Tổng Hợp Số Liệu Trợ Cấp Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Nghĩa Hưng Giai Đoạn 2011- 2014


Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).

Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.

Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.

Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:

- Hộ gia đình có người chết, mất tích;

- Hộ gia đình có người bị thương nặng;

- Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

- Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;

- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;

- Người bị đói do thiếu lương thực;


- Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc;

- Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

Bảng 3.7 : Tổng hợp số liệu trợ cấp xã hội trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2011- 2014


Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số đối tượng trợ cấp

Số kinh phí thực

hiện (1000)

Số đối tượng trợ cấp

Số kinh phí thực hiện (đồng)

Số đối tượng trợ cấp

Số kinh phí thực

hiện (1000)

Số đối tượng trợ cấp

Số kinh phí thực

hiện (1000)

Liễu Đề

203

101.500

327

163.500

268

134.000

198

99.000

Rạng Đông

186

93.000

202

101.000

184

92.000

188

94.000

Quỹ Nhất

172

86.000

247

123.500

189

94.500

130

65.000

Nghĩa Đồng

262

131.000

331

165.500

319

159.500

309

154.500

Nghĩa Thịnh

344

172.000

521

260.500

420

210.000

359

179.500

Nghĩa Minh

205

102.500

375

187.500

330

165.000

319

159.500

Hoàng Nam

504

252.000

655

327.500

586

293.000

517

258.500

Nghĩa Châu

194

97.000

263

131.500

257

128.000

223

111.500

Nghĩa Thái

149

74.500

176

88.000

130

65.000

96

48.000

Nghĩa Trung

107

53.500

201

100.500

146

73.000

117

58.500

Nghĩa Sơn

142

71.000

220

110.000

156

78.000

120

60.000

Nghĩa Lạc

164

82.000

326

163.000

254

127.000

190

95.000

Nghĩa Hồng

157

78.500

354

177.000

324

162.000

287

143.500

Nghĩa Phong

145

72.500

125

62.500

116

58.000

111

55.500

Nghĩa Phú

53

26.500

98

49.000

84

42.000

141

70.500

Nghĩa Tân

110

55.000

93

46.500

93

46.500

87

43.500

Nghĩa Bình

121

60.500

177

88.500

118

59.000

84

42.000

Nghĩa Thành

205

102.500

308

154.000

254

127.000

187

93.500

Nghĩa Lâm

155

77.500

196

98.000

211

105.500

206

103.000

Nghĩa Hùng

186

93.000

279

139.500

230

115.000

190

95.000

Nghĩa Hải

163

81.500

316

158.000

173

86.500

155

77.500

Nghĩa Thắng

213

106.500

341

170.500

294

147.000

261

130.500

Nghĩa Lợi

116

58.000

294

147.000

246

123.000

212

106.000

Nghĩa Phúc

41

20.500

95

47.500

71

35.500

63

31.500

Nam Điền

108

54.000

106

53.000

85

42.500

62

31.000

Tổng cộng

4.405

2.202.500

6626

3.313.000

5538

2.768.500

4.812

2.406.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - 10

Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Nghĩa Hưng


Qua bảng số liệu trợ cấp xã hội trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng là tương đối lớn so với một huyện còn nhiều khó khăn (nguồn dự phòng ngân sách của huyện chi bình quân 2.67 tỷ đồng/ năm). Năm 2012 và 2013 trợ cấp xã hội còn cao hơn các năm trước do các năm này huyện bị bão lụt liên tiếp dẫn đến đối tượng trợ cấp gia tăng.

Số tiền trợ cấp cho mỗi đối tượng là không nhiều do nguồn ngân sách huyện còn nhiều hạn chế. Nguồn kinh phí trợ cấp chủ yếu được lấy từ ngân sách huyện, ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ; nguồn tài trợ của các tổ chức và cá nhân hảo tâm thông qua kênh phân phối của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện.

Các đơn vị như thị trấn Liễu Đề, thị trấn Rạng Đông, thị trấn Quỹ Nhất, Nghĩa Bình, Nghĩa Tân, Nghĩa Sơn là các xã, thị trấn trung tâm, đời sống và thu nhập của nhân dân khá cao, có các điều kiện để phát triển kinh tế nên nguồn kinh phí được cứu trợ ít hơn các đơn vị khác.

Các đơn vị như xã Nam Điền, Nghĩa Phúc, Nghĩa Thắng là các xã ven biển, đất đai canh tác bị ngập mặn nhiều, mỗi năm chỉ sản xuất được 1 vụ, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai lũ lụt nên tỉ lệ hộ nghèo đói cao, kinh phí trợ cấp xã hội nhiều hơn các đơn vị khác.

Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội không ổn định và khác nhau giữa các năm vì liên quan đến thiên tai hằng năm. Năm nào thiên tai nhiều, ảnh hưởng đến nhà cửa, mùa vụ của nhân dân thì năm đó trợ cấp xã hội nhiều hơn.

Ưu đãi xã hội

Ưu đãi xã hội hiện nay chủ yếu là thực hiện chính sách ưu đãi với nhóm những người đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất nước, công cuộc cách mạng của dân tộc bao gồm: những người đã gắn bó cả cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của cộng đồng; những người gặp rủi ro trong quá trình hoạt động cho sự nghiệp chung của cộng


đồng. Phần lớn những người thuộc nhóm này thường bị suy giảm, mất khả năng lao động, khả năng cầu tiến trong điều kiện cạnh tranh của thị trường trong khi sự đóng góp của họ là vô giá (tính mạng, thân thể, gia sản, …). Việc ưu đãi đặc biệt những người này so với những người lao động bình thường kể cả những người lao động bất hạnh khác là phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc: uống nước nhớ nguồn. Các chính sách đãi ngộ nhóm người này gồm có: Chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam.

Nhóm những người đã và sẽ cung cấp sức lao động quý báu cho nền kinh tế-xã hội bao gồm những người già đã có quá trình làm việc, lao động lâu năm, cống hiến sức lao động cho xã hội, những bà mẹ có công sinh nở, nuôi nấng con trẻ và trẻ em – nguồn sức lao động cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai lâu dài. Các chính sách đãi ngộ nhóm người này ở Nghĩa Hưng gồm có: Chính sách đối với người cao tuổi; Chính sách đối với bà mẹ và trẻ em.

Các đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội đều được quản lý và chi trả chế độ hàng tháng qua phòng LĐTB-XH huyện. Bà mẹ trẻ em được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám thai định kì, tiêm chủng và tiêm chủng mở rộng, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miến phí…Các chính sách về ưu đãi xã hội đã được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Hội chữ thập huyện đã tuyên truyền, phát động các phong trào như: “Ngày vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam”… Các cấp Hội chữ thập đỏ trong huyện thường xuyên phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo, Huyện Đoàn tổ chức phong trào thanh, thiếu niên chữ thập đỏ ở các nhà trường tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là giúp đỡ các gia đình


thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách. Mỗi dịp Tết đến xuân về, mặt trận tổ quốc huyện đều tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ, hộ nghèo. Trong dịp tết 2014, toàn huyện Nghĩa Hưng có khoảng 15000 người là các đối tưởng hưởng chính sách – xã hội và người nghèo được nhận quà và trợ cấp tết, với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng

Huyện Nghĩa Hưng đã chỉ đạo thực hiện tốt ưu đãi xã hội về vật chất và tinh thần đối với những người có công với nước với dân, với cách mạng, và các thành viên của gia đình nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hi sinh cao cả của họ. Điều này chẳng những thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội, mà còn nói lên đạo lý “ uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

3.2.4. Các dịch vụ xã hội cơ bản

Về y tế

Chính sách về y tế bao gồm các dịch vụ chăm sóc đối với người già, người tàn tật, trẻ em, phục hồi chức năng cho người bị tai nạn và tàn tật, các hoạt động phòng chống trong y tế (ví dụ tiêm phòng), kế hoạch hóa gia đình.

Huyện Nghĩa Hưng đã làm rất tốt công tác giám sát phòng chống dịch bệnh, không có dịch lớn xảy ra, phát triển mạng lưới khám chữa bệnh phục hồi chức năng đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng. Củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, phát triển hệ thống phân phối cung ứng thuốc, xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh, duy trì mức sinh thay thế đảm bảo quy mô dân số, phát triển nguồn nhân lực. Quản lý tốt trong lĩnh vực y tế đặc biệt là khám chữa bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn toàn huyện. Làm tốt công tác giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Toàn bộ bà mẹ trong độ tuổi sinh


đẻ, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, người tàn tật, học sinh, người lao động ở các doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ quản lý chăm sóc, tư vấn y tế thiết yếu và nâng cao sức khỏe theo quy định của nhà nước.

Về hỗ trợ đầu tư các công trình cho các xã đặc biệt khó khăn

Chính phủ đã ban hành Chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (chương trình 135 gia đoạn I năm 1998, giai đoạn II năm 2006, giai đoạn III năm 2013) nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu (điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế). Mục tiêu của chính sách là xây dựng cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo, xã bãi ngang góp phần cải thiện đáng kể hệ thống giao thông, làm giảm chi phí sản xuất, giảm cách biệt về địa lý của các vùng nghèo, xã nghèo.

Thực hiện chính sách trên, cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã đặc biệt khó khăn từng bước được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng, đã làm cho bộ mặt nông thôn của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể: năm 2013 huyện Nghĩa Hưng có 100% xã, thị trấn có đường đến tận trung tâm, các tuyến đường vào xã, làng đảm bảo thuận lợi, 100% xã, thị trấn có trụ sở làm việc và trạm y tế cao tầng, 100% xã, thị trấn và 100% thôn có điện lưới quốc gia, hệ thống trường học từ bậc học mầm non đến trung học cơ sở cơ bản được kiên cố hóa.


Bảng 3.8: Nguồn vốn đầu tư cho các xã nghèo của huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2011- 2014


Đơn vị

Kinh phí( triệu đồng)


Nhu cầu kinh phí để thoát nghèo (Triệu đồng)


Ngân sách trung ương


Ngân sách địa phương


Tổng kinh phí

Tỷ trọng ngân sách địa phương

(%)

Nghĩa Thái

5.090

2.342

7.432

31,5

282.000

Nghĩa Trung

5.775

2.981

8.756

34,1

152.000

Nghĩa Lạc

5.998

1.987

7.985

24,9

266.000

Nghĩa Hồng

6.553

1.721

8.274

20,8

145.000

Nghĩa Phong

5.460

1.325

6.785

19,5

188.000

Nghĩa Phú

5.335

1.652

6.978

23,6

135.000

Nghĩa Hùng

6.797

1.967

8.764

22,4

172.000

Nghĩa Hải

7.891

3.098

10.989

28,1

168.000

Nghĩa Thắng

4.922

2.467

7.389

33,2

159.000

Nghĩa Lợi

6.473

1.983

8.456

23,5

110.000

Nghĩa Phúc

6.998

989

7.987

12,4

130.000

Nam Điền

7.172

1.453

8.625

16,8

178.000

Tổng cộng

80.042

25.841

105.883

24,4

2.283.000

Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Nghĩa Hưng

Qua bảng số liệu có thể thấy việc đầu tư cho các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn đã được quan tâm nhưng nguồn lực cho đầu tư vẫn còn hạn chế, số vốn để đầu tư về điện sáng, đường giao thông, trường học và trạm y tế cho các địa phương vẫn chưa được nhiều. Tỷ trọng vốn ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã và nhân dân đóng góp) chiếm tỉ lệ thấp trong tổng nguồn vốn đã đầu tư (mới 24,4%)


Theo phê duyệt của ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng, để các xã có điều kiện khó khăn (13 xã) vươn lên trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới thì cần phải đầu tư tối thiểu 2.283 tỷ đồng. Tuy vậy, nguồn đầu tư vẫn còn rất hạn chế, giai đoạn 2011- 2014 chỉ mới được đầu tư gần 106 tỉ đồng.

Về hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Mục tiêu của chính sách là cải thiện điều kiện cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có thu nhập thấp; từng bước giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người lao động tại các khu vực công nghiệp, học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học và dạy nghề để ổn định cuộc sống, tăng cường sức khỏe, góp phần giảm nghèo bền vững.

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ- TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và Quyết định số 67/2010/QĐ- TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 167/2008/QĐ- TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

Đối tượng được hưởng thụ chính sách: hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc ở trong các nhà tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở; hộ đặc biệt nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong giai đoạn 2011- 2014, bằng nguồn kinh phí của Trung ương, tỉnh, huyện, huy động của các ngành, đơn vị hảo tâm và nhân dân đã xóa được 1.137 nhà tạm cho các hộ nghèo. Huyện đã hoàn thành đề án xóa mái nhà tạm cho hộ nghèo theo Nghị định 167/NĐ-CP với 768 nhà, qua đó giúp cho các hộ nghèo ổn định chỗ ở, yên tâm làm ăn, sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập ổn định để vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Huyện đã tích cực vận động từ các nguồn hỗ trợ khác để xây dựng nhà cho 84 hộ nghèo với số tiền 25 triệu đồng/nhà. Phối hợp với UBMTTQVN huyện triển khai hỗ trợ xây dựng 100 nhà tình nghĩa- nhà đại đoàn kết cho gia đình người có công với cách mạng và gia đình hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí