Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Việt Nam

Asian Economic and Social Society, “Factors influencing informal sector workers’ contribution to pension scheme in the Tamale Metropolis of Ghana”(Những nhân tố ảnh hưởng đến đóng góp của LĐPCT vào hệ thống lương hưu ở thành phố Tamale Metropolis của Ghana), 2015 [117]. Bảo trợ xã hội là một cơ chế thiết yếu để xóa đói giảm nghèo bền vững. Một trong những công cụ của bảo trợ xã hội là chương trình lương hưu không chính thức. Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của NLĐ không chính thức trong chương trình lương hưu cũng như mức đóng góp của họ. Phân tích dữ liệu thu thập được từ 150 công nhân khu vực phi chính thức ở đô thị Tamale cho kết quả nghiên cứu là người cao tuổi, người độc thân, những người có thu nhập cao, có trình độ cao và có thu nhập cao có khả năng đóng góp cao hơn vào chương trình lương hưu không chính thức. Tương tự như vậy, các nhà giao dịch, nghệ nhân, người có trình độ học vấn cao, lao động làm chủ đóng góp cao hơn hàng tháng. Mặc dù lao động khu vực phi chính thức nói chung nên được khuyến khích duy trì lâu dài các chương trình lương hưu, nhưng nông dân nói riêng cần phải được đặc biệt quan tâm hơn. Để khôi phục niềm tin của NLĐ và đảm bảo sự duy trì của chương trình hưu trí, giáo dục công phải được tăng cường.

Yu-Wei Hu and Fiona Stewart, OECD, “Pension Coverage and Informal Sector Workers, International experiences” (Độ bao phủ lương hưu và công nhân khu vực phi chính thức, kinh nghiệm quốc tế), năm 2009 [124]. Cải cách hưu trí trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chính thức. Do đó, nhiều người làm việc trong khu vực phi chính thức đã bị loại ra khỏi hệ thống lương hưu có cấu trúc, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, gần đây, cả cộng đồng quốc tế và các chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng và cấp bách của việc mở rộng hệ thống lương hưu cho khu vực phi chính thức và những nỗ lực của các quốc gia đã làm cho độ bao phủ của BHXH tự nguyện trong khu vực phi chính thức có sự tăng trưởng nổi bật. Bài viết đã cung cấp tổng quan về trải nghiệm của các quốc gia trong lĩnh vực này và cung cấp một số đề xuất cho chính phủ ở các nước đang phát triển khi xem xét triển khai cải cách lương hưu để đảm bảo rằng các công nhân khu vực phi chính thức nhận được thu nhập hưu trí

mà họ cần. Các giải pháp chủ yếu bao gồm: mở rộng độ bao phủ của lương hưu không có đóng góp (Nam Phi); Điều chỉnh lương hưu có đóng góp cho khu vực phi chính thức theo hướng giảm tỷ lệ đóng góp, đóng góp linh hoạt dựa trên tình hình thu nhập, giảm thuế với các khoản đóng góp lương hưu (Chile); Tăng cường giáo dục nói chung và giáo dục các kỹ năng tài chính nói riêng vì tình trạng không có thông tin về lương hưu phổ biến ở rất nhiều nước và NLĐ không tham gia BHXH vì không có các kỹ năng tài chính; Bán cưỡng chế (Semi-compulsion) tham gia bắt buộc vào hệ thống hưu trí.

African Economic Conference ,“Auto-enrolment of informal sector workers in pension scheme to strengthen the regional integration in EAC. Case of Rwanda, (Tự động đăng ký của công nhân khu vực phi chính thức vào hệ thống lương hưu để củng cố hội nhập khu vực. Trường hợp Rwanda ), 2013 [116]. Rwanda là nước có thu nhập thấp và đã thực hiện các cải cách kinh tế xã hội trong mười năm để giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, trở thành một nước có thu nhập trung bình vào năm 2020, GDP bình quân đầu người 1240 USD, trong đó chỉ 20% dân số nằm dưới mức nghèo khổ. Để đạt được những mục tiêu này, chính phủ cần cung cấp ASXH cho tất cả dân cư của mình. Năm 2009, Chính phủ Rwanda đã nhận thức được tỷ lệ bao phủ của lương hưu thấp, và quyết định thông qua một chính sách ASXH quốc gia để giải quyết vấn đề này. Theo đó, vấn đề quan trọng nhất trong ASXH ở Rwanda là phạm vi bao phủ của bảo hiểm nhỏ, đặc biệt là các chương trình bảo hiểm hưu trí và rủi ro nghề nghiệp là một đặc quyền của NLĐ trong khu vực chính thức, hơn 90% dân số hoạt động bị loại trừ khỏi việc hưởng lợi từ quyền cơ bản của họ. Định hướng chính sách là tăng cường các biện pháp tăng độ bao phủ của các chương trình cho tất cả các công nhân trong khu vực chính thức, người tự làm chủ và NLĐ trong khu vực phi chính thức. Chính sách cho rằng các chương trình chuyên sâu và các ưu đãi thích hợp sẽ thúc đẩy sự gia nhập của tối thiểu 70% lao động khu vực không chính thức ở thành thị và nông thôn, tức là phần dân số sống ở trên chuẩn nghèo. Nghiên cứu thảo luận các chiến lược có thể thực hiện để mở rộng chương trình lương hưu bảo hiểm cho khu vực phi chính thức để tăng cường hội nhập khu vực trong EAC. Các

giải pháp chính là đăng ký tham gia tự động và thanh toán trước các khoản đóng góp bằng điện thoại di động.

“Extension of Social Protection”(Sự mở rộng của bảo vệ xã hội) ILO [122]. Trong khi các chương trình BHXH đã được thiết lập ban đầu cho việc làm chính thức,các nhà lập pháp đã mở rộng phạm vi bảo hiểm của họ ở giai đoạn sau trong một số trường hợp bằng cách đưa các doanh nghiệp nhỏ và các loại lao động tự làm vào đối tượng bao phủ của BHXH. Tuy nhiên, cho đến nay mục tiêu nhiều nhóm dân số hoạt động kinh tế tham gia BHXH hơn vẫn chỉ thành công ở một số quốc gia. Nỗ lực mở rộng phạm vi BHXH đã thành công khi có sự thay đổi của các nội dung như lợi ích, đóng góp và tổ chức hoạt động đối với một số loại công nhân trong khu vực kinh tế phi chính thức, bao gồm: cho phép người hưởng lợi lựa chọn có liên kết với tất cả các chi nhánh hay không theo nhu cầu và khả năng đóng góp của họ; các khoản đóng góp linh hoạt hơn để tính vào thu nhập của tài khoản hoặc doanh thu theo mùa (đối với công nhân nông nghiệp); giới thiệu các cơ chế cụ thể để xác định mức đóng góp cho nhân viên và công nhân tự làm chủ nơi thu nhập thực sự khó khăn; giảm chi phí đăng ký; và cung cấp các đại lý quy mô nhỏ; đơn giản về cả đăng ký và tuân thủ nghĩa vụ thuế.

“Extending social insurance to informal workers - A gender analysis” (Mở rộng bảo hiểm xã hội cho lao động khu vực phi chính thức – Một phân tích giới) của Rebecca Holmes and Lucy Scott năm 2016 [119]. NLĐ không chính thức phải đối mặt với mức độ rủi ro cao nhưng đa số không được bao phủ bởi BHXH. Trong khi đó, lao động nữ không chính thức phải đối mặt với các rủi ro cao trong thị trường lao động và trong suốt vòng đời, vẫn còn nhiều phụ nữ hơn so với nam giới bị loại trừ khỏi các chương trình bảo hiểm. Mặc dù, ngày càng nhiều các quốc gia mở rộng BHXH cho những NLĐ không chính thức, nhưng trừ một số trường hợp ngoại lệ còn hầu hết các chính sách vẫn bị “mù quáng giới”. Tuy nhiên, những cải cách đáp ứng giới có thể đảm bảo tăng độ bao phủ của phụ nữ để giải quyết những rủi ro họ phải đối mặt là: pháp luật trong thị trường lao động; công nhận nền kinh tế chăm sóc; thiết kế chính sách sáng tạo trong các tùy chọn

thanh toán và quy trình quản trị đơn giản và đầu tư vào khả năng phân phối “nhạy cảm giới”.

Expanding Social Insurance Coverage to Informal Workers” (Mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội cho lao động khu vực phi chính thức) của Hernan Winkler, Elizabeth Ruppert Bulmer and Hilma Mote, World Bank, 2017 [120]. Những ảnh hưởng lớn của khu vực không chính thức ở nhiều nước đang phát triển là rất nhiều lao động không được bao phủ để chống lại các nguy cơ lớn như thất nghiệp, ốm đau và tuổi già. Hệ thống Bismarckian đã được giới thiệu với nhiều chương trình BHXH không chính thức, không đóng góp để mở rộng phạm vi bảo hiểm. Tuy nhiên, nó không chắc chắn và bền vững về mặt tài chính. Tài liệu này đã xem xét các tài liệu kinh tế về việc mở rộng các chương trình BHXH và tóm tắt những hiểu biết chính sách chính dựa trên những bằng chứng quốc tế về BHXH và kết quả ảnh hưởng đến độ bao phủ. Những giải pháp quan trọng nhất để mở rộng BHXH là truyền thông về BHXH; thiết kết hệ thống đóng – hưởng; hỗ trợ về thủ tục và tài chính cho người tham gia; kiểm tra, giám sát và bắt buộc thực hiện.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đề tài cấp Bộ “Những căn cứ để thể chế hóa các quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện” do Trần Thị Thúy Nga chủ nhiệm, Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH năm 2006 [82]. Bối cảnh của đề tài là khi Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về BHXH tự nguyện. Đề tài đã nghiên cứu những căn cứ pháp lý và thực tiễn để thể chế hóa các quy định về BHXH tự nguyện là Hiến pháp, Bộ Luật Lao động và Luật BHXH ; các căn cứ thực tiễn là việc thực thi các mô hình quỹ “hưu nông dân”, “hỗ trợ tuổi già” ở một số tỉnh của nước ta và chế độ BHXH tự nguyện đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, việc phải có chế độ BHXH tự nguyện và yêu cầu phải thế chế hóa các quy định BHXH tự nguyện là cần thiết ở nước ta. Đề tài khuyến nghị các nội dung cần thể chế hóa về chế độ BHXH tự nguyện ở nước ta là: đối tượng tham gia, khả năng thu hút; mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện; chế độ và mức hưởng BHXH tự nguyện; quy định đối với người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc với thời gian tham gia

BHXH tự nguyện; cơ chế quản lý quỹ BHXH tự nguyện; thủ tục thực hiện BHXH tự nguyện.

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 5

Chuyên đề nghiên cứu “Mô hình thực hiện BHXH tự nguyện ở một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam” Viện Khoa học BHXH năm 2010 [32]. Chuyên đề nghiên cứu mô hình BHXH tự nguyện của một số nước trên thế giới như: Pháp, Trung Quốc, Philippine, Malaysia, Srilanka, Thái Lan và Miền nam Ấn Độ…và rút ra các nhận xét: (1) Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều phát triển chế độ BHXH tự nguyện cho đối tượng là người nông dân, lao động trong nông nghiệp, lao động tự do chưa tham gia BHXH bắt buộc nhưng nhiều nước không loại trừ cả những người đã tham gia BHXH bắt buộc; (2) Chế độ được nhiều nước áp dụng nhất là hưu trí và tử tuất, rất ít quốc gia lựa chọn thêm chế độ ngắn hạn như chăm sóc y tế, ốm đau hoặc tai nạn lao động; (3) Mức phí tham gia BHXH tự nguyện đa dạng và linh hoạt; (4) Vai trò bảo trợ và hỗ trợ của Nhà nước đối với quỹ BHXH tự nguyện là rất quan trọng; (5) Quỹ BHXH tự nguyện ở hầu hết các nước đều được phép đầu tư vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro thấp; (6) Hai chế độ hưởng chủ yếu là trợ cấp xác định hoặc tài khoản cá nhân; (7) Quản lý BHXH tự nguyện có thể do Nhà nước hoặc ở một số nước là do các tổ chức tư nhân quản lý. Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được rút ra là có thể xây dựng chính sách BHXH tự nguyện có mức đóng – mức hưởng thấp hơn so với chế độ BHXH bắt buộc; cần có sự hỗ trợ của Nhà nước; muốn mở rộng chế độ BHXH tự nguyện thì phát triển kinh tế là điều kiện tiền đề; coi BHXH tự nguyện thực sự là một dịch vụ công do đó người tham gia là khách hàng, phân loại đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và có lộ trình trong việc triển khai đầy đủ các chế độ ngắn hạn cho người tham gia.

Hanns Seidel Foundation, Viện Khoa học Lao động – Xã hội,” ASXH cho khu vực phi chính thức và NLĐ phi chính thức ở Việt Nam - Kết quả rà soát tài liệu và cơ sở dữ liệu” năm 2012 [64]. Tài liệu này thực hiện rà soát các quy định và các số liệu liên quan đến ASXH cho khu vực phi chính thức và NLĐ phi chính thức ở Việt Nam trong đó BHXH tự nguyện là một nội dung. Kết quả rà soát là

(1) Các chế độ BHXH có nhiều tiềm năng mở rộng; (2) Cần đánh giá, điều chỉnh

và cải thiện các chế độ BHXH tự nguyện, ví dụ: quy định phải đóng tối thiểu 20 năm mới được hưởng lương hưu, nếu tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian ngắn thì tương quan giữa mức đóng và lợi nhuận thấp, không hấp dẫn người lao động; (3) Xây dựng cách tiếp cận riêng hướng tới nhóm đối tượng cụ thể nhằm trợ cấp cho người nghèo tham gia BHXH tự nguyện, tách họ ra khỏi nhóm không nghèo và tạo động lực cho nhóm dân cư không nghèo tham gia BHXH tự nguyện. Bài viết “Phát triển bảo hiểm xã hội nhìn từ lực lượng lao động trẻ” của Nguyễn Thị Thu Hương, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 6A, tháng 7/2018 [68]. Tác giả đã nghiên cứu phát triển BHXH từ góc độ tiếp cận lực lượng lao động trẻ. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm về học vấn, việc làm và thu nhập của lao động trẻ tác giả đã chỉ rõ việc mở rộng hệ thống BHXH tự nguyện cho lực lượng này là quan trọng. Hai giải pháp chủ yếu được nêu ra là phải hỗ trợ cho lao động trẻ tham gia BHXH tự nguyện, tuy nhiên giải pháp quan trọng hơn là nâng cao nhận thức của họ về BHXH và từ đó tạo ra “nếp văn hóa” tham gia BHXH cho họ.

Sách chuyên khảo “ASXH đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Mai Ngọc Anh, NXB Chính trị Quốc gia năm 2010 [29]. Tác giả đã chỉ ra thực tế ASXH đối với nông dân Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng, ASXH đối với nông dân là ASXH cho khu vực phi chính thức nhưng hệ thống luật pháp cho việc thực hiện ASXH cho nông dân vẫn còn nhiều bất cập và tính nhất quán chưa cao. Tác giả nhận định, điều kiện để thực hiện thành công mở rộng bao phủ BHXH tự nguyện đối với nông dân phải là nâng cao thu nhập của họ thông qua các biện pháp xóa đói giảm nghèo và tăng cường giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, quan điểm của tác giả là để xây dựng được hệ thống ASXH đối với nông dân và duy trì được hoạt động của hệ thống thì trợ giúp từ phía Chính phủ là đòi hỏi bắt buộc. Vì thu nhập bình quân của nông dân là 473.000/người/ tháng (2007) thì phần đông người nông dân Việt Nam không có khả năng tham gia BHXH tự nguyện. Người nông dân có khả năng đóng góp 55,5% mức kinh phí và mong muốn Nhà nước hỗ trợ 44,5% mức kinh phí tham gia BHXH tự nguyện, còn quan điểm của tác giả là Nhà nước nên hỗ trợ ở mức 40% kinh phí tham gia.

Ngoài ra, các chế độ ngắn hạn cần được bổ sung được tác giả khuyến nghị đối với Nhà nước là các chế độ: tai nạn lao động, thai sản và trợ cấp gia đình.

World Bank, “Phát triển một hệ thống BHXH hiện đại, những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai”, năm 2012 [83]. Với tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng lên, dân số Việt Nam được dự đoán là sẽ già đi một cách nhanh chóng, làm cho việc xây dựng một hệ thống BHXH hiện đại tại Việt Nam trở thành một ưu tiên hết sức cấp bách. Hệ thống BHXH hiện tại đang gặp phải một số thách thức như tỷ lệ bao phủ thấp trong cả khu vực chính thức và phi chính thức, bất bình đẳng giữa các nhóm tham gia đóng bảo hiểm, thiếu sự bền vững về tài chính, và năng lực quản lý và thực thi các chương trình bảo hiểm yếu. Cần thiết phải đổi mới để mở rộng độ bao phủ, khuyến khích bình đẳng, tăng cường tính bền vững về tài chính, và hiện đại hóa công tác quản lý BHXH để đảm bảo an sinh thu nhập cho lượng dân số già của Việt Nam trong những thập kỷ tới đây. Đối với cải cách trong chế độ BHXH tự nguyện nhóm tác giả đưa ra một số khuyến cáo: khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện thông qua các biện pháp thay thế như cung cấp phần thưởng hoặc trợ giúp một phần và giải quyết vấn đề đói nghèo. Tuy nhiên, mặc dù trợ giúp người tham gia BHXH tự nguyện có thể được thực hiện mà không ảnh hưởng quá nhiều đến vấn đề ngân sách nhưng kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho thấy chính sách này không phải lúc nào cũng thành công trong việc nâng cao tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện.

Sách chuyên khảo“Về ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020” của Mai Ngọc Cường, năm 2013 nghiên cứu về các quy định về BHXH tự nguyện với tư cách là một bộ phận của hệ thống ASXH ở nước ta [53]. Theo đó, BHXH tự nguyện của nước ta có nội hàm khác với BHXH tự nguyện của ILO và ADB. Nếu ILO và ADB xác định BHXH tự nguyện là một hình thức bổ sung sau khi NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc thì ở các nước đang phát triển như Việt Nam BHXH tự nguyện là một hệ thống dành cho NLĐ trong khu vực phi chính thức. Cuốn sách cũng đặt ra vấn đề phải cân nhắc về việc hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện vì đối tượng này ở nước ta quá nhiều, nếu hỗ trợ sẽ cần rất nhiều tiền từ ngân sách nhà nước. Hỗ trợ của nhà nước đối với người tham gia BHXH tự

nguyện là để giảm bất bình đẳng xã hội nhưng có nguy cơ tạo ra một sự bất bình đẳng khác. Vì vậy phải tính toán kỹ lưỡng chế độ hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện về mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “ Nghiên cứu giải pháp mở rộng ASXH đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020” nhánh 2 “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện đối với lao động nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, nông dân có mức thu nhập từ trung bình trở xuống” của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ LĐ- TB&XH năm 2013[43]. Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về nội hàm của một chính sách BHXH khuyến khích người dân tự nguyện tham gia phải có đầy đủ 4 yếu tố: Có thị trường hay một lượng cầu đủ lớn, thiết kế sản phẩm phù hợp, tổ chức thực thi hiệu quả và hoạt động tiếp thị xã hội và bán hàng theo tư duy thị trường. Đề tài đã tìm hiểu đặc điểm của lao động có mức thu nhập từ trung bình trở xuống và thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của họ. Đề tài cũng đã phân tích đặc điểm thu nhập và so sánh với nhu cầu tham gia hay không muốn tham gia BHXH tự nguyện của các mẫu khảo sát. Từ đó, nhóm tác giả đã tìm ra nguyên nhân chủ yếu khiến các nhóm đối tượng không muốn tham gia BHXH tự nguyện là: do công tác tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện chưa có hiệu quả; các quy định của BHXH hiện hành chưa tạo điều kiện cho NLĐ muốn tham gia; thu nhập của NLĐ thấp và bấp bênh nên gặp khó khăn khi muốn tham gia BHXH tự nguyện. Đề tài đã đưa ra 3 khuyến nghị chính sách: cho phép đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đóng bù số năm còn thiếu để được hưởng chế độ hưu trí; cho phép đối tượng tham gia chọn phương thức đóng linh hoạt; Nhà nước hỗ trợ NLĐ thu nhập thấp một phần phí tham gia BHXH tự nguyện. Để thực hiện 3 khuyến nghị này đề tài đề ra 3 nhóm giải pháp: (1) Hoàn thiện chính sách, sửa đổi, bổ sung các quy định mới; (2) Triển khai các giải pháp mới trong thực thi chính sách: (3) Đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển một hệ thống BHXH toàn diện.

Chuyên đề khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền trong khu vực BHXH tự nguyện” của Phạm Văn Cảnh, BHXH Việt Nam năm 2003 [49]. Đây là một trong những nghiên cứu về BHXH tự nguyện từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024