Nội Dung Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Đề Cập Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Trong Đề Tài Luận Án

rất sớm, khi Nhà nước chưa ban hành pháp luật về BHXH tự nguyện, BHXH tự nguyện lúc này bao gồm hai chế độ là BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế tự nguyện. Về mặt lý luận, nghiên cứu đã phân biệt được đối tượng của BHXH tự nguyện so với đối tượng của BHXH bắt buộc. Những người này thường có thu nhập thấp và bấp bênh, trình độ và khả năng tiếp nhận thông tin không đồng đều, chính những đặc điểm này sẽ quy định và ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, thông tin của ngành BHXH. Nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH tự nguyện như: (1)Đồng bộ, thống nhất các quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện; (2)Xác định đúng đối tượng và nội dung tuyên truyền;(3)Lựa chọn kênh thông tin và hình thức tuyên truyền phù hợp; (4)Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành và đoàn thể xã hội; (5) Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền và (6) Phối hợp đồng bộ trong nội bộ ngành, thực hiện “mỗi cán bộ, công chức là một tuyên truyền viên BHXH”.

BHXH Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2016 [31], “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về BHXH tự nguyện và đưa ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các tác giả đã chỉ ra thành phố Hà Nội mới quan tâm phát triển BHXH bắt buộc và BHYT tự nguyện chứ chưa quan tâm đúng mức đến phát triển BHXH tự nguyện, chưa đưa mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện vào hệ thống các chỉ tiêu phát triển của thành phố. Những đặc điểm chủ yếu của NLĐ tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội là trình độ học vấn thấp, công việc đa dạng nhưng chủ yếu là nghề tự do, mức lương trung bình và chủ yếu là không có tiết kiệm hoặc tiết kiệm ít. NLĐ ít có thông tin về BHXH tự nguyện, tuy nhiên khi đã biết về BHXH tự nguyện hầu hết NLĐ mong muốn bổ sung thêm các chế độ ngắn hạn vào BHXH tự nguyện. Mức độ sẵn sàng tham gia của NLĐ cũng rất cao khi có tới gần 90% người được hỏi đồng ý, tuy nhiên có kèm theo các điều kiện khác nhau. Nhóm tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển đối tượng tham

gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố gồm: (1) Nhóm giải pháp với chính quyền địa phương: chính quyền địa phương phải xác định là phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện một nhiệm vụ quan trọng trong thực thi chính sách ASXH, là một tiêu chí thi đua của địa phương; thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm để nâng cao thu nhập của NLĐ; thực hiện hỗ trợ đối với một số nhóm trên địa bàn từ ngân sách thành phố. (2) Đối với cơ quan BHXH tăng cường hoạt động và hiệu quả của công tác tuyên truyền, thông tin về BHXH tự nguyện để người dân hiểu rõ và tham gia vào hệ thống BHXH tự nguyện; Cải cách TTHC trong hệ thống BHXH tự nguyện; nâng cao chất lượng nhân lực và dịch vụ BHXH tự nguyện.

Bài viết “Pháp luật hiện hành về BHXH tự nguyện và kết quả thực hiện ở Việt Nam” của tác giả Bùi Huy Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội số 585, 2018 [80]. Tác giả đã hệ thống các quy định pháp luật về BHXH tự nguyện và kết quả thực thi các quy định của BHXH tự nguyện. Theo đó, đến năm 2017 các kết quả thực hiện BHXH tự nguyện vẫn còn rất nhỏ bé, số người tham gia BHXH tự nguyện mới chỉ bằng 1,7% của BHXH bắt buộc, bằng 0,6% lực lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện; số thu BHXH tự nguyện ít (642 tỷ đồng) và tốc độ tăng trưởng còn chưa ổn định, tăng giảm bất thường.

Đề tài cấp Viện, “Điều tra, khảo sát nhu cầu, khả năng của đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế tự nguyện khu vực phi chính thức” của Dương Xuân Triệu, Viện Khoa học BHXH năm 2009 [103]. Tài liệu này đã điều tra, khảo sát 3305 NLĐ trong khu vực phi chính thức về các đặc điểm như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, hình thức làm việc và thu nhập từ đó liên hệ đến khả năng, mong muốn tham gia và tỷ lệ thực tế tham gia BHXH tự nguyện. Một số kết quả nổi bật của đề tài là: có tới 87,84% số người tham gia khảo sát có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện nhưng chỉ có 34,9% số người được hỏi sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện và đây là những người có thu nhập cao, ổn định, có trình độ học vấn cao và có thông tin về BHXH tự nguyện. Tỷ lệ này giảm dần đối với những người có thu nhập thấp và có tới 48,3% số người được hỏi có nhu cầu tham gia nếu được Nhà nước hỗ trợ. Phương thức đóng BHXH tự nguyện được nhiều

người lựa chọn nhất là hàng tháng (48,15%) tiếp theo là hàng quý, nửa năm và hàng năm. Kết quả đề tài cũng thể hiện hình thức sống của LĐPCT khi về già chủ yếu là dựa vào con cái (48,62%) dựa vào tiền hưu trí chỉ chiếm 23,93% còn lại là từ các nguồn khác. Có sự liên hệ gữa hình thức sống khi về già và trình độ học vấn, NLĐ có trình độ học vấn càng cao thì chủ yếu mong muốn được sống dựa vào lương hưu, ngược lại NLĐ có trình độ thấp thì chủ yếu muốn sống dựa vào con cái. Từ kết quả phân tích đề tài đưa ra các giải pháp: (1) Đảm bảo về tài chính của BHXH tự nguyện; (2) Tạo điều kiện để NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, rỡ bỏ các rào cản đối với NLĐ; (3) Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BHXH tự nguyện của NLĐ. (4) Phối hợp thực hiện BHXH tự nguyện với các chương trình mục tiêu khác như xóa đói giảm nghèo, chương trình việc làm. Xây dựng lộ trình khuyến khích người nghèo tham gia BHXH tự nguyện, hỗ trợ một thời gian nhất định để kích thích họ tham gia BHXH tự nguyện.

“Báo cáo tổng hợp khảo sát LĐPCT năm 2016” của ILO, Viện Khoa học Lao động và Xã hội năm 2017 [97]. Đây là một ấn phẩm thể hiện kết quả điều tra, khảo sát công phu và hệ thống đầu tiền của nước ta về LĐPCT ở nhiều khía cạnh như tiền lương, thu nhập, điều kiện làm việc và ASXH….Theo kết quả điều tra này, hầu hết LĐPCT không có BHXH (97,9%), chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện. Ở nhóm LĐPCT, chỉ có 0,1% chủ cơ sở và 1,2% lao động gia đình có đóng BHXH bắt buộc, còn ở các vị thế việc làm khác thì tỷ lệ này gần như bằng không. Điều này có thể do một số chủ cơ sở nhận thức được việc đóng BHXH nhằm bảo đảm quyền lợi của bản thân cũng như cho những lao động có mối quan hệ thân thiết với chủ cơ sở. Một điểm mới của kết quả của điều tra này là cả lao động trong khu vực chính thức và phi chính thức đều tham gia BHXH tự nguyện, nhóm tham gia BHXH tự nguyện nhiều nhất là nhóm chủ cơ sở và xã viên hợp tác xã, lần lượt là 2,9% và 2,5% trong tổng nhóm. Ở nhóm lao động chính thức có 0,4% lao động tham gia BHXH tự nguyện và 80,5% tham gia BHXH bắt buộc. Ở nhóm LĐPCT, tổng số người tham gia BHXH bắt buộc là 0,2% và tổng số tham gia BHXH tự nguyện là 1,9% và nhóm LĐPCT tham gia BHXH tự nguyện nhiều nhất là nhóm làm công ăn lương.

Đề tài khoa học cấp cơ sở,“Các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam" của Phạm Ngọc Hà, BHXH tỉnh Quảng Nam năm 2015 [65]. Đề tài tập trung vào nghiên cứu phát triển BHXH tự nguyện cho đối tượng là nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Quảng Nam có tới 80% lao động là nông dân. Đề tài khảo sát trên số lượng mẫu là 200 thì có tới 69,5% mong muốn được tham gia BHXH tự nguyện nhưng thực tế chỉ có 0,57% người tham gia BHXH tự nguyện, đa số còn lại có nhu cầu nhưng vẫn chưa tham gia BHXH tự nguyện. Phần lớn những người được khảo sát đều quan tâm tìm hiểu các chế độ của BHXH tự nguyện, mức độ sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện cũng rất cao (93,5% tuy nhiên có kèm theo điều kiện) cho rằng quy định đóng BHXH tự nguyện 20 năm để được hưởng lương hưu là phù hợp tuy nhiên hầu hết người nông dân không tham gia BHXH tự nguyện. Họ cho rằng mức đóng phí cao mà thu nhập của họ lại thấp và người nông dân chưa có thói quen lo xa, tự bảo hiểm. Ngoài ra, do chưa có các chế độ chính sách đặc thù cho nông dân trong tổ chức thực thi BHXH tự nguyện nên nông dân chưa hào hứng tham gia vào hệ thống như: quy trình, thủ tục vẫn còn nhiều bất cập, hồ sơ giấy tờ ghi chép quá nhiều, các điểm thu phí và thời điểm thu phí chưa thuận lợi cho nông dân. Các giải pháp được đề xuất là: hỗ trợ nông dân tham gia BHXH tự nguyện dưới các hình thức như hỗ trợ từ ngân sách, cho vay ưu đãi… ngoài phần từ ngân sách Trung ương thì có cả phần từ ngân sách địa phương; có quy định, chính sách riêng cho nông dân khi tham gia BHXH tự nguyện như: độ tuổi để tính tuổi nghỉ hưu hưởng BHXH có thể thấp hơn so với những công việc khác. Ngoài ra, bổ sung thêm các giải pháp như tăng cường tuyên truyền, cải cách TTHC trong thu BHXH tự nguyện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nông dân tham gia.

Nguyễn Duy Dũng (2015), “Giải quyết ASXH của Thái Lan, Malaysia, Philippin và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội [55]. Theo tác giả, BHXH tự nguyện chưa thực sự thu hút được đông đảo người tham gia do chính sách chưa hấp dẫn, chưa phù hợp với đặc điểm về việc làm và thu nhập của lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, nhất là nông dân và thanh niên. Đây là nhóm đối tượng có số lượng lớn, có sức lao động nên có thể tạo

ra thu nhập hiện tại nhưng sẽ nảy sinh khó khăn khi về già. Nguyên nhân chủ yếu là NLĐ chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa quan trọng của bảo hiểm cũng như bảo hiểm tự nguyện. Bên cạnh đó, thu nhập thấp và cơ cấu chi tiêu cũng khiến cho số người tham gia BHXH tự nguyện thấp. Ngoài ra, các quy định về đóng góp chưa hấp dẫn, thời gian đóng góp dài và sự chênh lệch quyền lợi chế độ BHXH bắt buộc và tự nguyện cũng làm cho NLĐ không muốn tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Luận án tiến sỹ kinh tế “Tổ chức triển khai BHXH hội tự nguyện ở Việt Nam” của Hà Văn Sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2016 [91]. Luận án đã chỉ ra nội dung và quy trình tổ chức triển khai BHXH tự nguyện; thảo luận và phân tích các chỉ tiêu để đánh giá kết quả triển khai BHXH tự nguyện. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu làm cho chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian qua chưa phát triển, đó là: (1) Do chính sách BHXH tự nguyện: mức đóng quy định khá cao so với thu nhập; phương thức đóng phí chưa linh hoạt, đa dạng; do khống chế tuổi “trần” khi tham gia; quy định về điều kiện hưởng các chế độ chưa đảm bảo sự công bằng giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện; quyền lợi được hưởng các chế độ chưa đảm bảo cho người tham gia; chưa có chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia. (2) Do tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện: tổ chức bộ máy triển khai còn nhiều bất cập; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật hiệu quả chưa cao; quy trình, thủ tục đăng ký tham gia và thụ hưởng còn nhiều phức tạp; sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các ngành, các cấp chưa chặt chẽ. (3) Do NLĐ: NLĐ có thu nhập thấp và không ổn định; NLĐ ít lo cho tương lai xa; người tham gia BHXH tự nguyện là những lao động rất khó quản lý. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra 12 giải pháp và kiến nghị để tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện.

Đề tài khoa học cấp Viện :“Dự báo khả năng tham gia và các giải pháp mở rộng khả năng tham gia vào hệ thống BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp” của Nguyễn Bích Ngọc, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2011 đã đề ra giải pháp: hoàn thiện nội dung chính sách BHXH tự nguyện: linh hoạt mức đóng và mức hưởng; nghiên cứu chính sách cho lao động nữ trên 40

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 6

tuổi và lao động nam trên 45 tuổi; xây dựng chính sách hỗ trợ NLĐ có thu nhập thấp tham gia BHXH; hoàn thiện cơ chế liên thông giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Dựa trên các đặc điểm về sinh, tử, dân số nhóm tác giả đã đưa ra mô hình dự báo số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trong khu vực phi chính thức [85].

Luận án tiến sỹ kinh tế “Nghiên cứu phát triển BHXH tự nguyện đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của Phạm Thị Lan Phương, năm 2015 [87]. Luận án đã nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về phát triển chính sách BHXH tự nguyện, đánh giá thực trạng phát triển và tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển BHXH tự nguyện đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát ý kiến của những lao động đang tham gia và chưa tham gia BHXH tự nguyện; chỉ rõ những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (theo thứ tự giảm dần) như: thu nhập, hiểu biết xã hội, nhận thức tính ASXH, truyền thông và ảnh hưởng xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là: (1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi cơ chế chính sách BHXH tự nguyện; (2) Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, cải thiện chất lượng dịch vụ BHXH; (3) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về BHXH tự nguyện; (4) Phát triển công nghệ thông tin trong quản lý BHXH tự nguyện; (5) Tăng cường quản lý quỹ BHXH tự nguyện; (6) Phát triển kinh tế - xã hội ổn định để NLĐ có việc làm và thu nhập ổn định để tăng cường năng lực an sinh.

Bài tạp chí “Giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở Việt Nam”, Hà Văn Sỹ, Nguyễn Thị Thu Hiền, Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn, số 7 tháng 4/ 2017 [92]. Các tác giả đã trình bày về thực trạng tham gia BHXH tự nguyện sau 9 năm chính sách có hiệu lực, tuy nhiên tỷ lệ người tham gia chỉ có 0,53% đối tượng thuộc diện tham gia. Vì vậy nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp để mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Các giải pháp tập trung vào khâu tổ chức thực thi nội dung chính sách.

Nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu (2014), Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện gồm 7 yếu tố: 1.Thái độ, 2.Kỳ vọng của gia đình, 3.Ý thức sức khỏe, 4.Trách nhiệm đạo lý, 5. Kiểm soát hành vi, 6.Kiến thức và 7. Tuyên truyền về BHXH tự nguyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 7 biến đều tác động có ý nghĩa lên Sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả này đưa ra nhân tố tác động mạnh nhất đến Sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện là Tuyên truyền BHXH tự nguyện, tiếp đến là Ý thức sức khỏe, Kiến thức về BHXH tự nguyện Các yếu tố còn lại, như Thái độ, Kỳ vọng gia đình, Trách nhiệm đạo lý và Kiểm soát hành vi có ảnh hưởng yếu hơn với cường độ tương đương nhau [54].

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của nông dân: Trường hợp địa bàn tỉnh Phú Yên”. Các tác giả Hoàng Thu Thuỷ, Bùi Hoàng Minh Thư (2018), Tạp chí phát triển khoa học & công nghệ:chuyên san kinh tế - luật và quản lý, tập 2, số 4 đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên gồm: 1. Hiểu biết chính sách BHXH tự nguyện; 2. Thái độ tham gia BHXH tự nguyện; 3.Cảm nhận rủi ro khi tham gia BHXH tự nguyện; 4.Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện; 5. Trách nhiệm đạo lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố “Hiểu biết chính sách BHXH tự nguyện” là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của nông dân [95].

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng việc tham gia BHXH của NLĐ khu vực phi chính thức” của Hoàng Bích Hồng, Mai Thị Hường, Tô Thị Hồng (2017), Tạp chí BHXH, số 3B- 2017. Để đo lường, đánh giá ý định, hành vi tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ khu vực phi chính thức, các tác giả tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng các lý thuyết, mô hình về hành vi như Lý thuyết về Hành vi người tiêu dùng; Lý thuyết về thái độ đồng thời vận dụng, tham khảo các

nghiên cứu gần đây về ý định hành vi ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố sau ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ phi chính thức: 1.Thái độ đối với việc tham gia; 2. Kỳ vọng của gia đình; 3. Thu nhập;

4. Cảm nhận rủi ro; 5. Ảnh hưởng xã hội; 6. Ý thức sức khỏe khi về già; 7. Công tác tuyên truyền; 8. Trách nhiệm đạo lý; 9. Kiểm soát hành vi và 10. Hiểu biết về BHXH. Trong đó, yếu tố trách nhiệm đạo lý và truyền thông là hai nhân tố tác động mạnh mẽ nhất lên ý định tham gia BHXH của NLĐ ở khu vực phi chính thức, chứ không phải vấn đề thu nhập [76].

1.3. Nội dung các công trình nghiên cứu đã đề cập và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án

1.3.1. Nội dung các công trình nghiên cứu đã đề cập

Các phân tích tổng quan về chính sách BHXH tự nguyện đã được nhiều học giả tiếp cận từ những góc độ khác nhau ở cả lý thuyết và thực tiễn, vì vậy các kết quả nghiên cứu rất phong phú. Nghiên cứu về chính sách BHXH đã đề cập cả về thể chế và tổ chức thực thi chính sách BHXH để mở rộng độ bao phủ của BHXH, tăng cường ASXH cho toàn dân. Một nhóm nghiên cứu tập trung làm rõ vai trò, sự cần thiết của BHXH và phải mở rộng độ bao phủ của BHXH. Một nhóm các nghiên cứu tìm hiểu cơ chế thu, chi, đảm bảo tài chính và QLNN về BHXH. Các nghiên cứu đề cập đến khía cạnh lý luận và thực tiễn thực thi chính sách BHXH. Những nghiên cứu về BHXH có tác dụng mang tính tham khảo cho các nghiên cứu về chính sách BHXH tự nguyện.

Các nghiên cứu về chính sách BHXH tự nguyện đã tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, xác định nội hàm của chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam là chính sách BHXH có đóng góp chủ yếu dành cho NLĐ ở khu vực phi chính thức trong khi ở một số quốc gia và theo mô hình của ILO và ADB thì BHXH tự nguyện là phần bảo hiểm hưu trí bổ sung sau khi NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc. Các nghiên cứu về lý luận ở Việt Nam đặc biệt chú trọng đến mở rộng độ bao phủ BHXH tự nguyện cho đối tượng là nông dân và khuyến nghị một số chính sách riêng biệt cho nông dân khi tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy, các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024