dựng chính sách công; thông qua chính sách công; tiếp tục chính sách công; chấm dứt chính sách công [66.tr44].
Theo Nguyễn Hữu Hải, quy trình chính sách công bao gồm các giai đoạn sau: Tìm kiếm vấn đề chính sách, hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách, đánh giá chính sách và phân tích chính sách [66. tr84-87]. Theo Lê Chi Mai, quy trình chính sách bao gồm 3 giai đoạn là hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách. Hoạt động phân tích chính sách diễn ra trong suốt cả ba giai đoạn của chu trình chính sách [78].
Như vậy, dù phân chia các giai đoạn có khác nhau tuy nhiên tựu chung lại quy trình chính sách gồm 3 giai đoạn: hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách.
2.2.3.1. Hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hoạch định chính sách là giai đoạn hình thành chính sách và bao gồm hai nhiệm vụ chủ yếu: thứ nhất, là xác định vấn đề chính sách – tức là các vấn đề xã hội cần được giải quyết bằng chính sách và tìm giải pháp đưa vấn đề đó vào chương trình nghị sự chính sách của cơ quan có thẩm quyền; thứ hai, là xây dựng , thông qua phương án chính sách của các cơ quan có thẩm quyền.
Hoạch định chính sách BHXH tự nguyện là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách BHXH tự nguyện bởi các chủ thể trong lĩnh vực BHXH.
Hoạch định chính sách BHXH tự nguyện bao gồm các bước:
Bước 1: Phát hiện và phân tích vấn đề chính sách BHXH tự nguyện. Hoạt động này thu thập các thông tin liên quan đến chính sách BHXH tự nguyện về các nội dung như sự cần thiết phải ra đời chính sách BHXH tự nguyện; vai trò, tác động của chính sách BHXH tự nguyện; những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chính sách và các nguồn lực cần thiết khi thực hiện chính sách.
Bước 2: Hình thành ý tưởng chính sách BHXH tự nguyện. Bước này xác định các nội dung cơ bản của chính sách, cách thức thực hiện chính sách; thời gian thực hiện chính sách và trách nhiệm của các bên liên quan đến chính sách.
Bước 3: Lựa chọn và hoàn thiện phương án chính sách BHXH tự nguyện. Bước này chủ thể hoạch định chính sách phải lựa chọn và đưa ra dự thảo nhiều phương án và kịch bản chính sách khác nhau để so sánh. Các phương án này sẽ được cân nhắc, tính toán trên một số tiêu chí như hiệu quả, khả thi, thực tế… để đưa ra lựa chọn phương án chính sách cuối cùng và tốt nhất. Sau khi lựa chọn được phương án chính sách phù hợp nhất thì bổ sung, hoàn thiện phương án chính sách đó để tiến hành thẩm định.
Bước 4: Thẩm định chính sách BHXH tự nguyện. Phương án chính sách được lựa chọn dù tốt nhất cũng chỉ về phương diện lý thuyết. Cần thử nghiệm chính sách trong thực tế để xác định tính khả thi của chính sách. Thẩm định chính sách được thực hiện dưới nhiều hình thức, quy mô khác nhau. Có thể bằng thẩm định chính sách bằng hình thức chuyên gia, điều tra khảo sát theo mẫu, hay thử nghiệm trong thực tế nếu cần để kiểm chứng chính sách.
Bước 5: Ban hành chính sách BHXH tự nguyện. Sau khi thẩm định quyết nghị chính sách sẽ được ban hành bởi một cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống chính trị theo những trình tự và thủ tục nhất định.
2.2.3.2. Thực thi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thực thi chính sách công là một giai đoạn của chu trình chính sách, có nhiệm vụ hiện thực hóa chính sách công trong đời sống xã hội, biến ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực, tác động lên xã hội, dẫn dắt các đối tượng chính sách theo đúng định hướng của nhà nước. Quá trình thực thi chính sách công được tiến hành dựa trên cơ sở của chính sách đã được ban hành. Do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nghĩa vụ phải tổ chức triển khai thực thi đúng tiến độ. Thực thi chính sách thường đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội dưới sự điều hành cụ thể của nhà nước.
Thực thi chính sách BHXH tự nguyện là giai đoạn biến các ý tưởng chính sách BHXH tự nguyện thành các hoạt động và các kết quả cụ thể trong thực tế. Thực thi chính sách BHXH tự nguyện có sự tham gia của nhiều chủ thể và đòi hỏi có bộ máy quản lý và nguồn lực phù hợp. Tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện có thể bao gồm các hoạt động:
Bước 1: Chuẩn bị thực thi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
Các chính sách công với tư cách là sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách, chỉ mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp giải quyết vấn đề công. Do đó, để đưa chính sách vào thực tiễn, thì các chủ thể thực thi chính sách căn cứ vào thẩm quyền của mình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, dự án để cụ thể hóa mục tiêu và giải pháp chính sách cho từng giai đoạn hoặc địa bàn cụ thể. Để thực hiện nhiệm vụ này, các chủ thể thực thi chính sách cần tiến hành các hoạt động như:
- Nghiên cứu nội dung chính sách để xác định những văn bản, chương trình hoặc dự án cần phải được ban hành hoặc phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản thực thi chính sách; kế hoạch lập và phê duyệt các chương trình, dự án thực thi chính sách. Đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian tương đối dài nên cần có kế hoạch thực hiện. Kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống, các cơ