Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 2

2.3.2. Đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 69

2.3.3. Năng lực của đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 71

2.3.4. Nguồn lực tài chính của các bên liên quan tham gia bảo hiểm xã

72

hội tự nguyện

2.3.5. Nhận thức của các bên liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội tự

73

nguyện

2.3.6. Xu thế phát triển của bảo hiểm thương mại 75

2.4. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của một số quốc gia và giá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

trị tham khảo cho Việt Nam 76

2.4.1. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của một số quốc gia 76

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 2

2.4.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam 81

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI

TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM 84

3.1. Đặc điểm đối tượng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt

Nam 84

3.1.1. Về số lượng 84

3.1.2. Về trình độ học vấn, thu nhập và việc làm 85

3.2. Hệ thống cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách bảo hiểm

xã hội tự nguyện 87

3.2.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội 87

3.2.2. Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam 88

3.3. Phân tích thực trạng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt

Nam 90

3.3.1. Thực trạng chính sách phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 90

3.3.2. Thực trạng chính sách phát triển quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện 103

3.3.3. Thực trạng chính sách thụ hưởng cho người tham gia bảo hiểm xã

hội tự nguyện 114

3.4. Đánh giá thực trạng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

121

3.4.1. Kết quả đạt được 121

3.4.2. Hạn chế 124

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 127

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM 132

4.1. Bối cảnh, quan điểm và mục tiêu chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 132

4.1.1. Bối cảnh thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở

Việt Nam 132

4.1.2. Quan điểm về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 134

4.1.3. Mục tiêu chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 137

4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt

Nam 142

4.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm

xã hội tự nguyện 142

4.2.2. Giải pháp phát triển quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện 148

4.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách thụ hưởng cho người tham gia bảo

hiểm xã hội tự nguyện 151

4.2.4. Giải pháp hậu cần, kỹ thuật 161

KẾT LUẬN 166

DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 168

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đề tài được chọn nghiên cứu xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, yêu cầu khách quan thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam.

Việt Nam là nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành nước có cơ câu dân số già. Vì vậy, để ứng phó trước với vấn đề dân số già chúng ta cần phải có sự chuẩn bị tích cực. Một trong những giải pháp quan trọng chính là xây dựng hệ thống ASXH có độ bao phủ rộng và hiệu quả.

Do đặc điểm của nền kinh tế nước ta hiện nay còn chưa phát triển, khu vực kinh tế chính thức còn nhỏ bé, khu vực kinh tế phi chính thức lại rất phát triển, số lượng LĐPCT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, do đó đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ít, đối tượng không thuộc diện làm công ăn lương, không được bảo vệ bởi BHXH bắt buộc, những đối tượng làm nghề tự do, những người nông dân trong khu vực kinh tế phi chính thức lại nhiều. Vì vậy, việc bổ sung chế độ BHXH tự nguyện nhằm góp phần mở rộng độ bao phủ của BHXH là cần thiết và cấp bách. Điều này đã được Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 khẳng định quan điểm chỉ đạo: “Hệ thống ASXH phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng” và đặt mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 35% lực lượng lao động tham gia thất nghiệp” [8]. Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020 tiếp tục khẳng định và đặt ra mục tiêu “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện” [9].

Thực hiện BHXH tự nguyện ở Việt Nam chính là mở rộng chính sách BHXH, để BHXH mở rộng độ bao phủ đối với NLĐ cũng chính là thực hiện công bằng xã hội, để “không ai bị bỏ lại phía sau”, người lao động chính thức cũng như người LĐPCT đều được Nhà nước bảo vệ, xóa bỏ sự bất bình đẳng đối với người LĐPCT. Thực hiện BHXH tự nguyện cho người LĐPCT chính là thực hiện các cam kết của Nhà nước với cộng đồng quốc tế, đây cũng là một xu hướng phát triển mạnh mẽ ở các nước đang phát triển và trên thế giới.

Thứ hai, nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Chính sách BHXH tự nguyện là một chính sách công, là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện QLNN về BHXH, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về BHXH vì vậy, chất lượng chính sách và hiệu quả BHXH tự nguyện tác động đến hiệu quả QLNN về BHXH. Do đó, nghiên cứu về chính sách BHXH tự nguyện nhằm góp phần hoàn thiện nội dung QLNN về BHXH.

Sau hơn 12 năm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện và nhiều lần thay đổi nội dung chính sách, độ bao phủ của BHXH tự nguyện vẫn còn rất thấp, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng rất chậm. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam hết năm 2020, số người tham gia BHXH tự nguyện là 1,1 triệu người. Như vậy, nước ta vẫn còn khoảng 35 triệu người chưa tham gia BHXH. Đây sẽ là một áp lực rất lớn lên hệ thống ASXH nước ta nói riêng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong thời gian tới vì những họ không được đảm bảo thu nhập trong các trường hợp rủi ro, đặc biệt khi những người này bước vào độ tuổi già.

Những khó khăn chủ yếu mà chính sách BHXH tự nguyện gặp phải là: hoạt động tuyên truyền mới chỉ tiếp cận được một bộ phận nhỏ người LĐPCT; NLĐ chưa có lòng tin đối với BHXH tự nguyện; do thiếu nguồn lực nên chế độ chính sách BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn, chính sách BHXH tự nguyện chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền.

Ngày 23 tháng 05 năm 2018, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH với mục tiêu: “(i) Đến năm 2021 Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia

BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; (ii) Đến năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; (iii) Đến năm 2030 phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi” [7].

So với thực tế hiện nay thì mục tiêu của Nghị quyết 28 đặt ra khá tham vọng, vì vậy cần có hệ thống các giải pháp đột phá, có cơ sở khoa học, quyết liệt để thực hiện trong thời gian tới.

Thứ ba, thực trạng nghiên cứu về chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam và trên thế giới.

Để phát triển chính sách BHXH tự nguyện cả về lý luận và thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về BHXH tự nguyện, cả ở các nước phát triển như Phần Lan, Pháp hay các nước đang phát triển như Tazanian [124], Moldoval[126], Ruwanda [116], Ghana [117]. Ở các quốc gia này, BHXH tự nguyện có tên gọi là BHXH cho nông dân hoặc BHXH cho khu vực phi chính thức nhưng về mặt bản chất thì tương đồng với khái niệm BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Vì vậy, các nghiên cứu này dù ở quốc gia nào cũng là những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về chính sách BHXH tự nguyện bắt đầu từ những năm 2000, trước khi Việt Nam áp dụng chính sách BHXH tự nguyện cho đến nay. Bước đầu, các nghiên cứu tập trung vào việc luận giải yêu cầu khách quan phải thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam của Phạm Văn Cảnh (2003)[49], Trần Thúy Nga (2006) [82]; nghiên cứu, khảo sát nhu cầu và khả năng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động như nghiên cứu của Dương Xuân Triệu (2009)[103]. Tiếp sau là các nghiên cứu tìm tòi, giải đáp những kinh nghiệm để thực hiện thành công chính sách BHXH tự nguyện ở Việt

Nam trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách như các nghiên cứu của Viện Khoa học BHXH (2010) [32], World Bank (2012) [83]; Mai Ngọc Cường (2013) [53]. Đến nay, các nghiên cứu về chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam đã ngày càng phong phú như nghiên cứu của Hà Văn Sỹ (2016) [91], Phạm Lan Phương (2015) [87], Hoàng Bích Hồng (2017) [76]. Các nghiên cứu này tập trung vào các giải pháp để triển khai thành công BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian qua trên phạm vi cả nước hoặc một số tỉnh như Nghệ An, Phú Yên, Vĩnh Phúc, thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu nào luận giải về chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam dưới góc độ một chính sách công, đặc biệt trong bối cảnh sau khi có Nghị quyết 28 về cải cách chính sách BHXH ở Việt Nam. Phát triển chính sách BHXH tự nguyện vẫn còn là một bài toán khó đối với Đảng và Nhà nước, vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức cần được giải quyết trong thời gian tới để đạt được mục tiêu mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện, nâng cao ASXH cho đông đảo người lao động.

Với mục tiêu góp phần đánh giá đúng thực trạng chính sách, tìm ra đúng những nguyên nhân khiến cho diện bao phủ BHXH tự nguyện còn thấp, trên cơ sở đối chiếu với cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế, tìm ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ Quản lý công.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách BHXH tự nguyện, luận án tập trung làm rõ thực trạng chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam; góp phần hoàn thiện QLNN về BHXH ở Việt Nam, đảm bảo ASXH cho tất cả người lao động.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ

sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến BHXH tự nguyện trong và

ngoài nước, chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu và những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu:

- Xây dựng khung lý thuyết, hệ thống hóa và hoàn thiện một số vấn đề cơ bản về chính sách và BHXH tự nguyện làm nền tảng cơ sở lý luận của chính sách BHXH tự nguyện; nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách BHXH tự nguyện; đúc kết kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chính sách BHXH tự nguyện và rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Điều tra, khảo sát thực tế về chính sách BHXH tự nguyện, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng chính sách BHXH tự nguyện, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế chính sách BHXH tự nguyện.

- Đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện, từ đó mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện góp phần đảm bảo ASXH cho người dân; hoàn thiện QLNN về BHXH.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách BHXH tự nguyện, bao gồm 3 chính sách: chính sách phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, chính sách phát triển quỹ BHXH tự nguyện và chính sách thụ hưởng cho người tham gia BHXH tự nguyện.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: luận án tiến hành nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, cụ thể ở các tỉnh: Hà Nội, Lai Châu, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các tỉnh đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam; bao gồm cả các tỉnh đồng bằng, các tỉnh miền núi và các thành phố lớn.

Về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay, định hướng hoàn thiện cho những năm tiếp theo.

Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên nội dung các chính sách: chính sách phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, chính sách phát triển quỹ BHXH tự nguyện và chính sách thụ hưởng cho người tham gia BHXH tự nguyện.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Luận án sử dụng các phương pháp luận chủ yếu trong nghiên cứu khoa học quản lý công như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cùng với các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về BHXH và BHXH tự nguyện để đảm bảo ASXH cho người dân làm cơ sở lý luận nghiên cứu chính sách BHXH tự nguyện.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Luận án kế thừa các tài liệu về thể chế, chính sách pháp luật quốc gia và quốc tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các báo cáo, số liệu thống kê, các lý luận từ các nguồn sau:

- Sách chuyên khảo về BHXH và BHXH tự nguyện của các tác giả trong và ngoài nước.

- Báo cáo, đề tài, dự án, luận án hoặc các công trình nghiên cứu có liên quan đến BHXH và BHXH tự nguyện.

- Các số liệu thống kê về kết quả điều tra, khảo sát về BHXH và BHXH tự nguyện.

NCS đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin hồi cứu khi nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu, nghiên cứu về BHXH tự nguyện và chính sách BHXH tự nguyện để hệ thống hóa lý luận về chính sách BHXH tự nguyện, xây dựng khung lý thuyết của luận án. NCS cũng nghiên cứu những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong các giáo trình, tài liệu chuyên ngành trong nước và quốc tế. Các số liệu thống kê, báo cáo tổng hợp từ các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan, các kết quả nghiên cứu

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí