Những Nghiên Cứu Về Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

Ngân hàng phát triển châu Á, Krzysztof Hagemejer (2018), Financing the Social Protection Agenda of the Sustainable Development Goals (Tài trợ cho Chương trình Bảo trợ Xã hội của các Mục tiêu Phát triển Bền vững) chương 7. Mở rộng phạm vi bảo hiểm thông qua BHXH có đóng góp hoặc các chương trình đóng góp khác đang hấp dẫn các chính phủ vì đây là con đường tiềm năng để huy động các nguồn lực mới và tạo ra không gian tài chính mới. Tuy nhiên, việc mở rộng này có những giới hạn như: chỉ áp dụng đối với những người trong thị trường lao động có tình trạng việc làm với mức độ chính thức cao, thu nhập cao hơn đáng kể mức đủ sống và được nhận thường xuyên. Hệ thống quản trị cũng được yêu cầu có đủ năng lực để thường xuyên thu nhập thông tin của những người được bảo hiểm và thu thập các khoản đóng góp một cách hiệu quả. Ấn phẩm này phân tích tiềm năng của BHXH (còn gọi là bảo trợ xã hội có đóng góp) ở 16 quốc gia châu Á được đánh giá để lấp đầy những khoảng trống về bảo vệ và bao phủ trong an ninh thu nhập. Nội dung nghiên cứu của chương này tập trung vào lương hưu, nhưng cũng xem xét các phúc lợi khác tạm thời thay thế thu nhập của lao động bị mất do các sự kiện như ốm đau (có liên quan đến việc làm hay không), thai sản và thất nghiệp. Do cấu trúc thị trường lao động hiện tại quyết định phần lớn cơ hội mở rộng phạm vi bảo hiểm, nên chương này cũng xem xét các đặc điểm của thị trường lao động và phân tích mức độ bao phủ theo các hình thức BHXH khác nhau và đánh giá tiềm năng mở rộng. Phân tích cho thấy rằng, mặc dù nỗ lực mở rộng tỷ lệ bao phủ của BHXH có thể mang lại hiệu quả ở một số quốc gia trong cả việc giảm nghèo và huy động thêm nguồn lực, nhưng hầu hết các khoảng cách hiện nay sẽ phải được lấp đầy bằng các can thiệp không phân bổ. Nguyên nhân bắt nguồn từ cấu trúc thị trường LĐPCT đang thịnh hành và khoảng thời gian ba hoặc bốn thập kỷ từ khi bắt đầu các chương trình hưu trí tuổi già có đóng góp đến thời điểm những người hưu trí đầu tiên có thể nghỉ hưu với các khoản trợ cấp hưu trí tương xứng. Việc lấp đầy khoảng cách bảo vệ trong an ninh thu nhập ở tuổi già vào năm 2030 sẽ đòi hỏi phải mở rộng lương hưu không phân bổ ở mọi nơi .

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Chính, đại học Kinh tế Quốc dân, 2010[51]. Theo luận án cần có quan điểm toàn diện về hệ thống tổ chức chi trả BHXH, đồng thời phải vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài. Luận án đã đưa ra quan điểm: Thứ nhất: Hệ thống tổ chức chi trả BHXH là một hệ thống các bộ phận có liên quan với nhau, cùng phối hợp để giải quyết quyền lợi được hưởng BHXH của NLĐ và gia đình họ khi có rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với NLĐ. Thứ hai: Các mối quan hệ của hệ thống tổ chức chi trả BHXH bao gồm: quan hệ cùng cấp, quan hệ trên dưới, quan hệ khác (với kho bạc, ngân hàng); qua đó, luận án đã khái quát mô hình tổ chức chi trả BHXH. Thứ ba: luận án đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất đồng bộ các giải pháp nhằm giúp cơ quan BHXH thực thi có hiệu quả chính sách BHXH, hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam.

Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam” của Phạm Trường Giang, trường đại học Kinh tế Quốc dân năm 2010[62]. Luận án này tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế thu BHXH ở Việt Nam, giới hạn ở hai vấn đề chính là: cách thức phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH và các quy định trong thu BHXH. Luận án đã nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong thực hiện thu BHXH ở một số nước như Trung Quốc, Philipin, CHLB Đức và rút ra được 7 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoàn thiện cơ chế thu là: (1)Tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH nên cân đối, hài hòa giữa NLĐ và người sử dụng lao động, (2)Thường xuyên cân đối quy định về thu BHXH trong cả dài hạn và ngắn hạn, (3)Phân cấp thu BHXH ở một số địa phương đặc thù, (4) Kiện toàn, sắp xếp một số bộ phận nhằm mục đích thanh tra, kiểm tra quá trình thu nộp BHXH, (5)Phát triển dịch vụ thu BHXH qua các kênh ngân hàng, bưu điện, (6)Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính trong thu BHXH và (7) Nghiên cứu việc sử dụng mã số cá nhân cho các đối tượng tham gia BHXH. Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả của

hoạt động, cơ chế thu phí BHXH luận án đề ra các giải pháp và khuyến nghị để hoàn thiện cơ chế thu BHXH là: 1) Hoàn thiện cơ chế, quy định về thu BHXH như quy định tỷ lệ đóng phí hài hòa, hợp lý; tăng cường cơ chế phối hợp của BHXH Việt Nam với các cơ quan LĐ-TB&XH, cơ quan thuế, tòa án. 2) Tăng cường quan hệ công chúng trong hoạt động của cơ quan BHXH với báo chí, với người tham gia BHXH và với xã hội. 3) Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động thu nộp phí. 4) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính trong lĩnh vực BHXH. Các khuyến nghị chủ yếu là đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ Bộ LĐ-TB&XH và tổ chức công đoàn, tập trung vào việc sửa đổi các quy định của Luật BHXH, cơ chế chính sách thuận tiện và khoa học cho hoạt động của cơ quan BHXH.

Luận án tiến sỹ kinh tế “Đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam” của Nguyễn Thị Hào, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2015 [67]. Luận án đã đưa ra khái niệm đảm bảo tài chính cho BHXH dưới góc độ kinh tế chính trị học và luận giải nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm các vấn đề: đảm bảo thu; đảm bảo chi; đảm bảo duy trì sự cân đối và ốn định quỹ BHXH trong dài hạn; đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH. Luận án đã đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH. Luận án đã làm rõ những kết quả và những hạn chế về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, nguyên nhân của những kết quả, hạn chế. Từ đó, đề xuất các giải pháp: tăng cường vai trò của Nhà nước đối với BHXH; phát triển rộng rãi loại hình BHXH tự nguyện, tạo điều kiện để mọi người dân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia; thực hiện cải cách trong chính sách BHXH như: quy định lại căn cứ đóng, mức đóng, mức hưởng, điều kiện hưởng các chế độ BHXH; cải cách cách tính lương hưu; tăng tuổi nghỉ hưu; xây dựng chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung bằng tài khoản cá nhân. Luận án cũng cho rằng BHXH theo mô hình kinh tế thị trường có đóng, có hưởng và có sự tham gia của Nhà nước là mô hình BHXH phù hợp với nước ta, trong thời gian tới cần nghiên cứu và chuyển dần mô hình đóng hưởng với mức hưởng xác định (PAYG) sang hệ thống BHXH theo chương trình tài khoản cá nhân danh nghĩa dựa trên mức đóng xác định.

Luận án tiến sỹ “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam” của Hoàng Minh Tuấn, đại học Kinh tế Quốc dân năm 2018[108]. Luận án này nghiên cứu những nhân tố tác động đến công tác QLNN về BHXH trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó và có bổ sung các nhân tố ảnh hưởng mới. Tác giả chỉ ra có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về BHXH là nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài. Tác giả cũng đã lựa chọn và sắp xếp các nhân tố đó theo thứ tự giảm dần như sau: trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác QLNN về BHXH, cải cách hành chính trong BHXH, sự phát triển hệ thống chính sách ASXH, nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH, sự phát triển của chính sách bảo hiểm thương mại, cơ sở vật chất,tài chính của đơn vị. Dựa trên phương pháp phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis -EFA) của Hair & ctg luận án đã đề xuất hoàn thiện mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến từng nội dung QLNN: hoạch định chính sách; xây dựng hệ thống pháp luật; xây dựng cơ chế tài chính; hỗ trợ, bảo trợ của nhà nước; thanh tra, kiểm tra và tác động hoạt động QLNN về BHXH.

Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính và đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực BHXH ” do Nguyễn Duy Cường là chủ nhiệm, Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH năm 2017 [52]. Đề tài đã tìm hiểu và hệ thống các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực BHXH; các nhóm nhân tố tác động đến cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực BHXH; các tiêu chí chủ yếu để đánh giá dịch vụ công trong lĩnh vực BHXH. Đề tài tập trung phân tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính về cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực BHXH, trong đó chỉ ra hai nhóm công việc chính là: (1) Rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ, các chỉ tiêu, biểu mẫu và quy trình nghiệp vụ, (2) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH. Từ đó, đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân trong đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ công của ngành BHXH. Đó là những cơ sở để đề ra các 3 giải pháp của đề tài, (1) Nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, (2) Nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, (3) Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ công gồm dịch vụ đóng BHXH, dịch vụ hưởng BHXH, dịch vụ tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn chính sách về BHXH; đồng thời đề tài cũng đã đề xuất lộ trình cụ thể để thực hiện các giải pháp hướng tới mục tiêu đặt ra.

Bài viết, “Hướng tới APEC 2017: Bàn về mở rộng diện bao phủ nhằm phát triển bền vững bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2020 -2030” của Nguyễn Hữu Dũng, Ấn phẩm Khoa học Lao động và Xã hội, số 5/quý 2/2017 [57]. Tác giả bàn về mở rộng diện bao phủ của BHXH và các khoảng trống chính sách trong tổ chức thực hiện. Theo đó, xu hướng chung là diện bao phủ BHXH tăng liên tục qua các năm, số người tham gia BHXH bắt buộc tăng nhưng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thì tăng ít. Khoảng trống chính sách là Nhà nước chưa có chính sách hưu trí xã hội tiếp cận dựa trên quyền đảm bảo ASXH cho người cao tuổi theo hướng phổ quát; lao động nông nghiệp, khu vực phi kết cấu có nhu cầu tham gia lớn nhưng khả năng tham gia lại rất thấp, chưa có chính sách của Nhà nước để hỗ trợ họ tham gia, BHXH tự nguyện thiếu chế độ ngắn hạn; Chính sách hưởng BHXH một lần khá dễ dàng. Các giải pháp được đưa ra là cải cách chính sách BHXH theo hướng đa tầng; giảm thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 10 năm; chia đều tỷ lệ đóng giữa NLĐ và người sử dụng lao động. Về tổ chức thực hiện, các giải pháp chủ yếu là đẩy mạnh truyền thông về chính sách BHXH; giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho từng địa phương; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, hồ sơ tham gia; liên kết chặt chẽ cơ quan thuế và BHXH trong việc xác định và giám sát nguồn thu nhập của lao động trong doanh nghiệp tham gia BHXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Bài viết “ASXH ở Việt Nam trong bối cảnh mới” của Mạc Văn Tiến, Ấn phẩm Khoa học Lao động và Xã hội, số 51, quý 2/2017 [96]. Bài viết đề cập đến vấn đề ASXH trước những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 từ quan điểm coi ASXH là một khoản đầu tư vào con người và vào sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và sự đầu tư này được tiếp cận từ khía cạnh quyền và sự được tiếp cận. Tác giả bài viết chỉ ra thực trạng các cơ quan chức năng vẫn đang loay hoay với vấn đề mở rộng đối tượng tham gia BHXH nhưng lại không quan tâm tìm hiểu đúng mức nhu cầu của người lao động; hệ thống BHXH vẫn chưa tiếp cận NLĐ từ khía cạnh đảm bảo quyền của NLĐ.

Luận án “Quản lý thu BHXH ở Việt Nam” của Phạm Minh Việt, Học viện Tài chính. Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống về BHXH, quỹ BHXH và quản lý thu BHXH [115]. Luận án sử dụng cơ sở lý thuyết, thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2007-2017. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra những đánh giá về thực trạng nghiên cứu trên các mặt: kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH ở Việt Nam gồm các nhóm giải pháp: Mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH; Hoàn thiện căn cứ đảm bảo đóng BHXH; Quản lý tổ chức thu BHXH; Hạn chế rủi ro thu BHXH; Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra thu BHXH. Bên cạnh đó, luận án còn đề xuất nhóm giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật BHXH; Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức bộ máy BHXH các cấp; Tổ chức thu BHXH qua cơ quan thuế; Ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính; Phát triển mô hình tính toán cân đối quỹ BHXH nhằm đảm bảo tài chính BHXH bền vững; Tăng cường quan hệ công chúng và hợp tác quốc tế vào hoạt động BHXH.

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 4

Nguyễn Hữu Dũng, Chính sách BHXH đối với NLĐ: Thực trạng và định hướng cải cách, Tạp chí Cộng sản, 6/2018 [56]. Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định xã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước. Ở Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn cải cách chính sách BHXH, nhất là từ sau khi khi Bộ luật Lao động, Luật BHXH có hiệu lực, việc thực thi chính sách BHXH đối với NLĐ đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục được cải cách trong thời gian tới để đạt mục tiêu phát triển hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt, hiện đại, bền vững và tiếp cận chuẩn mức quốc tế, theo nguyên tắc đóng - hưởng, có sự chia sẻ, gắn kết trong tổng thể hệ thống ASXH, tiến tới thực hiện BHXH toàn dân theo hướng tiếp cận quyền “Công dân có quyền được bảo đảm ASXH”.

Bài viết “Cải cách chính sách BHXH hướng tới bao phủ toàn dân” của Nguyễn Mậu Quyết, Tạp chí Cộng sản, 8/2018 [89]. Bảo đảm ASXH, thúc đẩy

tiến bộ và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững của một đất nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của một chế độ xã hội. Trong đó, chính sách BHXH luôn được coi là trụ cột của hệ thống ASXH. Bài viết trình bày về quá trình hoàn thiện chính sách BHXH ở nước ta để hướng tới bao phủ toàn dân, thực trạng thực thi chính sách BHXH và giải pháp nhằm phủ rộng BHXH đến mọi người.

1.2. Những nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Ấn phẩm “Pension Systems for the Informal Sector in Asia” (Hệ thống lương hưu cho khu vực phi chính thức ở châu Á) của Landis MacKellar, World Bank năm 2009 [123]. Bài viết tập trung nghiên cứu những kinh nghiệm của các quốc gia châu Á trong việc mở rộng độ bao phủ của hệ thống lương hưu cho NLĐ trong khu vực không chính thức. Nghiên cứu cho rằng cung cấp hệ thống giải pháp nhanh chóng của các chính phủ để ứng phó già hóa dân số là cần thiết để chống lại các nguy cơ nghèo ở tuổi già. Điều này đặc biệt nguy cấp đối với NLĐ khu vực phi chính thức, vì những khó khăn trong việc tiếp cận họ thông qua cách tiếp cận lương hưu chính thức của khu vực truyền thống. Từ việc phân tích các trường hợp khác nhau nghiên cứu kết luận rằng việc mở rộng độ bao phủ cho NLĐ khu vực phi chính thức thông qua hệ thống bắt buộc không hiệu quả. Vì vậy sự chuẩn bị hệ thống tự nguyện là cần thiết. Tuy nhiên, các công nhân khu vực phi chính thức có khả năng tiết kiệm thấp hơn và tỷ lệ chi trả cao cho nên các khoản trợ cấp có mục tiêu có thể được yêu cầu để khuyến khích sự tham gia của lao động khu vực phi chính thức. Ấn phẩm thảo luận về một số vấn đề liên quan đến thiết kế của các chương trình này - bao gồm các vấn đề liên quan đến quản lý và tập hợp các đóng góp. Trong mọi trường hợp, phải giải quyết được các khó khăn giữa việc chuyển đổi từ hệ thống lương hưu chính thức và hệ thống lương hưu phi chính thức để ngăn chặn đói nghèo ở tuổi già và đảm bảo các chi tiêu trong các chương trình xã hội khác.

Clement Joubert, Pension design with a large informal labor market: Evidence from Chile, (Thiết kế lương hưu với một thị trường LĐPCT rộng, bằng

chứng từ Chile),2014 [118]. Một phần ba hoạt động kinh tế trên thế giới là ở trong khu vực phi chính thức. Chúng được các cơ quan công quyền che giấu để tránh các khoản đóng góp và các khoản thuế. Một hệ thống phi chính thức lớn là một thách thức to lớn đối với việc thiết kế các hệ thống lương hưu, điều đó có nghĩa là nguồn thu thuế và đóng góp vào hệ thống hưu trí thấp hơn, sự phụ thuộc vào mạng lưới an toàn đắt đỏ của người già tăng cao hơn. Tài liệu mô tả sự chuyển đổi mô hình lương hưu từ khu vực công sang hệ thống lương hưu tư nhân, từ mô hình PAYG (người đang tham gia BHXH đóng để cho thế hệ trước hưởng lương hưu) sang mô hình tài khoản cá nhân của hệ thống BHXH Chile. Tài liệu điều tra và tìm ra các bằng chứng định lượng để thấy các đóng góp trong khu vực chính thức làm giảm sự hấp dẫn của việc làm chính thức và ngược lại khu vực phi chính thức trở thành một lựa chọn của NLĐ để tránh các nghĩa vụ đóng góp.

Workers in the informal sector and contributory social insurance schemes—the case of Tanzania (Công nhân trong khu vực phi chính thức và bảo hiểm xã hội có đóng góp – trường hợp của Tanzania) của Flora Myamba, IPC- UNDP, 9/2017 [121]. Trong các thập kỷ qua thế giới đã chứng kiến nỗ lực của các quốc gia trong việc mở rộng độ bao phủ của BHXH cho khu vực phi chính thức trong đó có các nước Châu Phi cận Sahara, cụ thể là trường hợp Tanzania. Trong năm năm, tất cả các hệ thống lương hưu đóng góp cho NLĐ khu vực phi chính thức đều được mở rộng thông qua đóng góp tự nguyện của NLĐ. Tuy nhiên, bất chấp các nỗ lực, độ bao phủ của BHXH cho khu vực phi chính thức vẫn rất thấp. Một trong những lý do là do NLĐ thiếu hụt kiến thức về hệ thống bảo hiểm đóng góp tự nguyện. Bên cạnh đó, do các nguy cơ về nghèo và thậm chí là đói, rất nhiều lao động trong khu vực chính thức và phi chính thức đều có xu hướng rút tiền từ quỹ BHXH khi cần. Những nước Châu Phi cận Sahara cần phát triển bền vững và xây dựng một cơ chế tài chính quốc gia cụ thể, thậm chí phải chịu thêm các gánh nặng về đóng góp, ngoài ra, phải có một chiến lược thuế và nguồn thu ngân sách tốt hơn. Bảo vệ xã hội là quyền của tất cả NLĐ và phải được cung cấp cả trong ngắn và dài hạn cho tất cả người dân.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí